1 / 8

Phân tích SWOT là gì? Cách thực hiện phân tích ma trận SWOT - Luận Văn 2S

Phu00e2n tu00edch SWOT lu00e0 gu00ec? Lu00e0m thu1ebf nu00e0o u0111u1ec3 thu1ef1c hiu1ec7n phu00e2n tu00edch ma tru1eadn SWOT? Mu1eabu vu00ed du1ee5.. tu1ea5t cu1ea3 su1ebd u0111u01b0u1ee3c u0111u1ec1 cu1eadp trong bu00e0i viu1ebft nu00e0y | Luu1eadn Vu0103n 2S

luanvan2s
Download Presentation

Phân tích SWOT là gì? Cách thực hiện phân tích ma trận SWOT - Luận Văn 2S

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Phân tích SWOT là gì? Cách thực hiện phân tích ma trận SWOT – Luận Văn 2S SWOT là một khái niệm không có gì xa lạ đối với sinh viên, học viên cao học đang theo học các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế như: Marketing, quản trị kinh doanh, kinh tế… Nội dung kiến thức này không chỉ có mặt trong chương trình học, tiểu luận thậm chí là luận văn tốt nghiệp, khóa luận thạc sĩ, tiến sĩ. Đồng thời, phân tích ma trận SWOT cũng được ứng dụng rất nhiều trong các tổ chức, doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc bạn cần bổ sung những kiến thức cần thiết xoay quanh khái niệmphân tích SWOT là gì là vô cùng cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của Luận Văn 2S nhé! Phân tích SWOT là gì? SWOT (SWOT Analysis) cụm từ viết tắt của S = strengths (Điểm mạnh), W = weaknesses (Điểm yếu), O = opportunities (Cơ hội), T = threats (Threats) - Là một kỹ thuật được phát triển tại Stanford vào những năm 1970, thường được sử dụng phổ biến trong đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp và hoạch định chiến lược.

  2. Phân tích SWOT là gì? Phân tích SWOTgiúp cho nhà quản trị, nhà hoạch định chiến lược tận dụng điểm mạnh của doanh nghiệp, cải thiện điểm yếu, giảm thiểu các mối đe dọa và tận dụng lợi thế lớn nhất có thể của các cơ hội dựa trên việc hiểu và xác định những gì đang xảy ra bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. 4 yếu tố trong phân tích SWOT: Điểm mạnh (Strengths): Thuộc tính và tài nguyên nội bộ hỗ trợ cho doanh nghiệp/ dự án có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh. Điểm yếu (Weaknesses): Thuộc tính và tài nguyên nội bộ chống lại doanh nghiệp/dự án khiến doanh nghiệp/ dự án yếu thế hơn so với đối thủ. Cơ hội (Opportunities): Các yếu tố bên ngoài mà doanh nghiệp có thể tận dụng hoặc sử dụng đểtạo lợi thế cạnh tranh cho mình. Nguy cơ (Threats): Hay còn gọi là các mối đe dọa, là tập hợp các yếu tố bên ngoài có thể gây nguy hiểm cho thành công của doanh nghiệp/ dự án.

  3. Luận Văn 2S hiện đang cung cấpdịch vụ viết thuê tiểu luận, luận văn tốt nghiệp,viết thuê luận văn thạc sĩ trọn gói& từng phần. Nếu như bạn đang gặp khó khăn với bài luận của mình, đừng ngần ngại. Hãy để chúng tôi giúp bạn nhé. Ưu - nhược điểm của phân tích SWOT là gì Giống như hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, phân tích SWOT cũng tồn tại những ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng nhất trong lợi ích và hạn chế của SWOT: Ưu điểm Có thể áp dụng cho bất kỳ công ty và tình huống: Phân tích SWOT rất đơn giản vì vậy nó có thể được áp dụng cho bất kỳ công ty nào trong bất kỳ ngành nào. Nó cũng có thể được sử dụng trong một loạt các tình huống và hoạch định chiến lược. Tiến hành phân tích SWOT tốn ít hoặc không tốn chi phí. Bất kỳ ai cũng có thể thực hiệnphân tích SWOTvới điều kiện người đó hiểu về công ty, dự án,.. cần phân tích. Một ưu điểm quan trọng nữa của phân tích ma trận SWOT là nó tập trung vào các yếu tố quantrọng nhất ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn. Sử dụng SWOT, bạn có thể: Hiểu doanh nghiệp, dự án cần phân tích hơn Giải quyết các điểm yếu Ngăn chặn các mối đe dọa (nguy cơ) Tận dụng cơ hội Tận dụng điểm mạnh của bạn Phát triển các mục tiêu và chiến lượckinh doanh để đạt được kết quả, mục tiêu mong muốn. Nhược điểm Khi bạn đang tiến hànhphân tích SWOT, bạn nên nhớ rằng đó chỉ là một giai đoạn của quy trình lập kế hoạch kinh doanh. Đối với các vấn đề phức tạp, thông thường bạn sẽ cần tiến hành nghiên cứuvà phân tích chuyên sâu hơn để đưa ra quyết định. Một số nhược điểm, hạn chế có thể tồn tại trong phân tích SWOT: Thiếu khách quan Không cung cấp giải pháp hoặc đưa ra quyết định thay thế

  4. Có thể tạo ra quá nhiều ý tưởng nhưng không giúp bạn chọn ra ý tưởng nào là tốt nhất Có thể tạo ra nhiều thông tin, nhưng không phải tất cả đều hữu ích. >>>Xem thêm: 350+ Đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đạt điểm cao Cách phân tích SWOT hiệu quả Để phân tích SWOT hiệu quả, bạn nên lần lượt phân tích từng thành phần: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ bằng cách phân tích các yếu tố liên quan đến thành phần đó. Một số yếu tố chính như: Điểm mạnh (Strengths): Những việc doanh nghiệp bạn làm tốt

  5. Những tố chất khiến bạn nổi bật hơn đối thủ Nguồn lực nội bộ như: kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và mindset của đội ngũ… Tài sản hữu hình như: máy móc, thiết bị tiên tiến... Tài sản vô hình như: Kỹ thuật độc quyền, bằng phát minh, sáng chế... ... Điểm yếu (Weaknesses): Những khía cạnh hoặc chuyên môn doanh nghiệp bạn chưa làm tốt Những việc đối thủ làm tốt hơn bạn Những nguồn lực bị giới hạn so với đối thủ Những điểm yếu cần cải thiện của đội ngũ Những điều khoản hợp đồng mua bán chưa rõ ràng ... Cơ hội (Opportunities): Thị trường chưa ai phục vụ sản của sản phẩm hay dịch vụ cụ thể Ít đối thủ cạnh tranh mạnh trong lĩnh vực Nhu cầu mới nổi cho sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đã biết được Phương tiện truyền thông, báo chí vững chắc của doanh nghiệp Những điều luật, quy định của nhà nước hỗ trợ việc kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi ... Nguy cơ (Threats): Đối thủ mạnh, đối thủ mới nổi Những thay đổi bất ngờ trong môi trường pháp lý Nhu cầu đổi mới cho sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng không nắm bắt kịp Thông tin báo chí, truyền thông tiêu cực Khách hàng thay đổi cái nhìn về thương hiệu, doanh nghiệp ... Một số ví dụ về phân tích ma trận SWOT Phân tích SWOT của Công ty Coca-Cola năm 2019 Điểm mạnh (Strengths):

  6. 1. Nhận diện thương hiệu mạnh: Coca-Cola là một thương hiệu rất phổ biến với bộ nhận diện thương hiệu độc đáo. Nước giải khát của Coca-Cola là đồ uống bán chạy nhất trong lịch sử. 2. Tài sản thương hiệu cao nhất: Coca-Cola chắc chắn là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất với tài sản thương hiệu cao nhất. Công ty này đã được trao tặng giải thưởng “highest brand equity award” vào năm 2011 bởi Interbrand. 3. Mở rộng phạm vi toàn cầu: Coca cola có mặt ở 200 quốc gia trên toàn thế giới 4. Lòng trung thành của khách hàng: Mức độ trung thành đối với thương hiệu Coca cola rất cao. Bởi rất khó để khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm thay thế. Hơn nữa, Coca-Cola và Fanta có lượng người hâm mộ đông đảo hơn so với các tên đồ uống khác trong ngành. 5. Định giá công ty: Là một trong những công ty có giá trị nhất thế giới, Coca cola được định giá khoảng 79,2 tỷ đô la. 6. Thị phần chiếm lĩnh thị trường: Coca-Cola và Pepsi là 2 nhà sản xuất dẫn đầu trong ngànhsản xuất nước giải khát, trong đó, Coca-Cola có thị phần lớn nhất. Coke, Sprite, Diet Coke, Fanta, Limca và Mazda là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng cao nhất cho Coca-Cola. 7. Hệ thống phân phối mạnh: Coca-Cola có mạng lưới phân phối hiệu quả nhất và rộng nhất trên thế giới. Công ty có gần 250 đối tác đóng chai trên toàn cầu. 8. Coca-Cola mua lại AdeS vào năm 2016. Thông qua việc mua lại này, Coca- Cola đã mở rộng danh mục đồ uống của mình Điểm yếu (Weaknesses): 1. Cạnh tranh quyết liệt với Pepsi - Pepsi là đối thủ lớn nhất của Coca-Cola. Nếu không phải là Pepsi, Coca-Cola rõ ràng sẽ là công ty dẫn đầu thị trường về đồ uống. 2. Đa dạng hóa sản phẩm còn thấp: Coca-Cola có sự đa dạng hóa sản phẩm thấp. Nếu như Pepsi đã tung ra nhiều mặt hàng đồ ăn nhẹ như Lays và Kurkure, Coca-Cola đang tụt lại trong phân khúc này. Nó mang lại cho Pepsi một lợi thế “đòn bẩy” so với Coca-Cola. 3. Mối quan tâm về sức khỏe: Đồ uống có gas dẫn đến hai vấn đề sức khỏe nghiêm trọng - béo phì và tiểu đường. Trong khi đó, Coca-Cola là nhà sản xuất đồ uống có ga lớn nhất. Nhiều chuyên gia y tế đã cấm sử dụng các loại nước ngọt này. Đó là một vấn đề rất lớn. Tuy nhiên, Coca-Cola chưa nghĩ ra bất kỳ giải pháp thay thế sức khỏe nào cho vấn đề này. Cơ hội (Opportunities):

  7. 1. Giới thiệu các sản phẩm mới và đa dạng hóa các phân khúc của mình: Coca-Cola có cơ hội giới thiệu các dịch vụ mới trong phân khúc thực phẩm và sức khỏe giống như Pepsi. Nó có thể đóng góp vào doanh thu của họ, và họ có thể phân nhánh từ đồ uống có ga. 2. Tăng sự hiện diện ở các quốc gia đang phát triển - Nhiều khu vực có khí hậu nóng có mức tiêu thụ cao nhất cho đồ uống lạnh. Các nước Trung Đông và Châu Phi là một ví dụ điển hình. 3. Cải thiện chuỗi cung ứng: Hoạt động kinh doanh của Coca Cola hoàn toàn phụ thuộc vào chuỗi cung ứng và hậu cần. Chi phí vận chuyển và giá nhiên liệu luôn tăng. Do đó, Coca cola nên theo dõi chặt chẽ chuỗi Cung ứng của mình và tiếp tục cải thiện để giảm chi phí. 4. Nước uống đóng gói - Coca-Cola sở hữu một số nhãn hiệu nước uống đóng gói như Kinley. Mặc dù hiện tại việc mở rộng Kinley còn chậm, tuy nhiên Kinley có tiềm năng mở rộng rất lớn. Do đó, Coca cola với tư cách là một công ty nên tập trung vào việc mở rộng Kinley như một thương hiệu. Nguy cơ (Threats): 1. Nguồn nguyên liệu thô: Coca-Cola đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích về vấn đề quản lý nước. Nhiều nhóm xã hội và môi trường đã tuyên bố rằng công ty có lượng tiêu thụ nước lớn ở nhữngvùng khan hiếm nước . Bên cạnh đó, mọi người đã cáo buộc rằng Coca-Cola đang gây ô nhiễm nước và trộn thuốc trừ sâu trong nước để làm sạch các chất gây ô nhiễm. 2. Cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp: Mặc dù cạnh tranh trực tiếp từ Pepsi rất rõ ràng trên thị trường, tuy nhiên, có rất nhiều công ty khác đang cạnh tranh gián tiếp với Coca-Cola. Starbucks, Costa Coffee, Tropicana, Lipton và Nescafe là những đối thủ cạnh tranh gián tiếp của Coca-Cola có thể đe dọa vị thế thị trường của nó. Phân tích ma trận SWOT của Vinamilk

  8. Ma trận SWOT của Công ty Vinamilk Trên đây Luận Văn 2S đã đề cập đến tất cả những kiến thức xoay quanh câu hỏi "phân tích swot là gì" mong rằng với những chia sẻ này sẽ hữu ích dành cho bạn trong quá trình học tập, viết khóa luận cũng như trong công việc. Chúc bạn thành công!

More Related