1 / 29

thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai

Chồng chéo đất , rừng và phương pháp giải quyết. thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai. I. Bối cảnh. Giao đất gắn với giao rừng thí điểm tại xã Lùng Sui trên cơ sở

haracha
Download Presentation

thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chồngchéođất, rừngvàphươngphápgiảiquyết thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui, huyện Simacai, tỉnh Lào Cai

  2. I. Bối cảnh • Giao đất gắn với giao rừng thí điểm tại xã Lùng Sui trên cơ sở Văn bản thỏa thuận giữa Chi cục lâm nghiệp Lào Cai, UBND huyện Simacai và Viện SPERI về thực hiện thí điểm Giao đất giao rừng tại Lùng Sui.

  3. II. Mục tiêu • Có được báo cáo đánh giá về tình hình quản lý, sử dụng đất của các chủ sử dụng đất có trên địa bàn bản Lùng Sán, xã Lùng Sui • Có được đề xuất phương pháp tiếp cận hiệu quả giải quyết những tồn tại về chồng chéo ranh giới trong quản lư đất, rừng tại Tả Lùng Sán • Có được phương pháp tiếp cận giải quyết tồn tại những chồng chéo, vướng mắc ranh giới đất đai giữa các chủ sử dụng đất.

  4. III. Căn cứ • Luật Đất đai năm 2003 • Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 • Thông tư 38/2007 hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn • Thông tư Liên tịch 07/2011 hướng dẫn nọi dung giao rừng, thuê rừng gắn với giao đất • Luật tục của người dân địa phương.

  5. IV. Phương pháp tiếp cận • Phương pháp chủ đạo khi thực hiện rà soát là dựa vào cộng đồng, nghĩa là Tạo điều kiện và cơ hội để mọi người dân, mọi thành phần chủ sử dụng đất tham gia vào quá trình rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng đất. Tất cả mọi người được biết, đuợc bàn, được làm, được kiểm tra.

  6. IV. Phương pháp tiếp cận (tiếp) • Việc rà soát các thửa đất tại thực địa có sự xác nhận, chứng kiến của các chủ SDĐ kề cận, trưởng thôn và các đại diện ban ngành liên quan kèm theo các biên bản rà soát thực địa • Kết hợp với việc xác định ranh giới, diện tích, vị trí lô, thửa và xác định trạng thái đất, rừng trên cơ sở tờ bản đồ giải thửa giao đất, giao rừng tại lùng Sui (số 1 – tỷ lệ 1/100.000) do Phòng Tài nguyên môi trường cung cấp. • Thành lập tổ hòa giải để giải quyết vướng mắc

  7. Các bên tham gia • Cộng đồng dân cư 63 hộ thôn Lùng Sán, Xã Lùng Sui, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai • Các trưởng thôn có ranh giới kề cận với thôn Lùng Sán (Nà Mỏ Cái, Lao Dìn Phàng, Nà Chí, Ta Pa Chải, Lềnh Sui Thàng) • Các hộ gia đình bên ngoài có đất, rừng kề cận với ranh giới thôn Lùng Sán • Đại diện UBND xã Lùng Sui • Tổ công tác giao đất, giao rừng.

  8. Thành viên Tổ GĐGR và bà con thôn Lùng sán tham gia rà soát đất rừng

  9. V. Kết quả thực trạng sử dụng đất a) Loại đất, rừng truyền thống ở xã Lùng Sui (có 5 loại như sau): • Đất truyền thống hộ gia đình: Là đất do tổ tiên để lại, do mua lại, do khai hoang, do chuyển nhượng, các loại đất này đã được cúng Thứ Tỷ và được các thành viên trong cộng đồng công nhận • Đất truyền thống cộng đồng thôn dùng để cúng Thứ Tỷ • Đất truyền thống của cộng đồng thôn dùng để khai thác sử dụng cho người dân trong thôn • Đất truyền thống cộng đồng xã: dùng để cúng Nào Lồng • Đất của xã dùng để khai thác, sử dụng cho người dân trong xã

  10. b) Lịch sử và luật tục - Luật tục: Có 2 luật tục đáng chú ý gắn liền với việc quản lý bả vệ rừng là + Thờ cúng Thứ tỷ, ngày 6/2 âm lịch (thần Đá mẹ; địa điểm thường là hòn đó to trong rừng) + Thờ cũng Nào lồng, ngày rồng tháng 6 âm lịch (thần Rồng; lễ ăn thề ngày thần rồng, địa điểm thường là gốc cây to nhất trong rừng)

  11. - Lịch sử: • Vùng Lùng Sui là vùng đất linh thiêng (địa linh) được cộng đồng người dân tộc Mông vùng Bắc Hà – Simacai xác lập từ hàng trăm năm nay. Có thể nói Rừng Nào Lồng Lùng Sui là chiếc nôi của Lễ hội Nào Lồng vùng Lào Cai – Xín Mần (Hà Giang) • Nguồn gốc lễ hội Nào Lồng ở Lùng Sui đã có chừng 6 đời người. Đầu tiên là ông Giàng Ly Tráng cho tổ chức thờ cúng những vị thần (Lồng Sang, và Lồng Sềnh) Khi thờ cúng Nào Lồng thì tất cả người Mông, người Nùng, người Dao...

  12. - Lịch sử: • ở Bắc Hà, Mường Khương, Sapa... của Lào Cai và Sín Mần, Hà Giang đều đến thờ cúng những vị thần này tại Lùng Sui. Sau khi Ông Giàng Ly Tráng mất thì có bố của Hoàng A Tưởng tên là Hoàng Dềnh Trao, đến cùng với người dân tiếp tục thờ cúng những vị thần Rồng này. Khi ông Hoàng Dềnh Trao chết, con ông là Hoàng A Tưởng cũng đến thờ cúng cùng với người dân ở vùng này. Được một thời gian, .....

  13. - Lịch sử: • .... ông Hoàng A Tưởng thấy người dân ở các huyện khác đến đây rất vất vả vì phải đi bộ, cưỡi ngựa nên Ông mới phân chia cho mỗi huyện tự đi chọn cây, chọn rừng tại huyện mình để làm lễ cúng (Lồng Sang, Lồng Sềnh) còn rừng ở Lùng Sui thì để cho huyện Simacai thờ cúng. Từ đó các huyện khác không đến thờ cúng Nào Lồng ở Lùng Sui đây nữa. • Cũng từ đó đến nay hàng năm UBND xã Lùng Sui mới đứng ra tổ chức làm lễ thờ cúng Nào Lồng này.

  14. 2. Kết quả rà soát trên bản đồ Thực trạng: • Bản đồ số 1 (bản đồ giao đất của Phòng tài nguyên) các chủ quản lý, SDĐ tại Lùng Sui gồm: Hộ gia đình, Thôn, xã, BQL Rừng phòng hộ. Trong đó hộ gia đình có số hiệu trên bản đồ đều được cấp bìa đỏ. • Bản đồ số 2, số 3 thể hiện trạng thái rừng, vị trí các khoảnh rừng (BQL rừng PH). Tất cả đều thuộc Rừng phòng hộ và do BQL RPH Simacai quản lý. Trong khi đó ở thôn Lùng Sán nói riêng và Xã lùng Sui nói chung có ít nhất 5 chủ quản lý như trên.

  15. So sánh các bản đồ • Bằng mắt thường có thể thấy sự trùng nhau, chồng chéo nhau giữa bản đồ số 1 và bản đồ số 2, số 3. Tất cả các lô thửa về rừng truyền thống của hộ gia đình, của thôn, của xã trên tờ bản đồ số 1 đều nằm gọn trong Rừng do ban quản lý rừng phòng hộ làm chủ. • Hiện tại có 36 bìa đỏ của các hộ thôn Lùng Sán đang nằm trong tủ của UBND xã Lùng Sán, chưa phát cho dân mặc dù đã 5 năm trôi qua... ? • Anh Hoàng Văn Thành, cán bộ địa chính nói: Số bìa đỏ với bản đồ và sổ mục kê có nhiều sai sót nên chưa phát được cho dân...

  16. So sánh các bản đồ

  17. Số liệu rà soát • Diện tích rà soát của toàn thôn: 313,9 ha • Số thửa rà soát: 160 • Số thửa có trên bản đồ: 86 • Số thửa của các hộ có trên thực tế nhưng chưa có trên bản đồ: 74 • Số lô rà soát đúng vị trí từ bản đồ và thực tế: 57/86 (67%) • Số lô sai lệch từ bản đồ và thực tế: 28/85(33%)

  18. Số liệu rà soát • Tổng diện tích đất do Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý là 123 ha. • Toàn bộ vùng Chông chê tê, Háng Chà (phía đông của thôn Lùng Sán), núi phía sau Ủy ban xã là đất do Ban quản lý Rừng phòng hộ quản lý, trên thực tế là đất truyền thống của cộng đồng và các hộ gia đình. • Chồng chéo 17 ha giữa hộ gia đình với BQL rừng phòng hộ.

  19. 2. Nguyên nhân của sai lệch • Anh Đoạt, cán bộ BQLRPH nói: Khi phòng tài nguyên làm bản đồ giao đất, họ không hỏi và không tham khảo tài liệu của chúng tôi, ngược lại khi rà soát chúng tôi cũng không có tài liệu của họ. • Vì không tham khảo ý kiến của nhau nên việc ai nấy làm, không cần biết có sự chồng chéo hay khay không, vì vậy mới có hiện tượng bản đồ làm sau chồng lên bản đồ làm trước • Anh Páo – Trưởng thôn Lùng Sán nói: Tôi làm trưởng thôn từ hơn 10 năm nay, hồi đó cũng có đoàn đến làm giao đất nhưng chỉ nghe cán bộ đứng trên chỉ từ xa thôi, không đo đạc, sau đó họ làm thế nào thì không biết.

  20. VI. Đề xuất phương pháp tiếp cận giải quyết tồn tại về sự chồng chéo. 1. Quan điểm - Không đổ lỗi cho quá khứ. - Tôn trọng thực tế. - Tiếp tục họp dân và các chủ rừng liền kề để giải quyết tranh chấp. - Ưu tiên truyền thống địa phương.

  21. 2. Phương pháp giải quyết • Ngày 02/11/2011, tổ công tác GĐGR báo cáo kết quả rà soát đất đai tại thôn Lùng Sán trước Ban chỉ đạo GĐGR cấp huyện, trong đó đề xuất thực hiện các bước tiếp theo chương trình GĐGR • Ngày 8/12/2011 – Thôn Lùng Sán và UBND xã Lùng Sui gửi công văn lên huyện Simacai đề nghị chỉnh lý hồ sơ địa chính và làm thủ tục giao lại đất rừng cho các chủ hộ tại Lùng Sán • Ngày 29/12/2011 của UBND huyện Simacai gửi công văn số 870 – UBND về việc đề nghị tiếp tục thực hiện GĐGR tại Lùng Sui.

  22. 2. Phương pháp giải quyết • Ngày 02/11/2011, tổ công tác GĐGR báo cáo kết quả rà soát đất đai tại thôn Lùng Sán trước Ban chỉ đạo GĐGR cấp huyện, trong đó đề xuất thực hiện các bước tiếp theo chương trình GĐGR • Ngày 8/12/2011 – Thôn Lùng Sán và UBND xã Lùng Sui gửi công văn lên huyện Simacai đề nghị chỉnh lý hồ sơ địa chính và làm thủ tục giao lại đất rừng cho các chủ hộ tại Lùng Sán • Ngày 29/12/2011 của UBND huyện Simacai gửi công văn số 870 – UBND về việc đề nghị tiếp tục thực hiện GĐGR tại Lùng Sui.

  23. 2. Phương pháp giải quyết • Ngày 20/2/2012, Viện SPERI gửi đến UBND huyện Simacai, Tư vấn Kế hoạch GĐGR tại Lùng Sán xã Lùng Sui sau khi có kết quả rà soát, theo đó có 5 bước tiếp theo: + Đo đất, rừng và đánh giá trạng thái rừng có sự tham gia của người dân. + Xây dựng phương án giao đất + Xây dựng quy chế cộng đồng + Công tác nội nghiệp, trình duyệt + Giao đất thực địa + Trao giấy chứng nhận QSD đất

  24. Một số hình ảnh Anh Lúa, sơn đánh dấu mốc ranh giới rừng của gia đình

  25. Một số hình ảnh Các hộ cùng tham gia kiểm tra rà soát ranh giới

  26. Một số hình ảnh • Rừng Nào Lồng thôn Lùng Sán

  27. Một số hình ảnh Rừng ở vùng Núi Đứng

  28. Một số hình ảnh Rừng ở vùng Háng Chà

  29. Xin cảm ơn các quý vị ! Trưởng thôn Lùng Sán Vàng Seo Páo

More Related