1 / 35

Bài 5

Bài 5. Phân tích và sử dụng số liệu thống kê trong quản lý chương trình dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình và hoạt động khám chữa bệnh. Mục tiêu. Phân tích và sử dụng SLTK trong quản lý chương trình KHHGD; Phân tích và sử dụng SLTK trong quản lý hoạt động KCB của trạm y tế xã/phường;

linda-pratt
Download Presentation

Bài 5

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Bài 5 Phân tích và sử dụng số liệu thống kê trong quản lý chương trình dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình và hoạt động khám chữa bệnh

  2. Mục tiêu • Phân tích và sử dụng SLTK trong quản lý chương trình KHHGD; • Phân tích và sử dụng SLTK trong quản lý hoạt động KCB của trạm y tế xã/phường; • Xác định được mô hình bệnh tật và tử vong tại tuyến xã/phường; • Phân tích và sử dụng SLTK trong quản lý chương trình dinh dưỡng;

  3. A. Quản lý chương trình KHHGD • Tỷ lệ cặp vợ chồng chấp nhận biện pháp tránh thai • Tỷ lệ mắc, chết tai biến do thực hiện các biện pháp tránh thai Nguồn dữ liệu: - biểu 1/BCX - biểu 4/BCX - chương trình DS/KHHGD

  4. A1. Tỷ lệ cặp vợ chồng chấp nhận BPTT – CPR • Định nghĩa: Là số cặp vợ chồng mà trong đó vợ hoặc chồng đang thực hiện bất kỳ một pháp tránh thai nào tính trên 100 phụ nữ tuổi 15-49 hiện đang có chồng của một khu vực trong một thời điểm xác định. • Các biện pháp tránh thai bao gồm: * Biện pháp hiện đại: Đặt dụng cụ tử cung, triệt sản, thuốc tránh thai uống, thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tiêm, thuốc cấy, bao cao su, khác. * Biện pháp truyền thống: Tính theo vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo.

  5. A1. Tỷ lệ cặp vợ chồng chấp nhận BPTT – CPR • Cách tính

  6. A1. Tỷ lệ cặp vợ chồng chấp nhận BPTT – CPR • Ý nghĩa - Tổng tỷ suất sinh của VN trong những năm gần đây đang tiến tới mức sinh thay thế - Tuy nhiên mức độ bền vững còn chưa cao. - Tỷ lệ vợ chồng chấp nhận BPTT cần thiết phục vụ việc xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ KHHGĐ - Góp phần giảm tỷ lệ gia tăng DS.

  7. Chương trình KHHGD các xã huyện Đồng Hỷ

  8. Chương trình KHHGD các xã huyện Đồng Hỷ

  9. A1. Tỷ lệ cặp vợ chồng chấp nhận BPTT – CPRVí dụ: Có nhận xét gì về tỷ lệ của Tiên Hội

  10. A2. Tỷ lệ mắc, chết tai biến do thực hiện các BPTT • Định nghĩa: Là số người mắc, chết do tai biến thực hiện BPTT trong kỳ báo cáo của một khu vực tính trên 100 người mới thực hiện BPTT của khu vực đó trong cùng kỳ. Cách tính:

  11. A2. Tỷ lệ mắc, chết tai biến do thực hiện các BPTT • Ý nghĩa: - Phản ánh kỹ thuật chuyên môn của cán bộ cung cấp dịch vụ KHHGĐ. - Làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ tránh thai phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

  12. B. Hoạt động khám chữa bệnh của trạm y tế xã/phường • Số cơ sở khám chữa bệnh • Số lần khám bệnhtrung bình 1người/năm • Số lần khám bệnh YHCT trung bình 1người/năm • Số lần khám bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi trung bình 1người/năm • Số lần khám bệnh có BHYT trung bình 1người/năm • Số lần khám bệnh có BHYT người nghèo trung bình 1người/năm

  13. B1. Số cơ sở khám chữa bệnh • Định nghĩa: Là số các cơ sở cung cấp các DV KCB được thành lập theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền. Cơ sở KCB bao gồm: trạm y tế xã/phường; PK đa khoa và chuyên khoa, BV đa khoa và chuyên khoa, nhà hộ sinh khu vực ... công lập hoặc ngoài công lập. Cách tính: Là số các cơ sở cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được định nghĩa ở trên.

  14. B1. Số cơ sở khám chữa bệnh • Ý nghĩa: - Đánh giá tổng quan về mạng lưới khám, chữa bệnh của các địa phương và cả nước. - Làm cơ sở cho việc quy hoạch và phân bố các nguồn lực cho hoạt động khám chữa bệnh.

  15. B2. Số lần khám bệnh • Định nghĩa: • Một lần KB là một lần người bệnh được thày thuốc thăm khám về LS hoặc kết hợp với CLS hay các thủ thuật thăm dò khác nhằm mục đích chẩn đoán bệnh và điều trị. • Đối với một số TH được qui định như sau: + Sau khi khám một chuyên khoa (CK) nếu cần phải gửi người bệnh đi khám thêm các CK khác thì mỗi lần khám một CK được tính một lần khám bệnh. + Trong TH nhiều thày thuốc CK cùng hội chẩn trước một người bệnh thì chỉ tính một lần KB. + Trong TH người bệnh khám một CK nhiều lần trong ngày cũng chỉ tính một lần KB. + Trong TH người bệnh điều trị ngoại trú thì lần khám đầu tiên cũng như mỗi lần khám theo hẹn của y, bác sỹ đều được tính là một lần KB. [trong trường bệnh nhân quay lại nhận kết quả XN, chuyển về khám lại…. Cũng chỉ tính 1 lần].

  16. B2. Số lần khám bệnh • Định nghĩa (tiếp theo): - Nếu người bệnh đến phòng khám chỉ để thực hiện các PP điều trị theo chỉ định của y, bác sỹ thì không tính là lần khám bệnh. - Mọi chăm sóc của y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh, kỹ thuật viên...đều không được tính là lần khám bệnh ví dụ: Người bệnh đến để nhận thuốc, băng bó, rửa vết thương, tiêm thuốc ... Không tính là lần KCB

  17. B2. Số lần khám bệnh Cách tính: Trong thực tế khi so sánh, đánh giá tính hình khám bệnh của các khu vực, các địa phương hoặc Quốc gia qua các năm người ta thường tính số lần khám bệnh TB/người/năm. Tương tự tính cho: + Số lần khám bệnh YHCT trung bình 1người/năm + Số lần khám bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi TB/1người/năm + Số lần khám bệnh có BHYT trung bình 1người/năm

  18. Số lần khám bệnh trung bình

  19. Số lần khám bệnh trung bình

  20. C.Mô hình bệnh tật và tử vong tại tuyến xã/phường C1. Tỷ suất mắc, chết các bệnh truyền nhiễm gây dịch C2. Tỷ suất mắc, chết các bệnh quan trọng • Tiêu chảy • Viêm đường HH trên • Viêm phế quản • Viêm phổi …

  21. C.Tỷ suất mắc, chết các bệnh truyền nhiễm gây dịch và một số bệnh quan trọng • Nguồn dữ liệu: biểu 7/BCX, sổ tử vong A6, SLTK của UBND xã, huyện ... • Định nghĩa: Tỷ suất mắc, chết các bệnh truyền nhiễm gây dịch và các bệnh quan trọng khác: Là số ca mắc, chết bệnh (i) nào đó của một quần thể dân cư trong một thời gian xác định tính trên 1000, 10 000 hoặc 100 000 dân tuỳ từng loại bệnh.

  22. C.Tỷ suất mắc, chết các bệnh truyền nhiễm gây dịch và một số bệnh quan trọng (i) là tên bệnh trong danh mục bệnh đã được Bộ Y tế quy định, mã bệnh được phân theo ICD10. - Tỷ suất mắc, chết bệnh (i) có thể được phân tích và so sánh theo địa dư, theo lứa tuổi, theo giới tính.

  23. C.Tỷ suất mắc, chết các bệnh truyền nhiễm gây dịch và một số bệnh quan trọng • Ý nghĩa: - Đánh giá tình hình mắc, chết các bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh quan trọng và xu hướng mô hình bệnh tật - Đánh giá và so sánh mắc, chết các bệnh truyền nhiễm gây dịch, các bệnh quan trọng khác qua thời gian và giữa các vùng - Nhằm triển khai các biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế sự lây lan và tử vong về các bệnh truyền nhiễm gây dịch và bệnh quan trọng. - Xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn lực và thuốc men cho các cơ sở y tế điều trị và dự phòng hợp lý.

  24. Tỷ suất mắc viêm phổi và viêm đường Hô hấp trên

  25. Tỷ suất mắc viêm phổi và viêm đường Hô hấp trên

  26. D. Phân tích và sử dụng số liệu thống kê trong quản lý chương trình dinh dưỡng • Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ < 5 tuổi (cân nặng/tuổi) • Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm của trẻ < 5 tuổi (cân nặng/chiều cao) • Tỷ lệ thừa cân - béo phì của trẻ < 5 tuổi (cân nặng/chiều cao) Nguồn dữ liệu: - Biểu 4/BCX - Chương trình Dinh Dưỡng.

  27. D1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ < 5 tuổi (cân nặng/tuổi) Định nghĩa: Tỷ lệ SDD của trẻ em < 5 tuổi là số trẻ em < 5 tuổi có thể trạng SDD theo chuẩn của Bộ Y tế so với tuổi và giới tương ứng tính trên 100 trẻ em được cân của một khu vực trong thời điểm ĐTra. Cách tính:

  28. D1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ < 5 tuổi (cân nặng/tuổi) Ý nghĩa: • Phản ánh tình hình kinh tế của một khu vực, một quốc gia và đánh giá tình hình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. • Tuyên truyền, giáo dục và vận động cộng đồng tham gia chăm sóc bà mẹ và trẻ em. • Đánh giá hiệu quả hoạt động của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em <5 tuổi.

  29. D2. Tỷ lệ SDD thể gầy còm của trẻ <5tuổi (cân nặng/chiều cao) Định nghĩa: Tỷ lệ SDD thấp còi của trẻ em < 5 tuổi là số trẻ em< 5 tuổi có thể trạng SDD thể còm theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới tính trên 100 trẻ em được đo của một khu vực trong thời điểm ĐTra. Cách tính

  30. D2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm của trẻ < 5 tuổi (cân nặng/chiều cao) Ý nghĩa: • Phản ảnh chất lượng sinh học của con người ở phạm vi khu vực và quốc gia. • Tuyên truyền, vận động cộng đồng thực hiện dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ, bà mẹ mang thai • Chăm sóc trẻ em để cải thiện về tăng trưởng chiều cao.

  31. D3. Tỷ lệ thừa cân - béo phì của trẻ < 5 tuổi (cân nặng/chiều cao) Định nghĩa Tỷ lệ thừa cân-béo phì của TE<5tuổi là TL trẻ có cân nặng/chiều cao lớn hơn TL giữa cân năng /chiều cao của trẻ bình thường theo thang qui định của Bộ Y tế và theo chuẩn của TCYT thế giới trong tổng số trẻ được cân đo của một khu vực. Cách tính

  32. D3. Tỷ lệ thừa cân - béo phì của trẻ < 5 tuổi (cân nặng/chiều cao) Ý nghĩa - Cân nặng/ chiều cao giúp nhận biết trẻ ở tình trạng thừa cân, béo phì - Giúp cho việc can thiệp về chế độ dinh dưỡng, tư vấn cho bà mẹ và tuyên truyền về phương pháp chăm sóc trẻ ở cộng đồng.

  33. Tỷ lệ trẻ SDD < 5 tuổi

  34. Tỷ lệ trẻ SDD < 5 tuổi

  35. Thảo luận nhóm • Phân tích và sử dụng số liệu thống kê trong quản lý chương trình kế hoạch hóa gia đình; • Phân tích và sử dụng số liệu thống kê trong quản lý hoạt động khám chữa bệnh của trạm y tế xã/phường; • Xác định được mô hình bệnh tật và tử vong tại tuyến xã/phường; • Phân tích và sử dụng số liệu thống kê trong quản lý chương trình dinh dưỡng;

More Related