1 / 18

Xây dựng “chuẩn” luận án Tiến sĩ

Xây dựng “chuẩn” luận án Tiến sĩ. PGS.TS. Nguyễn văn thắng Viện QL Châu Á – TBD Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 16/11/2012. Ba câu hỏi lớn cho việc xây dựng chuẩn luận án. Luận án Tiến sĩ cứu khác gì Đề án thực tiễn? Có những hướng đào tạo Tiến sĩ nào?

kaya
Download Presentation

Xây dựng “chuẩn” luận án Tiến sĩ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Xây dựng “chuẩn” luận án Tiến sĩ PGS.TS. Nguyễn văn thắng Viện QL Châu Á – TBD Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 16/11/2012

  2. Ba câu hỏi lớn cho việc xây dựng chuẩn luận án • Luận án Tiến sĩ cứu khác gì Đề án thực tiễn? • Có những hướng đào tạo Tiến sĩ nào? • Các yêu cầu chung cho từng phần của luận án là gì?

  3. Câu hỏi 1: Luận án Tiến sĩ cứu khác gì Đề án thực tiễn?

  4. 1. Trao đổi với NCS (1) • Em định làm đề tài về chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Nam Định • Nhưng đã có nhiều đề tài tương tự ở tỉnh khác như Thái Bình hay Ninh Bình rồi? • Nam Định rất ĐẶC THÙ, khác các tỉnh đó lắm mà thầy! • Vậy liệu đề tài này có ý nghĩa gì cho người ngoài tỉnh Nam Định không? • Có chứ thầy. Các tỉnh đều GIỐNG nhau mà! • LUẬN ÁN HƯỚNG TỚI TÍNH ĐẶC THÙ HAY TÍNH PHỔ BIẾN CỦA VẤN ĐỀ?

  5. 1. Trao đổi với NCS (2) • Em định làm về các giải pháp khôi phục ngành Bất động sản 2012 – 2016 • Em định bao giờ bảo vệ? • Dạ khoảng 2016 • Vậy khi đó có ai nghe các giải pháp của em nữa không? • LUẬN ÁN HƯỚNG TỚI VẤN ĐỀ MANG TÍNH THỜI SỰ HAY VẤN ĐỀ TRƯỜNG TỒN?

  6. Nhiễu 1. Nghiên cứu là làm gì? Quy luật đã biết Quy luật mới phát hiện • Nghiên cứu là tìm ra quy luật mới của cuộc sống • Nghiên cứu KHÔNG phải là tìm hiểu và xử lý từng tình huống cụ thể, trong từng thời điểm cụ thể “Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mối sự vật hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau”

  7. 1. Các chuẩn mực chung của luận án • Đối tượng nghiên cứu là các quy luật • Đối tượng nghiên cứu không phải là các vấn đề cần giải quyết ở một địa phương, cơ sở • Mục tiêu nghiên cứu là phát hiện quy luật mới hoặc kiểm định và ứng dụng quy luật • Mục tiêu nghiên cứu không phải là bộ giải pháp nhằm giải quyết vấn đề của cơ sở • Cơ sở khoa học chính là “vai người khổng lồ” để luận án phát triển điểm mới • Cơ sở lý thuyết không phải chỉ là hàng rào bảo vệ cho luận án • Phương pháp nghiên cứu phải đảm bảo độ tin cậy của kết quả • Phương pháp nghiên cứu không phải chỉ là phương pháp luận tư duy

  8. Câu hỏi 2: Có những hướng đào tạo Tiến sĩ nào?

  9. 2. Hai hướng đào tạo Ứng dụng Lý thuyết MBA, Quản lý công, v.v. Thạc sỹ nghiên cứu (MSc/ Mphil/ MA...) Thạc sỹ DBA Tiến sỹ (hàn lâm) (PhD) Tiến sỹ Giải quyết một vấn đề thực tiễn trên cơ sở khoa học Thể hiện khả năng nghiên cứu và ứng dụng Đề xuất, kiểm định, "tranh luận" về luận điểm lý thuyết mới Thể hiện khả năng nghiên cứu và phát hiện

  10. 2. Nhận diện luận án hiện tại • Có sự lẫn lộn nhất định: • Tên gọi và quan niệm của luận án: Tiến sỹ (PhD) - mang tính hàn lâm/ lý thuyết • Thực tế nghiên cứu và đánh giá: đa số luận án thiên về nghiên cứu ứng dụng • Trước khi đưa ra và áp dụng "hướng dẫn về chuẩn luận án" - hãy "trả lại tên cho em" • Nên có hai luồng hướng dẫn "chuẩn" luận án theo "lý thuyết" và "ứng dụng"

  11. Câu hỏi 3: Yêu cầu chung cho các phần của luận án là gì?

  12. 3. Sự cần thiết của đề tài Phần trình bày về sự cần thiết của đề tài phải nêu rõ vị thế của công trình trong tổng thể tri thức về vấn đề này Những vấn đề thời sự nóng bỏng chưa chắc đã là chủ đề nghiên cứu tốt vì không mang tính tổng quát

  13. 3. Mục tiêu của đề tài • Mục tiêu khác hoạt động nghiên cứu: • Tổng hợp lý thuyết • Mô tả thực trạng • Đề xuất giải pháp

  14. 3. Tổng quan nghiên cứu • Tính toàn diện: Các trường phái, các cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề này và sự khác biệt • Tính phê phán: Hạn chế và “khoảng trống” của những nghiên cứu trước • Tính phát triển: Hướng/vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu • Tính lựa chọn: Lựa chọn một số vấn đề và phát triển mô hình/khung nghiên cứu • NCS hiện rất yếu phần tổng quan nghiên cứu: • Lựa chọn bài để tổng quan không theo hệ thống ưu tiên • Liệt kê

  15. 3. Phương pháp nghiên cứu • Phù hợp: Phù hợp với mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu • Đảm bảo độ tin cậy của kết quả: Hệ thống, chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan • Áp dụng các quy trình, công cụ chuẩn mực • Kế thừa từ các nghiên cứu trước • Khả thi • Phần trình bày về PPCN phải đủ chi tiết để người đọc: • Đánh giá được mức độ tin cậy của kết quả • Có thể lặp lại nghiên cứu này

  16. 3. Kết quả nghiên cứu • Kết quả nghiên cứu được trình bày theo mục tiêu nghiên cứu • Phần trình bày về bối cảnh nghiên cứu (ngành, địa phương, chính sách, thực trạng, v.v.) ngắn gọn, đủ thông tin • Kết quả nghiên cứu chính trình bày theo chuẩn mực và thông lệ, đủ bằng chứng để để người đọc đánh giá độ tin cậy Phần trình bày về kết quả của NCS thường bị lan man, làm loãng kết quả nghiên cứu chính

  17. 3. Bình luận, kiến nghị • Bình luận và kiến nghị phải dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu • Một số nội dung chính trong phần này gồm: • Những đóng góp, luận điểm mới về lý thuyết • Hướng nghiên cứu tiếp theo • Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu (nghiên cứu ứng dụng có thể đề xuất những kiến nghị từ kết quả) • Hạn chế của nghiên cứu Phần kiến nghị không phải là bộ giải pháp tổng thể nhằm giải quyết vấn đề của thực tiễn. Đây chỉ là những kiến nghị xuất phát từ kết quả nghiên cứu

  18. Thay lời kết • Luận án là công trình khoa học • “Chuẩn” luận án là chuẩn mực của các công trình khoa học – không phải là chuẩn mực của các ĐỀ ÁN thực tiễn • Xây dựng và tuân thủ chuẩn mực khoa học sẽ nâng tầm luận án của nhà trường

More Related