1 / 27

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG. Bài 4: THỨC ALAYA Thích Nhật Từ Khoa Triết học, HVPGVN tại TP.HCM. I. NGUYÊN VĂN. 由前頌文略標三能變。今廣明三變相。且初能變其相云何。 頌曰   初阿賴耶識  異熟一切種  3不可知執受  處了.常與觸   作意受想思  相應唯捨受  4是無覆無記  觸等亦如是   恒轉如瀑流  阿羅漢位捨. I. DỊCH NGHĨA.

ayanna
Download Presentation

DUY THỨC TAM THẬP TỤNG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. DUY THỨC TAM THẬP TỤNG Bài 4: THỨC ALAYA Thích Nhật Từ Khoa Triết học, HVPGVN tại TP.HCM

  2. I. NGUYÊN VĂN 由前頌文略標三能變。今廣明三變相。且初能變其相云何。 頌曰  初阿賴耶識  異熟一切種 3不可知執受  處了.常與觸  作意受想思  相應唯捨受 4是無覆無記  觸等亦如是  恒轉如瀑流  阿羅漢位捨

  3. I. DỊCH NGHĨA Hỏi: Đã nói sơ lược về ba năng biến trong bài kệ trước, nay nói rõ thêm ba năng biến. Tướng trạng và bản chất của thức năng biến thứ nhất là gì? Kệ rằng: Năng biến một: A-lại-da thức Như kho tàng giống hạt thiên sai Làm cho nghiệp quả chín muồi [Xuống lên ba cõi, vần xoay năm đường]. Không thể biết giữ gìn - thâu nhận, Và thế gian, phân biệt chi chi Tương ưng xả thọ luôn khi Xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư đồng hành.

  4. I. DỊCH NGHĨA Vốn bản chất không phân thiện ác Thường chuyển nhanh như thác nước cao. A-la-hán quả nhiệm mầu, Thức này mới hết đuôi đầu tử sinh. Văn xuôi : Năng biến thứ nhất là thức kho tàng, cũng gọi là thức hạt giống, hay thức chín muồi. Không thể biết hết sự giữ gìn và thâu nhận của nó (chấp thọ), cũng như thế giới (xứ) và sự phân biệt (liễu) của nó. Thức kho tàng tương thích với năm tâm sở phổ quát là tiếp xúc, tác ý, cảm giác, tưởng và tư. Trong các loại cảm giác, chỉ tương thích với xả thọ. Cùng với các tâm sở phổ quát trên, thức kho tàng có đặc tính vô phú và vô ký. Các hạt giống trong thức này thường biến chuyển như thác nước mạnh. Khi chứng quả A-la-hán, thức này mới hết hoạt dụng (chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí).

  5. II. CHỨC NĂNG Ālaya: cái nhà, chỗ trú ẩn, quật trạch (hang ổ). Về tạp nhiễm, Khuy Cơ: tiếng Phạn là tăng-cát-lệ-thước (sāṃkleśika). - Năng tàng: Năng lực chứa đựng, lưu giữ các hạt giống thánh phàm, thiện ác, tích cực tiêu cực. Chờ duyên và chất xúc tác để phát sinh. - Sở tàng: Cái kho chứa không giới hạn, các vật dụng chứa đựng trong kho. - Ngã ái chấp tàng: Luôn bị thức chấp ngã bám giữ, canh giữ. Bám kho, duy trì kho, phát triển kho cả tốt lẫn xấu.

  6. III. CÁC TÊN GỌI KHÁC 1. Thức dị thục (chín khác thời gian) - Dẫn đến sự chín (dị thục) của nghiệp thiện và bất thiện trong các cõi, sinh loại và định hướng. - “Vì là trạng thái đã chín muồi của nghiệp thiện và bất thiện trong các giới, các thú (định hướng), các sinh loại và các chủng loại, nó được gọi là dị thục.” - Chín khác thời gian (dị thời nhi thục): thời gian là yếu tố làm hạt giống trở thành cây. Thời gian dài hay ngắn lệ thuộc vào các loại giống. Mất 49 ngày trung ấm + 9 tháng 10 ngày = mạng sống mới.

  7. III. CÁC TÊN GỌI KHÁC 1. Thức dị thục (chín khác thời gian) - Biến đổi hình thái (dị biến nhi thục): Non thì xanh, chín thì ửng hồng. Người chết ngộ độc thực phẩm sợ thức ăn. Người chết tai nạn sợ không dám chạy xe. -  Biến đổi bản chất (dị loại nhi thục): Trái non thì chát, trái chín thì ngọt. Chín cây thì ngon, chín vú thì dỡ. Động vật đầu thai làm người; người sa đọa làm động vật.

  8. III. CÁC TÊN GỌI KHÁC 2. Thức hạt giống (nhất thiết chủng thức) Giữ gìn (chấp trì) các hạt giống hữu lậu, vô lậu; thế gian, xuất thế gian, không bị mất. Sát-na diệt: sinh diệt và biến mất trong tích tắc. Quả câu hữu: Quả trổ khi nhân đang còn hiện hữu. Hằng tuỳ chuyển: Chuyển biến như thác nước. Tánh quyết định: thiện ra thiện, ác ra ác; phàm ra phàm, thánh ra thánh. Đãi chúng duyên: Hiện khởi nhờ điều kiện. Dẫn tự quả: Hạt giống nào ra trái đó. Hạt đậu không thể sanh ra trái ớt.

  9. III. CÁC TÊN GỌI KHÁC 3. Thức a-đà-na (ādāna-vijñāna) Nắm giữ chủng tử và các sắc căn không để hủy hoại Nhiếp luận bản 1 (tr.133b29): Vì nó chấp thọ tất cả căn có sắc, và là sở y của thủ (upādāna). - Giữ gìn (chấp trì) mọi hạt giống hữu lậu và vô lậu. - Giữ chịu (chấp thọ) giác quan, thân thể (căn thân) và thế giới - Giữ lấy (chấp thủ) việc tiếp nối đời sau.

  10. III. CÁC TÊN GỌI KHÁC 4. Thức nền tảng (mula-vijñāna): căn bản thức Đại chúng bộ: Bảy thức và các hạt giống nhiễm tịnh đều nương vào mà hiện khởi tác dụng. Khi rời khỏi cơ thể, cái chết thực thụ xuất hiện. 5. Thức ba cõi (Hữu phần thức): Hiện hữu trong phạm vi dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Theo Hóa địa bộ, thức này còn được gọi là Cùng sinh tử uẩn.

  11. III. CÁC TÊN GỌI KHÁC 6. Vô cấu thức (amala-vijñāna): a-mạt-la thức 阿末羅識, a-ma-la thức 阿摩羅識. Còn gọi là thức bạch tịnh, không còn cấu nhiễm và phàm nhiễm. Nơi sở y của các pháp vô lậu cực kỳ thanh tịnh. Đạt được khi đạt Phật quả. Như Khế kinh: “Thức vô cấu của Như lai, là giới tịnh vô lậu, giải thoát hết mọi chướng, tương ưng trí viên kính.” 7. Thức Như Lai tạng: Phiền não che giấu chất Như Lai. Chứa đựng các hạt giống Như Lai trong sinh tử.

  12. III. CÁC TÊN GỌI KHÁC 8. Tâm: Nơi tích lũy chủng tử được huân tập của các pháp sai biệt. 9. Sở tri y (vijñeyāśraya): nơi y chỉ cho các pháp sở tri hoặc nhiễm hoặc tịnh. Nhiếp luận thích (Thế Thân) 1 (tr.322b29): Cái có thể được nhận thức, gọi là sở tri. Đó là các pháp tạp nhiễm và thanh tịnh, tức ba tự tính. 10. Nhận xét chung => nền tảng, tiềm ẩn vi tế. Tồn tại trong bất tỉnh, mê man. Trong tái sinh, vào trước ra sau. Xẩy thai, phái thai do thiếu nghiệp cảm tương ứng.

  13. III. CÁC TÊN GỌI KHÁC 10. Nhận xét chung Kinh Đại thừa A-tì-đạt-ma (chưa có Hán dịch), dẫn trongNhiếp luận thích 1 (T31n1597, tr.324a18): vô thủy thời lai giới, nhất thiết pháp đẳng y. Do thử hữu chư thú, cập niết-bàn chứng đắc 無始時來界, 一切法等依, 由此有諸趣, 及涅槃證得.

  14. IV. BẢN CHẤT CỦA ALAYA 1. Tính chất vô phú vô ký Vô ký vô phú trong bốn tính chất (Ba còn lại là thiện, bất thiện, vô ký hữu phú). Phú (nivṛta, bị bao trùm, bị ngăn che) = pháp ô nhiễm, ngăn che tâm vàThánh đạo. Tì-bà-sa 161 (tr.815c13): “Vì nó chướng ngại Thánh đạo và chướng ngại gia hành của Thánh đạo nên nói là hữu phú”. “do vì không bị trùm kín bởi khách trần phiền não ý địa nên nó là vô phú.”

  15. IV. BẢN CHẤT CỦA ALAYA 1. Tính chất vô phú vô ký (tt) Ký (vyākṛta, 記別): xác định rõ kết quả thiện ác. Thức này không mang tính chất thiện hay ác nên nó là vô ký. “do không có sự xác định là thiện hay bất thiện đối với dị thục, nên nói là vô ký.” Vô ký: Trong suốt như tấm gương, chiếu soi các cảnh vật nhưng không chấp giữ cảnh vật. Vì là sở y cho thiện và nhiễm ô. Không thiện hoặc nhiễm (như mùi cực thơm hay cực thối) mới tiếp nhận sự huân tập.

  16. IV. BẢN CHẤT CỦA ALAYA 2. Thường chuyển như thác nước Hằng chuyển: không phải đoạn diệt, cũng không phải thường tồn. Sthiramati: vận hành không dứt, không gián đoạn (nairantarryeṇa pravṛttiḥ). Hằng từ vô thuỷ và mãi mãi, căn bản (施設本; Skt. prajñapti-mūla) 4 sinh, 6 cõi, 3 đường. Tính bền vững (性堅)giữ hạt giống không mất. Chuyển = từng sát-na từ vô thuỷ, biến dị (không thường), nhân diệt thì quả sinh, không thường trực nhất tính.

  17. IV. BẢN CHẤT CỦA ALAYA 2. Thường chuyển như thác nước (tt) Như dòng thác vị gió thổi vẫn trôi chảy không gián đoạn. Dù duyên kích động vẫn tiếp nối tri giác trên các giác quan. Các tập khí và các tâm sở vẫn được duy trì. Sthiramati: “Cũng như dòng nước cuốn trôi theo nó những cỏ, cây, phân bò các thứ; thức a-lại-da, cũng vậy, mang theo nó xúc, tác ý, v.v., cùng với tập khí của các nghiệp phước, phi phước và bất động.”

  18. IV. BẢN CHẤT CỦA ALAYA 3. Tương ưng (samprayukta) xả thọ: Năm thọ gồm khổ, lạc, ưu, não, xả Alaya không phân biệt thuận nghịch nên tương thích với xả thọ. - Khổ và lạc là dị thục sinh, phải hội đủ duyên, không phải là dị thục thực thụ, nên không tương ưng với thức này.

  19. IV. BẢN CHẤT CỦA ALAYA 4. Tương ưng năm tâm sở biến hành: a. Xúc Xúc = thực phẩm giữa căn, cảnh và thức. Một trong 4 thức ăn và 1 mắc xích trong 12 nhân duyên Tạp A-hàm 17 (tr.117c27): “Sự hòa hiệp của ba sự làm phát sinh xúc. Duyên bởi hỷ xúc mà lạc thọ phát sinh.” S. iv. 215: ba thọ này phát sinh từ xúc, có gốc rễ là xúc, nhân duyên bởi xúc, lấy xúc làm điều kiện (Tisso imā, bhikkhave, vedanā phassajā phassamūlakā phassanidānā phassapaccayā).

  20. IV. BẢN CHẤT CỦA ALAYA 4. Tương ưng năm tâm sở biến hành (tt) Giúp phát khởi tâm và tâm sở => làm sở y cho thọ. Kinh Khởi tận: Các uẩn thọ, tưởng, hành lấy xúc làm duyên. Du-già: sở y cho thọ, tưởng và tư. Thức phát sinh bởi hai duyên: mắt và sắc. Xúc phát sinh bởi ba: sắc, mắt và thức con mắt. Thọ, bởi bốn: căn, cảnh, thức và xúc.

  21. IV. BẢN CHẤT CỦA ALAYA b. Tác ý: (manaskāra) là vận dụng (ābhoga) của tâm; dẫn tâm đến hay duy trì tâm trên đối tượng (ālambane yena cittam abhimukhīkriyate). Tạp tập luận 1 (tr.697a28): “Tác ý, thể của nó là tâm đã được phát động; chức năng là duy trì tâm trên cảnh sở duyên. Tức là, thường xuyên dẫn tâm ở trên cảnh này, do đó mà tâm được định. Đó gọi là tác ý.” Chức năng đó quyết định đối tượng cho dòng tương tục của tâm. Câu-xá 4 (19a21): Tác ý = làm tâm cảnh giác (manaskāraś cetasa ābhogaḥ).

  22. IV. BẢN CHẤT CỦA ALAYA c. Thọ (vedanā): lãnh nạp đối tượng thuận nghịch.Xúc như đất đai; thọ như lúa thóc. Xúc là nhân, thọ là quả. Thọ (Sthiramati: vedanā anubhavasvabhāvā, thọ, có tự thể là cảm nghiệm (lãnh nạp). Làm trổi dậy ái và ly biệt: lạc thọ thì muốn hiệp; với khổ thọ thì muốn ly. Thuận chính lý 2 (tr.338c26): Thọ có hai, 1. chấp thủ thọ: tất cả tâm và tâm sở đều lãnh nạp (cảm nghiệm) cảnh sở duyên riêng biệt của nó; 2. tự tính thọ, lãnh nạp tùy theo xúc, là đặc tính riêng biệt của thọ.

  23. IV. BẢN CHẤT CỦA ALAYA d. Tưởng(saṃjñā) Tưởng: tiếp thu ảnh tượng nơi đối tượng (saṃjñā viṣayanimittidgrahaṇam). Quy ước các loại danh ngôn. e. Tư Tư (cetanā): tư, cái tác động tâm và phát động ý (cetanā cittābhisaṃskāro manaścteṣtā). Khiến tâm tạo tác, hướng khởi về thiện, bất thiện.

  24. IV. BẢN CHẤT CỦA ALAYA 5. Cứu cánh xả Dù hằng chuyển vẫn xả khi chứng được A-la-hán.. Chuyển hoá toàn bộ phiền não chướng thô và tế. A-la-hán (Skt. arhant): “sát tặc” = ngữ nguyên: ari (kể thù) + han (sát hại). A-la-hán =“vô sinh.” aruhat: không sinh trưởng, do động từ ruh: sinh trưởng. Không còn phần đoạn sinh tử, vẫn còn sinh tử biến dịch.

  25. IV. BẢN CHẤT CỦA ALAYA - Du-già 51, Nhiếp quyết trạch phần, tr.582a8, nêu bốn trường hợp: 1. Thành tựu a-lại-da chứ không chuyển thức: các trường hợp của trạng thái vô tâm vị. 2. Thành tựu chuyển thức, không a-lại-da: A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát hàng bất thối, và các Như lai trụ hữu tâm vị. 3. Thành tựu cả hai: các hạng hữu tình còn lại trụ hữu tâm vị. 4. Không cả hai: A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát bất thối và các Như lai nhập diệt tận định, trụ vô dư y niết bàn giới.

  26. IV. BẢN CHẤT CỦA ALAYA - A-tì-đạt-ma tập luận 7 (T31n1605, tr.692c5), Tạp tập luận 14 (T31n1606, tr.763c26): “các Bồ-tát, sau khi đã đắc hiện quán Thánh đế, trong giai đoạn tu đạo của mười địa, chỉ tu tập phần đối trị sở tri chướng mà không cần tu tập đối trị phần của phiền não chướng. Khi chứng đắc bồ đề, phiền não chướng và sở tri chướng nhất loạt bị đoạn trừ, đốn chứng thành A-la-hán và Như lai.” Bồ-tát khi chứng bồ-đề => phiền não và sở tri chướng đều hết.

  27. IV. BẢN CHẤT CỦA ALAYA Không nên nói rằng A-la-hán không có thức duy trì chủng tử, liền nhập Niết-bàn vô dư. Du-già 51, tr.582a8, nêu bốn trường hợp: 1. Thành tựu a-lại-da chứ không chuyển thức: các trường hợp của trạng thái vô tâm vị. 2. Thành tựu chuyển thức, không a-lại-da: A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát hàng bất thối, và các Như lai trụ hữu tâm vị. 3. Thành tựu cả hai: các hạng hữu tình còn lại trụ hữu tâm vị. 4. Không cả hai: A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát bất thối và các Như lai nhập diệt tận định, trụ vô dư y niết bàn giới.

More Related