480 likes | 734 Views
Chương 3. PHÁT TRIỂN NNL PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CNH, HĐH. Chương 3. Khái niệm phát triển NNLXH Yêu cầu phát triển NNLXH Các hình thức phát triển NNLXH Chính sách và quản lý sự phát triển NNLXH. Khái niệm.
E N D
Chương 3 PHÁT TRIỂN NNL PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CNH, HĐH
Chương 3 • Khái niệm phát triển NNLXH • Yêu cầu phát triển NNLXH • Các hình thức phát triển NNLXH • Chính sách và quản lý sự phát triển NNLXH
Khái niệm Phát triển NNL là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho NNL nhằm đáp ứng đòi hỏi về NNL cho sự phát triển KT – XH
Chất lượng NNL và các chỉ tiêu đánh giá Trên ba phương diện • Thể lực • Trí lực • Tâm lực
Thể lực Sức khỏe là mục đích và là điều kiện của sự phát triển Sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về vật chất và tinh thần “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh tật hay thương tật”
Thể lực Chỉ tiêu đánh giá: • Chiều cao trung bình của thanh niên từ 18 – 35 tuổi • Cân nặng trung bình của thanh niên • BMI …
Thể lực Chiều cao trung bình của thanh niên - Việt Nam: 163,5cm, - Nhật Bản: 172 cm, - Thế giới: nam 176,8cm, nữ 163,7cm Tuổi thọ trung bình VN: 71,3 tuổi (2005) Dinh dưỡng thiếu -> thể lực hạn chế
Trí lực • Trình độ văn hóa: khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn giản để duy trì cuộc sống. • Trình độ chuyên môn kỹ thuật: là kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp
Trí lực Chỉ tiêu đánh giá • Tỷ lệ ds từ 10 tuổi trở lên biết chữ • Số năm đi học trung bình của ds từ 25 tuổi trở lên • Tỷ lệ đi học chung • Tỷ lệ đi học cấp tiểu học, THCS, PTTH • Tỷ lệ đi học đúng tuổi các cấp
Trí lực Chỉ tiêu đánh giá • Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo CMKT • Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo CMKT …
Trí lực Thực trạng • Tỷ lệ đào tạo các cấp đang bất hợp lý • Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo CMKT thấp • Năm 2008: LĐ qua đào tạo 34,5% LĐ qua đào tạo nghề 24,7%
Tâm lực Những phẩm chất đạo đức – tinh thần không những có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn lực con người mà còn thúc đẩy tính tích cực và làm gia tăng hiệu quả hoạt động của con người.
Tâm lực Chỉ tiêu đánh giá • Tỷ lệ lao động vi phạm kỷ luật về thời gian lao động • Tỷ lệ số người vi phạm kỷ luật công nghệ • Tỷ lệ số người bị thi hành kỷ luật trong năm
Tâm lực • LĐ VN cần cù, ham học hỏi, thông minh, nhanh nhẹn, khéo léo… • Tác phong công nghiệp, ý thức kém, nhận thức về quan hệ lao động chưa sâu…
Chất lượng NNL và các chỉ tiêu đánh giá Chỉ tiêu tổng hợp HDI: xác định trên ba tiêu chí • GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương • Trình độ học vấn • Tuổi thọ bình quân HDI của VN: 2005 đạt 0,704 2007/2008 đạt 0,732
Yêu cầu phát triển NNL Thể lực • Sức khỏe thể chất tốt • Sức khỏe tâm thần tốt • Có sức chịu đựng dẻo dai, đáp ứng quá trình sản xuất kéo dài, liên tục
Yêu cầu phát triển NNL Trí lực • Đội ngũ công nhân lành nghề • Đội ngũ trí thức với cơ cấu đồng bộ trong các lĩnh vực • Phát triển bộ phận nhân tài trong đội ngũ lao động • Phát triển NNL chất lượng cao
Yêu cầu phát triển NNL Tâm lực • Tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật tự giác cao • Có niềm say mê nghề nghiệp, chuyên môn • Sáng tạo, năng động, nhạy bén, thích nghi và làm chủ KHCN • Có kỹ năng biến tri thức thành kỹ năng LĐ nghề nghiệp
Các hình thức phát triển NNL • Hệ thống các cơ sở dạy nghề • Hệ thống các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp
Hệ thống các cơ sở dạy nghề • Trường, lớp, trung tâm dạy nghề của NN • Các trung tâm , trường lớp dạy nghề tư nhân • Các trường lớp dạy nghề cạnh doanh nghiệp • Các cơ sở dạy nghề thuộc trung tâm giới thiệu việc làm • Kèm cặp tại nơi làm việc
Trường, lớp, trung tâm dạy nghề của NN • Do TCDN hoặc các Bộ, ngành đầu tư quản lý Ưu điểm • CSVC được trang bị đầy đủ và hiện đại • Đội ngũ huấn luyện có nhiều kinh nghiệm • CN được đào tạo có trình độ lý thuyết và tay nghề cao
Trường, lớp, trung tâm dạy nghề của NN Nhược điểm • Kinh phí đào tạo cao nên khó đáp ứng nhu cầu đào tạo lớn • Không đáp ứng được nhu cầu nghề trong xh • Kinh phí NN nên hạn chế trong hạch toán tài chính, quản lý chất lượng đào tạo -> xu hướng xã hội hóa
Các trung tâm, trường lớp dạy nghề tư nhân Ưu điểm • Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về số lượng và tính đa dạng của ngành nghề • Thu hút nhiều đầu tư Nhược điểm • CN được đào tạo thường yếu về lý thuyết và tay nghề • Có xu hướng chạy theo lợi nhuận • QLNN lỏng lẻo
Các trường lớp dạy nghề cạnh DN Ưu điểm • Đáp ứng nhanh chóng về số lượng và chủng loại nghề của CN cho DN • Nội dung học tập có tính chuyên môn hóa, CN có khả năng vào việc ngay Nhược điểm • Chất lượng lý thuyết và tay nghề không cao, không đầy đủ • Quy mô đào tạo nhỏ ->liên kết giữa các DN với nhau
Các trường lớp dạy nghề thuộc TTGTVL Ưu điểm • Thời gian đào tạo ngắn • Kết hợp giới thiệu VL và đào tạo nghề nâng cao hiệu quả hoạt động của TT. Khả năng có VL ngay rất cao • Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tuyển dụng, nhất là trong khu vực phi kết cấu Nhược điểm • CSVC không tốt, chất lượng đội ngũ giảng dạy không cao • QLNN lỏng lẻo
Kèm cặp tại nơi làm việc Ưu điểm • Hiệu quả cao • Ít tốn kém • Kết thúc khóa học tạo ra sản phẩm và có khả năng làm việc ngay • Nhu cầu đào tạo gắn với công việc Nhược điểm • Đào tạo thường yếu về lý thuyết, kiến thức nghề nghiệp hạn hẹp • Tiếp thu cả những khuyết tật trong kinh nghiệm, kiến thức, tác phong của người truyền đạt
Những khó khăn của hoạt động dạy nghề • Tâm lý của người học • Thiếu nhân lực trầm trọng • Thiếu chuẩn đào tạo • Cơ cấu đào tạo ngành nghề còn kém • Khả năng học lên cao thấp
Hệ thống cơ sở đào tạo chuyên nghiệp • Các trường trung học chuyên nghiệp: đào tạo LLLĐ cầu nối giữa CNSX và LĐ có trình độ CĐ, ĐH, sau ĐH • Các trường cao đẳng và đại học: đào tạo LLLĐ có tay nghề cao trong XH • Các cơ sở đào tạo sau đại học: đào tạo LLLĐ có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực sáng tạo và giải quyết những vấn đề mới thuộc chuyên ngành
Đào tạo đại học và sau đại học • Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật và quản lý có trình độ cao. • Phát triển những kiến thức mới thông qua nghiên cứu và đào tạo ở trình độ cao; đồng thời chuyển giao, thích nghi và phổ biến những kiến thức mới. • Tạo cơ sở cho các diễn đàn, các cuộc thảo luận rộng rãi những vấn đề phát triển và đổi mới đất nước. • Tạo ra những thay đổi về chất trong đời sống xh.
Chính sách và quản lý sự phát triển NNL Quan điểm phát triển NNL • Thực hiện công bằng XH trong giáo dục và tạo điều kiện phát triển tài năng • Phát triển NNL gắn liền với nhu cầu phát triển KT – XH, tiến bộ KH – CN và sự nghiệp củng cố AN – QP • Phát triển NNL là sự nghiệp chung của Đảng, NN và nhân dân
Chính sách và quản lý sự phát triển NNL CS GD – ĐT • CS nâng cao dân trí • CS về cơ cấu đào tạo • CS ưu đãi với lực lượng làm công tác GD – ĐT • CS học bổng, học phí • CS đầu tư • CS mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo và bồi dưỡng NNL ở nước ngoài
Chính sách GD - ĐT • GD – ĐT phát triển mạnh, góp phần quan trọng vào những thành tựu của đất nước • Thế giới cho rằng: “ VN thu được nhiều thành tựu về nền GD – ĐT của họ mà nhiều nước có nền công nghiệp hiện đại không đạt được”
Chính sách GD - ĐT Hạn chế: • GD – ĐT chưa đáp ứng kipk thời đòi hỏi ngày càng cao về NNL cho công cuộc đổi mới. Quy mô GD nghề nghiệp quá nhỏ. • Đội ngũ KHKT phát triển nhanh về số lượng song chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, cơ cấu bất hợp lý, phân bố không đều • Chưa thực hiện tốt công bằng XH trong GD -> chất lượng NNL còn thấp về kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ… -> Quản lý chất lượng GD – ĐT là nội dung hàng đầu trong quản lý chất lượng NNL
Chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân • CS BHYT • CS và chương trình CSSK ban đầu & SK cộng đồng • CS khám, chữa bệnh cho người nghèo • CS phòng trừ các tệ nạn và bệnh dịch • CS đầu tư cho y tế và sử dụng ngân sách sự nghiệp
Chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân • Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và phát triển mạnh mẽ • Tỷ lệ tử vong giảm • Tuổi thọ trung bình tăng cao • Công tác phòng chống dịch bệnh có hiệu quả • Y học cổ truyền phát triển • Tỷ lệ SDD cao • Đầu tư không hiệu quả • Bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động tăng • Quản lý y tế tư nhân chưa chặt chẽ
Chính sách thể dục thể thao • CS phát triển thể thao đỉnh cao, từng bước chuyển sang bán chuyên nghiệp, chuyên nghiệp các môn thể thao đỉnh cao. • CS khuyến khích và phát triển thể thao cộng đồng • CS tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện các VĐV, huấn luyện viên…
Chính sách thể dục thể thao • Phong trào thể dục thể thao các vùng, các ngành, thể thao cộng đồng được phát triển • Phần lớn mang tính hình thức • Đầu tư hạn hẹp • Quản lý lỏng lẻo
Thị trường lao động • Khái niệm: thị trường lao động là nơi diễn ra các quan hệ thương lượng giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền công và các điều kiện khác trên cơ sở hợp đồng lao động theo pháp luật lao động quy định
Các yếu tố của TTLĐ • Cung lao động: tập hợp những người có khả năng và có nhu cầu làm việc • Cầu lao động: số lượng lao động mà nhà sản xuất sẵn sàng thuê để sản xuất hàng hóa dịch vụ với mức tiền lương nhất định. • Giá cả sức lao động: là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, gọi là tiền lương hoặc tiền công.
Điều kiện hình thành TTLĐ • Nền KTHH phát triển theo cơ chế thị trường • Chế định pháp luật cho phép tồn tại TTLĐ: người chủ sử dụng có quyền mua sức LĐ, người LĐ toàn quyền sở hữu sức LĐ của mình • Người LĐ không có sở hữu tư liệu sản xuất đủ để đảm bảo các nhu cầu của bản thân và gia đình • Có hệ thống thể chế TTLĐ thích hợp để giải quyết các nhu cầu và quan hệ phát sinh của thị trường như hệ thống các cơ quan dịch vụ việc làm, hệ thống thông tin LĐ…
Phân loại TTLĐ • Khu vực thành thị chính thức: yêu cầu LĐ có trình độ cao, mức lương cao và ổn định • Khu vực thành thị không chính thức: người lao động tự tạo việc làm, đầu tư không đáng kể • Khu vực nông thôn: LĐ chủ yếu làm việc cho gia đình, là LĐ phổ thông chưa qua đào tạo; tồn tại thị trường LĐ làm thuê theo mùa vụ.
Vai trò của TTLĐ • Là một thị trường không thể thiếu trong hệ thống đồng bộ các thị trường • Tham gia điều chỉnh, phân bố, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là NNL theo cung cầu và giá cả sức LĐ cuả thị trường; hạn chế lãng phí, tiêu cực • Phát triển TTLĐ là biện pháp quan trọng nâng cao sức cạnh tranh của LĐ
Vai trò của TTLĐ • TTLĐ có tác động đến phát triển con người, giải phóng và phát huy tiềm năng của vốn con người; xây dựng quan hệ LĐ lành mạnh; đảm bảo quyền, lợi ích giữa các bên • Thông qua TTLĐ, chất lượng nhân lực được đánh giá và hình thành nên các thang giá trị sức LĐ trong XH
TTLĐ Việt Nam • Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật khuyến khích phát triển KT, thiết lập thể chế thị trường được dần dần hoàn thiện • Các hoạt động liên quan đến cung, cầu, kết nối cung cầu LĐ ngày càng phát triển về quy mô và hình thức hoạt động
TTLĐ Việt Nam • NLĐ dồi dào, tỷ lệ LĐ qua đào tạo được nâng cao qua từng năm • Cơ cấu LĐ tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH • Thu nhập của LĐ và DN được cải thiện đáng kể tùy thuộc vào năng suất của từng cá nhân, DN
TTLĐ Việt Nam • TTLĐ chính thức chậm hình thành • Cung LĐ lớn hơn cầu LĐ, LĐ có chất lượng cao ít • TTLĐ phát triển không đồng đều giữa các vùng • Tiền lương, tiền công chưa khuyến khích người LĐ phát huy hết khả năng, chưa thực hiện kích cầu để sản xuất • TTLĐ phát triển kéo theo tranh chấp giữa LĐ cá nhân và tập thể trong các DN tăng lên, mức độ cao nhất là các cuộc đình công
Phát triển TTLĐ Việt Nam • Hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo đối xử bình đẳng người sử dụng LĐ và người LĐ • Hoàn thiện hệ thống giao dịch của TTLĐ • Tạo cung LĐ đáp ứng yêu cầu của TTLĐ về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề
Phát triển TTLĐ VIệt Nam • Tăng cầu LĐ thông qua phát triển sản xuất, mở rộng và phát triển TTLĐ ngoài nước, tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm • Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án phát triển TTLĐ • Đặt TTLĐ trong mối quan hệ phát triển đồng bộ với các thị trường khác