1 / 23

HỘI THẢO

Vai trò của Đảm bảo Chất lượng và Kiểm định trong việc Thúc đẩy và Duy trì Đổi mới Giáo dục Đại học tại Việt nam. HỘI THẢO “Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học” Đại học Quốc Gia - Thành phố Hồ Chí Minh 31/3/2006. Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF).

binah
Download Presentation

HỘI THẢO

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Vai trò của Đảm bảo Chất lượng và Kiểm định trong việc Thúc đẩy và Duy trì Đổi mới Giáo dục Đại học tại Việt nam HỘI THẢO “Đảm bảo chất lượng trong đổi mới giáo dục đại học”Đại học Quốc Gia - Thành phố Hồ Chí Minh 31/3/2006

  2. Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) • Một cơ quan độc lập thuộc chính phủ Hoa Kỳ • Dự án chính: Tuyển chọn và đưa những sinh viên ưu tú của Việt Nam sang học chương trình sau đại học tại các trường đại học hàng đầu của Hoa Kỳ về khoa học và công nghệ • Niên khoá 2005-2006: Có 149 nghiên cứu sinh và sinh viên cao học theo học 56 ngành tại 44 trường đại học Hoa kỳ

  3. Dự án Sáng kiến Đánh giá Chất lượng • Được thực hiện nhằm tiếp tục hỗ trợ cho các nghiên cứu sinh VEF khi trở về Việt Nam. • Mục đích chung của dự án này là để hiểu rõ hơn cách thức những mô hình và phương thức mới trong đào tạo đại học có thể góp phần như thế nào vào việc nâng cao hiệu quả giảng dạy các ngành khoa học, kỹ thuật, và công nghệ ở Việt Nam.

  4. Mục đích cụ thể Sáng kiến Đánh giá Chất lượng • đánh giá tính hiệu quả của giáo dục đại học tại Việt Nam trong các ngành khoa học máy tính, kỹ thuật điện (bao gồm điện tử và viễn thông), và vật lý • đưa ra những đề xuất nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong các ngành này • giúp các Khoa/Trường Việt Nam tham gia trong dự án thực hiện những thay đổi, nâng cao hơn nữa hiệu quả đào tạo của mình • sử dụng kinh nghiệm này đưa ra mô hình đánh giá giáo dục có thể áp dụng cho những ngành học khác trong giáo dục đại học về khoa học và kỹ thuật • giúp đưa mô hình đánh giá này vào quá trình đảm bảo chất lượng

  5. Các bênTham gia • Đại diện Bộ GD-ĐT: • Vụ Khoa học và Công nghệ • Vụ Đại học • Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng • Các nhà khoa học Hoa Kỳ do Viện Hàm lâm Hoa kỳ tại Washington, D.C. tổ chức và sắp xếp • Các bên tham gia phía Việt Nam: • Đại học Bách Khoa Hà Nội • Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ĐHQG – HN • Đại học Bách Khoa TP. HCM, ĐHQG – TP.HCM • Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM, ĐHQG – TP.HCM • Bên cạnh VEF (bảo trợ chính), các đơn vị đồng tài trợ phía Việt Nam gồm: • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, ĐHQG – TP.HCM • Trung tâm Đào tạo thuộc Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các Quốc gia Đông Nam Á (SEAMEO RETRAC) • Viện Nghiên cứu Giáo dục TP. HCM

  6. Các Giai đoạn Dự án • Giai đoạn 1 (1 - 8/2006) • xây dựng dự án • nhận thư thỏa thuận tham gia và thư đồng bảo trợ của các bên tham gia dự án phía Việt Nam • đánh giá chương trình ban đầu • đề xuất kế hoạch nâng cao chất lượng • Giai đoạn 2 (9/2006 đến 9/2009) • xây dựng dự án phát triển đội ngũ giảng dạy • xây dựng dự án nâng cao hiệu quả chương trình đào tạo • đánh giá thường niên • đánh giá sau 3 năm

  7. Cơ sở Vấn đề Mặc dù đã có hàng nghìn năm kinh nghiệm về giáo dục đại học, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã thực hiện 2 cuộc cải cách cơ cấu toàn diện trong vòng 200 năm qua. Hiện nay, chúng ta đang trải qua cuộc cải cách lần thứ 3, dựa trên công cuộc đổi mới tổ chức xã hội của đất nước hiện tại, nhằm để phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguyen, P. N. và McDonald, J. J. (2001).Bảo đảm Chất lượng về Giáo dục Đại học Việt Nam. Hội thảo Chất lượng Giáo dục Đại học lần thứ 6: The End of Quality. p.1

  8. Việt Nam gặp phải một số thách thức… • Còn nhiều phê phán cho rằng hệ thống giáo dục Việt nam vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống Xô viết về phương thức và không chịu nới lỏng cơ chế quản lý tập trung nhằm cho phép cạnh tranh giữa các thành phần tư nhân và nhà nước. • Đặc biệt, nhiều nhà phê bình đã thể hiện sự lo ngại về việc kiến thức lạc hậu và chương trình học “tháp ngà” luôn kìm hãm những suy nghĩ sáng tạo và không tạo ra được những sinh viên có khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế cuộc sống. Institute of International Education. (2004). Higher Education in Vietnam Update. Hanoi, Vietnam: Institute of International Education.

  9. Việt Nam gặp phải một số những thách thức… • Không có giải pháp đơn giản cho những thách thức này. • Tuy nhiên, việc nhận ra và tập trung vào những vấn đề này cho thấy rằng Bộ GD – ĐT đang đặt mình vào vị trí cần phải phân tích tình hình và đưa ra những giải pháp khả thi. Institute of International Education. (2004). Higher Education in Vietnam Update. Hanoi, Vietnam: Institute of International Education.

  10. Việt Nam gặp phải một số thách thức… Một trong những cách “phân tích tình hình và đưa ra những giải pháp khả thi” đối với những thách thức này là áp dụng những nguyên tắc về đảm bảo chất lượng, kiểm định, và đánh giá việc học tập của sinh viên nhằm thúc đẩy và duy trì đổi mới giáo dục đại học Việt Nam.

  11. Đảm bảo Chất lượng và Kiểm định • Tại Hoa kỳ, các quy trình đảm bảo chất lượng và kiểm định được tập trung vào việc cải tiến trường liên tục, đặc biệt về lĩnh vực giảng dạy và học tập. • Theo đó, các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng và kiểm định phải tập trung sử dụng các kết quả đánh giá nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định về phân bổ nguồn lực nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện giảng dạy và học tập mang tính đổi mới.

  12. Đảm bảo Chất lượng và Kiểm định • Khái niệm về chương trình nâng cao hiệu quả trường dựa vào việc sử dụng kết quả đánh giá còn mới lạ đối với giáo dục đại học Việt nam và vì thế, không có nhiều tài liệu được viết về vấn đề này. • Cũng chưa có nhiều khoá đào tạo hoặc thực hành chương trình nâng cao hiệu quả trường dựa trên việc lập kế hoạch, đánh giá, lưu giữ bằng chứng, và cải tiến chất lượng. • Một loạt các ý kiến liên quan tới đảm bảo chất lượng, kiểm định, và đánh giá chất lượng cần được xem như những đổi mới trong giáo dục đại học tại Việt Nam. Nguyen, T. T. P. (2005). Potential quality improvement approaches to educational reform in Vietnam, Presented at The Second Annual Vietnam Education Foundation Fellows’ Conference; Irvine, California.

  13. Đổi mới và Thay đổi • Thực hiện đổi mới là một quá trình, không phải một thời điểm ra quyết định. • Đổi mới là một ý tưởng, thực hành hoặc mục tiêu được một cá nhân hoặc một tập thể coi là mới. Gray, P. J. (1997). Viewing assessment as an innovation: Leadership and the change process. In P. J. Gray and T. W. Banta (editors). The campus-level impact of assessment: Progress, problems, and possibilities. New Directions in Higher Education, 100.

  14. Đề xuất và Duy trì Đổi mới Một quy trình thay đổi đã hoạch định trước sẽ được thúc đẩy nhằm tạo ra và duy trì: • đảm bảo chất lượng, • kiểm định, • đánh giá, và cuối cùng, • những thay đổi về giảng dạy và học tập. . Gray, P. J. (1997). Viewing assessment as an innovation: Leadership and the change process. In P. J. Gray and T. W. Banta (editors). The campus-level impact of assessment: Progress, problems, and possibilities. New Directions in Higher Education, 100.

  15. Thực hiện Đổi mới

  16. Để thúc đẩy và duy trì thành công đổi mới giáo dục đại học, cần xác định, phát triển, và hỗ trợ những người lãnh đạo, những người có thể huy động nhiều nguồn lực gồm nguồn nhân lực, nguồn vật lực và các nguồn lực biểu trưng.

  17. Những nhà Lãnh đạo tạo ra sự đổi mới • Chuẩn bị đơn vị sẵn sàng cho sự đổi mới • Giúp xác định và làm rõ những vấn đề • Giúp xây dựng quan hệ liên kết rộng khắp • Cung cấp tài chính và những khích lệ khác • Tài trợ cho sự thay đổi • Tạo điều kiện cho sự thay đổi • Phải có tầm nhìn trong việc đề xướng sự thay đổi

  18. Khởi xướng Đánh giá nhu cầu Số liệu đầu vào cơ bản Thực hiện Làm rõ vấn đề Xây dựng thiết kế về tổ chức và ý tưởng Thể chế hoá Đào tạo, nghiên cứu; kiểm nghiệm thực tế & đánh giá Dữ liệu định kỳ về: - kế hoạch - việc sử dụng - kết quả Số liệu cuối kỳ về: - tác động - quy trình Sử dụng dữ liệu để thông tin cho quá trình ra quyết định như một phần của quy trình thay đổi có hoạch định

  19. Giai đoạn Khởi xướng • Thực trạng giảng dạy và học tập của các ngành Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật Điện, và Vật lý tại các trường đại học Việt Nam trong dự án là gì? • Những cơ hội để nâng cao chất lượng là gì? • Những chiến lược khả thi nâng cao chất lượng là gì?

  20. Các Bước Tiếp theo • Nhóm chuyên gia đến làm việc vào tháng 5. • Báo cáo tóm tắt kết quả Giai đoạn 1 và đề xuất một số kiến nghị cải tiến cho các khoa, trường Việt Nam vào cuối tháng 7 năm 2006. • Những đề xuất trong bản báo cáo sẽ gồm bản thiết kế cho những dự án thí điểm liên quan tới việc phát triển đội ngũ giảng viên và các cấp quản trị, cải tiến chương trình đào tạo, và đánh giá liên tục.

  21. Giai đoạn 2 • Những kế hoạch thực hiện gồm mục đích, mục tiêu, hoạt động, và nhiệm vụ có thể đo lường được sẽ được các bên tham gia từ phía Việt Nam, cùng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia Hoa kỳ, xây dựng, thực hiện, và hoàn thiện. • Vào cuối Giai đoạn 2, một đợt đánh giá tổng hợp sẽ được tiến hành để xác định tính hiệu quả của Sáng kiến Đánh giá Chất lượng và Đánh giá Dự án Giáo dục Đại học.

  22. Câu hỏi

  23. Cám ơn! • Dr. Peter J. Gray, Director of Academic Assessment, United States Naval Academy • Dr. Gloria Rogers, Director of Research and Assessment, ABET • Dr. Lynne McNamara, Director of Programs Vietnam Education Foundation • Dr. Nguyen Thi Thanh Phuong, Project Coordinator, Vietnam Education Foundation • Dr. John Hopcroft, Professor, Cornell University • Dr. Ray Gamble, Director of Fellowship Office, The National Academies

More Related