1 / 27

CHƯƠNG 4: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG & TỔ CHỨC TiỀN LƯƠNG

CHƯƠNG 4: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG & TỔ CHỨC TiỀN LƯƠNG. I. Định mức lao động. 1. Ý nghĩa và nội dung của định mức.

mili
Download Presentation

CHƯƠNG 4: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG & TỔ CHỨC TiỀN LƯƠNG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CHƯƠNG 4: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG & TỔ CHỨC TiỀN LƯƠNG I. Định mứclao động 1. Ý nghĩa và nội dung của định mức Nhiệm vụ chính của định mức lao động là xác định: mức thời gian là chi phí thời gian cần thiết để thực hiện một đơn vị công việc, mức sản phẩm là số đơn vị sản phẩm(chiếc, mét, tấn) được chế tạo ra trong một đơn vị thời gian(giờ, ca) và mức công nhân là số công nhân cần thiết để thực hiện một khối lượng công việc cụ thể. Định mức lao động cũng là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất và thiết kế qui trình công nghệ.

  2. Khi thiết kế quy trình công nghệ,định mức lao động cho phép xác định phương án công nghệ tối ưu. Định mức lao động có ý nghĩa rất lớn đối với tổ chức tiền lương, đối với việc phân chia lao động theo số lượng và chất lượng. Để xác định chính xác mức chi phí thời gian trong các nhà máy cơ khí cần phải: + Phân tích sâu khả năng sản xuất của chỗ làm việc + Phát hiện khả năng nâng cao năng suất lao động + Sử dụng tối đa thành tựu khoa học kỹ thuật + Xây dựng cấu trúc nguyên công hợp lý

  3. 2. Phân loại thời gian Chi phí thời gian trong một ngày hoặc một ca làm việc được chia ra: thời gian làm việc và thời gian nghỉ +Thời gian làm việc được chia ra: Thời gian chuẩn bị-kết thúc Thời gian cơ bản (thời gian máy) Thời gian phụ Thời gian phục vụ chỗ làm việc +Thời gian nghỉ được chia ra: Thời gian nghỉ không phụ thuộc vào công nhân

  4. Thời gian nghỉ phụ thuộc vào công nhân Thời gian chuẩn bị-kết thúc: là thời gian cần thiết để công nhân làm quen với công việc, chuẩn bị chỗ làm việc và thời gian thực hiện các động tác để kết thúc công việc. Thời gian này không lặp lại đối với từng chi tiết mà chỉ chi phí 1 lần cho cả loạt chi tiết hoặc cho một ngày làm việc. Công việc chuẩn bị - kết thúc bao gồm: nhận nhiệm vụ, làm quen với công việc, nguyên cứu tài liệu công nghệ,bàn giao công việc cho người khác. Thời gian cơ bản (thời gian máy) Là thời gian cần thiết để thực hiện qui trình

  5. công nghệ nhằm thay đổi nhằm thay đổi hình dạng kích thước và tính chất cơ lý của vật liệu Thời gian phụ là thời gian cần thiết và tháo chi tiết đưa dao đến bề mặt gia công lùi dao ra khi gia công mở máy đóng máy kiểm tra chi tiết Thời gian phụ có thể trùng với thời gian máy Thời gian phục vụ chỗ làm việc là thời gian chuẩn bị dụng cụ đồ gá và bàn giao dụng cụ, thời gian tra dầu, quét dọn chỗ làm việc, mài dao, dọn phoi

  6. Thời gian phục vụ chỗ làm việc được chia ra Thời gian phục vụ kỹ thuật . Đây là thời gian cần thiết để thay dao, điều chỉnh dao hoặc đồ gá mài dao. Thời gian phục vụ tổ chức . Thời gian này cần thiết để nhận và bàn giao dụng cụ, tra dầu cho máy lau máy quét dọn chỗ làm việc +Thời gian nghỉ không phụ thuộc vào công nhân được chia ra: thời gian nghỉ công nghệ. Ví dụ khi tiện máy chạy tự động, công nhân đứng chờ và thời gian nghỉ tổ chức (phải chờ để được cung cấp vật liệu và dụng cụ.)

  7. +Thời gian nghỉ phụ thuộc vào công nhân được chia ra: thời gian nghỉ do nhu cầu cá nhân và thời gian nghỉ vì không chấp hành luật lao động (đi làm muộn, ăn trưa sớm hơn giờ quy định, sau ăn trưa vào công việc chậm hơn giờ quy định). 3. Năng suất lao động Năng suất lao động Q được xác định bằng số lượng sản phẩm chế tạo ra trong một đơn vịthời gian:

  8. T0: thời gian cơ bản (thời gian máy) Tp: thời gian phụ. Tpv: thời gian phục vụ, Tpv bằng tổng thời gian phục vụ kỹ thuật (Tpvkt) và thời gian phục vụ tổ chức (Tpvtc). Tm: thời gian nghỉ ngơi tự nhiên của công nhân. Tch-kt: thời gian chuẩn bị - kết thúc. Thời gian cơ bản T0 được tính theo công thức cho từng trường hợp cụ thể. Các thành phần thời gian có thể lấy theo % của T0. Cụ thể như sau: Tp = 10%T0; Tpvkt = 8%T0; Tpvtc = 3%T0; Tm = 3%T0; Tch-kt = 4%T0.Khi công nhân làm việc

  9. trên máy vạn năng thì năng suất của người bằng năng suất của máy còn khi làm việc trên các máy bán tự động và máy tự động (đứng nhiều máy) thi năng suất của người lớn hơn hoặc bằng năng suất của máy. Khi thời gian giảm năng suất sẽ tăng nhưng tăng theo tỷ lệ nào? Ta giả sử K =1 và thời gian giảm x%, nghĩa là:

  10. 4. Các phương pháp tăng năng suất lao động 1. Tăng mức độ cơ khí hóa và tự động hóa toàn bộ qui trình công nghệ 2. Thiết kế kết cấu của máy hoàn thiện 3. Sử dụng nhiều máy tự động, bán tự động và các máy điều khiển theo chương trình số 4. Tăng số dây chuyền tự động và nhà máy tự động 5. Tăng chế độ cắt bằng cách cải tiến các kết cấu cũ và chế tạo các kết cấu mới của dao, sử dụng dao hợp kim cứng, hợp kim gốm và dao kim cương

  11. 6.Giảm thời gian cơ bản To. Các biện pháp giảm thời gian cơ bản To (thời gian máy) là: -Tăng tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết gia công -Chọn phương pháp gia công hợp lý - Sử dụng máy dao và chế độ cắt hợp lý - Tự động hóa nguyên công bằng cách ứng dụng các cơ cấu cấp phôi tự động -Xác định lượng dư gia công hợp lý 7. Giảm thời gian phụ Tp. Các biện pháp giảm thời gian phụ

  12. - Giảm thời gian gá đặt bằng cách dùng các cơ cấu kẹp nhanh (hơi ép, dầu ép, điện từ, ly tâm) - Giảm thời gian vận chuyển chi tiết, giảm thời gian kiểm tra chi tiết. - Dùng dao chuyên dùng để giảm thời gian thay dao và thời gian điều chỉnh dao. - Tổ chức chỗ làm việc hợp lý. 8. Giảm thời gian phục vụ Tpv. Các biện pháp giảm thời gian phục vụ là: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đồ gá. - Chuẩn bị đầy đủ dầu, mở, giẻ lau, đi sớm

  13. vài phút để nhận bàn giao ca Dùng khí nén để thổi sạch chỗ làm việc Dùng công nhân đúng việc, đúng bậc thợ Tổ chức đứng nhiều máy 9. Chế tạo phôi bằng các phương pháp biến dạng dẻo và đúc chính xác 10. Hoàn thiện quy trình công nghệ 5. Các tiêu chuẩn để định mức lao động Các tiêu chuẩn để định mức lao động là các số liệu cần thiết để tính toán các mức khác nhau trong những điều kiện tổ chức xác định

  14. Để định mức lao động người ta sử dụng tiêu chuẩn thời gian, tiêu chuẩn số lượng cán bộ và tiêu chuẩn chế độ làm việc của thiết bị Tiêu chuẩn thời gian được dùng để xác định thời gian thực hiện các công việc bằng tay và thời gian gia công cơ bản To (hay còn gọi là thời gian máy) Tiêu chuẩn số lượng cán bộ được dùng để xác định số cán bộ công nhân viên của nhà máy . Dưới đây là một số công thức thực nghiệm có thể dùng để xác định các loại cán bộ khác nhau:

  15. Tiêu chuẩn chế độ làm việc của thiết bị làm việc được dùng để xác định chế dộ cắt tối ưu (lượng chạy dao, chế độ cắt, chiều sâu cắt) và thời gian cơ bản T0.

  16. II.TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG 1.Tiền lương. Tiền lương là một phần của sản phẩm xã hội được cấp cho mỗi người lao động tương xứng với số lượng và chất lượng lao động của họ.Tổ chức tiền lương phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: - Tuân theo nguyên tắc phân chia lao động. - Đảm bảo tương quan giữa tăng lương và tăng năng suất lao động. Quỹ tiền lương là tổng số tiền cần chi trả cho người lao động trong một thời gian nhất định (thường được tính theo năm).

  17. Khi lập kế hoạch tiền lương cần nghiên cứu biện pháp giảm tiền lương trên một đơn vị sản phẩm trên cơ sở tăng năng suất lao động Quỹ tiền lương được chia ra: - Quỹ tiền lương theo giờ. - Quỹ tiền lương theo ngày. - Quỹ tiền lương theo tháng Quỹ tiền lương theo giờ bao gồm: lương chi cho người làm theo sản phẩm và người làm theo giờ và các khoản chi khác (bổ xung) có liên quan đến thời gian ban đêm (không làm việc), chi cho đào tạo, chi cho độc hai, chi tiền thưởng.

  18. Quỹ tiền lương theo ngày bao gồm: quỹ tiền lương theo giờ và các khoản chi cho thời gian gián đoạn trong ca làm việc (ví dụ: không đủ nguyên vật liệu để sản xuất, do đó phải chờ việc, chi phí cho thiếu niên làm việc không đủ 8h một ngày) Quỹ tiền lương theo tháng bao gồm: Quỹ tiền lương theo ngày và các khoản chi cho các ngày không làm việc (ví dụ chi cho các ngày nghỉ phép, cho các ngày đi họp do cấp trên triệu tập…) 2. Các hình thức trả lương.

  19. Có 2 hình thức trả lương: - Trả lương theo sản phẩm - Trả lương theo thời gian lao động. Mỗi hình thức trả lương có nhiều hệ thống khác nhau. Hình thức trả lương theo sản phẩm bao gồm các hệ thống: trả lương theo sản phẩm trực tiếp; trả lương theo sản phẩm có thưởng; trả lương theo sản phẩm lũy tiến và trả lương theo sản phẩm gián tiếp. Hình thức trả lương theo thời gian bao gồm các hệ thống: trả lương theo thời gian đơn giản và trả lương theo thời gian có thưởng.

  20. a. Trả lương theo sản phẩm. *Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cho cá nhân. Hình thức trả lương này được áp dụng trong những trường hợp sau: - Có khả năng định mức và tính toán khối lượng công việc. - Khi cần thiết phải tăng khối lượng công việc tại chỗ làm việc. - Khi công nhân có khả năng tăng khối lượng sản phẩm (tăng năng suất). - Có khả năng kiểm tra chất lượng lao động. Theo hìh thức này thì tiền công để tạo ra một

  21. sản phẩm được xác định như sau: q: tiền công chế tạo 1 sản phẩm (USD hoặc VNĐ) l: thang lương theo giờ của công nhân (USD hoặc VNĐ) N: số chi tiết do công nhân chế tạo ra trong một giờ. *Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cho tập thể. Hình thức trả lương này được áp dụng khi quá trình sản xuất được thực hiện bởi một nhóm công nhân hoặc khi không tính được chính xác số lượng sản phẩm do từng công nhân chế tạo ra.

  22. *Trả lương theo sản phẩm có thưởng. Cách trả lương này được áp dụng cho các cá nhân và tập thể. Tiền lương theo sản phẩm được cộng thêm phần thưởng vì năng suất và chất lượng công việc. Số tiền thưởng phụ thuộc vào chỉ tiêu đạt được. *Trả lương theo sản phẩm lũy tiến. Cách trả lương này được hiểu như sau: nếu hoàn thành khối lượng công việc vượt mức quy định thì sẽ được nhận thêm % lũy tiến của lương (có thể từ 25 đến 100%)

  23. *Trả lương theo sản phẩm gián tiếp. Hệ thống trả lương này được áp dụng cho một số ngành nghề của các công nhân phụ (ví dụ thợ điều chỉnh, thợ lái cẩu) trực tiếp phục vụ các công nhân sản xuất chính và có ảnh hưởng đến năng suất lao động của thợ. b.Trả lương theo thời gian. Trả lương theo thời gian được thực hiện tương xứng với trình độ chuyên môn và thời gian làm việc của công nhân. Hình thức trả lương này cũng có các phương án khác nhau.

  24. *Trả lương theo thời gian đơn giản. Cách trả lương này dựa trên số giờ (hoặc số ngày) làm việc và nhân với hệ số tháng lương tính theo thời gian.Trả lương theo thời gian loại đơn giản không có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động. *Trả lương theo thời gian có thưởng. Theo cách trả lương này thì ngoài tiền lương cơ bản theo thời gian gia công,công nhân còn được nhận thêm khoản tiền thưởng vì nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Để áp dụng hình thức trả lương này cần đảm bảo các điều kiện sau đây:

  25. - Xác định công việc rõ ràng. - Xác định trách nhiệm cụ thể của công nhân. - Hoàn thành công việc có năng suất và chất lượng.

More Related