1 / 23

PHƯƠNG THUỐC KHU PHONG

PHƯƠNG THUỐC KHU PHONG. Th.S Lê Ngọc Thanh. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG. Trình bày được định nghĩa, phân loại các bài thuốc khu phong Phân tích sự phối ngũ, công dụng và ứng dụng lâm sàng của các phương thuốc: Tiểu tục mệnh thang Quyên tý thang Độc hoạt ký sinh thang Linh giác câu đằng thang

Download Presentation

PHƯƠNG THUỐC KHU PHONG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. PHƯƠNG THUỐC KHU PHONG Th.S Lê Ngọc Thanh

  2. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG • Trình bày được định nghĩa, phân loại các bài thuốc khu phong • Phân tích sự phối ngũ, công dụng và ứng dụng lâm sàng của các phương thuốc: • Tiểu tục mệnh thang • Quyên tý thang • Độc hoạt ký sinh thang • Linh giác câu đằng thang • A giao kê tử thang

  3. I. ĐẠI CƯƠNG – ĐỊNH NGHĨA • Phương thuốc khu phong là những bài thuốc có tác dụng điều trị những trường hợp liệt mặt ngoại biên do lạnh, đau nhức cơ xương khớp do thoái hóa, viêm gân cơ…( ngoại phong ) hoặc những trường hợp tăng huyết áp, đột quỵ, sốt cao gây co giật…( nội phong )

  4. I. ĐẠI CƯƠNG – ĐỊNH NGHĨA • Ngoại phong: do cảm nhiễm phải phong tà lưu lại ở cơ nhục, gân cơ, kinh lạc mà có biểu hiện như tay chân đều mỏi, tê dại không cử động được, co duỗi khó khăn, miệng mắt méo xệch, thậm chí có thể dẫn đến cấm khẩu, tay chân co quắp. • Nội phong: phần nhiều do Thận thủy bất túc, dinh huyết hư kém, hoặc nhiệt cực thịnh thương âm, Can mộc không được nuôi dưỡng khí huyết nghịch loạn, bốc lên đỉnh đầu gây nên hôn mê không biết gì, miệng mắt méo xệch, bán thân bất toại, co giật tay chân

  5. I. ĐẠI CƯƠNG – PHÂN LOẠI • Sơ tán ngoại phong: chính là phép chữa ngoại phong gây ra bệnh. • Bình can tức phong: chính là phép chữa chứng nội phong gây ra bệnh

  6. II. SƠ TÁN NGOẠI PHONG • Phép sơ tán ngoại phong, chính là phép chữa ngoại phong gây ra bệnh. Trong các bài thuốc sơ tán ngoại phong thường phối hợp các vị thuốc cay ấm có tác dụng khu phong giải biểu như Ma hoàng, Phòng phong, Khương hoạt, Độc hoạt… với các vị thuốc có tác dụng dưỡng huyết hoạt huyết như Xuyên khung, Nhũ hương… ( trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt ) • Các bài thuốc sơ tán ngoại phong thường được dùng để điều trị các trường hợp liệt mặt do lạnh, đau nhức xương khớp, đau đầu do căng cơ…

  7. II. SƠ TÁN NGOẠI PHONG TIỂU TỤC MỆNH THANG • Thành phần bài thuốc: Ma hoàng 08 - 12g Phòng phong 08 – 12g Phòng kỷ 04 – 08g Sinh khương 3 lát Hạnh nhân 08 - 12g Nhân sâm 12 - 16g Phụ tử 04g Quế chi 08 - 12g Hoàng cầm 08 - 12g Xuyên khung 08 - 12g Bạch thược 12 – 16g Cam thảo 06 - 10g

  8. II. SƠ TÁN NGOẠI PHONG TIỂU TỤC MỆNH THANG • Cách dùng: Sắc uống • Công dụng: Phù chính khu phong • Phân tích bài thuốc: Ma hoàng, Phòng phong, Phòng kỷ, Sinh khương khu phong, giải biểu, thông kinh lạc làm Quân.Nhân sâm, Phụ tử, Nhục quế ích khí trợ dương làm Thần. Xuyên khung, Bạch thược điều hòa khí huyết làm Tá. Hoàng cầm thanh nhiệt làm Tá. Hạnh nhân tuyên Phế làm Tá. Cam thảo điều hòa các vị thuốc làm Sứ

  9. II. SƠ TÁN NGOẠI PHONG TIỂU TỤC MỆNH THANG • Ứng dụng lâm sàng: • YHCT: Trúng phong kinh lạc ( ngoại phong ) • YHHĐ: TBMMN

  10. II. SƠ TÁN NGOẠI PHONG QUYÊN TÝ THANG • Thành phần bài thuốc: Khương hoạt 12 – 20g Khương hoàng 12 – 20g Đương quy ( tẩm rượu ) 12 - 20g Chích kỳ 12 – 20g Xích thược 12 – 20g Phòng phong 12 – 20g Cam thảo 08 – 12g Đại táo 08 – 12g

  11. II. SƠ TÁN NGOẠI PHONG QUYÊN TÝ THANG • Cách dùng: Sắc uống với nước Gừng tươi. • Công dụng: Ích khí hòa doanh, khu phong trừ thấp. • Phân tích bài thuốc: : Khương hoạt, Phòng phong sơ phong trừ thấp làm Quân. Hoàng kỳ, Cam thảo ích khí, Đương quy, Xích thược hòa doanh hoạt huyết. Khương hoàng lý khí làm Thần. Sinh khương, Đại táo hòa doanh vệ làm Tá, Sứ

  12. II. SƠ TÁN NGOẠI PHONG QUYÊN TÝ THANG • Ứng dụng lâm sàng: • YHCT: Phong tý • YHHĐ: Viêm quanh khớp vai, hội chứng cổ vai

  13. II. SƠ TÁN NGOẠI PHONG ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG • Thành phần bài thuốc: Độc hoạt 12 – 16g Tang ký sinh 12 - 16g Tần giao 08 – 12g Phòng phong 08 - 12g Tế tân 04 - 08g Đương quy 12 – 16g Bạch thược 12 – 16g Xuyên khung 08 – 12g Thục địa 16 – 20g Đỗ trọng 12 - 16g Ngưu tất 12 - 16g Nhân sâm 08 – 12g Phục linh 08 – 12g Cam thảo 04 – 10g Nhục quế 04 – 08g

  14. II. SƠ TÁN NGOẠI PHONG ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG • Cách dùng: Sắc nước uống. Hiện nay trên thị trường có dạng viên nang giúp dễ sử dụng. • Công dụng: Khu phong thấp, bổ Can Thận, ích khí huyết, chỉ thống. • Phân tích bài thuốc: Độc hoạt, Tang ký sinh khu phong trừ thấp, hoạt lạc thông tý làm Quân. Ngưu tất, Đỗ trọng, Thục địa bổ ích Can Thận, cường cân tráng cốt làm Thần. Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược bổ huyết hoạt huyết; Đảng sâm, Phục linh, Cam thảo ích khí kiện Tỳ làm Thần. Tần giao, Tế tân, Phòng phong, Nhục quế phát tán phong hàn thấp chỉ thống làm Tá

  15. II. SƠ TÁN NGOẠI PHONG ĐỘC HOẠT KÝ SINH THANG • Ứng dụng lâm sàng: • YHCT: Phong hàn thấp / Can Thận âm hư • YHHĐ: Thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, đau lưng mạn tính. • Phụ phương - Tam tý thang: Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh bỏ Tang ký sinh, gia Hoàng kỳ, Tục đoạn, gừng tươi sắc nước uống chữa khí huyết ngưng trệ, chân tay co quắp.

  16. III. BÌNH CAN TỨC PHONG • Phép bình tức nội phong, chính là phép chữa chứng nội phong gây ra bệnh. Bài thuốc thường dùng các vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt bình Can tức phong như Linh dương giác, Câu đằng, Thạch quyết minh, Mẫu lệ, Thiên ma… kết hợp với các vị thuốc dưỡng âm tiềm dương như Sinh địa, A giao, Kê tử hoàng… • Các bài thuốc bình Can tức phong thường được dùng trong các bệnh lý như tăng huyết áp, sốt cao gây hôn mê co giật, tai biến mạch máu não…

  17. III. BÌNH CAN TỨC PHONG LINH GIÁC CÂU ĐẰNG THANG • Thành phần bài thuốc: Linh dương giác ( sắc trước ) 02 - 04 g Câu đằng 10 – 14g Tang diệp 08 – 12g Xuyên bối mẫu 10 - 16g Trúc nhự 12 – 20g Sinh địa 12 – 20g Cúc hoa 08 – 12g Bạch thược 08 – 12g Cam thảo 04 - 08g Phục thần 08 – 12g

  18. III. BÌNH CAN TỨC PHONG LINH GIÁC CÂU ĐẰNG THANG • Cách dùng: Sắc nước uống • Công dụng: Bình Can tức phong, thanh nhiệt chỉ kinh • Phân tích bài thuốc: Linh dương giác, Câu đằng thanh nhiệt lương Can tức phong chỉ kinh làm Quân. Tang diệp, Cúc hoa tăng thêm tác dụng thanh nhiệt tức phong; Bạch thược, Sinh địa dưỡng âm sinh tân dịch để bình Can cùng làm Thần. Bối mẫu, Trúc nhự thanh nhiệt hóa đàm làm Tá. Phục thần định Tâm an thần làm Tá. Cam thảo điều hòa các vị thuốc làm Sứ

  19. III. BÌNH CAN TỨC PHONG LINH GIÁC CÂU ĐẰNG THANG • Ứng dụng lâm sàng: • YHCT: Nhiệt tà xâm nhập vào Can kinh gây chứng Can kinh nhiệt thịnh, nhiệt cực sinh phong • YHHĐ: Viêm nhiễm, sốt cao gây co giật hoặc chứng sản giật • Phụ phương • Câu đằng ẩm: Câu đằng, Linh dương giác, Toàn yết, Nhân sâm, Thiên ma, Chích thảo. Trị trẻ nhỏ cấp kinh, hàm răng cắn chặt, chân tay co rút, nhiệt nhiều quá, sợ hãi, bàng hoàng, mắt trông hoảng hốt.

  20. III. BÌNH CAN TỨC PHONG A GIAO KÊ TỬ THANG • Thành phần bài thuốc: A giao 8 - 12g Kê tử hoàng 2 quả Bạch thược 12g Câu đằng 6 - 8g Thạch quyết minh 16 - 20g Sinh địa 12 - 16g Chích thảo 3 - 4g Phục thần12 - 16g Mẫu lệ 12 - 16g

  21. III. BÌNH CAN TỨC PHONG A GIAO KÊ TỬ HOÀNG • Cách dùng: Sắc thuốc xong cho A giao, trứng gà vào quấy đều. Uống nóng • Công dụng: Dưỡng huyết tư âm, nhu Can tức phong. • Phân tích bài thuốc:A giao, Kê tử hoàng, Sinh địa tư nhuận huyết dịch làm Quân. Bạch thược liễm Can âm, Câu đằng bình Can tiềm dương làm Thần. Thạch quyết minh, Mẫu lệ, Phục thần trấn kinh an thần làm Tá. Chích thảo hòa trung, điều hòa các vị thuốc làm Sứ.

  22. III. BÌNH CAN TỨC PHONG A GIAO KÊ TỬ THANG • Ứng dụng lâm sàng: • YHCT: Cửu nhiệt thương âm gây nên huyết hư sinh phong. • YHHĐ: Bệnh mạn tính lâu ngày gây chân tay run giật, gân cơ co cứng hoặc váng đầu, chóng mặt.

  23. TÀI LiỆU THAM KHẢO • Ngô Anh Dũng, Phương tễ học, NXB Y học 2011 • Nguyễn Nhược Kim, Phương tễ học, NXB Y học 2011 • Hoàng Bảo Châu, Phương thuốc cổ truyền, NXB Y học, 1999 • Trần Văn Kỳ, 250 bài thuốc Đông Y cổ truyền chọn lọc, NXB Văn hóa thông tin, 2010 • Viện Y học Trung Y Bắc Kinh, Phương tễ học giảng nghĩa, NXB Y học, 1994

More Related