1 / 27

CHẾ ĐỘ SỞ HỮU THỰC TIỄN VÀ BÌNH LUẬN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

CHẾ ĐỘ SỞ HỮU THỰC TIỄN VÀ BÌNH LUẬN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP. ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH (NHÓM 5). THÀNH VIÊN NHÓM. Nguyễn Xuân Hồng Nguyễn Ngọc Tuyết Ngân Nguyễn Uyên Minh Phương Phùng Lê Anh Quỳnh Châu Thị Trang Lê Thị Như Trang Nguyễn Văn Thọ Đoàn Lê Văn Nguyễn Thi Thanh Vân.

matia
Download Presentation

CHẾ ĐỘ SỞ HỮU THỰC TIỄN VÀ BÌNH LUẬN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CHẾ ĐỘ SỞ HỮU THỰC TIỄN VÀ BÌNH LUẬN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH (NHÓM 5)

  2. THÀNH VIÊN NHÓM • NguyễnXuânHồng • NguyễnNgọcTuyếtNgân • NguyễnUyên Minh Phương • PhùngLêAnhQuỳnh • ChâuThịTrang • LêThịNhưTrang • NguyễnVănThọ • ĐoànLêVăn • NguyễnThiThanhVân • Đào Duy Biên • Võ Hoài Bảo (Nhóm phó) • Cao Phi Cương • Nguyễn Thị Mỹ Châu • Trần Thụy Bảo Chân • Phạm Thị Thùy Dương • Nguyễn Linh Huệ • Nguyễn Ngọc Hiếu (Nhóm trưởng)

  3. NỘI DUNG CHÍNH Phần 1. Chế độ sở hữu trong Hiến pháp hiện hành. Thực tiễn áp dụng. Phần 2. Nội dung sửa đổi chế độ sở hữu trong dự thảo sửa đổi HP. Phần 3. Thảo luận 1 số vấn đề thực tiễn. (Nội dung trọng tâm)

  4. Phần 1. Chế độ sở hữu trong Hiến pháp hiện hành. Thực tiễn áp dụng.CHẾ ĐỘ KINH TẾ - Hiểu theo nghĩa chung nhất: KT là những hoạt động của con người nhằm biến đổi những sản vật tự nhiên thành những thứ nhằm thoả mãn cho nhu cầu của con người (như: thức ăn, vật dụng, ... ). - Xét về phương diện PL: Chế độ kinh tế là hệ thống các nguyên tắc, quy định điều chỉnh những quan hệ trong lĩnh vực kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội nhất định, thể hiện trình độ phát triển kinh tế của nhà nước, bản chất của nhà nước, chế độ xã hội.

  5. Phần 1. Chế độ sở hữu trong Hiến pháp hiện hành. Thực tiễn áp dụng.CHẾ ĐỘ KINH TẾ * ChínhsáchpháttriểnkinhtếcủanhànướcĐiều 15 Hiếnpháp 1992 (sửađổi)Nhànướcxâydựngnềnkinhtếđộclập, tựchủtrêncơsởpháthuynộilực, chủđộnghộinhậpkinhtếquốctế; thựchiện CNH, HĐH đấtnước. Nhànướcthựchiệnnhấtquánchínhsáchpháttriểnnềnkinhtếthịtrườngđịnhhướngxhcn. Cơcấukinhtếnhiềuthànhphầnvớicáchìnhthứctổchứcsảnxuất, kinhdoanhđadạngdựatrênchếđộsởhữutoàndân, sởhữutậpthể, sởhữutưnhân, trongđósởhữutoàndânvàsởhữutậpthểlànềntảng..."

  6. - Sở hữu: là quan hệ giữa con người với con người đối với việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội. - Quyền sở hữu theo quan điểm của pháp luật dân sự bao gồm 3 quyền năng: + Quyền chiếm hữu: quyền nắm giữ tài sản trong tay + Quyền sử dụng:  quyền sử dụng tài sản theo ý muốn + Quyền định đoạt: quyền quyết định cho mượn, cho thuê, bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy Phần 1. Chế độ sở hữu trong Hiến pháp hiện hành. Thực tiễn áp dụng.CHẾ ĐỘ SỞ HỮU

  7. Phần 1. Chế độ sở hữu trong Hiến pháp hiện hành. Thực tiễn áp dụng.CHẾ ĐỘ SỞ HỮU a/ SỞ HỮU TOÀN DÂN CHẾ ĐỘ SỞ HỮU b/ SỞ HỮU TẬP THỂ c/ SỞ HỮU TƯ NHÂN

  8. Phần 1. Chế độ sở hữu trong Hiến pháp hiện hành. Thực tiễn áp dụng.SỞ HỮU TOÀN DÂN: TLSX thuộc về nhân dân mà đại diện là NNVN. 1. CHỦ THỂ Chủ thể đại diện thực hiện quyền của chủ sở hữu: Nhà nước Chủ thể của sở hữu Toàn thể nhân dân Chủ thể trực tiếp thực hiện các quyền của chủ sở hữu: CQNN, các tổ chức, cá nhân được NN trao quyền.

  9. 2. KHÁCH THỂ Phần 1. Chế độ sở hữu trong Hiến pháp hiện hành. Thực tiễn áp dụng.SỞ HỮU TOÀN DÂN: TLSX thuộc về nhân dân mà đại diện là NNVN. Điều 17 Hiến pháp năm 1992 quy định: Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.

  10. Phần 1. Chế độ sở hữu trong Hiến pháp hiện hành. Thực tiễn áp dụng.SỞ HỮU TOÀN DÂN: TLSX thuộc về nhân dân mà đại diện là NNVN. 3. CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH Tiếp thu tài sản…. Tịch thu, trưng thu … Quốc hữu hoá Cải tạo XHCN … Thu thuế, phí, lệ phí… Được tặng cho, viện trợ... Tích luỹ bảo toàn vốn của kinh tế nhà nước …. Các tài sản khác pháp luật quy định là của Nhà nước

  11. Phần 1. Chế độ sở hữu trong Hiến pháp hiện hành. Thực tiễn áp dụng.SỞ HỮU TẬP THỂ: TLSX thuộc về các tổ chức kinh tế tập thể • Chủ thể: Các hợp tác xã và các hình thức tổ chức kinh tế tập thể khác. • Khách thể: Các tư liệu sản xuất – tư liệu sinh hoạt. • Con đường hình thành sở hữu: • Do các thành viên góp vốn… • Tích luỹ lợi nhuận… • Được hỗ trợ, tặng cho…

  12. Phần 1. Chế độ sở hữu trong Hiến pháp hiện hành. Thực tiễn áp dụng.SỞ HỮU TƯ NHÂN: TLSX thuộc về các cá nhân • Chủ thể: các cá nhân và các tổ chức kinh tế tư nhân… • Khách thể: Các tư liệu sản xuất – tư liệu sinh hoạt. • Con đường hình thành sở hữu: • Thu nhập hợp pháp, của cải để dành… • Được tặng cho, thừa kế… • Các con đường khác do pháp luật quy định…

  13. Phần 1. Chế độ sở hữu trong Hiến pháp hiện hành. Thực tiễn áp dụng.QUAN ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚCVỚI CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU • Điều 22 - HP hiện hành - Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ. - Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

  14. Phần 1. Chế độ sở hữu trong Hiến pháp hiện hành. Thực tiễn áp dụng.THỰC TIỄN ÁP DỤNG • Tích cực: • Thừa nhận sở hữu tư nhân tư liệu sản suất (trừ đất đai) đã tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tư nhân phát triển, góp phần phát triển đất nước. Kinh tế tư nhânphát huy ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, đóng góp phần quan trọng trong nền kinh tế và góp phần tạo công ăn việc làm, tạo động lực phát triển đất nước. • Sở hữu toàn dân về đất đai giúp nhà nước dễ dàng huy động được nguồn lực đất đai trong các dự án, công trình kinh tế - xã hội phát triển đất nước • Sở hữu nhà nước tạo nên thành phần kinh tế nhà nước, với lợi thế vốn, tài nguyên là đầu tàu phát triển kinh tế và là công cụ để nhà nước điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN • Thành tựu: nền kinh tế VN thoát khỏi tình trạng trì trệ thời bao cấp, có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giơi, chúng ta đã gia nhập được WTO …

  15. Phần 1. Chế độ sở hữu trong Hiến pháp hiện hành. Thực tiễn áp dụng.THỰC TIỄN ÁP DỤNG • Tiêu cực: • Các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí lớn đến tài sản quốc gia và người dân phải gánh chịu. VD: Vinashine, Vinaline... • Mặt trái sở hữu tư nhân là luôn muốn chiếm hữu lợi ích kinh tế, vì lợi nhuận có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. VD: Bất động sản đóng băng, nợ xấu ngân hàng, hậu quả lợi ích nhóm… • Sở hữu toàn dân về đất đai và giao cho nhà nước quản lý tạo nên sự độc quyền, lạm quyền trong nhiều hoạt động dẫn đến tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn nhiều; tình hình khiếu nại, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp, trong đó nỗi bật nhất là trong hoạt động thu hồi đất. VD: Vụ cưỡng chế đất tại Tiên Lãng – Hải Phòng..

  16. Phần 2. Nội dung sửa đổi chế độ sở hữu trong dự thảo sửa đổi HP.NỘI DUNG SỬA ĐỔI CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI HP. • Tổng quan: • Tiếp tục thừa nhận, cam kết bảo hộ hình thức sở hữu tư nhân bên cạnh quyền mua, trưng dụng của Nhà nước đối với tài sản đó. • Tiếp tục duy trì sở hữu toàn dân về đất đai, do nhà nước đại diện và quản lý. • Điểm mới: • Thừa nhận quyền sử dụng đất là quyền tài sản và được pháp luật bảo hộ (điều 58) • Quy định về thu hồi đất (điều 58)

  17. Phần 2. Nội dung sửa đổi chế độ sở hữu trong dự thảo sửa đổi HP. NỘI DUNG SỬA ĐỔI CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI HP. • Điều 18: - Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. - Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. - Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật. Điều 58 (sửa đổi, bổ sung Điều 18) • 1. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo quy hoạch và pháp luật. • 2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn. Người sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích; được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các nghĩa vụ liên quan theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ. • 3. Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Các trường hợp thu hồi đất do luật định. Việc thu hồi đất phải có bồi thường, công khai, minh bạch, công bằng theo quy định của pháp luật.

  18. Phần 3. Thảo luận 1 số vấn đề thực tiễn. (Nội dung trọng tâm) THẢO LUẬN 1 SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ (Nội dung trọng tâm) 1. CÓ NÊN DUY TRÌ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐẤT ĐAI 2. HỆ QUẢ XẤU CỦA VIỆC DUY TRÌ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐẤT ĐAI. GIẢI PHÁP LỰA CHỌN HÌNH THỨC PHÙ HỢP (Thảo luận với sự góp ý từ Giảng viên) 3. VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT PHỤC VỤ CHO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG, AN NINH, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG, LỢI ÍCH KINH TẾ

  19. Phần 3. Thảo luận 1 số vấn đề thực tiễn. (Nội dung trọng tâm) CÓ NÊN DUY TRÌ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐẤT ĐAI • Loại ý kiến thứ nhất: tán thành với dự thảo Hiến pháp. Ý kiến này cho rằng quy định đất đai, các tài nguyên thiên nhiên, các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý… thuộc sở hữu toàn dân là phù hợp. • Loại ý kiến thứ hai: đề nghị đa dạng hóa sở hữu đất đai. Ý kiến này cho rằng không thể quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, bởi vì toàn dân là ai? Có xác đinh cụ thể được không? Toàn dân không phải là chủ thể của quyền sở hữu, không thể thực hiện các quyền đầy đủ của một chủ sở hữu hiện hình (gồm chiếm hữu, sử dụng và định đoạt). • Loại ý kiến thứ ba: đề nghị tách thành hai điều, một điều quy định về sở hữu toàn dân, một điều quy định về sở hữu nhà nước. ý kiến này cho rằng, cần có sự phân biệt rạch ròi giữa đất đai là tài nguyên quốc gia – thuộc sở hữu toàn dân với những đất đai mà toàn dân đã giao cho nhà nước – một chủ thể cụ thể quản lý, sở hữu

  20. CÓ NÊN DUY TRÌ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐẤT ĐAI Phần 3. Thảo luận 1 số vấn đề thực tiễn. (Nội dung trọng tâm) CÓ NÊN DUY TRÌ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐẤT ĐAI Trả lời: Có Dựa trên những căn cứ CHÍNH sau đây: 1. Xuất phát từ lập trường "tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân", thì nhân dân phải là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đặc biệt quý giá của quốc gia là đất đai. 2. Sở hữu toàn dân tạo điều kiện để những người lao động có điều kiện tiếp cận đất đai tự do. Tạo cơ chế để người lao động có quyền hưởng lợi ích từ đất đai một cách có lợi hơn, công bằng hơn và bình đẳng hơn. 3. Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tránh cho xã hội chúng ta rơi vào tình trạng bất ổn do một số người có thể đòi hỏi xem xét lại các quyết định lịch sử về đất đai nếu như duy trì chế độ sở hữu tư nhân về đất đai. 4. Về bản chất, sở hữu toàn dân về đất đai không phải là nguồn gốc của thực tế phức tạp hiện nay về đất đai mà là bắt nguồn từ hệ lụy yếu kém trong quản lý đất đai cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô.

  21. Phần 3. Thảo luận 1 số vấn đề thực tiễn. (Nội dung trọng tâm) CÓ NÊN DUY TRÌ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐẤT ĐAI CÓ NÊN DUY TRÌ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐẤT ĐAI Ngày 7/3/13: Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trao đổi với Báo An ninh Thủ đô * Trong quá trình góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng như Luật Đất đai (sửa đổi). Đa số ý kiến của nhân dân, các cơ quan, tổ chức đều khẳng định, trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của chúng ta, thì sở hữu toàn dân về đất đai là phương án hợp lý nhất. Vì: - Nó có tính chất tất yếu và phù hợp với điều kiện lịch sử, hoàn cảnh của chúng ta: + Lịch sử đất đai của Việt Nam đã trải qua các cuộc đấu tranh giành độc lập, bảo vệ Tổ quốc + Hoàn cảnh các chế độ đất đai cũng đã qua nhiều thời kỳ rất khác nhau. => Bây giờ, nếu nói tư hữu hóa đất đai thì sẽ có những vấn đề hết sức phức tạp về mặt chính trị, xã hội. - Ngoài ra cái chính là quyền của người dân được giao sở hữu đất như một quyền tài sản: sử dụng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp vay vốn.. => Phải xử lý được những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện nay => Làm rõ cơ chế quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

  22. Phần 3. Thảo luận 1 số vấn đề thực tiễn. (Nội dung trọng tâm) HỆ QUẢ XẤU CỦA VIỆC DUY TRÌ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐẤT ĐAI • Thứ nhất, người sử dụng đất không có động lực để sử dụng đất một cách tốt nhất, không muốn đầu tư dài hạn vào đất đang sử dụng, làm hạn chế hiệu quả sử dụng đất vì đất đai đó không phải là tài sản lâu dài của họ. • Thứ hai, quyền định đoạt về đất đai thuộc các cơ quan nhà nước dễ dẫn tới sự can thiệp hành chính vào thị trường quyền sử dụng đất, tạo nguy cơ phát sinh tham nhũng, gây trở ngại lớn cho đầu tư phát triển.

  23. Phần 3. Thảo luận 1 số vấn đề thực tiễn. (Nội dung trọng tâm) HỆ QUẢ XẤU CỦA VIỆC DUY TRÌ CHẾ ĐỘ SỞ HỮU TOÀN DÂN ĐẤT ĐAI • Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai đã bộc lộ vô vàn bất cập mà vụ Tiên Lãng là một ví dụ cụ thể. • Mâu thuẫn: Không được đền bù một đồng nào cho dù khu đất đầm bị thu hồi do họ bỏ công sức, tiền bạc khai khẩn trong nhiều năm và cho dù khu đất đầm ấy đang tạo ra nguồn lợi thủy sản với giá trị hàng tỉ đồng • Nhận xét: Quyền can thiệp rất lớn của Nhà nước (ở đây là cấp huyện) vào đất đai, quyền đó có thể dễ dàng bị lạm dụng • Bài học: Nếu khu đất do hộ ông Vươn khai khẩn được công nhận là sở hữu của gia đình ông ấy thì có thể vụ việc đáng tiếc vừa qua đã không xảy ra

  24. Phần 3. Thảo luận 1 số vấn đề thực tiễn. (Nội dung trọng tâm)GIẢI PHÁP LỰA CHỌN HÌNH THỨC PHÙ HỢP • HỢP LÝ NHẤT LÀ: TRƯNG CẦU DÂN Ý • Lý do: Quyết định về chủ trương là điều khó khăn nhất, khi nhận thức đúng đã rõ thì việc sửa Hiến pháp, hay xây dựng luật Trưng cầu dân ý, hay soạn thảo lại luật Đất đai mới cũng chỉ là vấn đề kỹ thuật • Điều khó khăn nhất vẫn là tư duy của các nhà lãnh đạo, quản lý có tầm ảnh hưởng lớn.

  25. Phần 3. Thảo luận 1 số vấn đề thực tiễn. (Nội dung trọng tâm)KẾT LUẬN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HP VỀ SỞ HỮU ĐẤT ĐAI • Dự thảo và ý kiến sửa đổi dự thảo Hiến pháp đã cho thấy được sự quan tâm và nổ lực của Nhà nước cũng như nhân dân trong việc giải quyết những bất ổn trong chế độ sở hữu hiện nay để ổn định và phát triển đất nước. • Dự thảo đã thể hiện sự quan tâm hơn đối với quyền lợi của người dân và công khai minh bạch trong các hoạt động thu hồi đặc biệt là trong sở hữu đất đai. • Chúng tôi đồng tình với dự thảo về sở hữu toàn dân về đất đai cũng như quy định về thu hồi đất nhưng phải theo giá thị trường và kiến nghị khi có tranh chấp giữa Nhà nước và người dân trong việc thu hồi đất thì phải đưa ra tòa án xét xử, Nhà nước không được tự ý cưỡng chế. Quyết định cưỡng chế do tòa án ban hành (trừ trường hợp khẩn cấp về quốc phòng và an ninh quốc gia).

  26. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1/ GiảngviênLưuĐứcQuang, Chươngtrìnhmônhọc NVĐCB BLHP, ĐạihọcLuậtTp.HCM 2/ GiáotrìnhluậtHiếnphápViệt Nam, TrườngĐạihọcLuậtHàNội, NXB tưpháp, HàNội 3/ HệthốngvănbảnluậtHiếnphápViệt Nam, NXB HồngĐức 4/ Bảng so sánh giữa Hiến pháp năm 1992 với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 5/ http://dangcongsan.vn 6/ http://chinhphu.vn 7/ http://hienphap.net

  27. ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH (NHÓM 5) BÀI 4: CHẾ ĐỘ KINH TẾCÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU Cảm ơn Thầy và các Anh/Chị đã quan tâm theo dõi. Chúc mọi người luôn mạnh khỏe và học tốt ! Mọi góp ý trao đổi thêm xin gửi email: nhom5.lop5bvb2@gmail.com Xin cảm ơn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 5 năm 2013

More Related