1 / 33

L ượ c s ử đứ c Ph ậ t Th í ch-ca M â u-ni

L ượ c s ử đứ c Ph ậ t Th í ch-ca M â u-ni. ( 623 TTL-543 TTL). Ph ạ m Thi ê n & Đế -th í ch cung th ỉ nh.

marnie
Download Presentation

L ượ c s ử đứ c Ph ậ t Th í ch-ca M â u-ni

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Lược sửđức Phật Thích-ca Mâu-ni (623 TTL-543 TTL)

  2. Phạm Thiên & Đế-thích cung thỉnh • Bồ-tát Hộ minh là Giáo chủ của cung trời Đâu-suất. Ngài được đức Phạm Thiên vương vàđức Đế-thích cung thỉnh giáng sanh trên Địa cầu để tu hành thành Phật và phổđộ chúng sanh. Bồ-tát nhận lời vì thấy cơ duyên đã chín mùi.

  3. Hoàng hậu Ma-gia mộng thấy điềm lành • Hoàng hậu Ma-gia của vương quốc Thích-ca thọ thai. Bà nằm mộng thấy con voi trắng từ trên núi vàng và núi bạc đến, mang cho bà một cành hoa sen tươi đẹp. Hoàng hậu và vua Tịnh phạn rất vui mừng với điềm lành báo trước Bà sẽ sanh con quí.

  4. Vườn Lâm-tì-ni giáng sanh (rằm tháng tưâm lịch, 623 TTL) • Trên đường về quê mẹ, Hoàng hậu Ma-gia ghé qua vườn Lâm-tì-ni và hạ sanh Thái tửởđó. Thái tử bước 7 bước trên hoa sen, tay chỉ trời tay chỉđất mà nói: “Ta là bậc tôn quí nhứt trong ba cõi”. Có chư Thiên vương nghinh đón và Long vương phun nước tắm cho ngài.

  5. Đạo sĩ A-tư-đàđến thăm • Ông tiên A-tư-đà nghe tin nên đến thăm hài nhi. Ông kính cẩn sụp lạy trước vẻ tôn quí của Thái tử. Khiến cho vua cha, Mẫu hậu và người trong Hoàng tộc cũng phải đảnh lễ Thái tử. Ông A-tư-đà rơi nước mắt vì biết mình sẽ chết trước khi Thái tử tu hành thành Phật.

  6. Thiền định trong buổi lễ Hạđiền • Trong lúc mọi người vui chơi thì Thái tử một mình xếp chơn ngồi thiền tĩnh lặng dưới bóng cây cổ thụ, vàđắc ngay Sơ thiền. Trước cảnh tượng uy nghiêm nầy, vua cha và Mẫu hậu đảnh lễ Thái tử lần thứ hai.

  7. Sức mạnh phi thường • Thái tử lớn lên văn võ toàn tài và sức mạnh vôđịch. Ngài có thể sử dụng cái cung thần mà từ trước đến giờ chưa ai có thể nhấc lên hay giương nổi. Ngài đã dùng nó bắn trúng đích tất cả vàđoạt giải quán quân Hoàng gia về bắn cung.

  8. Thái tử kết hôn • Khi lên 16 tuổi, Thái tử vâng lịnh song thân mà kết hôn cùng Công chúa Gia-du-đà-la. Chư thiên đem nước thánh đến chúc mừng. Cặp vợ chồng vương giả sống rất hạnh phúc suốt 13 năm liền trong ba lâu đài xây riêng cho họ, và sanh được một trai tên là La-hầu-la.

  9. Chứng kiến cảnh Già Bịnh Chết và hình ảnh thoát tục • Một hôm, Thái tử và Xa-nặc đi dạo chơi ngoài cửa thành. Chư thiên liền hóa hiện cảnh người già, bịnh và chết cho Ngài thấy - làm cho Ngài vô cùng xúc động và thương tâm. Cuối cùng là hình ảnh thoát tục của người xuất gia, khiến Ngài thấy rõ con đường mình nhứt định phải đi để cứu độ chúng sanh.

  10. Nhìn vợ con lần cuối • Thái tử quyết định rời Hoàng cung vào lúc nửa đêm. Ngài đến phòng nhìn vợ con lần sau cùng và thấy cảnh tượng các cô vũ nữ nằm ngủ ngổn ngang trên sàn nhà trong những tư thế rất khó coi, thật bất tịnh vàđáng nhàm chán.

  11. Vượt sông Anoma tìm đạo • Trong đêm khuya, chư thiên làm cho lính gát thành ngủ say, và giúp mở cửa thành. Thái tử và Xa-nặc cỡi con ngựa Kiền-trắc thoát ra ngoài thành, chạy đến bờ sông Anoma, rồi vượt sông qua bờ bên kia để tìm đạo giải thoát.

  12. Cắt tóc, bỏđời vương giả • Trên bờ bên kia sông Anoma, Thái tử lấy kiếm cắt tóc và cởi bỏ trang phục vương giả. Rồi Ngài bảo Xa-nặc cỡi ngựa Kiền-trắc trở về hoàng thành và báo cho Phụ vương biết hành động thoát ly của Ngài. Từđây, Ngài sống cuộc đời tự nguyện nghèo khổ của người xuất gia

  13. Sáu năm khổ hạnh rừng già • Thái tử không thỏa nguyện với đạo lý của hai vịđạo sư nổi tiếng là A-la-lá và Uất-đầu-lam phất, nên quyết định tu khổ hạnh 6 năm liền trong rừng già, cho đến lúc còn da bọc xương và sắp chết đến nơi. Nhưng khi nghe Trời Đế-thích hát về cách lên dây đàn, Ngài chợt tỉnh ngộ, quyết định từ bỏ lối ép xác và thực hành Trung đạo. Năm vịđệ tử thất vọng nên từ bỏ Ngài.

  14. Mục đồng dâng cháo sữa • Mục nữ Sujata gặp Thái tử và nghĩ Ngài là vị thiện thần đã giúp nàng sanh con được nhưý nguyện. Nên nàng thành tâm nấu cháo sữa, đựng trong cái bát bằng vàng và mang đến cúng dường lên Ngài. Thái tửđộ cháo xong liền xuống sông Ni-liên-thuyền tắm gội. Rồi Ngài lên ngồi dưới cội Bồ-đề, thề sẽ không rời chỗ ngồi cho đến khi thành đạo và chứng quả giải thoát.

  15. Hàng phục Ma vương • Ma vương thấy hào quang sáng rỡ, sợ Thái tửđắc đạo nên dắt binh tướng đến bao vây và tấn công Ngài. Nhưng bọn chúng đành thảm bại trước định lực kiên cố như kim cương của Ngài. Cuối cùng Ma vương phải đảnh lễ Thái tử và rút lui.

  16. Bình minh giác ngộ • Ngày rằm tháng tưâm lịch năm 588 TTL, vào lúc bình minh khi sao Mai vừa mọc, Thái tử phá tan được màn vô minh, giác ngộđược Tứ diệu đế, chứng quả vô thượng chánh đẳng chánh giác và thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni Thế tôn.

  17. Ma nữ thử vàng • Ma vương vẫn chưa chịu thua nên sai ba nàng Công chúa xinh đẹp đến nơi, dùng nhan sắc vàđủ trò lã lơi để mong lung lạc đức Phật. Nhưng ba nàng bị Phật quở, phút chốc biến thành già nua xấu xí, nên phải ôm mặt mà bỏ chạy.

  18. Thương buôn cúng dường, Thiên vương dưng bát • Hai thương buôn tên là Tapussa và Bhallika đi ngang qua thấy Phật, liền cúng dường Ngài một bữa cơm. Bốn vị Thiên vương thấy Phật chưa có bát tốt đựng cơm nên mỗi người đến dâng lên cho Ngài một cái bát đá quí. Phật liền nguyện cho bốn cái bát nhập lại thành một.

  19. Phạm thiên thỉnh chuyển pháp luân • Đức Phật ban đầu ngần ngại chưa muốn truyền pháp vì nghĩ giáo pháp của Ngài rất cao siêu trong khi chúng sanh còn quá u mê trong phiền não. Phạm thiên vương Sahampati lo ngại, nên hiện thân khuyến thỉnh đôi lần, Phật mới nhận lời mở cánh cửa bất tử cho tất cả chúng sanh. Phạm thiên vui mừng, chấp tay đảnh lễ Phật rồi biến mất.

  20. Vườn Nai chuyển pháp • Đức Phật đến Vườn Nai ở xứ Samath, chuyền pháp luân lần đầu tiên để cứu độ năm anh em Kiều-trần-như. Trước đây họđã thất vọng rời bỏ Ngài vàđi đến Vườn Nai, khi họ thấy Ngài từ bỏ khổ hạnh và tu theo Trung đạo. Năm vịđệ tửđầu tiên đều chứng quả A-la-hán sau bài pháp Tứ diệu đế.

  21. Độ chàng Da-xá xuất gia • Công tử Da-xá là con nhà Trưởng giả giàu sang nhưng có tâm đạo, chán chường các dục lạc bất tịnh của thế gian. Một hôm, chàng quyết định bỏ nhà, tìm đến nơi đức Phật để cầu xin qui y và thọ pháp. Sau đó, 54 người bạn của Da-xá nghe tin cũng theo chàng xuất gia. Cha mẹ và vợ của Da-xá là những người tại gia đầu tiên được qui y Tam bảo.

  22. Tuyên nói giáo giới của chư Phật • Ngày rằm tháng sáu, đức Phật họp chư 1250 Thiện lai Tỳ-kheo và tuyên nói giáo giới của tất cả chư Phật mười phương: “Không làm điều ác, tu các hạnh lành và giữ tâm ý trong sạch”

  23. Độ ba anh em Ca-diếp • Ba anh em Ca-diếp thờ thần lửa và có tất cả 1000 đệ tử. Đức Phật đến ngụ trong đền thờ của họ và dùng thần thông thu phục rồng lửa sống trong đền. Ba anh em Ca-diếp và 1000 đệ tửđều qui y với Ngài. Tất cả sau đóđều đắc quả A-la-hán.

  24. Hóa độ Nan-đà • Hoàng tử Nan-đà là em trai khác mẹ của đức Phật. Ngày Nan-đà thành hôn, đức Phật đến thọ trai, rồi trao bình bát cho Nan-đà vàđứng dậy ra về. Nan-đàđành phải ôm bình bát đi theo Phật. Vềđến nơi, Phật khuyên chàng xuất gia, Nan-đà miễn cưỡng nhận lời, nhưng rất buồn khổ. Nên Phật dùng thần thông đem Nan-đà lên các cảnh trời để khuyến khích chàng tu hành. Nan-đà sau đóđắc quả A-la-hán.

  25. Cho con trai xuất gia • Khi đức Phật trở về thăm Phụ vương, Công chúa Gia-du-đà-la bảo con trai là La-hầu-la đến xin đức Phật được thừa hưởng gia sản của Ngài. Đức Phật liền cho La-hầu-la xuất gia. Vua Tịnh-phạn lại mất đứa cháu nội nên rất buồn khổ, liền đến xin đức Phật từđây không nhận cho đứa con nào được xuất gia nếu không có sựđồng ý của cha mẹ. Đức Phật nhận lời thỉnh cầu của Phụ vương.

  26. Đất rút Đề-bà • Đề-bà-đạt-đa là anh họ và anh rể của đức Phật. Ông xuất gia sớm, không chứng được thánh quả nhưng có khả năng thần thông. Ông có tham vọng thay thếđức Phật nên đã nhiều lần mưu sát Ngài mà không thành công, lần chót chỉ làm cho Phật bị thương ở chân. Ông lại chia rẽ Giáo hội, quảđất không chở nổi tội ác của ông nên nứt ra và rút ông vào Địa ngục Vô gián.

  27. Từ chối nhận y • Bà di mẫu của Phật là Maha Prajapati muốn cúng dường lên Ngài bộ y quí giá mà bà tự tay làm. Nhưng đức Phật từ chối, bảo bà nên đem y cúng dường cho chư tăng sẽđược phước nhiều hơn.

  28. Tự tay châm lửa • Vua cha Tịnh phạn băng hà. Trong buổi lễ trà tỳ, đức Phật đích thân nâng kim quan và tự tay cầm đuốc châm lửa. Ngài muốn nêu cao gương hiếu hạnh cho người đời sau.

  29. Lên cung trời thuyết pháp độ mẹ • Hoàng hậu Ma-gia lìa trần 7 ngày sau khi sanh Thái tử, vàđược sanh về cõi trời . Sau khi thành đạo, đức Phật dùng thần thông lên cung trời Đao lợi, thuyết Vi diệu pháp đểđộ mẹ, trong suốt một mùa an cư ba tháng.

  30. Từ trời Đao-lợi trở về • Sau ba tháng thuyết pháp độ mẹ trên cung trời Đao-lợi, đức Phật quyết định trở vềđịa cầu. Vua Đế-thích hóa hiện chiếc cầu ngọc để Ngài bước xuống, chư thiên theo tiễn rất đông, và chư tăng đều ra đón mừng Ngài.

  31. Hóa độ tên sát nhân Vô não • Vô não là tên sát nhân nguy hiểm, có võ nghệ cao cường và giỏi tài lẫn trốn. Hắn đã giết được 999 người và muốn giết luôn mẹ cho đủ số 1000. Nhưng đức Phật hiện đến làm cho hắn đổi ý, cầm gươm rượt theo Ngài nhưng không thểđuổi kịp. Khi hắn lên tiếng bảo Phật dừng lại, Ngài bảo mình đã dừng lại từ lâu và chính hắn là người chưa chịu dừng lại. Vô não tỉnh ngộ, qui y Phật và sau đó cố gắng tu hành, chứng được quả A-la-hán.

  32. Nhập diệt gần Câu-thi-na • Sau khi thuyết pháp độđời 45 năm, đức Phật thị hiện nhập Niết-bàn ở rừng cây sa-la gần thành Câu-thi-na, hưởng thọ 80 tuổi. Lúc ấy là vào năm 543 trước Tây lịch. Chúng đệ tử làm lễ trà tỳ cho kim thân Ngài, thâu được nhiều xá-lợi ngũ sắc rất đẹp.

  33. Sô-na chia ngọc • Bảy đức vua nghe tin, liền kéo binh đến thành Câu-thi-na, định dành nhau xá-lợi của Phật. Bà-la-môn Sô-na đứng trên thành, khuyên can các vua không nên chiến tranh vì xá-lợi, mà nên thực hành giáo pháp quí báu của đức Phật. Sau đóông chia xá-lợi đồng đều cho bảy nhà vua.

More Related