1 / 34

HƯỚNG DẪN CƠ BẢN VỀ MUA BÁN CỔ PHIẾU TRÊN SÀN

HƯỚNG DẪN CƠ BẢN VỀ MUA BÁN CỔ PHIẾU TRÊN SÀN. Mục đích tài liệu. Giúp người xem nắm được các khái niệm cơ bản liên quan đến việc mua bán cổ phiếu niêm yết chính thức (trên 2 sàn HOSE và HNX) . Từ đó giúp người xem có định hướng để tự tìm hiểu mở rộng. Nội dung tài liệu. Sàn giao dịch

cathy
Download Presentation

HƯỚNG DẪN CƠ BẢN VỀ MUA BÁN CỔ PHIẾU TRÊN SÀN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. HƯỚNG DẪN CƠ BẢN VỀ MUA BÁN CỔ PHIẾU TRÊN SÀN

  2. Mục đích tài liệu Giúp người xem nắm được các khái niệm cơ bản liên quan đến việc mua bán cổ phiếu niêm yết chính thức (trên 2 sàn HOSE và HNX). Từ đó giúp người xem có định hướng để tự tìm hiểu mở rộng.

  3. Nội dung tài liệu • Sàn giao dịch • Sàn giao dịch TPHCM • Quy trình giao dịch • Bảng giá trực tuyến • Chỉ số thị trường – VNIndex • Hệ số thị giá và Thu nhập cổ phiếu • Bắt đầu • Tài liệu tham khảo • Các loại lệnh giao dịch • Lệnh giới hạn. • Lệnh thị trường. • Lệnh mở cửa – đóng cửa • Tóm tắt các loại lệnh • Hủy lệnh • Phương thức giao dịch khớp lệnh • Phương thức giao dịch • Nguyên tắc khớp lệnh • Xác định giá khớp lệnh • Giá • Đơn vị giao dịch – đơn vị yết giá • Ngày giao dịch không hưởng quyền • Giá tham chiếu và biên độ

  4. Lệnhgiớihạn (LO) • Là lệnh mua / bán CK tại mức giá xác định hoặc tốt hơn. • Có hiệu lực từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch • Chờ trên sổ lệnh cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc khi lệnh bị hủy bỏ. • Khách hàng chọn lệnh này cần ghi rõ mức giá cụ thể. • Dùng lệnh LO khi: • bạn tin rằng mức giá mình đặt ra đủ để lệnh của bạn được thực hiện • hoặc khi muốn khẳng định mức giá muốn mua hoặc bán

  5. Lệnhthịtrường (MP) • Là lệnh mua CK tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán CK tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. • Được ưu tiên trước lệnh giới hạn. • Chỉ được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh liên tục. • Nếu sau khi so khớp lệnh mà khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết: • lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường. • Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn và không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn. • Chỉ nên dùng lệnh MP khi thực sự chấp nhận mua hoặc bán với bất kỳ giá nào trên thị trường.

  6. Lệnhmởcửa (ATO) vàđóngcửa (ATC) (1/3) Lệnh ATO là lệnh mua hoặc bán tại mức giá mở cửa. Được ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh Hiệu lực của lệnh: Trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa (8:30 - 8:45). Tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết. Khách hàng chọn lệnh này chỉ cần ghi ATO vào cột giá. Lệnh ATC cũng tương tự như lệnh ATO nhưng được áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa.

  7. Lệnhmởcửa (ATO) vàđóngcửa (ATC) (2/3) • Bí quyết: • Thông thường các nhà đầu tư quyết bán để thu lợi nhuận(Sell to take profit), khi: • đã đạt được một biên độ lãi tương đối lớn • cho rằng loại cổ phiếu này không thể lên cao được nữa hoặc có xu hướng giảm giá trong ngắn hạn • Nhà đầu tư cũng sẽ lựa chọn lệnh này để quyết báncắt giảm thua lỗ (Sell to cut loss), khicổ phiếu hay chứng chỉ quỹ mà họ nắm giữ đã bị thua lỗ tới mức mà nhà đầu tư cho rằng trong ngắn hạn có thể sẽ tiếp tục mất giá sâu hơn nữa • Trong trường hợp quyết mua, nhà đầu tư sẽ lựa chọn lệnh này khi cho rằng trong ngắn hạn, cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ này có nhiều khả năng tăng giá, thậm chí tăng giá mạnh.Vì vậy cơ hội mua được cổ phiếu này khi đặt lệnh ATO / ATC sẽ dễ dàng hơn hơn so với lệnh LO.

  8. Lệnhmởcửa (ATO) vàđóngcửa (ATC) (3/3) • Bí quyết (tt): • Nên xem xét cẩn trọng trước khi sử dụng lệnh ATO, ATC: các đại gia có thể sử dụng lệnh giới hạn (LO) với khối lượng mua hoặc bán đưa đẩy nhằm đánh lạc hướng các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, khiến họ phán đoán sai về xu hướng giá của cổ phiếuvà bị thiệt hại. • Khi đại gia muốn bán cổ phiếu, giả sử có lệnh mua ATO khối lượng lớn, đại gia có thể đặt giả một lệnh mua giá trần (với khối lượng lượng nhỏ) và đó sẽ là giá khớp. Người đặt lệnh giả sẽ không phải mua với giá cao (vì không được ưu tiên khớp trước) mà thực tế sẽ bán được với giá cao. • Điều tương tự cũng sẽ xảy ra theo chiều ngược lại khi có lệnh bán ATO khối lượng lớn. • Xét về thời điểm, lệnh ATO, ATC có thể được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để tranh mua hoặc tranh bán tại thời điểm cuối đợt. • Nếu nhà đầu tư thấy giá khớp có thể thấp thì đưa lệnh ATO, ATC của mình vào để tranh mua. • Nếu thấy giá khớp có thể cao thì đưa lệnh ATO, ATC và để tranh bán.

  9. Tómtắtcácloạilệnh (ví dụ với sàn TPHCM) Thời gian nhập lệnh: Tóm tắt việc thực hiện:

  10. Hủy lệnh Trong thời gian khớp lệnh định kỳ, nhà đầu tư không được hủy lệnh giao dịch đã đặt. Trong thời gian khớp lệnh liên tục, nhà đầu tư có thể yêu cầu công ty chứng khoán hủy lệnh nếu lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện kể cả các lệnh hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh định kỳ hoặc liên tục trước đó.

  11. Phươngthứcgiaodịchkhớplệnh • Việc khớp lệnh để tìm ra mức giá bán và giá mua phù hợp cho các nhà đầu tư, và được thực hiện qua một trong hai phương thức: • Khớp lệnh định kỳ (Call Auction): phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định. • Được sử dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa của chứng khoán trong phiên giao dịch. • Các giao dịch được tiến hành đồng thời tại mức giá khớp lệnh (giá chốt – fixing) • Khớp lệnh liên tục (Continuous Auction): phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch.

  12. Nguyêntắckhớplệnh • Ưu tiên về giá: • Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước; • Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước; • Ưu tiên về thời gian: • Trường hợp các lệnh mua hoặc lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

  13. Xác định giá khớp lệnh (1/4) • Khớp lệnh định kỳ • Giá khớp lệnh là giá mà tại đó khối lượng giao dịch toàn thị trường là lớn nhất (i). • Trong trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn điều kiện (i) thì giá trùng hoặc gần với giá tham chiếu nhất sẽ được lựa chọn (ii). • Nếu có các mức giá thỏa mãn cả hai điều kiện trên thì giá khớp lệnh sẽ là giá cao hơn (iii). • Khớp lệnh liên tục • Ngay sau khi lệnh được nhập vào hệ thống lập tức được so khớp và hình thành giao dịch, từ đó, giá khớp sẽ được xác định liên tục chứ không phải vào một thời điểm nhất định.

  14. Xác định giá khớp lệnh (2/4) • Ví dụ: Xác định giá khớp lệnh định kỳ

  15. Xácđịnhgiákhớplệnh (3/4) • Ví dụ: Xác định giá khớp lệnh định kỳ (tt) • Tại bất cứ mức giá nào bên mua cũng sẵn sàng mua 2000 CP Tại mức giá 27K, bên mua sẵn sàng mua 2000 ATO + 1700 = 3700 Tại mức giá 26.9, bên mua sẵn sàng mua 2000 ATO + 1700 giá 27 + 2000 giá 26.9 = 5700 CP • Thực hiện cộng dồn KL mua từ mức giá cao nhất cho đến giá thấp nhất, bắt đầu từ KL đặt mua ATO cho đến mức giá đặt mua thấp nhất (giá khớp càng thấp thì càng mua được nhiều CP) • Tương tự áp dụng cho bên bán nhưng cộng dồn theo thứ tự ngược lại • Thực hiện cộng dồn KL bán từ mức giá thấp nhất cho đến mức giá cao nhất, bắt đầu từ KL đặt bán ATO cho đến mức giá đặt bán cao nhất (giá khớp càng cao thì càng có nhiều CP bán được) • Kết quả: Ở 2 cột cộng dồn, tương ứng với mỗi mức giá là KL CP sẵn sàng mua, sẵn sàng bán • Mức giá khớp lệnh là mức giá cho KL khớp lệnh lớn nhất. Nhìn vào cột KL khớp thì KL khớp lớn nhất là 15500 CP tại mức giá 26.4K (KL khớp = min (giá trị trên 2 cột cộng dồn)). • Trong ví dụ trên, nếu khối lượng đặt mua lệnh ATO tăng từ 2000 lên 20000 CP thì khi đó giá khớp lệnh sẽ bằng 26.9K, KL khớp lệnh là 21900 CP. • NĐT cần thận trọng khi đặt lệnh mua/bán ATO/ATC. Nếu trên bảng giá xuất hiện quá nhiều lệnh bán ATO/ATC thì khả năng khớp giá sàn hoặc sát sàn. Ngược lại nếu xuất hiện quá nhiều lệnh mua ATO/ATC thì giá khớp có thể trần hoặc sát trần.

  16. Xác định giá khớp lệnh (4/4) • Ví dụ: Xác định giá khớp lệnh liên tục • Trong phiên khớp lệnh liên tục giá của các giao dịch được xác định liên tục và được căn cứ vào lệnh được nhập vào hệ thống trước. • NĐT A đặt lệnh mua 1000 cp AGF với giá 115.000đ/cp và nhà đầu tư B đặt bán 1500cp AGF ở mức giá 113.000đ/cp. Giá khớp sẽ được xác định như sau: • Nếu lệnh của A được nhập vào hệ thống trước thì giá giao dịch là 115.000đ/cp. • Nếu lệnh của B được nhập vào hệ thống trước thì giá của giao dịch là 113.000đ/cp • nhà đầu tư nên đặt lệnh mua, bán với mức giá bằng giá dư mua, bán trên bảng điện tử để tăng khả năng khớp lệnh và tránh thiệt thòi.

  17. Đơnvịgiaodịch – Đơnvịyếtgiá • Đơn vị giao dịch • Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cổ phiếu / chứng chỉ quỹ đầu tư • Khối lượng giao dịch thỏa thuận: từ 20.000 cổ phiếutrở lên. • Không quy định đơn vị giao dịch đối với phương phức giao dịch thỏa thuận. • Đơn vị yết giá • Đối với phương thức khớp lệnh: (vnđ) • Không quy định đơn vị yết giá đối với phương thức giao dịch thỏa thuận

  18. Ngàygiaodịchkhônghưởngquyền Ngày 18/3, tôi mua 1.000 cổ phiếu. Ngày 19/3 là ngày giao dịch không hưởng quyền. Công ty chứng khoán thông báo không nhận lưu ký các ngày 21-24/3. Đến ngày 21/3 cổ phiếu mới về đến tài khoản. Vậy tôi có được nhận cổ tức của 1.000 cổ phiếu mới mua nay không? Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày giao dịch mà người mua sẽ không được hưởng các quyền có liên quan (quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự đại hội cổ đông…) Ngày chốt danh sách khách hàng sở hữu chứng khoán chính là “ngày đăng ký cuối cùng” là ngày tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu chứng khoán với mục đích để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm. Như vậy nếu nhà đầu tư mua chứng khoán vào trước ngày giao dịch không hưởng quyền thì sẽ có tên trong danh sách được hưởng quyền. Nếu mua vào ngày giao dịch không hưởng quyền hoặc sau ngày giao dịch không hưởng quyền thì nhà đầu tư sẽ không có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán được hưởng quyền. - Bạn mua chứng khoán vào ngày 18/3 và ngày chứng khoán về là ngày 21/3. - Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 19/3 và ngày đăng ký cuối cùng là ngày 21/3 Như vậy bạn vẫn được quyền nhận cổ tức của 1.000 cổ phiếu mà bạn mua hôm 18/3.

  19. Giáthamchiếu & Biênđộ (1/3) • Cách tính giá tham chiếu: • Các trường hợp thông thường • Đối với Sở GDCK Hồ Chí Minh: lấy giá của phiên giao dịch thứ ba của ngày giao dịch liền trước. • Đối với TTGDCK Hà Nội: lấy giá bình quân gia quyền của ngày giao dịch liền trước. • Các trường hợp đặc biệt • Trường hợp giao dịch chứng khoán không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo, giá tham chiếu tại ngày không hưởng quyền được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất điều chỉnh theo giá trị cổ tức được nhận hoặc giá trị của các quyền kèm theo. • Trường hợp tách hoặc gộp cổ phiếu, giá tham chiếu tại ngày giao dịch trở lại được xác định theo nguyên tắc lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch trước ngày tách, gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách, gộp cổ phiếu.

  20. Giáthamchiếu & Biênđộ (2/3) • Ví dụ: • Giá đóng cửa cổ phiếu FPT ngày 31/7 là 295.600đ/cp. Ngày 1/8 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức của FPT. Mức chi trả cổ tức là 6%. Vậy giá tham chiếu của FPT ngày 1/8:295.600 – 600= 295.000đ/cp • Giá đóng cửa ngày 31/7 của cổ phiếu AGF là 145.000đ/cp. Ngày 1/8 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Mức chi trả cổ tức là 20%. Giá tham chiếu điều chỉnh của AGF ngày 1/8: 145.000/1.20 = 120.000đ/cp (đã được làm tròn) • Bạn đang có 1000cp A với giá trước ngày GD ko hưởng quyền là 100.000/cp. Cty phát hành cổ phiếu A quyết định chia cổ tức 50% = cp và phát hành thêm cho CĐ để tăng vốn theo tỷ lệ 1:1 với giá 10.000/cp. Vậy giá tham chiếu cho ngày GD ko hưởng quyền của CP A là:(100.000*1000 + 50%*1000*0 + 1000*10.000) / 2500 = 44.000 Vậy nếu bạn đăng ký mua CP phát hành thêm thì sau ngày chốt quyền bạn sẽ có 2500CP * 44.000 = 110.000.000. CÒn nếu bạn không biết hoặc cố ý ko đăng ký mua CP phát hành thêm thì bạn chỉ có: 1500cp * 44.000 = 66.000.000 (so với 1000CP ban đầu giá 100.000/CP~ 100.000.000)

  21. Giáthamchiếu & Biênđộ (3/3) • Biên độ giao động giá • Là khoảng được phép giao dịch ở giữa mức tối đa và trên mức tối thiểu. • Ví dụ, biên độ giao dịch là +- 5%; giá cổ phiếu tham chiếu là 100đ (có thể là giá đóng cửa ngày hôm qua). Thì hôm nay cổ phiếu này 'chỉ' được giao dịch trong khoảng giá sàn là 95đ còn giá trần là 105đ.

  22. SGD HCM • Thời gian giao dịch: Từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần • 08:30 – 08:45: Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa. • 08:45 – 10:30: Phiên khớp lệnh liên tục. • 10:30 – 10:45: Phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa. • Quy mô niêm yết thị trường hiện tại (27/04/2011)

  23. Quy trình giao dịch • Mở tài khoản giao dịch và lưu ký chứng khoán • Lưu ký: là việc nhận chứng khoán do khách hàng gửi, bảo quản chứng khoán cho khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với cổ phiếu, như: quyền bỏ phiếu; quyền nhận lãi; quyền nhận cổ phiếu thưởng, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ tức bằng tiền; quyền mua cổ phiếu phát hành thêm... • Cổ phiếu đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký đứng tên nhà đầu tư. Khi cổ phiếu được giao dịch, tài khoản của nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không phải trao tay tờ chứng chỉ cổ phiếu. • Đặt lệnh • Khớp lệnh • Thanh toán tiền và chứng khoán

  24. Bảng giá trực tuyến sàn GD TP.HCM • Tham khảo Hướng dẫn sử dụng bảng giá trực tuyến của FPTS. • Lưu ý: • Các cột thể hiện khối lượng là số lượng tính theo lô (1 lô = 10 cổ phiếu).  • Khi có lệnh ATO hoặc ATC thì các lệnh này sẽ hiển thị ở vị trí của cột “Giá 1” và “KL 1” của bên “Đặt mua” hoặc “Chào bán”. • Trong đợt giao dịch khớp lệnh liên tục (đợt 2) và sau khi kết thúc ngày giao dịch, cột “Đặt mua” sẽ chuyển thành “Dư mua”, cột “Chào bán” sẽ chuyển thành “Dư bán”. • Trong đợt 2: biểu thị những lệnh đang chờ khớp. • Kết thúc ngày giao dịch: biểu thị những lệnh không được thực hiện trong ngày. • “Thực hiện”:Sau khi kết thúc ngày giao dịch, các cột này có ý nghĩa sau: • “Giá”: Là giá khớp lệnh của đợt giao dịch xác định giá đóng cửa. • “KL”(Khối lượng khớp): Là khối lượng cổ phiếu đã được thực hiện trong toàn bộ ngày giao dịch. • “”(Tăng/giảm giá): Là mức thay đổi của giá khớp lệnh đợt 3 so với giá tham chiếu.

  25. Bảng giá trực tuyến sàn GD TP.HCM • Lưu ý (tt): • Cách đặt lệnh hiệu quả • Trong đợt khớp lệnh định kỳ (Đợt 1 và đợt 3) • Nếu là người bán: Tham khảo cột khớp lệnhthông tin về giá dự kiến. => Đặt mức giá bán thấp hơn so với giá dự kiến. • Nếu là người mua: Tương tự, đặt mua với giá cao hơn giá dự kiến. • Chỉ nên đặt lệnh ATO/ATC khi sẵn sàng mua mức giá trần hoặc sẵn sàng bán mức giá sàn • Trong đợt khớp lệnh liên tục (Đợt 2) • Nếu là người bán: Tham khảo cột “Giá 1” và “KL 1” của bên mua, đây là mức giá tốt nhất có thể bán tính tới thời điểm hiện tại. => Đặt lệnh với mức “Giá 1” có thể sẽ được thực hiện ngay. • Nếu là người mua: Tham khảo cột “Giá 1” và “KL 1” của bên bán, đây là mức giá tốt nhất có thể mua tính tới thời điểm hiện tại. • Nếu khối lượng đặt bán tại “Giá 1” nhỏ hơn nhu cầu đặt mua của nhà đầu tư: đặt lệnh mua ở mức “Giá 2” hay các mức giá cao hơn. Lệnh mua của bạn sẽ đảm bảo được thực hiện toàn bộ tại mức “Giá 1” rồi mới đến các mức giá khác cao hơn.

  26. Chỉ số TTCK - VNIndex (1/4) • Là đại lượng chỉ mức giá cả trên TTCK trongmột ngày cụ thể so với mức giá tại thời điểm gốc. • Hiện nay tại VN, chỉ số VNIndex là chỉ số duy nhất trên thị trường, đại diện cho tất cả các cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK.

  27. Chỉ số TTCK - VNIndex (2/4) • Chỉ số này được tính như sau: • Giá trị cơ sở : 100 • Ngày cơ sở : 28/07/2000 • VNIndex = Tổng giá trị thị trường hiện tại của các cổ phiếu niêm yết / Tổng giá trị thị trường cơ sở của các cổ phiếu niêm yết * 100 • Trong đó: • PIT: Giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu i • QIT: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu I • PIO: Giá trị thị trường của cổ phiếu i vào ngày cơ sở • QIO: Số lượng cổ phiếu niêm yết của cổ phiếu i vào ngày cơ sở • i : 1,……, n

  28. Chỉ số TTCK - VNIndex (3/4) Chỉ số phản ánh sự thay đổi giá cả của chứng khoán. Vì vậy trong quá trình tính toán chỉ số, người taphải loại bỏ những yếu tố làm thay đổi giá trị của chỉ số mà không phải do giá cả thay đổi, như: có cổ phiếu mới niêm yết, tách, gộp cổ phiếu…. Trong những trường hợp này, số chia sẽ được điều chỉnh để đảm bảo chỉ số có tính liên tục và phảnánh đúng những thay đổi về giá cả trên thị trường. Ví dụ: Trường hợp có thêm cổ phiếu mới được niêm yết thì số chia sẽ được điều chỉnh:

  29. Chỉ số TTCK - VNIndex (4/4) • Ví dụ: • Kết quả phiên giao dịch đầu tiên ngày 28 tháng 7 năm 2000 • VN Index = 444.000.000.000 / 444.000.000.000 x 100 = 100

  30. Chỉ số TTCK - VNIndex (4/4) • Ví dụ (tt): • Kết quả phiên giao dịch đầu tiên ngày 2 tháng 8 năm 2000 • VN Index = 459.000.000.000 / 444.000.000.000 x 100 = 103,38

  31. Chỉ số TTCK - VNIndex (4/4) • Ví dụ (tt): • Kết quả phiên giao dịch đầu tiên ngày 4 tháng 8 năm 2000 • Điều chỉnh hệ số chia mới

  32. Hệsốthịgiávàthunhậpcổphiếu (P/E) • P/E (Price/Earnings Ratio) là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập nó mang lại. • Chỉ số trước hết biểu hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lời thu được từ cổ phiếu đó.Ví dụ, P/E = 25 có nghĩa nhà đầu tư chịu bỏ ra 25 đồng để thu được 1 đồng lãi từ cổ phiếu này. • Ý nghĩa quan trọng của P/E là phản ánh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng cổ phiếu trong tương lai hơn là kết quả làm ăn đã qua. • Người ta so sánh P/E của các công ty cùng ngành, nếu chỉ số P/E của một công ty nào cao hơn mức bình quân, có nghĩa thị trường kỳ vọng công ty này sẽ ăn nên làm ra trong thời gian tới. • Một công ty có chỉ số P/E càng cao thì kỳ vọng của thị trường vào lợi nhuận của công ty càng cao, do đó thu hút được càng nhiều các nhà đầu tư. • Còn ngược lại khi họ ít hoặc không kỳ vọng vào khả năng sinh lời lớn của công ty thì mức giá họ sẵn sàng bỏ ra khi mua cổ phiếu thấp, dẫn đến chỉ số P/E thấp, biểu hiện giá cổ phiếu này đang trên xu hướng giảm. • Chỉ số P/E nên dùng để quyết định mua hay không mua một loại cổ phiếu chỉ sau khi đã đối chiếu giữa các công ty cùng ngành và quan trọng là sau khi đã theo dõi xu hướng chỉ số này trong một thời gian tương đối dài.

  33. BẮT ĐẦU • Học một lớp chứng khoán cơ bản (tham khảo lớp của Viện nghiên cứu châu Á) • Mở tài khoản (giao dịch trực tuyến) tại Cty chứng khoán (tìm hiểu ngân hàng liên kết) • Tham khảo danh sách Cty CK Top 10 thị phần giao dịch năm 2010 trên sàn TPHCM • Tham gia cộng đồng chứng khoán • Cộng đồng dạng cổ điển (forum): F319, vietstock… • Cộng đồng mới: BeRich Stock Community

  34. Nguồn tham khảo http://www.shs.com.vn/HOSEContinueTradingGuide.aspx http://vietbao.vn/Kinh-te/Khop-lenh-lien-tuc-Nha-dau-tu-can-hieu-ro-cac-loai-lenh/65089675/91/ http://www.dayconlamgiau.com/archive/index.php?t-287.html http://www.yeuchungkhoan.com/forum/index.php?showtopic=730 http://forum.vietstock.com.vn/forums/p/24735/327562.aspx http://webketoan.vn/forum/archive/index.php/t-39514.html http://www.yeuchungkhoan.com/forum/lofiversion/index.php/t361.html http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=215285&ChannelID=403 http://www.vdse.com.vn/uploads/Tuvandautu/9.pdf

More Related