1 / 21

ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ ƯỚC MƠ!

ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ ƯỚC MƠ!. Nội dung. Tản mạn Chú ý kỹ năng làm bài Chú ý về kiến thức với các dạng bài. 1. Tản mạn(1). “ Tất cả những chia sẻ dưới đây của ChuTieuThichHocToan là dựa vào kinh nghiệm bản thân, chia sẻ vô điều kiện, phi lợi nhuận. Những

mick
Download Presentation

ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ ƯỚC MƠ!

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. ĐỪNG BAO GIỜ TỪ BỎ ƯỚC MƠ! ChuTieuThichHocToan

  2. Nội dung • Tản mạn • Chú ý kỹ năng làm bài • Chú ý về kiến thức với các dạng bài ChuTieuThichHocToan

  3. 1. Tản mạn(1) “ Tất cả những chia sẻ dưới đây của ChuTieuThichHocToan là dựa vào kinh nghiệm bản thân, chia sẻ vô điều kiện, phi lợi nhuận. Những chia sẻ, kinh nghiệm chỉ là nguồn để tham khảo, không thể đúng trong mọi trường hợp và đúng với tất cả mọi người. Mong rằng các phụ huynh, các cháu học sinh không “ném đá”, “dìm hàng” hay bình luận quá đà. Nếu có góp ý, xin alo hoặc email cho ChuTieu. Xin cảm ơn!” ChuTieuThichHocToan

  4. 1. Tản mạn(2) • Trường AMS rất tốt, một trong những môi trường học tập tốt nhất • Nhưng trường AMS không phải là trường TỐT DUY NHẤT • Sẽ tuyệt vời nếu chúng ta đỗ vào AMS • Sẽ chẳng là gì nếu chúng ta không may mắn và không đỗ • Trước mắt chúng ta vẫn là con đường thênh thang với vô vàn lựa chọn. • Một cánh cửa này khép lại, sẽ có những cánh cửa khác mở ra… Tóm lại là, các cháu hãy thật thoải mái đi thi, không áp lực, không lo lắng nhé! Oh yeahhhhhhhhhhhhhh! ChuTieuThichHocToan

  5. 2. Những chú ý khi làm bài (1) Nguyên tắc 1: Hãy luôn xem lại, thử lại bài nếu có thể!!! Làm câu nào đúng câu đó • Xem lại các bước tính toán có nhầm lẫn ở đâu hay không? • Thử lại đáp số (hãy tạo thành phản xạ tự nhiên): chuyển động, cấu tạo số, tính tuổi • tính ngược, giả thiết tạm, tỷ lệ phần trăm, ….) ChuTieuThichHocToan

  6. 2. Những chú ý khi làm bài (2) Nguyên tắc 2: Hãy đọc lại câu hỏi trước khi điền đáp số “Hỏi gì đáp nấy” ChuTieuThichHocToan

  7. 2. Những chú ý khi làm bài (3) Nguyên tắc 3: Khi giải thấy có nhiều đáp số, hãy xem lại các điều kiện mà đề bài cho để loại bớt đáp số. Nguyên tắc 4: Hãy chuyển sang câu khác ngay nếu làm quá 3 phút 1 câu mà chưa ra hướng giải. Hãy quay lại câu đó sau Nguyên tắc 5: Điền đáp án đúng với ô tương ứng của câu hỏi ChuTieuThichHocToan

  8. 2. Những chú ý khi làm bài (4) Nguyên tắc 6: Hãy chú ý đơn vị!!! Nguyên tắc 7: Hãy chú ý những từ “đắt giá” như: ít nhất, nhiều nhất, lớn nhất, bé nhất,…. Nguyên tắc 8: Đừng bao giờ để trống bài tự luận. Nếu không làm ra kết quả cuối cùng, hãy cứ “bôi” những gì đã làm được vào bài. Đúng bước nào, có điểm bước đó…! Dừng lại ở số 8 cho đẹp!!! ChuTieuThichHocToan

  9. 3. Chú ý các dạng bài 3.1 Dạng phân số 3.2 Dạng chuyển động 3.3 Dạng tính tuổi 3.4 Dạng chia hết, chia có dư 3.5 Dạng cấu tạo số 3.6 Dạng hình học hình thang 3.7 Dạng tam giác, tính chất “máy bay giấy” 3.8 Dạng khối hình hộp chữ nhật, khối lập phương 3.9 Dạng chữ số tận cùng 3.10 Dạng dãy số có quy luật 3.11 Dạng suy luận Logic ChuTieuThichHocToan

  10. 3.1 Dạng phân số Bước 1: Phân tích mẫu số thành tích các thừa số (nếu chưa thấy có quy luật, ta thử nhân thêm để xuất hiện quy luật) Bước 2: Nhận xét quy luật các thừa số ở mẫu, khoảng cách, tổng hoặc Hiệu, so sánh tổng hoặc hiệu với tử số Bước 3: Vận dụng (a+b)/(axb) = 1/a + 1/b hoặc (b-a) / (axb) = 1/a-1/b Bước 4: Tách các phân số rồi triệt tiêu lẫn nhau…. Chú ý: Nên viết ra nháp từng bước giải để tránh nhầm lẫn. Nhiều cháu nắm được cách giải nhưng lại nhầm lẫn đáng tiếc. Chú ý các dữ kiện: Nhân thêm bao nhiêu, khoảng cách giữa các thừa số, dấu + hay -… ChuTieuThichHocToan

  11. 3.2 Dạng chuyển động Bước 1: Nhận dạng bài toán chuyển động: 1 vật hay nhiều vật, vận tốc thay đổi hay không đổi, cùng chiều hay ngược chiều…. Bước 2: Chú ý áp dụng tỷ lệ vận tốc, thời gian, hoặc tỷ lệ quãng đường Và vận tốc…. Bước 3: Nếu chuyển động có nghỉ giữa đường, chú ý nhận xét sự hụt đi về quãng đường đáng ra phải đi được trong thời gian nghỉ, sau đó áp dụng bù trừ hoặc chuyển động “ảo” Bước 4:Với các bài toán mà quãng đường cũng khác nhau, vận tốc cũng khác nhau, ta hãy tìm cách giả sử để đưa về cùng quãng đường hoặc cùng vận tốc…. Chú ý: Thử lại kết quả sau khi tìm được. Có thể “đặc biệt hóa” để tính toán nhanh hơn. ChuTieuThichHocToan

  12. 3.3 Dạng tính tuổi Bước 1: Chọn thời điểm để gọi số tuổi của …là bao nhiêu phần…(thường là chọn thời điểm ở quá khứ và số phần chẵn nhất…) Bước 2: Tính ra hiệu tuổi, hiệu số tuổi sẽ luôn không đổi… Bước 3:Quy về các mốc thời gian khác mà đề bài cho, tính ra tổng số phần….Từ đó giải ra kết quả Chú ý: Thử lại kết quả sau khi tìm được. Có thể giải bằng đại số cho nhanh. Khi giải đại số, chú ý dấu cộng, trừ phá ngoặc…. ChuTieuThichHocToan

  13. 3.4 Dạng chia hết, chia có dư • Dạng tìm số nhỏ nhất thỏa mãn chia có dư: • Nhận xét số dư, nếu số dư giống nhau thì dùng phép trừ, nếu số dư • khác nhau hãy nghĩ tới phép cộng. • Khi đó được 1 số giống nhau, chia hết cho các số còn lại, từ đó tìm số nhỏ • nhất có tính chất đó, hoặc số thỏa mãn đề bài… • Dạng thêm số để được chia hết: • Phân tích số chia ban đầu thành thừa số • Tìm số dư của số bị chia ban đầu cho từng thừa số • Tìm dạng thêm, bớt để được chia hết cho từng thừa số, lấy số chung • của các thừa số… • Dạng điền số trong cấu tạo số để chia hết: • Phân tích số chia thành thừa số (có tính chất chia hết như 2,4,3,5…) • Áp dụng tính chất chia hết, nếu có 2,5 thì áp dụng trước…) • Giới hạn các trường hợp, sau đó dùng tính chất chia hết cho 3,9… ChuTieuThichHocToan

  14. 3.5 Dạng cấu tạo số Bước 1: Hãy viết lại điều kiện đề bài dưới dạng biểu thức số học Bước 2: Dùng cấu tạo số để tách ra các số. Chỉ tách với các số mà có sự thay đổi về vị trí các số trong đó… Bước 3: Giản ước nếu có thể Bước 4: Nhận xét và áp dụng chia hết nếu được Bước 5: Dùng phương pháp chặn… ChuTieuThichHocToan

  15. 3.6 Dạng hình học hình thang • Chú ý tính chất: • - S(AOD) = S(BOC) • S(AOD) = S(ACB), S(ACD)=S(BCD) • S(AOD)/S(COD) = S(AOB)/S(BOC) = AO/OC A B O C D ChuTieuThichHocToan

  16. 3.7 Dạng tam giác máy bay giấy • Chú ý tính chất (máy bay giấy ABOC): • S(AOB) / S(AOC) = BM/CM • Áp dụng với những bài có các đoạn nối từ đỉnh tới 1 điểm thuộc cạnh • đối diện và cắt nhau tại 1 điểm O. • - Uyển chuyển áp dụng cho các đỉnh khác nhau để suy ra các tỷ lệ cần thiết A O C B M ChuTieuThichHocToan

  17. 3.8 Dạng khối hộp, khối lập phương Nhận dạng bài toán là ghép khối lập phương, hay sơn màu, hay đục lỗ… Dạng ghép khối: ví dụ: Cho HHCN có các cạnh là 15cm, 12cm, 9cm. Người ta dùng các hình Lập phương giống nhau xếp khít HHCN đã cho. Tìm số khối lập phương ít nhất…=> Tìm cạnh lớn nhất có thể của HLP, cạnh HHCN đều phải chia hết cho cạnh hình lâp phương Dạng sơn màu: Chú ý 8 đỉnh sẽ có bao nhiêu mặt được sơn Chú ý các ô nhỏ ở các mép, là giao của 2 mặt Chú ý việc sơn là cùng màu hay khác màu, sơn mặt bên hay mặt đáy… Dạng đục lỗ, tính diện tích toàn phần: Chú ý vị trí đục lỗ, chú ý số mặt tăng lên do đục lỗ, chú ý đục lỗ có thông sang phía bên kia hay không… ChuTieuThichHocToan

  18. 3.9 Dạng chữ số tận cùng Phát hiện quy luật lặp lại của chữ số tận cùng Phát hiện quy luật lặp lại của các tổng, các tích Tìm chữ số tận cùng của mỗi nhóm Tìm số nhóm, chú ý chia hết hay còn dư 1 số nhóm Nhân số tận cùng của mỗi nhóm với số nhóm + số tận cùng của các phần dư Chú ý: Thừa số 2,5. Chú ý giữa chúng là dấu nhân hay dấu cộng, hay kết hợp cả dấu nhân và dấu cộng… ChuTieuThichHocToan

  19. 3.10 Dạng dãy số có quy luật Phát hiện quy luật, quy luật số sau so với số trước, khoảng cách tăng… Tìm số hạng theo đề bài yêu cầu, chú ý thứ tự của các số hạng (các chỉ số…) Ví dụ: Tìm số hạng thứ 60 của dãy: 1,2,4,7,11,16…. ChuTieuThichHocToan

  20. 3.11 Dạng suy luận logic Dạng nguyên lý chuồng thỏ: Chú ý nhận diện “thỏ” và “chuồng”. Đọc kỹ câu yêu cầu của đề bài sẽ phát hiện ra thỏ và chuồng, tính chất của chuồng…) Chú ý những từ như ít nhất, nhiều nhất….Thường cách giải là giả sử ngược lại…Chú ý phát hiện “chuồng” là quan trọng, rất quan trọng… Dạng lập bảng: Chú ý mỗi cột, mỗi hàng chỉ có 1 ô được đánh đấu tích…. Dùng các phép loại trừ, ví dụ A đã dạy a thì A không dạy b,c. B,C không dạy a…. Dạng lựa chọn: Nhận xét dữ kiện xuất hiện nhiều nhất (tên người, địa điểm) Xuất phát từ đó, giả sử 2 trường hợp. Với dạng này, mỗi câu nói thường có 1 ý đúng, 1 ý sai….Giả sử từng trường hợp, rồi suy ra vô lý hoặc ra đáp số Hoặc quét qua tất cả các câu, giả sử lần lượt…(với dạng mỗi câu đúng hoặc sai) Dừng ở đây đã, năm sau sẽ soạn kỹ hơn, có ví dụ đàng hoàng. ChuTieuThichHocToan

  21. To be continued… Dừng ở đây đã, năm sau sẽ soạn kỹ hơn, có ví dụ đàng hoàng. Không có ví dụ nên hơi khó hiểu, các cháu thông cảm CHÚC CÁC CHÁU THI TỐT, ĐẠT KẾT QUẢ CAO!!! ChuTieuThichHocToan

More Related