1 / 114

Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame. By. For. Mục lục. Bối cảnh chung. VinaGame là nhà cung cấp game hàng đầu ở Việt Nam với thị phần khoảng 60%. VinaGame cung cấp game nhập vai nhiều người chơi trên mạng (MMORPG) và game giản đơn.

kelly-baird
Download Presentation

Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Báo cáo nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thăm dò về VinaGame By For

  2. Mục lục

  3. Bối cảnh chung VinaGame là nhà cung cấp game hàng đầu ở Việt Nam với thị phần khoảng 60%. VinaGame cung cấp game nhập vai nhiều người chơi trên mạng (MMORPG) và game giản đơn. VinaGame muốn có đầy đủ thông tin về quan niệm và cách sử dụng của người chơi game đối với các game điện tử nói chung và các sản phẩm, dịch vụ của VinaGame nó riêng. Những thông tin này sẽ giúp VinaGame phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả cũng như phát triển các game hiện tại. Ngoài những hiểu biết nội bộ sâu rộng về gamer (chủ yếu thu thập từ những nguồn trong game), VinaGame mong đợi một cuộc nghiên cứu tìm hiểu mở rộng từ một công ty nghiên cứu thị trường độc lập để có những thông tin khách quan về hành vi và thói quen sử dụng của các gamer. CBI đã tiến hành thực hiện dự án cho Vinagame trong tháng 4/ 2008

  4. Mục tiêu nghiên cứu • Mục tiêu chính là tìm hiểu hành vi và thói quen sử dụng của các gamer với chi tiết như sau: • Tìm hiểu mô tả về gamer ở Việt Nam (cuộc sống, giải trí, quan niệm về cuộc sống,…) • Tìm hiểu động cơ của các gamer khi chơi game điện tử nói chung và game mà họ đang chơi nói riêng. • Hiểu về thói quen chơi game • Hiểu những mong đợi của họ khi chơi game cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến việc họ chọn game để chơi. • Đo mức độ hài lòng/ không hài lòng với game họ đang tham gia • Đánh giá quan niệm của gamer đối với Vinagame (và những đối thủ cạnh tranh chính)

  5. Thiết kế nghiên cứu • Chi tiết thiết kế nghiên cứu cho mảng game nhập vai online như sau: • Chi tiết thiết kế nghiên cứu cho mảng game giản đơn như sau:

  6. Thiết kế nghiên cứu • Chi tiết thiết kế nghiên cứu cho các gamer tiềm năng của cả 3 mảng như sau:

  7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  8. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

  9. Chân dung cuộc sống • Trong phần này, chúng ta sẽ nhìn nhận và đánh giá tính cách, lối sống, hành vi và thái độ của ‘gamers’ ở những độ tuổi khác nhau. • Giúp hiểu được động cơ, thái độ và suy nghĩ của gamer khi họ chơi game online nói chung, hoặc ‘casual’ và ‘MMORPG’ nói riêng, cũng như những nhận định của họ về các game mà họ đang chơi ở những phần sau. • Trước tiên, dù ở độ tuổi nào, gamers vẫn có 1 số đặc điểm chung như sau: • Đa số các bạn đều thích kết bạn và xem bạn là một phần ảnh hưởng quan trọng trong cuộc sống. • Họ thích làm theo lời khuyên của bạn bè, thậm chí là bắt chước bạn bè trong nhiều khía cạnh của cuộc sống: • Giải trí • Thời trang • Giải quyết tình huống/ vấn đề gặp phải trong cuộc sống • Bạn bè có thể là ‘đại sứ’ đưa họ tiếp cận với những khuynh hướng mới “Có người chia sẽ, bạn bè đồng trang lứa thì dễ hiểu nhau hơn về mặt tình cảm, sự tương đồng về sở thích” (Teen 12-15)

  10. Họ là những người rất đam mê Internet, họ có nhiều hoạt động trên mạng. Nói cách khác, họ khám phá thế giới qua mạng: Tìm kiếm thông tin liên quan đến việc học Giải trí: Nghe và download nhạc: nhacso.net, nhaccuatui.com, mp3.zing.vn,... ‘Chộp’ thông tin/ scandals của người nổi tiếng (ca sĩ, ngôi sao, diễn viên): vnexpress.net, dantri.com, etc. Chơi, tìm hiểu và trao đổi về game: gamethu.net và các trang web riêng của game mà họ đang chơi Chat, kết bạn: Yahoo! Messenger Vì sử dụng Internet nhiều như thế, họ ít đọc các báo và tạp chí bản in (đặc biệt là nam; nữ thì có đọc TTGD, VHTT…) Đây là điểm khách hàng nên lưu ý khi làm các hoạt động quảng cáo tiếp thị Chân dung cuộc sống

  11. Chân dung cuộc sống • Phần lớn các bạn thích dùng Internet ở các tiệm bên ngoài (để được tự do truy cập, tránh bị gia đình để ý và có không khí hơn ở nhà, dù nhà vẫn có kết nối internet) • Đa số bắt đầu biết đến game online và chơi game online từ các tiệm Internet • Tiệm internet là một nơi khá quan trọng để truyền bá và phổ biến games mới cũng như những thông tin về games • Xét về mặt tâm lý, họ còn rất trẻ và đều ấp ủ mơ ước được ‘nổi bật’ và ‘chứng tỏ bản thân’: • Nếu không thể qua việc học hành/ làm việc thì ở những khía cạnh khác như: chơi game, thời trang, ‘sành điệu’ (cập nhật nhanh những khuynh hướng mới)

  12. Chân dung cuộc sống– Nhóm 12-15 tuổi

  13. Chân dung cuộc sống– Nhóm 12-15 tuổi Ở tuổi này, các bạn vẫn khá vô tư trong cuộc sống Chưa bị ràng buộc bởi bất cứ trách nhiệm gì ngoài việc phải học tốt Được chăm sóc/ thương yêu Chưa có kế hoạch rõ ràng cho tương lai “Cuộc sống hiện giờ đầy đủ, đi học có người đưa rước, ăn uống theo ý thích của mình. Cô thầy, bạn bè cũng nhiều hơn” Chúng khá “ham vui”: Để giảm bớt những áp lực đến từ việc học (đa số học vì bổn phận chứ chưa ý thức rõ ràng sự liên quan của học tập đến tương lai), chúng tìm niềm vui từ bạn bè và game 2 hoạt động này giúp chúng cảm thấy phần nào được tự do (làm những gì mình thích) và giải tỏa những bức bối tâm lý vì vẫn bị Ba Mẹ quản thúc chặt chẽ Mong muốn được tự do hơn còn được thể hiện trong một số ước mơ của chúng “Em muốn được làm doanh nhân để được đi nhiều nơi.”

  14. Các bạn nhỏ này chưa độc lập trong suy nghĩ và hành động: Tính ‘bầy đàn’ được thể hiện khá cao; các bạn hay bắt chước bạn bè và người xung quanh (chưa có lập trường và sự chọn lọc) Thích làm/ chơi những gì liên quan đến đông người (phong trào) Dễ chán khi không còn đám đông hoặc bạn bè Dễ dàng theo/bỏ một trò chơi dưới sự lôi cuốn của bạn bè “Mình theo người ta thì mình không bị cho là lạc hậu không biết gì hết” Thời trang và chưng diện bắt đầu là mối quan tâm của các bạn gái Quần áo, phụ kiện (tóc, giày, trang sức…) Bắt đầu ý thức việc thu hút sự chú ý của bạn khác phái Những trò chơi/ hoạt động giải trí giúp thể hiện tính thời trang và tạo cơ hội tiếp xúc, giao tiếp với bạn khác phái sẽ có sức hấp dẫn lớn các bạn gái ở tuổi này Bạn gái sẽ là cầu nối (hoặc động cơ) để hấp dẫn bạn trai cùng đến với trò chơi/ hoạt động đó Chân dung cuộc sống– Nhóm 12-15 tuổi

  15. Chân dung cuộc sống– Nhóm 16-18 tuổi

  16. Chân dung cuộc sống – Nhóm 16-18 tuổi Nhóm tuổi này vẫn được cha mẹ chăm sóc: Chúng xem đó là việc hiển nhiên và vẫn vô tư hưởng thụ Bắt đầu có chút đòi hỏi, so sánh hoàn cảnh gia đình Tuy nhiên, các bạn cũng bắt đầu biết lo lắng về tương lai với cột mốc quan trọng là kỳ thi đại học: Các bạn cũng bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc học Việc học (chính qui và phụ đạo) chiếm khá nhiều thời gian trong ngày của chúng “Ước mơ thi được vào trường đại học mình thích”

  17. Chân dung cuộc sống – Nhóm 16-18 tuổi Tương tự nhóm tuổi 12-16, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đến các bạn Tuy nhiên, bạn bè không chỉ đơn thuần để cùng vui chơi mà còn chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của tuổi mới lớn (những điều họ ngại nói với cha mẹ, người lớn trong gia đình) Mâu thuẫn thế hệ với cha mẹ Tuổi này đối diện với nhiều sự đối lập giữa những ước muốn của bản thân và kỳ vọng của Ba Mẹ (Ba Mẹ chưa tin tưởng cho họ tự quyết định một số việc quan trọng) Bạn trai/ bạn gái, tình cảm tuổi học trò Những yếu kém trong học tập Chọn ngành học (có đôi khi không giống ý Ba Mẹ) Bạn bè cũng vẫn là nguồn ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi giải trí và thời trang nhưng tuổi này đã bớt bắt chước một cách máy móc, rập khuôn và thụ động: Chúng để ý bạn bè và chọn lọc cái nào phù hợp với sở thích của mình

  18. Ở tuổi này, các bạn vẫn bị Ba Mẹ giám sát nhưng vẫn được tự do hơn: Đi học nhiều và đã tự di chuyển/ đi lại (ít cần Ba Mẹ đưa đón) nên có thể tranh thủ thời gian để đi chơi, giao tiếp với bạn bè “So với thời cấp 2 thì thỏai mái hơn, có thể đi chơi quá 10h. Đi học thỏai mái có thể về trễ từ 5-30phút đi uống nước với bạn bè. Cấp 2 Ba Mẹ nghĩ còn nhỏ nên chở đi, rước về đúng giờ” Các trò chơi và hoạt động giải trí cho phép chúng chủ động và thể hiện sự tự do (không quá nhiều luật lệ, gò bó gợi nhớ đến sự quản thúc của Ba Mẹ ở nhà), với sự tham gia của bạn bè trang lứa sẽ là điểm hấp dẫn Chân dung cuộc sống – Nhóm 16-18 tuổi

  19. Chân dung cuộc sống– Nhóm 19-22 tuổi

  20. Chân dung cuộc sống – Nhóm 19-22 tuổi Ở nhóm tuổi này, các bạn vẫn yêu đời và lạc quan nhưng cũng bắt đầu cảm nhận được những mặt trái của cuộc sống Bắt đầu than phiền: Một số cảm thấy thất vọng với bản thân vì chưa thành công, chưa có nhiều tiền, hay đơn giản là bắt đầu tự mình phải đối diện và giải quyết một số áp lực trong cuộc sống (công việc, không khí ô nhiễm hay thậm chí là chuyện kẹt xe) “Em chưa hài lòng, vừa đi học vừa đi làm cực quá” Làm quen với những hoạt động giải trí của người lớn như đi uống cà phê, đi nhậu, … Ít chịu sự quản lý từ gia đình hơn, có nhiều tự do hơn: Từ giờ giấc đến một số lựa chọn cho bản thân (công việc…)

  21. Chân dung cuộc sống – Nhóm 19-22 tuổi Ở tuổi này, nam và nữ bắt đầu có sự khác biệt Các bạn nữ bắt đầu có những dự định cho tương lại, như nghĩ đến việc tìm công việc tốt để dành dùm cho gia đình tương lai Tuy nhiên, các bạn nữ không đặt nặng vấn đề thành công hay thất bại (họ chỉ cần có thu nhập ổn định) “Công việc hòa đồng với mọi người, mức lương ổn định” Các bạn nam có xu hướng tập trung vào sự nghiệp và có vẻ quan tâm hơn đến “thành/ bại” Họ có vẻ không thể chấp nhận việc không thành công bằng bạn bè (dù mọi thứ chỉ mới bắt đầu) “Muốn làm sao để kiếm được tiền nhiều” Họ thích tham gia vào những hoạt động có thể giúp khẳng định bản thân, mang đến cho họ một chút cảm giác ‘thành công’ nào đó (ví dụ, danh vọng, vị trí trong game mà họ chơi) “Game là cách giải trí về tinh thần, nó không phân biệt gì hết. Ngòai đời có thể bạn là người yếu đuối nhưng vô game chưa chắc

  22. Chân dung cuộc sống– Nhóm 22-28 tuổi

  23. Chân dung cuộc sống – Nhóm 22-28 tuổi Họ có cái nhìn khá lạc quan về cuộc sống vì ở tuổi này họ đã gầy dựng được 1 nền tảng cơ bản cho mình và gia đình sau 1 thời gian cố gắng. Mặc dù, cũng như nhóm 19-22, một số trong nhóm tuổi 22-28 chưa có vị trí cao trong xã hội cũng như sự nghiệp, nhưng họ không cảm thấy điều đó là thua thiệt và thất bại. Họ vẫn hài lòng với một số ‘thành quả’ mà họ đang có: Người yêu đồng quan điểm Vợ/ chồng/ con cái hòa thuận, êm ấm Thu nhập tương đối ổn định và đủ sống Có thời gian và điều kiện chơi trò chơi mà mình thích và đạt được 1 vị trí/ đẳng cấp tương đối cao trong trò chơi “Mình có gia đình, có vợ hiền, vợ đẹp, có baby. Tất cả yếu tố đó góp phần làm cho mình cảm thấy hài lòng” Đặc biệt, nhóm bang chủ (cũng trong độ tuổi này) khá thành công trong công việc/ sự nghiệp: Họ có công việc tốt với thu nhập cao Một số có doanh nghiệp riêng

  24. Chân dung cuộc sống – Nhóm 22-28 tuổi Nhóm tuổi này thích những trò chơi/ hoạt động giúp họ dùng trí óc để giải quyết/ phán đoán tình huống: Họ thích những trò chơi với tổ chức và những tình huống tương tự cuộc sống bên ngoài Đồng thời, họ quan tâm đến việc có một vị trí/ đẳng cấp trong trò chơi đó (bằng năng lực – tiền bạc cũng như kỹ năng – của họ và sự công nhận của mọi người) Nhưng họ không quá ‘máu me’/ ganh đua “Mình chơi mà mình cứ tưởng là mình không hà. Mình yếu quá mình phải ráng làm cho mình mạnh hơn. Đó là chỗ thể hiện bản thân mình “Trong quá trình chơi sẽ tạo được uy tín nhất định, nó cũng giống như ngòai xã hội” “Mình hay gặp những người chơi trong game, nói chuyện hoài không biết chán. Uống café rồi bàn chuyện làm ăn ngoài đời luôn, tiến xa hơn thành những mối quan hệ ngoài đời”

  25. Sự khác nhau giữa người chơi game Casual và MMORPG Bên cạnh đó chúng tôi cũng nhận ra một số điểm khác biệt cơ bản giữa người chơi game Casual và MMORPG:

  26. Sự khác nhau giữa người chơi game Casual và MMORPG Người chơi game Casual Người chơi game MMORPG • Đối tượng này dường như không có nhiều áp lực trong cuộc sống (mọi thứ từ gia đình, công việc đến tình cảm/ tâm lý có vẻ khá ổn định) • Họ khá hài lòng với cuộc sống hiện tại • Ít than phiền • Hơn nữa, đối tượng này tập trung nhiều ở nhóm tuổi nhỏ (12-15 và 16-18) nên chúng gần như chưa có nhiều áp lực trong cuộc sống (trừ việc học căng thẳng và một số mâu thuẫn ‘tạm thời’ với cha mẹ) • Ngược lại, đối tượng MMORPG (đặc biệt ở nhóm tuổi 18-22) thường phàn nàn về những điều không hài lòng trong cuộc sống. Họ có nhiều tham vọng nhưng lại không có khả năng biến chúng thành hiện thực • Vài người có công việc khá tốt và cuộc sống khá ổn định nhưng vẫn chưa thấy hoàn toàn hài lòng • Sự khác biệt giữa thực tế và mong đợi của họ làm họ khá căng thẳng. • Họ có nhiều ức chế cần giải tỏa

  27. Sự khác nhau giữa người chơi game Casual và MMORPG Người chơi game Casual Người chơi game MMORPG • Với bản tính lạc quan, xuề xòa, họ thích thử nghiệm cái mới: • Họ không ‘bám’ 1 game mà có xu hướng quan tâm đến những game mới ra • Đối tượng này khá quan trọng chuyện thành/ bại nên một khi họ đã có vị trí/ đẳng cấp nào đó trong game đang chơi, họ ngại thay đổi: • Không muốn làm lại từ đầu • Không muốn đánh mất cảm giác ‘thành công’ đang có • Ngược lại, những người chưa được thành công trong game (level thấp) lại không thích chơi ở một game/ server đã ổn định (có nhiều cao thủ) • Ngại cạnh tranh và không thích cảm giác thua thiệt

  28. THÁI ĐỘ VÀ THÓI QUEN CHƠI GAME ONLINE

  29. SUY NGHĨ VỀ GAME ONLINE

  30. Suy nghĩ về game online Nói tới game, gamer lập tức nghĩ tới ‘game online’ Game online được thích hơn game offline Tính đối kháng/ ganh đua cao Có nhiều tương tác Gặp gỡ và kết bạn Cảm giác hợp thời/ sành điệu Nhìn chung, được hổ trợ bởi nhiều hoạt động marketing Hấp dẫn/ hào hứng Game online Công phu/ sành điệu/ có xỳ-tin Phải hiểu biết về internet/ tin học và máy phải có cấu hình cao mới chơi được Chứng tỏ đẳng cấp/ trình độ (đẳng cấp pro về vi tính/ tin học Đối diện/ tương tác với người chứ không phải máy Hãnh diện/ tự hào Gắn bó/ hướng tới một thành quả mong đợi (level, vị trí) Đầu tư tiền, công sức và thời gian Khá căng thẳng và áp lực

  31. Game Casual và MMORPG Gamer biết rõ là có 2 loại game. Họ khá rành rẽ những đặc điểm tương đồng và khác biệt của 2 loại game này. Cách họ gọi tên 2 loại game này khác với cách chúng ta thường dùng: MMORPG được gọi là game nhập vai Trong khi đó, họ không có tên riêng cho game casual (dù hiểu đúng tính chất của nó). Vài người gọi nó là game theo vòng Trên thực tế, họ chỉ đơn giản gọi tên của game casual mà họ đang chơi/ hoặc biết (ví dụ: Audition, Boom) Dù có một số đánh giá khác nhau về 2 loại game này, nhưng khá thú vị ở chỗ tất cả các đánh giá đều tích cực (họ ‘thưởng thức’ điểm hấp dẫn/ độc đáo của từng loại game hơn là phê phán/ bới lông tìm vết): Những nhận xét phê bình/ tiêu cực chỉ xuất hiện khi bàn về từng thương hiệu game (ví dụ: Audition, Cross Fire, VLTK…) và đa phần là liên quan đến các vấn đề về kỹ thuật và tổ chức đặc thù của các game đó

  32. Game Casual và MMORPG ‘Người chơi game sống đời sống của nhân vật mà mình đang chơi’ Gắn bó về mặt tình cảm/ cảm xúc Có cơ hội để thể hiện cái tôi mà họ không thể làm (một cách trọn vẹn) trong cuộc sống thật Dùng đầu óc nhiều (phân tích/ phán đoán, ứng xử/ tính toán để chiến thắng/ lên đẳng cấp) Tính tương tác cao (một xã hội thu nhỏ của xã hội mà họ đang sống) Bạn bè/ bang hội Có khi thành bạn ngoài đời Đối kháng/ mâu thuẫn cần suy nghĩ/ tính toán để giải quyết Thể hiện bản thân qua các cuộc đấu (trong trò chơi hàng ngày, mạnh ai nấy chơi, không có tính xã hội cao): Sự gắn bó với game chỉ trong lúc chơi chứ không mang tính liên tục (không ra khỏi game ví dụ: mua bán, họp bang hội….) Nhân vật không lớn lên, trưởng thành Chủ yếu chơi cho vui Không phải dùng đầu óc nhiều Chỉ cần kỹ thuật bàn phím tốt, không cần nhiều tính toán/ phán đoán… Đầu óc thoải mái (không cạnh tranh, áp lực, đây là ưu điểm so với MMORPG ở một số gamer) l.; MMORPG CASUAL

  33. Game Casual và MMORPG Cơ hội kinh doanh/ kiếm tiền Đầu tư tiền bạc nhiều hơn: Nếu không, sẽ ít có cơ hội hoặc mất nhiều thời gian để lên đẳng cấp hoạc thăng 1 trận đấu Tình bạn trong game khá hời hợt Không phải là tình huynh đệ Ít có sự hỗ trợ cả trong game lẫn ngoài đời Không cần đầu tư nhiều tiền bạc cho các vật dụng trong game để được hổ trợ thêm về năng lực cho thi đấu (kỹ thuật bàn phím quan trọng hơn)l.; MMORPG CASUAL

  34. SUY NGHĨ VỀ LOẠI HÌNH GAME MMORPG

  35. Suy nghĩ về loại hình game MMORPG • Trò chơi MMORPG (hay game nhập vai theo cách gọi của gamer) được đánh giá cao từ cả người chơi MMORPG lẫn người đang không chơi: • Các trò chơi MMORPG thường tinh vi và cầu kỳ về cả mặt ý tưởng lẫn hình thức/ cách chơi

  36. Suy nghĩ về loại hình game MMORPG Cáctròchơinhậpvaithườngdựatrênmộtcâuchuyện/ bốicảnhhuyềnthoại: Vàitròdựavàomộttiểuthuyếtnổitiếng (TLBB) và/hoặcmộtgiaiđoạnlịchsửcụthểnàođó (Tống><Kim trong VLTK) Nhiềutìnhtiết ‘giảtưởng/ phi thựctế’ hấpdẫn: Ngônngữcổtrong tiểu thuyết võ hiệp như huynh, muội, sư phụ, công thành, xaphu… Có những hoạt động chỉ tồn tại trong thế giới cổ xưa: phép thuật, luyện đan, luyện công, công thành/ thủ thành Cách ăn mặc/ trang phục Có thể xây dựng nhân vật theo ý thích (đặt tên theo nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết, xây dựng tính cách, có thể chọn đường nét trên mặt như Cabal) Phong cảnh đẹp và đa dạng: từ thành thị đến rừng, núi, sông, hồ, sa mạc Hấp dẫn và lôi cuốn Không bị nhàm chán vì ‘cảnh cũ cứ lập lại’ Thư giãn và thoải mái Có nhiều trải nghiệm khác nhau/ đa dạng Tạo thành 1 xã hội với những sinh hoạt như đời thường ví dụ: qua sông, đi đường phải trả tiền, làm tội phải ở tù… l.; Về mặt ý tưởng Về mặt thực hiện

  37. Suy nghĩ về loại hình game MMORPG Nhânvậtmàhọchơithuộcmộtxãhộicótổchứcchặtchẽ Họcóthểsốngcuộcsốngmàhọmơước (khácvớicuộcsốngtrongđờithường) Nhiều hoạt động/ sự kiện cả trong lẫn ngoài game (những cuộc đấu/ tranh tài lớn như THDNB, TDMN, VLDNN) – chủ yếu là các game võ hiệp Làm nổi bật và nhấn mạnh tính ‘lãng mạn’/ phi thực tế/ huyễn hoặc của game nhập vai (thể hiện ngay trong tên của cuộc đấu) Không khí hào hứng và lôi cuốn làm mọi người quan tâm đến game nhiều hơnl.; Về mặt ý tưởng Về mặt thực hiện

  38. Suy nghĩ về loại hình game MMORPG Những đặc điểm nêu trên của MMORPG chính là động cơ để những gamer hiện nay của MMORPG đến với game (không kể những ảnh hưởng từ bên ngoài như bạn bè rủ/ giới thiệu, bị lôi cuốn từ không khí hào hứng trong phòng net…) Những đối tượng đang không chơi MMORPG thật ra cũng rất quan tâm đến loại hình game này vì họ hiếu kỳ muốn tìm hiểu những đặc tính nói trên. Một số bạn cho biết họ muốn chơi MMORPG khi có điều kiện (chẳng hạn là có nhiều tiền tiêu hơn).

  39. Suy nghĩ về loại hình game MMORPG(từ gamer của loại hình này) • Ngoài những yếu tố nêu trên, những gamer hiện nay của MMORPG còn nêu ra một số điểm thú vị khác làm họ gắn bó với loại hình game này (sẽ nêu ở những trang sau) • Những ai đã chơi MMORPG thường ít rời bỏ MMORPG để chơi những loại hình casual (có thể họ sẽ qua chơi một game MMORPG khác hay tạm thời chơi song song một game causal mới để đổi ‘không khí’ chứ ít khi chuyển luôn qua ‘casual’ )

  40. Suy nghĩ về loại hình game MMORPG(từ gamer của loại hình này) • Game nhập vai cho phép người chơi sống 1 cuộc sống ‘ảo’ (ở đó họ có thể điều khiển và định đoạt số phận của họ, có một cuộc sống tốt và như ý hơn là cuộc sống thật đang có). • Mâu thuẫn là 1 đặc điểm nổi bật của cuộc sống ‘ảo’ này: • Nhiều kiểu mâu thuẫn khác nhau tồn tại trong game đòi hỏi họ phải giải quyết. Điều này rất quan trọng vì nó giúp tạo và duy trì không khí hứng thú của trò chơi: • Sức hút với gamer (họ bị cuốn vào việc giải quyết mâu thuẫn, xong mâu thuẫn này lại đến mâu thuẫn khác. Có khi nhiều mâu thuẫn khác nhau xảy đến cùng lúc bắt buộc họ phải tham gia giải quyết) • Mâu thuẫn trong game MMORPG khác với mâu thuẫn ở game Casual. Ở game casual, chỉ có những cuộc thi tài đơn giản và có thể giải quyết trực tiếp và ngay tức thì (nhảy để phân thắng bại hoặc bắn/ giết để kết thúc vòng/ lên level) • Mâu thuẫn trong game MMORPG đến từ nhiều phía: cá nhân (sĩ diện, quyền lợi tiền bạc, tranh giành sở hữu, ra tay nghĩa hiệp, gây ấn tượng với mỹ nhân), bang hội (quyền lực, danh tiếng, gây hấn, thách đấu, quyền lợi…) • Việc giải quyết kéo dài và có khi cần sự tham gia của nhiều người (bằng hữu, đồng minh của bang phái…)

  41. Suy nghĩ về loại hình game MMORPG(từ gamer của loại hình này) Tự do hành động để giải tỏa bức bối, không cần đè nén ví dụ: đánh nhau, chửi bới, đồ sát… Kiềmchếhànhđộngvìsĩdiệncủagiađình/ bảnthânvà qui định/ luậtlệxãhội Nỗlựcnhiềumàchưathấythànhcông. Thậmchí , khôngcóđủđiềukiệnđểnỗlực Có nhiều cơ hội để nếm mùi chiến thắng/ thành công chỉ cần cố gắng hoặc có đầu tư Giấu cảm xúc/ suy nghĩ thật vì xã giao, tự ti, cạnh tranh (ngại người khác biết nhiều về mình) Thoải mái thể hiện bản thân mà không ngại người khác biết và đánh giá mình Có cơ hội làm lại nếu thất bại (chết có thể hồi sinh, đánh lần này không được thì đợi lần sau) Muốn thành công mà ngại ‘thử nghiệm’ vì sợ thất bại/ không có thể làm lại TÔI ‘đời thường’ TÔI ‘ảo’ Thể hiện ‘góc khuất’ của cái TÔI là đặc điểm hấp dẫn thứ 2 của loại hình game này:

  42. SUY NGHĨ VỀ LOẠI HÌNH GAME CASUAL

  43. Suy nghĩ về loại hình game Casual Game Casual là một hình thức giải trí đơn giản Người chơi tham gia một cuộc đấu/ tranh tài và có kết quả ngay (không kéo dài sự thách đố/ mâu thuẫn qua ngày khác, không phải chờ đợi như trong MMORPG) Vui tức thì và không dây dưa cảm giác chưa chấm dứt mâu thuẫn / thách thức Không phải bỏ quá nhiều tâm trí/ không nhức đầu vì tính toán Người chơi không phải đầu tư nhiều để lên hạng (level) vì hạng không quan trọng trong game Casual: Cấp độ cao có thể là nhờ vào các chương trình hack. Vì thế, nó không chứng minh được năng lực người chơi. Khả năng thật sự của người chơi được thể hiện qua kĩ năng dùng bàn phím chứ không phải nhờ nội công của những vật dụng trong game. Những người ở level thấp mà thắng được ở level cao thì cảm giác tự hào càng lớn “Có mấy người ở Level cao mà chơi gà lắm. Có người level thấp mà chơi pro hơn nhiều.” (Nhóm game giản đơn)

  44. Suy nghĩ về loại hình game Casual Game giản đơn chủ yếu là để cá nhân thể hiện bản thân: Người chơi game casual chú trọng làm thế nào để là người nổi nhất (có thể là nhờ quần áo hoặc kỹ năng bàn phím để nhảy/ bắn tốt), chứ không tìm kiếm chiến thắng cùng với những người trong đội Bên cạnh kỹ năng bàn phím, người chơi có thể nổi tiếng hoặc dành được sự hâm mộ nhờ những vật dụng trang bị có cá tính hoặc khác biệt Tuy nhiên, những vật dụng này chỉ giúp họ nổi bật chứ không hổ trợ gì nhiều cho năng lực chơi của họ Có hay không có những vật dụng này không ảnh hưởng đến việc người chơi có chơi tốt hay không (như trong MMORPG) “Mặc đồ đẹp thì nổi bật nhưng chưa chắc nhảy hay. Em mặc đồ có sẵn trong game, hổng mua thêm gì hết mà em vẫn có thể thắng thằng mặc đồ đẹp mua bằng V Coin.”

  45. Giảitríđơngiản Vuinhộn (thờitrang, âmnhạc) Xả stress tứcthì (bắnsúng, hạgụcđốithủ) Kếtbạn Nhưnghờihợtvàkhônggắnbó Tìnhbạnítrangoài game Khôngnhiềuràngbuộc, ngườichơikhôngphảidànhquánhiềuthờigianvàtiềnbạccho game Nhân vật trong game được thiết kế đơn giản Những nhân vật phần lớn là thuộc dạng dễ thương và nhìn trẻ con/ teen và hoạt hình Những hoạt động trong game thì đơn giản và không cần nhiều suy nghĩ để thực hiện Không cần phải lên kế hoạch để thực hiện Kinh doanh giữa người chơi với nhau không phải là hoạt động nổi bật Âm nhạc và âm thanh sống động Tạo hứng thú khi chơil.; Suy nghĩ về loại hình game Casual Về mặt ý tưởng Về mặt thực hiện

  46. Suy nghĩ về loại hình game Casual • Vì những yếu tố nêu trên, người chơi không để hết tâm trí vào game đang chơi (như người chơi MMORPG), dù họ vẫn thích thú • Người chơi không phải chơi thường xuyên • Họ cũng không phải trả tiền thường xuyên mà chỉ mua khi có nhu cầu, không bó buộc về mặt thời gian • Thêm vào đó, họ thường không trung thành với game đang chơi • Dễ dàng chuyển qua game khác cùng loại • Người chơi game Casual có khuynh hướng chơi vài game cùng 1 lúc (có khi là 1-2 game Casual, hoặc 1 game Causal là chính kèm thêm 1 game MMORPG cho biết)

  47. Suy nghĩ về loại hình game Casual • Lý do chính mà người chơi không gắn bó chỉ với 1 game Casual là: • Dù câu chuyện cũng dựa trên một số hoạt động đời thường như nhảy, bắn súng, kết hôn, mua sắm, nhưng những hoạt động này khá rời rạc và không gắn kết thành một xã hội hay một môi trường sống • Người chơi không xem đó là cuộc sống của họ mà chỉ là nơi để đến giải trí rồi về • Vì không sống cuộc sống trong game nên họ có thể chơi game nào cũng được, không nhất thiết phải gắn kết với một game

  48. Hiện tại các game casual ít có hoạt động bên ngoài (events). Tuy nhiên, các gamers của Casual rất mong đợi các hoạt động này để ‘giữ lửa’ cho người chơi: Họ có thể có thêm hứng thú để chơi khi thấy nhiều người chơi giống mình Họ có thể truyền nhiệt huyết trong cho game cho nhau “Khi đến những hoạt động của game, mình chia sẽ kinh nghiệm cho nhau, rồi biết được mấy cái chưa biết. Nếu lúc đó thấy nản trò đó thì thấy nó còn có cái chưa biết thì mình chơi tiếp.” Suy nghĩ về loại hình game Casual

  49. Người chơi khá hài lòng với game họ đang chơi (về tổ chức, giao diện, hình ảnh…). Họ chỉ không hài lòng một số điểm kỹ thuật: Hack Những chương trình hack được sử dụng dễ dàng và ai cũng sử dụng được Người chơi có thể download các chương hack từ các diễn đàn về game “Mình vô trang web down mấy bản hack về nhà hack” Họ cũng có thể được bạn bè hay chủ tiệm internet hướng dẫn cách dùng Hack giúp người chơi lên level nhanh và có nhiều tiền trong game. Nhưng người chơi thì không thích Hack vì không thể hiện được ai hơn ai và không trung thực. “Đồ mua bằng tiền trong game bây giờ người ta không thích nữa đâu. Cái đó ai cũng có cả đống. Tụi nó hack đó.” Lỗi kết nối internet (như “lắc mạng”) Nhiều người chơi nhắc đến lỗi này Những lỗi này làm người chơi khá khó chịu và có thể tạm thời đổi qua chơi trò khác Gián đoạn trò chơi Mất hứng thú Suy nghĩ về loại hình game Casual

  50. Suy nghĩ về loại hình game Casual Với những đặc điểm như trên, game Casual khá thu hút đối với các bạn tuổi teen đang tìm kiếm những trò giải trí đơn giản và không gây nhức đầu. Với 1 số người, game Casual là bước đệm để đến với game MMORPG. Game Casual thường là bước đầu tiên để người chơi làm quen với game online.

More Related