1 / 44

Hội thánh trong kinh Tin kính

Hội thánh là gì? . Hội Thánh ở đâu?. Hội thánh trong kinh Tin kính. Hội thánh lữ hành. Chúa Kitô thành lập Hội thánh. Hội thánh thanh luyện. Hiểu sai lạc về Hội thánh. Hội thánh khải hoàn. Hội thánh là gì?. Bức họa “Chúa Ki-tô trao chìa khoá cho Phêrô” của Pietro Perugino.

cree
Download Presentation

Hội thánh trong kinh Tin kính

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Hội thánh là gì? Hội Thánh ở đâu? Hội thánh trong kinh Tin kính Hội thánh lữ hành Chúa Kitô thành lập Hội thánh Hội thánh thanh luyện Hiểu sai lạc về Hội thánh Hội thánh khải hoàn

  2. Hội thánh là gì? Bức họa“Chúa Ki-tô trao chìa khoá cho Phêrô”của Pietro Perugino

  3. Hội thánh là gì? Hội Thánh là Nhiệm thể Chúa Kitô mà các tín hữu được hiệp nhất để tôn thờ Thiên Chúa một cách đích thực. Ðịnh nghĩa

  4. Hội thánh là gì? Thiên Chúa muốn tất cả các tín hữu trở nên một gia đình duy nhất, được hiệp nhất với Ngài và hiệp nhất với nhau thành một “Nhiệm Thể”. Cộng đoàn này là Hội thánh, Thân thể Chúa Ki-tô, mà Thiên Chúa đã thiết lập như là: “phương tiện cho ơn cứu độ của mọi người”. (Hiến chế Ánh sáng muôn dân 9§2, GLCG. 776)

  5. Hội thánh là gì?

  6. Hội thánh là gì? Mười hai Tông đồ Mười hai Tông đồ cũng được trao cho sức mạnh để cầm buộc và tháo cởi khi hợp nhất với thánh Phêrô, thủ lãnh của họ. Đức Giêsu Kitô Chìa khoá Nước Trời Đức Kitô đã trao chìa khoá Nước Trời cho thánh Phêrô, đây là biểu tượng quyền lực tối cao của thánh Phêrô và của các đấng kế vị ngài là các Đức Giáo hoàng Thánh Phêrô Bức tranh này biểu tượng cho việc thành lập Hội thánh ở trần gian

  7. Hội thánh trong kinh Tin kính Bức họa“Lễ Hiện xuống”của Duccio di Buoninsegna Chúa Thánh Thần hiện xuống là khởi đầu cho sứ vụ của Giáo hội trên trần gian

  8. Hội thánh trong kinh Tin kính

  9. Hội thánh trong kinh Tin kính

  10. Hội thánh trong kinh Tin kính

  11. Hội thánh trong kinh Tin kính

  12. Chúa Kitô thành lập Hội thánh Bức họa“Đức Kitô giàng dạy” của Duccio di Buoninsegna Bức tranh này nhắc nhớ chúng ta rằng Đức Giêsu thành lập Hội thánh trên mười hai vị Tông đồ, và những người kế vị là các giám mục.

  13. Chúa Kitô thành lập Hội thánh Đức Giêsu Kitô thiết lập một nhóm theo Người dưới mười hai vị lãnh đạo được gọi là các “Tông đồ”. Người trao toàn quyền cho một trong số họ là Phêrô. “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Đá, trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy”. Mt 16:18-19

  14. Chúa Kitô thành lập Hội thánh Đức Giêsu giảng dạy cho các môn để họ tiếp tục đến với mọi người dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Chúa Thánh Thần, Đấng đến trong ngày lễ Ngũ Tuần. Lời giảng dạy này đặt nền tảng trênKinh thánh và Thánh, và đượcHội thánh cắt nghĩa theo quyền của Đức Kitô trao ban. Người cũng thiết lập các Bí tích và nhờ đó quyền năng cứu độ của Ngườiluôn được thực hiện, thông qua tác vụ của Hội thánh. “Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”(Lc 22:19)

  15. Hiểu sai lạc về Hội thánh Bức họa“Lễ truyền chức cho thánhLawrence”của Fra Angelico Đức Giáo hoàng Sixto II truyền chức để nhắc nhớ chúng ta rằng bản chất Hội thánh thuộc phẩm trật và được hợp nhất với đấng kế vị thánh Phêrô, là các Đức Giáo hoàng

  16. Hiểu sai lạc về Hội thánh

  17. Hiểu sai lạc về Hội thánh

  18. Tóm tắt phần I Chọn một bảng nào đó hay qua phần II Những câu hỏi củng cố Tóm tắt Những câu hỏi thảo luận Bài tập thực hành Phần II

  19. Tóm tắt

  20. Những câu hỏi củng cố Bốn đặc tính của Hội thánh là gì? 1 2 3 4 Bấm vào để xem câu trả lời

  21. Những câu hỏi thảo luận Chọn một trong hai:

  22. Bài tập thực hành Chọn một trong hai:

  23. Hội thánh ở đâu? Bức họa “Mẹ Giáo hội” của Fra Angelico

  24. Hội thánh ở đâu?

  25. Hội thánh ở đâu? Đức Maria Cây xanh trang trí Những cây xanh tranh trí nhắc nhở chúng ta rằng Hội thánh vĩnh cửu trên thiên đàng Các thánh Y phục và các biểu tượng riêng của các thánh thể hiện cách thức họ bảo tồn đặc tính riêng của mình, và cách thức các ngài tận hưởng trọn vẹn niềm vui của chính họ trong thiên đàng Đức Giêsu Hai thánh Cosmas và Damian Đây là hai trong nhiều vị thánh hằng chuyển cầu cho Hội thánh trên trần gian và mời gọi chúng ta gia nhập vào Hội thánh trên thiên quốc Hội thánh khải hoàn trên Thiên đàng

  26. Hội thánh lữ hành Bức họa“Bảy Bí tích” của Weyden. Sứ vụ chính của Hội thánh trên trần gian là thánh hóa các con cái, cách đặc biệt qua các Bí tích.

  27. Hội thánh lữ hành Thánh Phao-lô gọi Hội thánh là “Thân thể Đức Ki-tô”(Ep 1, 22-23). Như là một thân thể, Hội thánh là một tập hợp hữu hình và có tổ chức theo phẩm trật. Như là Nhiệm thể Đức Ki-tô, Hội thánh cũng có đặc tính vừa nhân loại vừa thần linh. (GLCG 771) Các nhân tố hữu hình đứng đầu công trình này là Giám mục Rôma (Giáo Hoàng), tất cả các Giám mục trong giáo đoàn trên thế giới hiệp thông với ngài, các Linh mục, các Phó tế, là những người sống trong bậc sống tu trì và giáo dân.

  28. Hội thánh lữ hành Sự thành lập Giáo hội lan rộng ra khắp nơi. Giáo hội trên toàn thế giới được phân chia thành các giáo phận dưới quyền của các Giám mục. Các giáo phận được phân chia thành các giáo xứ dưới quyền của các Linh mục.

  29. Hội thánh lữ hành Hội thánh cũng bao gồm sự thành lập đặc biệt về đời sống hiến dâng theo những đường hướng ơn gọi cụ thể. Những ơn gọi này gồm các dòng tu như dòng Biển đức, dòng Đaminh, dòng Phanxicô, dòng Tên, và dòng Chị em lòng thương xót Chúa. Đa số các thành phần của Giáo hội là những người tín hữu, những người được kêu gọi một cách đặc biệt để thánh hóa bản thân và truyền bá Phúc âm, thánh hóa xã hội nơi mà họ sống. Bức họa“Những anh em Đaminh trong Thiên đàng” của Fra Angelico

  30. Hội thánh lữ hành Bí tích Rửa tội là một phương thế để gia nhập Giáo hội Công giáo, nhưng không phải tất cả những người được rửa tội đều hiệp nhất với Giáo hội một cách đầy đủ. Có nhiều tín hữu nhưng không phải là Công giáo, như là Tin lành và Chính thống giáo. Giáo hội Công giáo có tính cách cá biệt, Giáo hội Chính thống giáo chấp nhận tất cả các Bí tích như các thể thức đã qui định. Giáo hội Công giáo tin rằng những cơ cấu thiết yếu của Giáo hội và các việc giáo huấn được thiết lập một cách thiêng liêng, nhưng Giáo hội Công giáo cũng công nhận tất cả những điều tốt và chân thật ở cá cộng đoàn tín hữu khác. Giáo hội được giao phó trong việc cầu nguyện và làm cho các Kitô hữu hiệp nhất gọi là phong trào đại kết. Bức họa“Rửa tội tân tòng” của Masaccio

  31. Hội Thánh thanh luyện Chi tiết từ bức họa “Lễ đăng quang Ðức Trinh Nữ”của Quarton

  32. Hội Thánh thanh luyện Những người chết trước đây đang ở trong Luyện ngục, họ cũng là thành phần của Hội thánh, Hội Thánh cũng hiện diện trong Luyện ngục. Đây là lý do mỗi chúng ta trong Hội thánh lữ hành dâng lời cầu nguyện và hy tế tạ ơn cho các linh hồn đang thanh luyện. “Đó là lý do khiến ông xin dâng hy lễ đền tội cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi”. 2 Macc 12:45

  33. Hội Thánh thanh luyện

  34. Hội Thánh thanh luyện Đức Kitô trên thập giá khổ hình của Người thanh tẩy những gì chưa hoàn hảo. Một tu sĩ dòng Thánh Bru-nô đang cầu nguyện Thiên thần giúp đỡ linh hồn (một Giáo hoàng) từ luyện ngục Đây là bức tranh miêu tả cách thế cầu nguyện của Hội thánh trên trần gian có thể giúp các linh hồn vượt qua luyện ngục mà vào thiên đàng.

  35. Hội thánh khải hoàn Bức họa “Lễ đăng quang Ðức Trinh Nữ”của Quarton Hội thánh trên Thiên quốc, lễ đăng quang của Mẹ Maria, Mẹ của Giáo hội và là vinh quang của các Thiên thần và các Thánh

  36. Hội thánh khải hoàn Cùng đích của Hội thánh là kết hiệp với Thiên Chúa trong vinh quang Thiên quốc. Giống như các Kitô hữu trên trần gian là một cộng đoàn, thì những ai trong thiên quốc cũng là một cộng đoàn. Đây là Hội thánh trong vinh quang, mà trong kinh Tin kính của các Tông đồ gọi là “Cộng đoàn các Thánh”.

  37. Hội thánh khải hoàn Từ Saint nghĩa là ‘thánh nhân’, một tước hiệu, một vinh dự được tặng ban cho những ai bây giờ đang ở trong vinh quang của Thiên quốc. Mặc dù nhiều vịthánh không được biết đến, nhưng Giáo hội công nhận một cách chính xác rằng tất cả mọi người ở mọi độ tuổi, mọi hoàn cảnh sống, bây giờ đang ở trong thiên đàng. Ví dụ như các thánh tông đồ - thánh Phêrô, thánh Gioan; các thánh tử đạo thánh Agnes và thánh Tôma và các thánh khác; các thánh đồng trinh thánh Clara và thánh Edith Stein; và các giáo sĩ như thánh Bede, thánh Phanxicô. Giáo hội tôn kính một số vị trong các thánh ấy như Thánh Tôma Aquinô và thánh Têrêxa Avila, với tước hiệu tiến sĩ, công nhận sự khôn ngoan của họ.

  38. Hội thánh khải hoàn Chúng ta đangở Giáo hội trần thế liên kết với các thánh trên trời. Vì thế chúng ta tôn kính ngài và xin các ngài cầu bầu cho chúng ta trong cuộc lữ hành trên dương thế. Trong Kinh thánh, Hội thánh được diển tả như là “Hiền thê của Đức Kitô” và là “Giêrusalem mới” “Tôi thấy trời mới và đất mới … và tôi thấy thành thánh là Giêrusalem mới, từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm đón tân lang”. (Kh 21:1-2)

  39. Tóm tắt phần II Chọn một bảng nào đó hay qua phần lời nguyện Những câu hỏi củng cố Tóm tắt Những câu hỏi thảo luận Bài tập thực hành Lời nguyện

  40. Tóm tắt

  41. Những câu hỏi củng cố Hội Thánh hiện diện ở đâu ? 1 2 3 Bấm vào để xem câu trả lời

  42. Những câu hỏi thảo luận Chọn một trong hai:

  43. Bài tập thực hành Chọn một trong hai:

  44. Lời nguyện “Giêrusalem phồnthịnh” Thành đô Giêrusalem là nơi được chúc phúc đầy sữa và mật; tận trong thâm cung, con phải thốt lên rằng: ôi vui sướng, ôi huy hoàng tráng lệ, ôi hạnh phúc tràn trề khôn sánh biết bao đang chờ đợi chúng ta, dẫu chúng ta không xứng đáng. Ôi miền đất phúc lành và ngọt ngào biết bao, là mái ấm Thiên Chúa tuyển chọn! Ôi miền đất phúc lành và ngọt ngào, với những con tim háo hức mong chờ! Chúa Giêsu mang tình thương đến cho chúng con tới miền đất bình an, chúc tụng Ngài tuyệt mỹ cùng với Chúa Cha, và Chúa Thánh thần đến muôn đời. Amen.

More Related