1 / 20

CHƯƠNG 5 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

CHƯƠNG 5 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN. NỘI DUNG CHƯƠNG 5 1. Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

blaze
Download Presentation

CHƯƠNG 5 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CHƯƠNG 5 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, VỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

  2. NỘI DUNG CHƯƠNG 5 1. Những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. 3. Xây dựng đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

  3. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐCSVN 1.1. Đảng cộng sản Việt nam là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam • Sức mạnh của quần chúng muốn phát huy phải có tổ chức • Trong thời đại mới, tổ chức ấy là Đảng cộng sản • Đảng tổ chức, giáo dục quần chúng, giúp quần chúng hiểu biết tình hình, đường lối, phương châm đúng đắn để làm cách mạng • “Cách mạng trước hết phải có cái gì ?”, “Phải có đảng cách mạng, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì con thuyền mới chạy.”

  4. - Đấu tranh cách mạng rất gian khổ, lực lượng kẻ địch rất mạnh, muốn thắng lợi thì phải tổ chức nhân dân chặt chẽ, ý chí phải cương quyết. Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh, để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền. • Cách mạng thắng lợi rồi vẫn cần có Đảng lãnh đạo • Vai trò của Đảng: là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc • Nhiệm vụ của Đảng là: phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân => Đảng là nhân tố quyết định… đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh và nhân dân VN thừa nhận

  5. 1.2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước • Đây là quy luật hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam và cũng là luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh đóng góp vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin • HCM khẳng định vai trò, vị trí của từng nhân tố: + Chủ nghĩa Mác – Lênin + Phong trào công nhân + Quy luật hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam kết hợp thêm yếu tố phong trào yêu nước, vì:

  6. (1) Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trìnhphát triển của dân tộc. (2) Phong trào công nhân kết hợp với phong trào yêu nước vì cả hai đều giải quyết mâu thuẫn chung, có mục tiêu chung. (3) Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. (4) Phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. => Quy luật hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở kết hợp vấn đề dân tộc với giai cấp, có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hình thành Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa.

  7. 1.3. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam • Đảng ta là đội tiền phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân. • Đảng tập hợp vào đội ngũ của mình những người “tin theo chủ nghĩa cộng sản”, “Đảng liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới”. Đảng “đại biểu cho lợi ích của cả dân tộc” và “Đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân”. • Bản chất giai cấp công nhân của Đảng là ở nền tảng lý luận và tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin.

  8. 1.4. Đảng cộng sản Việt Nam lấy CNMLN “làm cốt” Lênin đã khẳng định: Một Đảng muốn hoàn thành nhiệm vụ tiên phong thì phải có lí luận tiên phong soi đường. • HCM: - “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng theo chủ nghĩa ấy”. “Bây giờ học thuyết nhiều…” - Chủ nghĩa Mác-Lênin làm “cốt” trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam.

  9. 1.5. Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng theo các nguyên tắc đảng kiểu mới của giai cấp vô sản + Tập trung dân chủ - là nguyên tắc cơ bản của tổ chức Đảng. + Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách luôn đi đôi với nhau. + Tự phê bình và phê bình. Đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng. + Kỷ luật nghiêm minh và tự giác. + Đoàn kết thống nhất trong Đảng.

  10. 1.6. Tăng cường và củng cố mối quan hệ bền chặt giữa Đảng với dân - Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người đóng vai trò quyết định lịch sử; Đảng là tổ chức từ giai cấp, từ nhân dân mà ra (tuy nhiên không hòa tan trong dân); chủ trương đường lối của Đảng là mong muốn, nguyện vọng của nhân dân, phục vụ nhân dân và do nhân dân thực hiện; Đảng là tổ chức lãnh đạo nhân dân nhưng vai trò đó là do nhân dân ủy thác... => Đảng phải thường xuyên tăng cường và củng cố mói quan hệ bền chặt gữa Đảng và quần chúng nhân dân là chân lý phổ biến. Thành công hay thất bại của một Đảng trước hết là có tôn trọng chân lý này hay không.

  11. 1.7. Đảng Cộng sản Việt Nam phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh • Hồ Chí Minh nêu rõ: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” => Thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. • Mục đích: làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh trên cả ba mặt, làm cán bộ đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu ngày càng cao…

  12. 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN 2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân • Quan điểm chung: Quan điểm chung: Nước ta là nước dân chủ.Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, tất cả quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

  13. 2.1.1. Thế nào nhà nước của dân? • Nhà nước của dân là tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân, không phân biệt giàu, nghèo, gái, trai, giống nòi, giai cấp, tôn giáo. • Những việc quan hệ đến vận mệnh của quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết… • Nhân dân ủy quyền cho các đại biểu do mình bầu ra đồng thời nhân dân cũng có quyền bãi miễn nếu đại biểu tỏ ra không xứng đáng • Nhà nước của dân thì dân là chủ (vị thế) và dân làm chủ (quyền và nghĩa vụ) được hưởng mọi quyền dân chủ nghĩa là có quyền làm bất kỳ việc gì không trái với pháp luật; còn các vị đại diện cho dân là công bộc của nhân dân

  14. 2.1.2. Thế nào là nhà nước do dân? • Do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình • Nhà nước đó dân ủng hộ, giúp đỡ, dân phê bình, xây dựng • Do dân đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động • Để xây dựng một nhà nước do dân, HCM yêu cầu: + Mọi cơ quan nhà nước phải dựa vào dân + Phải liện hệ chặt chẽ với dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân + Phải đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân => Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ, bãi miễn chính phủ

  15. 2.1.3. Thế nào là nhà nước vì dân? • Một nhà nước vì dân chỉ có thể xây dựng được trên cơ sở nhà nước của dân, do dân • Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền, đặc lợi, thực sự trong sạch cần kiệm liêm chính • Nhà nước dân chủ thì mọi cán bộ từ Chủ tịch xuống đều là đày tớ, là công bộc của dân. Vì vậy: + Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm + Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh • Cán bộ là đày tớ phục vụ nhân dân song cũng là người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân (đày tớ - lãnh đạo..) => Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài…

  16. 2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước (tự nghiên cứu) • Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân thể hiện ở những điểm sau: • Nhà nước ta do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng đường lối thông qua tổ chức của mình trong Quốc hội, Chính phủ, được thể chế thành pháp luật, chính sách, kế hoạch của nhà nước. • Nhà nước ta định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. • Nhà nước ta được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

  17. Nhà nước ta có thống nhất bản chất giai cấp công nhânvới tính dân tộc, tính nhân dân thể hiện: • Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ của nhiều thế hệ người Việt Nam. • Nhà nước ta bảo vệ cho lợi ích của nhân dân, lợi ích của dân tộc. • Nhà nước dân chủ mới tổ chức toàn dân kháng chiến để bảo vệ thành quả của cách mạng. Giai cấp công nhân không có lợi ích nào ngoài lợi ích của dân tộc, và chỉ có giải phóng dân tộc mới giải phóng giai cấp công nhân một cách triệt để.

  18. 2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ (tự nghiên cứu) • Nhà nước có hiệu lực pháp lý là một nhà nước hợp pháp, hợp hiến. Chính phủ lâm thời của Việt Nam dân chủ cộng hoà có địa vị hợp pháp. Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam ngày 2/9/1945. • Nhà nước quản lý đất nước bằng luật pháp có hiệu lực trong thực tế. Dân chủ và luật pháp phải đi đôi với nhau. • Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước đủ đức và tài, am hiểu pháp luật.

  19. 2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả • Khắc phục căn bệnh cố hữu của các nhà nước kiểu cũ. • Phải thường xuyên đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngăn chặn nguyên nhân gây ra những căn bệnh: Đặc quyền, đặc lợi. Tham ô, lãng phí, quan liêu.“Tư túng “, “chia rẽ “, kiêu ngạo “.“Cán bộ phải thực hành chữ liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân”. • Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức. Xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Kết hợp luật pháp và giáo dục đạo đức trong thực tế trị nước.

  20. 3. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀXÂY DỰNG ĐẢNG VỮNG MẠNH,XÂY DỰNGNHÀ NƯỚC VIỆT NAM NGANG TẦM NHIỆM VỤCỦA GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ MỚI 3.1. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng thật sự là đạo đức và văn minh, tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc 3.2. Xây dựng Nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới • Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân. • Đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia. • Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

More Related