1 / 45

Đánh thuế Thuốc lá

Đánh thuế Thuốc lá. Tiến sĩ Frank J. Chaloupka Trường đại học Illinois tại Chicago Mạng lưới về Bằng chứng của Thuốc lá Quốc tế. Tổng quát. Tại sao đánh thuế thuốc lá? Các loại thuế thuốc lá

luke-ware
Download Presentation

Đánh thuế Thuốc lá

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Đánh thuế Thuốc lá Tiến sĩ Frank J. Chaloupka Trường đại học Illinois tại Chicago Mạng lưới về Bằng chứng của Thuốc lá Quốc tế

  2. Tổng quát • Tại sao đánh thuế thuốc lá? • Các loại thuế thuốc lá • Tác động của thuế thuốc lá đối với giá của sản phẩm thuốc lá • Ảnh hưởng của thuế và giá đối với việc hút thuốc lá và sử dụng thuốc lá khác • Tác động của thuế thuốc lá đối với doanh thu thuế thuốc lá • Kết luận

  3. Tại sao Đánh thuế Thuốc lá? Tạo Doanh thu • Tạo doanh thu một cách hiệu quả • Động cơ đầu tiên trong lịch sử và ngày nay vẫn đúng ở nhiều quốc gia • Một nguồn doanh thu rất hiệu quả, xét rằng: • Thuế chiếm tỷ lệ thấp trong giá bán ở hầu hết các quốc gia • Cầu của các sản phẩm thuốc lá tương đối không co dãn • Chỉ có ít nhà sản xuất và ít sản phẩm thay thế gần giống

  4. Tại sao Đánh thuế Thuốc lá? Tạo Doanh thu “Đường, rượu rum và thuốc lá là những mặt hàng không thiết yếu cho cuộc sống, nhưng chúng trở thành đối tượng để tiêu dùng ở hầu như toàn cầu, và vì vậy chúng là những đối tượng vô cùng thích đáng để đánh thuế”. — Adam Smith, Của cải của các Quốc gia, 1776

  5. Tại sao Đánh thuế Thuốc lá? Cải thiện Y tế Công cộng • Cải thiện y tế công cộng • Động cơ ngày càng trở nên quan trọng của việc đánh thuế thuốc lá cao ở nhiều quốc gia có thu nhập cao • Đang nổi lên như là một yếu tố quan trọng ở nhiều quốc gia có thu nhập trung bình và thấp • Dựa vào các bằng chứng quan trọng và ngày càng nhiều về tác động của thuế thuốc lá đối với giá bán và việc sử dụng thuốc lá • Đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi, người có trình độ học vấn thấp và có thu nhập thấp

  6. Tại sao Đánh thuế Thuốc lá? Cải thiện Y tế Công cộng “Các bên ghi nhận rằng các biện pháp về thuế và giá là những phương sách hiệu quả và quan trọng để giảm lượng tiêu thụ thuốc lá ở nhiều Thành phần khác nhau của dân số, đặc biệt là ở những người trẻ”. — Điều 6, Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá

  7. Tại sao Đánh thuế Thuốc lá? Các Phí tổn Ngoại sinh • Bù đắp các phí tổn ngoại sinh của thuốc lá • Một động cơ ít được sử dụng thường xuyên • Để̀ bù đắp các phí tổn phát sinh từ việc sử dụng thuốc lá đối với những người không hút thuốc lá • Cũng có thể bao gồm “tác động nội sinh” xuất phát từ hậu quả nghiện thuốc và sở thích hút thuốc thay đổi theo thời gian

  8. Quan điểm của Ngành công nghiệp Thuốc lá • Ngành công nghiệp này hiểu rõ tầm quan trọng của thuế thuốc lá • “Liên quan tới việc đánh thuế, rõ ràng là ở Hoa Kỳ, và ở hầu hết các quốc gia mà chúng tôi hoạt động, thuế là một mối đe dọa lớn với sự tồn tại của chúng tôi.” • “Trong số tất cả các mối lo ngại, thì mối lo ngại này - thuế - làm chúng tôi lo lắng nhất. Mặc dù các hạn chế về tiếp thị và việc hút thuốc lá ở nơi công cộng và thụ động (các điều cấm) làm giảm khối lượng, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi, thuế làm giảm khối lượng nặng nề hơn nhiều. Vì vậy, mối quan ngại về thuế luôn là tâm điểm trong suy nghĩ của chúng tôi . . .” Nguồn: Philip Morris. (1985). Các phát kiến về Thuốc lá và Y tế.

  9. Các loại Thuế Thuốc lá • Có nhiều loại thuế thuốc lá • Thuế đánh vào giá trị của cây thuốc lá • Thuế xuất nhập khẩu đối với việc xuất khẩu và/hoặc nhập khẩu lá cây thuốc lá • Thuế xuất nhập khẩu đối với việc xuất khẩu và/hoặc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá • Thuế doanh thu • Thuế giá trị gia tăng • Thuế ngầm • Thuế tiêu thụ thuốc lá

  10. Hai Loại Thuế Tiêu thụ • Thuế tính theo số lượng: thuế tiêu thụ tính theo số lượng hoặc trọng lượng (ví dụ thuế đối với mỗi bao 20 điếu thuốc lá) • Thuế tính theo giá trị: thuế tiêu thụ dựa vào giá trị của sản phẩm thuốc lá (ví dụ như một tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên giá sản phẩm thuốc lá của nhà sản xuất) • Một số quốc gia dùng hỗn hợp cả thuế tính theo số lượng và thuế tính theo giá trị • Nhiều quốc gia áp dụng các loại hình thuế và/hoặc thuế suất khác nhau đối với các loại sản phẩm thuốc lá khác nhau • Ví dụ: thuốc lá sản xuất so với thuốc lá quấn

  11. Thuế tiêu Thụ Thuốc lá Tính theo số lượng so với Thuế Tính theo Giá trị • Điểm mạnh/điểm yếu tùy thuộc vào nhiều yếu tố và mục tiêu về thuế • Thuế tính theo số lượng • Nhìn chung tạo ra luồng doanh thu ổn định hơn • Giá trị thực giảm khi có lạm phát • Khuyến khích những sản phẩm “chất lượng” cao hơn

  12. Thuế tiêu Thụ Thuốc lá Tính theo số lượng so với Thuế Tính theo Giá trị • Thuế tính theo giá trị • Doanh thu kém ổn định hơn, vì doanh thu thuế phụ thuộc vào giá của ngành. • Chính phủ trợ giá cho việc giảm giá của ngành • Tăng lên khi có lạm phát • Nếu giảm lượng sử dụng thuốc lá là mục tiêu hàng đầu, thì thuế tính theo số lượng nhìn chung được ưa dùng hơn • Đặc biệt là khi nó được điều chỉnh thường xuyên theo lạm phát

  13. Thuế và Giá Sản phẩm Thuốc lá • Tác động của thuế thuốc lá đối với việc sử dụng thuốc lá và các kết quả khác sẽ phụ thuộc vào tác động của thuế đối với giá sản phẩm thuốc lá • Tác động của giá sẽ khác nhau, tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm những yếu tố sau: • Cơ cấu của thị trường sản phẩm thuốc lá • Chi phí của việc sản xuất sản phẩm thuốc lá • Các nỗ lực tiếp thị có liên quan tới giá của ngành công nghiệp này • Khả năng trốn thuế của cá nhân và ở quy mô lớn, việc buôn lậu sản phẩm thuốc lá một cách có tổ chức hơn • Hầu hết các bằng chứng (phần lớn là từ Hoa Kỳ) cho thấy rằng thuế thuốc lá tăng sẽ dẫn đến việc tăng giá sản phẩm thuốc lá tương ứng • Tức là, việc tăng thuế được chuyển hoàn toàn sang cho người sử dụng thuốc lá

  14. - Giá Thuốc lá đã Điều chỉnh theo Lạm phát, Hoa Kỳ, 1955–2006 Nguồn: phỏng theo CTLT từ Gánh nặng về Thuế đối với Thuốc lá. (2006); tính toán của tác giả.

  15. - Giá và Thuế Thuốc lá đã Điều chỉnh theo Lạm phát: Nam Phi Nguồn: phỏng theo CTLT từ Van Walbeek. (2003).

  16. Các Mức Thuế và Giá rất khác nhau ở các Quốc gia Nguồn: phỏng theo CTLT từ Chaloupka và cộng sự (2000).

  17. Tăng Thuế và Giá Sản phẩm Thuốc lá • Khuyến khích những người đang hút thuốc bỏ thuốc • Nhiều người sẽ thành công trong dài hạn • Ngăn không cho những người đã bỏ thuốc hút thuốc trở lại • Ngăn chặn những người khác bắt đầu hút thuốc • Đặc biệt hiệu quả để ngăn chặn việc chuyển từ hút thử sang sử dụng thường xuyên

  18. Tăng Thuế và Giá Sản phẩm Thuốc lá • Giảm lượng tiêu thụ ở những người tiếp tục hút thuốc • Dẫn đến những thay đổi khác về hành vi sử dụng thuốc lá, bao gồm: • Thay thế bằng nhãn hiệu hoặc sản phẩm rẻ hơn • Thay đổi hành vi mua thuốc • Bù trừ

  19. Giá và việc Sử dụng Thuốc lá ở các Quốc gia có Thu nhập Cao • Hơn 100 nghiên cứu tại các quốc gia có thu nhập cao đều phát hiện ra rằng: • Giá tăng 10% làm giảm tổng lượng tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá xuống 2,5 đến 5% • Ước tính nhất quán: Giá tăng 10% làm giảm lượng tiêu thụ xuống 4% • Tác động ước tính tối với doanh số bán hàng cao hơn khi có nhiều hoạt động buôn lậu và trốn thuế • Tác động dài hạn sẽ lớn hơn, khi mà những người nghiện thuốc cần thời gian để phản ứng đối với việc tăng giá và thuế thường xuyên

  20. Giá thuốc lá và Lượng tiêu thụ: Anh Quốc Nguồn: phỏng theo CTLT từ Townsend. (1998).

  21. Giá thuốc lá và Doanh số Bán hàng: Hoa Kỳ Nguồn: phỏng theo CTLT từ Gánh nặng về Thuế đối với Thuốc lá. (2007); tính toán của tác giả.

  22. Giá và việc Sử dụng Thuốc lá: Các Quốc gia có Thu nhập Trung bình và Thấp • Ngày càng có nhiều bằng chứng từ các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp cho thấy rằng tác động của việc tăng thuế và giá ở đây lớn gấp hai lần so với các quốc giá có thu nhập cao • Đúng với phán đoán của học thuyết kinh tế rằng độ nhạy cảm về giá ở những người có thụ nhập thấp thường cao hơn.

  23. Giá và việc Sử dụng Thuốc lá: Các Quốc gia có Thu nhập Trung bình và Thấp • Ngày càng có nhiều bằng chứng từ các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp cho thấy rằng tác động của việc tăng thuế và giá ở đây lớn gấp hai lần so với các quốc giá có thu nhập cao • Một vài số liệu ước tính • Đông Nam Á: Giá tăng 10% làm giảm tổng lượng tiêu thụ xuống 6 đến 9% • Trung Quốc: Giá tăng 10% làm giảm lượng tiêu thụ xuống 6,5 đến 13% • Nam Phi: Giá tăng 10% làm giảm lượng tiêu thụ xuống 6 đến 7% • Morocco: Giá tăng 10% làm giảm lượng tiêu thụ xuống 5 đến 15%

  24. Giá Thuốc lá điếu* và Lượng tiêu thụ: Nam Phi Nguồn: phỏng theo CTLT từ Van Walbeek. (2003).

  25. Giá Thuốc lá điếu* và Lượng tiêu thụ: Morocco Nguồn: phỏng theo CTLT từ Aloui. (2003).

  26. Giá bán, Tỷ lệ Hút thuốc và Bỏ thuốc • Số liệu ước tính gợi ý rằng khoảng một nửa tác động của giá đối với việc sử dụng thuốc lá là kết quả của những thay đổi trong tỷ lệ hút thuốc • Ngụ ý rằng khi giá tăng 10% thì tỷ lệ hút thuốc giảm: • 1–2,5% ở các quốc gia có thu nhập cao • 2,5–5% ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp • Sự thay đổi về tỷ lệ hút thuốc như là phản ứng trước việc tăng giá chủ yếu là kết quả của việc bỏ thuốc ở những người đang hút thuốc • Số liệu ước tính tại Hoa Kỳ gợi ý rằng khi giá tăng 10% thì số người hút thuốc cố gắng bỏ thuốc sẽ tăng hơn 10%, với khoảng 2% thành công trong dài hạn

  27. Giá Thuốc lá và Tỷ lệ Hút thuốc ở Người lớn: Hoa Kỳ Nguồn: phỏng theo CTLT từ Gánh nặng về Thuế đối với Thuốc lá. (2007); Phỏng vấn Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhiều năm, tính toán của tác giả.

  28. Giá thuốc lá và Bỏ thuốc: Hoa Kỳ Nguồn: phỏng theo CTLT từ Gánh nặng về Thuế đối với Thuốc lá. (2006); Hệ thống Giám sát Yếu tố Nguy cơ về Hành vi tại Hoa Kỳ (2005); tính toán của tác giả.

  29. Độ Nhạy cảm với Giá và Tuổi • Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng thuốc lá ở người trẻ tuổi nhạy cảm với giá gấp ba lần so với sử dụng thuốc lá ở những người nhiều tuổi hơn • Phần lớn dựa vào các nghiên cứu tại Hoa Kỳ, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng từ các quốc gia khác • Đúng với học thuyết kinh tế, xét rằng: • Thu nhập của thanh thiếu niên thấp hơn • Ảnh hưởng của bạn bè đồng lứa quan trọng hơn đối với thanh thiếu niên • Ảnh hưởng của tình trạng nghiện thuốc • Thanh thiếu niên thường quan tâm tới hiện tại hơn

  30. Độ Nhạy cảm với Giá và Tuổi • Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng thuốc lá ở người trẻ tuổi nhạy cảm với giá gấp ba lần so với sử dụng thuốc lá ở những người nhiều tuổi hơn • Thay đổi tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên chủ yếu là kết quả của việc giảm số người bắt đầu hút thuốc • Các bằng chứng gợi ý rằng thuế và giá cao là những yếu tố có hiệu quả nhất trọng việc ngăn chặn thanh thiếu niên chuyển từ dùng thử sang sử dụng thuốc lá thường xuyên và nghiện thuốc

  31. Tỷ lệ Hút thuốc ở Thanh thiếu niên và Giá Thuốc lá:Hoa Kỳ Nguồn: phỏng theo CTLT từ Gánh nặng về Thuế đối với Thuốc lá. (2006); Khảo sát về Giám sát Tương lai, Hoa Kỳ; tính toán của tác giả.

  32. Độ nhạy cảm với giá và Thu nhập/Giáo dục • Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng thuốc lá ở những người có trình độ học vấn thấp hơn và/hoặc có thu nhập thấp thường nhạy cảm hơn với giá hơn • Học thuyết kinh tế ngụ ý rằng người có thu nhập thấp nhìn chung thường nhạy cảm với các thay đổi về giá hàng hóa và dịch vụ mà họ tiêu dùng hơn là những người có thu nhập cao • Anh Quốc: nhóm người có điều kiện kinh tế xã hội thấp nhất thường rất nhạy cảm với giá, trong khi nhóm người có điều kiện kinh tế xã hội cao nhất gần như không nhạy cảm với giá* *Nguồn: Townsend, J. (1994).

  33. Độ nhạy cảm với giá và Thu nhập/Giáo dục • Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng thuốc lá ở những người có trình độ học vấn thấp hơn và/hoặc có thu nhập thấp thường nhạy cảm hơn với giá hơn • Hoa Kỳ: việc hút thuốc ở những hộ gia đình có mức thu nhập dưới trung bình có mức nhạy cảm với giá cao gấp 4 lần việc hút thuốc ở những gia đình có mức thu nhập trên trung bình* • Bằng chứng tương tự cũng xuất hiện ở các quốc gia có thu nhập vừa và thấp *Nguồn: Farrelly, M. (2001).

  34. Thuế Đánh riêng vào Thuốc lá • Ngày càng có nhiều chính phủ sử dụng thuế đánh riêng vào thuốc lá (hay còn gọi là thuế có chủ đích về thuốc lá) để hỗ trợ các hoạt động kiểm soát thuốc lá • Bao gồm “các quỹ cải thiện y tế” và “chương trình kiểm soát thuốc lá toàn diện” • Bằng chứng nghiên cứu, phần lớn từ các quốc gia có thu nhập cao, cho thấy rằng việc cấp kinh phí cho các chương trình kiểm soát thuốc lá sẽ: • Làm giảm lượng tiêu thụ thuốc lá tổng thể • Tăng số người lớn bỏ thuốc và ngăn chặn thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc • Giảm lượng sử dụng thuốc lá ở các quần thể dân cư có nguy cơ cao khác

  35. Thuế Thuốc lá và Tử vong do Thuốc lá • Xét tới bằng chứng về tác động của thuế và giá thuốc lá đối với việc sử dụng thuốc lá, việc tăng mạnh thuế thuốc lá trên toàn cầu sẽ làm giảm đáng kể số ca tử vong sớm do sử dụng thuốc lá • Giảm trong ngắn hạn số ca tử vong nhờ vào việc tăng số người bỏ thuốc • Lợi ích quan trọng của việc bỏ thuốc đối với sức khỏe • Giảm trong dài hạn nhờ vào việc ngăn chặn những người khác bắt đầu hút thuốc

  36. Tử vong do Thuốc lá và Kiểm soát Thuốc lá Nguồn: phỏng theo CTLT từ Jha và cộng sự (2006).

  37. Thuế Thuốc lá và Doanh thu • Tăng thuế thuốc lá sẽ dẫn đến tăng doanh thu từ thuế thuốc lá, cho dù lượng tiêu thụ thuốc lá giảm • Thuế chiếm tỷ lệ thấp trong giá bán ở hầu hết các quốc gia • Có nghĩa là thuế tăng cao sẽ làm tăng giá với tỷ lệ tăng thấp hơn • Lượng sử dụng giảm với tỷ lệ ít hơn so với tỷ lệ tăng giá ở hầu hết các quốc gia • Tăng doanh thu ngay cả khi có tình trạng buôn lậu và trốn thuế

  38. Thuế Thuốc lá Liên bang và Doanh thu Thuế, Hoa Kỳ Nguồn: phỏng theo CTLT từ Gánh nặng về Thuế đối với Thuốc lá. (2006); tính toán của tác giả.

  39. Thuế Thuốc lá điếu* và Doanh thu Thuế*: Nam Phi Nguồn: phỏng theo CTLT từ Van Walbeek. (2003).

  40. Thuế Thuốc lá điếu* và Doanh thu Thuế*: Indonesia Nguồn: phỏng theo CTLT từ Djutaharta và cộng sự (2005).

  41. Mức Thuế Thuốc lá nào là “Phù hợp”? • Đây là một câu hỏi phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm những yếu tố sau đây: • Động cơ của việc đánh thuế thuốc lá • Cải thiện y tế công cộng hay tạo doanh thu? (thuế có thể giúp đạt được cả hai mục đích này) • Thuế suất ở các quốc gia láng giềng • Khả năng trốn thuế và buôn lậu • Ngân hàng Thế giới gợi ý rằng một mức hợp lý là thuế chiếm khoảng khoảng từ hai phần ba tới bốn phần năm giá bán tại những quốc gia đã thực hiện một giải pháp toàn diện nhằm giảm lượng sử dụng thuốc lá

  42. Tóm tắt • Thuế thuốc lá cao sẽ dẫn đến giá sản phẩm thuốc lá cao • Tăng thuế và giá thuốc lá sẽ làm giảm lượng sử dụng thuốc lá và bệnh tật và tử vong mà nó gây ra • Làm tăng số người bỏ thuốc • Ngăn chặn việc hút thuốc trở lại ở những người đã bỏ thuốc • Ngăn chặn việc bắt đầu sử dụng thuốc lá thường xuyên • Giảm lượng tiêu thụ ở những người tiếp tục hút thuốc • Thuế thuốc lá cao làm tăng doanh thu thuế • Các khoản doanh thu mới có thể được dùng để hỗ trợ các nỗ lực kiểm soát thuốc lá toàn diện, mà như vậy có thể làm giảm hơn nữa lượng sử dụng thuốc lá

  43. Các Nguồn thông tin Bổ sung • Mạng lưới về Bằng chứng của Thuốc lá Quốc tế • www.tobaccoevidence.net • Trang Web về thuốc lá của Ngân hàng Thế giới • www.worldbank.org/tobacco • Sáng kiến Không Thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới • www.who.int/tobacco/en/ • Nghiên cứu về Kiểm soát Thuốc lá Quốc tế • www.idrc.ca/en/ev-83280-201-1-DO_TOPIC.html

  44. Các Nguồn thông tin Bổ sung • Jha, P., Chaloupka, F.J. (1999). Kiềm chế Đại dịch: Chính phủ và Kinh tế học về Kiểm soát Thuốc lá. Washington D.C.: Ngân hàng Thế giới. • Jha, P., Chaloupka, F.J., eds. (2000). Kiểm soát Thuốc lá tại Các nước Đang phát triển. Oxford: XNB Đại học Oxford. • Chaloupka, F.J., Warner, K.E. (2000). “Kinh tế học về Thuốc lá.” Trong Sổ tay Kinh tế học Y tế. New York: North Holland.

  45. Các Nguồn thông tin Bổ sung • Ross, H., Chaloupka, F.J. (2006). Chính sách Kinh tế để Kiểm soát Thuốc lá tại Các nước Đang phát triển. Revista de Salud Pública de México, 48(S1):S113-120. • Jha, P., Chaloupka, F.J. và cộng sự (2006). “Nghiện Thuốc lá.” Trong Ưu tiên Kiểm soát Bệnh tật tại Các nước Đang phát triển, Xuất bản lần thứ 2. Washington D.C.: NXB Đại học Oxford và Ngân hàng Thế giới.

More Related