1 / 20

CÁC HỆ THỐNG SÔNG Ở MIỀN TRUNG

GVHD : TH.S . Đỗ Thị Nhung Nhóm 2 : Nguyễn Ngọc Năm Lê Công Nguyên Phạm Ngọc Qúy Nguyễn Hữu Văn K Nghiêm. CÁC HỆ THỐNG SÔNG Ở MIỀN TRUNG. Nội dung chính:.

john
Download Presentation

CÁC HỆ THỐNG SÔNG Ở MIỀN TRUNG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. GVHD: TH.S . Đỗ Thị Nhung Nhóm 2: Nguyễn Ngọc Năm Lê Công Nguyên Phạm Ngọc Qúy Nguyễn Hữu Văn K Nghiêm CÁC HỆ THỐNG SÔNG Ở MIỀN TRUNG

  2. Nội dung chính: I:Khái quát đặc điểm chung sông ngòi ở miền Trung II: Các hệ thống sông ở miền Trung 1) Hệ thống sông Cả 2) Hệ thống sông Thu Bồn 3)Hệ thống sông Ba( sông Đà Rằng)

  3. I: Khái quát đặc điểm chung sông ngòi miền Trung • Sông ở miền Trung thường nhỏ, ngắn và dốc. • Có lượng nước thay đổi theo mùa và có ít phù sa • Cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của nhân dân • Sông có nhiều nhánh, phát triển thành nhiều phụ lưu, thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy • Hàng năm vào mùa lũ mực nước sông dâng cao, gây nhiều thiệt hại cho đời sống người dân miền Trung

  4. II: Các hệ thống sông ở miền Trung • Hệ thống sông Cả:

  5. Khái quát chung • Sông Cả có hai nguồn là Nậm Nơn và Nậm Mô. • Nậm Nơn từ dãy Pu Lôi chảy xuống, có chiều dài 531 km • Nậm Mô chảy từ cao nguyên Trấn Ninh về, có chiều dài 432 km.Dòng Nậm Mô chạy thẳng tắp theo hướng tây bắc-đông nam của đứt gãy mang tên sông Cả, qua cửa Rào, Đô Lương, thành phố Vinh và đổ ra biển ở cửa Hội

  6. Dòng chảy • Toàn hệ thống có 150 phụ lưu, trong đó có những phụ lưu quan trọng như sông Con bên tả ngạn, từ núi Pu Hoạt xuống và Ngàn Phố-Ngàn Sâu bên hữu ngạn, từ sườn núi Bà Mụ-Rào Cỏ về. • Sông Cả có lượng nước khá lớn, môđum dòng chảy của toàn hệ thống là 331 l/s/km2 ,tương đương với 24,7 tỷ m3/năm, phân bố không đồng đều. • Tại Mường Xén, môđum dòng chảy là 26,7 l/s/km2 • Tại Yên Thượng là 22,3 l/s/km2 • Tại Quỳ Châu là 47,7 l/s/km2 • Tại Hòa Duyệt, môđum dòng chảy là 64,9 l/s/km2 • Đặc biệt tại Trại Trụ trên sông Tiêm, môđum dòng chảy là 76,3 l/s/km2

  7. Một khúc của con sông Cả

  8. Lượng phù sa trên sông Cả không phong phú • Độ đục bình quân trên sông Cả tại Hưng Yên là 206 g/m3 , ứng với tổng lượng phù sa là 3,5 triệu tấn/năm, hệ số sâm thực bằng 148 tấn/năm/km2. • Tại Qùy Châu độ đục giảm xuống còn 181 g/m3, trên Ngàn Sầu tại Hòa Duyệt độ đục chỉ còn 114 g/m3

  9. Thủy chế • Thủy chế trên sông Cả không đồng nhất. • Trên sông Cả mùa lũ đi từ tháng VII đến tháng XI, dài 5 tháng, chiếm khoảng 70% dòng chảy năm, tháng lũ cực đại là tháng IX, chiếm 20% dòng chảy năm. • Trên sông Hiếu, mùa lũ sớm hơn một tháng, từ tháng VI đến tháng IX. • Trên Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt xuất hiện lũ tiểu mãn vào tháng V-VI, mùa lũ chính từ tháng IX đến tháng XI

  10. Mùa cạn trên sông Cả từ tháng XII đến tháng VI, chiếm 30% dòng chảy năm Tháng kiệt nhất là tháng III hoặc tháng IV, chiếm khoảng 2% Một đoạn sông Cả

  11. 2. Hệ thống sông Thu Bồn • Khái quát chung • Sông Thu Bồn dài 205 km, diện tích lưu vực 10.350 km2, chảy hoàn toàn trong nước ta. • Hệ thống có 80 phụ lưu thuộc 4 cấp, trong đó có những sông lớn như sông Cái, sông Bung. • Dòng chảy chính bắt nguồn từ sườn núi Ngọc Lĩnh, ở độ cao 1600 m,chảy theo hướng nam-bắc gần tới Quế Trung rẽ sang hướng tây-đông. • Sông đổ ra biển với ba chi lưu là sông Tĩnh Yên, sông Vĩnh Điện đổ vào vũng Đà Nẵng và Trường Giang đổ vào vũng An Hòa

  12. Dòng chảy Sông Thu Bồn có lượng nước phong phú, lưu lượng bình quân là 2910 m3/s, môđum toàn lưu vực đạt 60,7 l/s/km2, ứng với tổng lượng nước là 20 tỉ m3/năm. Trên các phụ lưu thì môđum dòng chảy khác nhau, cụ thể như: Trên sông Cái tại Thành Mỹ là 62,8 l/s/km2 Trên sông Bung là 65,7 l/s/km2 Trên sông Thu Bồn ở Bông Sơn là 61,5 l/s/km2 Sông Thu Bồn

  13. Sông Thu Bồn có khá nhiều phù sa, tại Nông Sơn độ đục bình quân là 120g/m3, ứng với hệ số xâm thực là 301 tấn/năm/km2. • Nhưng trên sông Cái, các đại lượng tương ứng nhỏ hơn, chỉ bằng 97 g/m3 và 175 tấn/năm/km2

  14. Thủy chế • Có lũ tiểu mãn xảy ra từ tháng V đến tháng VI. • Mùa lũ chính ngắn và muộn xãy ra từ tháng IX đến tháng XII, trong đó tháng XI là tháng đỉnh lũ , có lưu lượng bình quân tới 954 m3/s, chiếm khoảng 30% lưu lượng năm. • Mùa cạn rất dài, từ tháng I đến tháng VIII, tháng kiệt nhất là tháng IV với lượng nước bình quân 58,2 m3/s, bằng 2% lưu lượng năm, còn lưu lượng cực tiểu có thể xuống tới 13,3 m3 /s tại Nông Sơn

  15. 3. Hệ thống sông Ba (Đà Rằng)

  16. Khái quát chung • Sông Ba bắt nguồn từ sườn núi Công Ca Kinh và Ngọc Rô chảy theo hướng bắc-nam cho đến Cheo Reo, sau đó chuyển sang hướng tây bắc-đông nam cho đến Củng Sơn thì chảy theo hướng tây-đông đổ ra biển ở cửa Đà Diệt, Tuy Hòa • Hệ thống sông Ba khá phát triển, có 105 phụ lưu thuộc 4 cấp, trong đó có những sông quan trọng như:

  17. Sông Ayun dài 175 km với diện tích lưu vực 2950 km2 • Sông Crông Hơ Năng dài 130 km với diện tích lưu vực 1.840 km 2 • Sông Hinh dài 88 km, với diện tích lưu vực 1.040 km2

  18. Dòng chảy • Sông Ba cung cấp nước quanh năm cho đồng bằng Tuy Hòa, môđum dòng chảy là 21,6 l/s/km2,tương đương với tổng lượng nước 9,39 tỷ m3/năm • Các phụ lưu có lượng nước khá lớn: • Tại Cheo Reo trên sông Ayun, môđum dòng chảy đạt 25,5 l/s/km2 • Tại Củng Sơn là 25,3 l/s/km2 • Sông Ba không nhều phù sa, độ đục bình quân tại Củng Sơn là 227 g/m3, ứng với hệ số sâm thực bằng 158 tấn/năm/km2

  19. Thủy chế • Mùa lũ ở thượng và trung lưu bắt đầu sớm và kết thúc sớm, từ tháng VIII đến tháng XI • Ở hạ lưu có lũ tiểu mãn vào tháng V-VI, mùa lũ chính từ tháng IX đến tháng XII. Lượng nước mùa lũ chiếm hơn 70% tổng lượng năm và tháng có lưu lượng lớn nhất là tháng XI, chiếm 21,2% tại Cheo Reo, 28,3% tại Củng Sơn • Mùa cạn từ tháng I đến tháng VIII, tháng kiệt nhất là tháng IV, chỉ có lượng nước bằng 2,9%tổng lượng nước tại Cheo Reo , 1% tại Củng Sơn và 1,2% tại Sông Hinh

  20. Tài liệu tham khảo Địa lý tự nhiên Việt Nam (NXB Đại học sư phạm) http://www.ies.vn/energydata/ThuyNang_TNKTKT.asp?g1=2&g1v=S%C3%B4ng%20M%C3%A3

More Related