1 / 22

DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG NAM Á (DELGOSEA)

DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG NAM Á (DELGOSEA). ĐỀ ÁN CHUYỂN GIAO MÔ HÌNH THỰC TIỄN TỐT “CHƯƠNG TRÌNH TIẾT KIỆM SINH THÁI “ CỦA THÀNH PHỐ MARIKINA, PHILIPPINES CHO THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN.

fallon
Download Presentation

DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG NAM Á (DELGOSEA)

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. DỰ ÁN CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU: HỢP TÁC VÌ QUẢN TRỊ DÂN CHỦ ĐỊA PHƯƠNG TẠI ĐÔNG NAM Á (DELGOSEA) ĐỀ ÁN CHUYỂN GIAO MÔ HÌNH THỰC TIỄN TỐT “CHƯƠNG TRÌNH TIẾT KIỆM SINH THÁI “ CỦA THÀNH PHỐ MARIKINA, PHILIPPINES CHO THÀNH PHỐ VINH, NGHỆ AN NGƯỜI TRÌNH BÀY: PGS.TS.NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG – CHUYÊN GIA DỰ ÁN HÀ NỘI NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2011

  2. HOẠT ĐỘNG THỨ 9: PHÁT TRIỂN “ Ý TƯỞNG CHUYỂN GIAO ”. • 1. Đánh giá những khác biệt giữa thành phố Vinh, Nghệ An và thành phố Marikina, Philippines • 2. Mục tiêu hướng tới của Chương trình. • 3. Kết quả cần đạt được của Chương trình. • 4. Lập kế hoạch thực hiện Chương trình. • 5. Thời gian và tiến độ triển khai chương trình • 6. Đề xuất cơ cấu tổ chức thực hiện Chương trình. • 7. Cách thức tiến hành • 8. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình • 9. Kế hoạch tài chính cho việc thực hiện chuyển giao kinh nghiệm thực tiễn tốt (BP) tại thành phố Vinh, Nghệ An. • 10. Nhận diện các khó khăn và rủi ro trong quá trình thực hiện chương trình. • 11. Phát triển kế hoạch truyền thông • 12. Nhân rộng chương trình

  3. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 1. Đánh giá những khác biệt giữa thành phố Vinh, Nghệ An (thành phố triển khai dự án điểm) và thành phố Marikina, Philippines (thành phố chuyển giao mô hình thực tiễn tốt (BP) từ chương trình “Tiết kiệm sinh thái”). • 1.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của TP Vinh. • 1.2. Về tổ chức hệ thống giáo dục, đào tạo và cơ sở vật chất trường học. • 1.3. Về các cơ sở thu mua phế liệu và tái chế chât thải. • 1.4. Về văn bản pháp lý. • 1.5. Về nguồn tài chính ban đầu.

  4. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 2. Mục tiêu hướng tới của Chương trình. • - Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường từ lứa tuổi học sinh tiểu học rồi đến cộng đồng dân cư. • - Giáo dục cộng đồng về những lợi ích kinh tế của rác thải • - Chuyển giao một phần công việc quản lý chất thải rắn từ cơ quan quản lý môi trường sang cộng đồng, • - Hướng tới ý thức bảo vệ môi trường đối với rác thải sẽ trở thành văn hóa ứng xử đối với học sinh và cộng đồng.

  5. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 3. Kết quả cần đạt được của Chương trình. • - Tạo được phong trào sâu rộng trong học sinh cũng như cộng đồng về phân loại, thu gom chất thải có thể tái chế, tái sử dụng. • - Xây dựng được ý thức mới về quản lý chất thải như là việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. • - Các học sinh thấy được “lợi ích kép” từ việc phân loại, thu gom chất thải có thể tái chế được. • - Hình thành ý thức bảo vệ môi trường trong toàn dân, xây dựng nếp sống văn hóa bảo vệ môi trường.

  6. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 4. Lập kế hoạch thực hiện Chương trình. • Thực hiện Chuyển giao kinh nghiệm thực tiễn tốt cho một đô thị điểm được chia thành các giai đoạn cơ bản sau đây: • - Giai đoạn chuẩn bị (10/2010 – 6/2011). • - Giai đoạn khởi động (7/2011 - 8/2011). • - Giai đoạn thực hiện (9/2011 – 5/2012). • - Giai đoạn tổng kết, đánh giá và nhân rộng mô hình (6/2012 – 8/2012).

  7. 5. Thời gian và tiến độ triển khai chương trình(Từ tháng 12/2010 đến tháng 8/2012).

  8. 5. Thời gian và tiến độ triển khai chương trình(Từ tháng 12/2010 đến tháng 8/2012).

  9. 5. Thời gian và tiến độ triển khai chương trình(Từ tháng 12/2010 đến tháng 8/2012).

  10. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 6. Cơ cấu tổ chức thực hiện Chương trình. • Thành lập Ban điều hành chương trình Tiết kiệm sinh thái theo Quyết định số 744/QĐ-UBND TP Vinh ngày 14 tháng 2 năm 2011 bao gồm 13 thành viên: • Phó chủ tịch UBND thành phố Vinh – Trưởng Ban. • Đại diện lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi trường – UBND TP Vinh – Phó ban • Đại diện lãnh đạo phòng Quản lý đô thị – UBND TP Vinh – Phó ban. • Đại diện UBMT Tổ quốc thành phố Vinh - Ủy viên. • Đại diện Thành đoàn thành phố Vinh - Ủy viên. • Đại diện Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Vinh - Ủy viên. • Đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND thành phố - Ủy viên. • Đại diện lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo – Ủy viên. • Đại diện phòng Văn hóa Thông tin - Ủy viên. • Đại diện lãnh đạo Cty TNHH 1 thành viên Môi trường đô thị tỉnh Nghệ An - Ủy viên. • Đại diện lãnh đạo phường Hưng Dũng - Ủy viên. • Đại diện lãnh đạo trường THCS Hưng Dũng – Ủy viên. • Đại diện lãnh đạo trường Tiểu học Hưng Dũng 1 - Ủy viên. • (Có danh sách cụ thể)

  11. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 7. Cách thức tiến hành • 1. Xác định các trường thực hiện thí điểm chương trình tiết kiệm sinh thái (Trường THCS Hưng Dũng và Trường Tiểu học Hưng Dũng 1). • Để xác định được một số trường có đủ điều kiện ban đầu để triển khai chương trình thí điểm, đây là việc làm hết sức quan trọng để khẳng định sự thành công của dự án. • Trước mắt, thành phố Vinh sẽ lựa chọn 2 trường công lập cùng nằm trên địa bàn 1 phường làm đại diện. Đó là: Trường THCS Hưng Dũng và Trường Tiểu học Hưng Dũng 1. • Điều kiện tiên quyết đầu tiên của sự lựa chọn đó là lãnh đạo UBND phường và Ban giám hiệu các trường phải thống nhất về việc được lựa chọn và quyết tâm thực hiện thành công dự án.

  12. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

  13. ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 7. Cách thức tiến hành • 2. Phân công nhiệm vụ giữa BGH 2 trường và UBND phường Hưng Dũng • Việc thu gom chất thải tái chế phải được thống nhất về mặt chủ trương: Các trường phát động, tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động. UBND phường chịu trách nhiệm về địa điểm thu gom, cơ sở thu mua và tham gia quản lý hoạt động. • Trên cơ sở các chủ trương này, theo phân cấp về 2 mảng công việc thực hiện, các đơn vị có kế hoạch triển khai nội dung công việc của mình, đồng thời bàn bạc về cách thức phối hợp. • Ngoài ra, BGH các trường cần thường xuyên liên hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh để nắm bắt diễn biến tình hình triển khai và kịp thời báo cáo Ban điều hành khi có biến cố bất thường. Đồng thời tổ chức thêm một số buổi ngoại khóa có các nội dung liên quan

  14. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 7. Cách thức tiến hành • 3. Công tác chỉ đạo • Ban điều hành của thành phố được thành lập theo Quyết định số 744/QĐ-UBND TP Vinh ngày 14 tháng 2 năm 2011 có sự phân công công việc cụ thể và cử cán bộ chuyên trách từng loại công việc như: chuyên môn, tổ chức, tài chính…và liên hệ với các cơ quan liên quan để thực hiện. Thực hiện đúng chế độ báo cáo đối với Ban Giám đốc dự án theo quy định chung. • Các chuyên gia của dự án, lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết từng công việc trong từng giai đoạn để triển khai, đi sâu đi sát về tất cả các hoạt động của dự án để có thể tư vấn kịp thời, giúp dự án đi đúng hướng và đạt kết quả tốt.

  15. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 8. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình (indicators) • - Số trường tham gia đợt đầu: 2 trường; • - Số học sinh tham gia đợt đầu: 1400 em, trong đó, trường THCS Hưng Dũng: 800 em, trường Tiểu học Hưng Dũng 1: 600 em. • - Số các cơ quan cùng phối hợp thực hiện: 9 cơ quan. • - Số cơ quan, đơn vị tài trợ chính cho Chương trình: Dự án Delgosea và UBND thành phố Vinh. • - Khối lượng và chủng loại chất thải tái chế được thu gom quy đổi thành tiền là: 10 000đ/học sinh/tháng. • - Số lượng chất thải tái chế trong mỗi tháng của 2 trường thu gom được quy đổi thành tiền là: • 1 400 học sinh x 10 000 đ/học sinh/ tháng = 14 000 000 đồng/tháng. • - Số tiền mà 2 trường thu được trong 1 năm học (9 tháng) do việc bán chất thải tái chế do học sinh thu gom: • 14 000 000 đ/tháng x 9 tháng = 126 000 000 đồng. • - Các chỉ số về môi trường và cảnh quan đô thị trước và sau khi Chương trình kết thúc: Môi trường cảnh quan được cải thiện, nhận thức của học sinh và của cộng đồng dân cư trên địa bàn phường Hưng Dũng được nâng cao.

  16. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 9. Kế hoạch tài chính cho việc thực hiện chuyển giao kinh nghiệm thực tiễn tốt (BP) tại thành phố Vinh, Nghệ An. • Kinh phí được chia theo các giai đoạn hoạt động của chương trình: • - Giai đoạn chuẩn bị. • - Giai đoạn khởi động. • - Giai đoạn thực hiện. • - Giai đoạn tổng kết, đánh giá và nhân rộng mô hình.

  17. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 10. Nhận diện các khó khăn và rủi ro trong quá trình thực hiện chương trình. • - Khó khăn trong phối hợp với các đơn vị cùng thực hiện Chương trình. • - Chương trình sẽ gặp khó khăn ở những giai đoạn cuối các học kỳ là kỳ thi của các trường. • - Về tâm lý và phong tục truyền thống của nhiều người dân Việt Nam là họ rất ngại cho trẻ nhỏ (học sinh tiểu học) tiếp xúc với rác thải. • - Đa số học sinh tại các đô thị ngoài thời gian học ở trường thì họ còn học thêm rất nhiều, vì vậy họ rất ít quan tâm tới những công việc của Chương trình.

  18. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 10. Nhận diện các khó khăn và rủi ro trong quá trình thực hiện chương trình. • - Thành phố Vinh là một thành phố ở miền Trung Việt Nam, khu vực thường gánh chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như mưa, bão, lũ lụt ... Chương trình có thể bị mất mát các phế thải đã thu gom do mưa lũ cuốn trôi, hoặc phải tạm dừng trong một thời gian • - Rủi ro do các cơ sở thu mua và tái chế phế thải không tiêu thụ được sản phẩm của họ, do vậy họ từ chối tiếp nhận các phế thải do học sinh các trường tham gia chương trình đã thu gom. • - Do thay đổi nhân sự, Chương trình có thể bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra.

  19. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 11. Phát triển kế hoạch truyền thông • 1. Mục tiêu của truyền thông • + Truyền thông tin cho những người trong cộng đồng phường, xã và học sinh trong nhà trường về các hoạt động có liên quan của dự án • + Phổ biến các kinh nghiệm cho cộng đồng và học sinh trong việc lập kế hoạch và triển khai hoạt động • + Truyền thông góp phần nâng cao hiệu suất công việc và hạn chế tiêu cực • + Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm bắt thông tin kịp thời để có cơ hội tham gia vào các hoạt động của chương trình, của dự án. • + Thông tin sẽ làm thay đổi cách ứng xử của các thành viên trong cộng đồng và học sinh trong nhà trường về các vấn đề có liên quan đến quản lý dự án.

  20. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 11. Phát triển kế hoạch truyền thông • 2. Các nội dung cụ thể cần tiến hành truyền thông ở địa phương • + Xuất bản tờ rơi • + Tổ chức 3 khóa đào tạo • + Tuyên truyền phổ biến ở phường, xã và nhà trường dưới nhiều hình thức • + Nêu ý nghĩa, nội dung, và kế hoạch triển khai tại các trường điểm • + Các hình thức động viên, khen thưởng kịp thời. • + Các hình thức khen thưởng cuối dự án • + Các hình thức tuyên truyền nhân rộng

  21. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO TẠI THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN • 12. Nhân rộng chương trình • Lưu lại toàn bộ các kết quả hoạt động dưới nhiều dạng khác nhau (tư liệu hóa) trở thành các sản phẩm truyền thông chính thống được lưu hành. • Tổ chức phát động rộng rãi trên phạm vi toàn thành phố và khuyến khích các trường đăng ký tham gia chương trình tiết kiệm sinh thái cho các năm tiếp theo. • Đây là hoạt động hết sức quan trọng để nhân rộng chương trình, đồng thời góp phần vào sự nghiệp bảo vệ môi trường của thành phố và xây dựng con người mới của nền văn hóa văn minh.

  22. HOẠT ĐỘNG THỨ 9: PHÁT TRIỂN “ Ý TƯỞNG CHUYỂN GIAO ”. XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN !

More Related