1 / 22

GV: Võ Văn Cường

Phòng Giáo Dục – Đào tạo Chợ Gạo Trường THCS Long Bình Điền. Vật Lí 8. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG -BÌNH THÔNG NHAU. GV: Võ Văn Cường. Kiểm tra bài cũ. Áp lực là gì? Cho ví dụ. (4đ). Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Ví dụ: áp lực của cái bàn tác dụng lên mặt đất. .

atara
Download Presentation

GV: Võ Văn Cường

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Phòng Giáo Dục – Đào tạo Chợ Gạo Trường THCS Long Bình Điền Vật Lí 8 Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG -BÌNH THÔNG NHAU GV: Võ Văn Cường

  2. Kiểm tra bài cũ Áp lực là gì? Cho ví dụ. (4đ) • Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. • Ví dụ: áp lực của cái bàn tác dụng lên mặt đất. Công thức tính áp suất? Nêu rõ các đại lượng trong công thức kèm đơn vị. (4đ) P: là áp suất (N/m2) F: áp lực (N) S: diện tích bị ép (m2 ) • Khi tác dụng cùng một • lực thì xẻng nào nhấn • vào đất dễ dàng hơn? (2đ) A B Đáp án

  3. Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu áp suất lớn? • Liệu chất lỏng có gây áp suất không? Áp suất đó phụ thuộc vào các yếu tố nào?

  4. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU I. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng: Đặt vật rắn trên mặt bàn, vật rắn sẽ tác dụng lên mặt bàn một áp suất có phương như thế nào? Khi đổ một chất lỏng vào trong bình thì chất lỏng có gây áp suất lên bình không, nếu có thì áp suất này có giống áp suất của chất rắn không? P

  5. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU I. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng: 1. Thí nghiệm 1: Chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình. C1. Các màng cao su biến dạng chứng tỏ điều gì? Mô tả dụng cụ thí nghiệm? C2 Có phải chất lỏng chỉ tác dụng áp suất lên bình theo một phương như chất rắn hay không? Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương. A B C

  6. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU I. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng: 1. Thí nghiệm 1: 2. Thí nghiệm 2: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng của nó. C3Khi nhấn bình vào trong nước rồi buông tay kéo sợi dây ra. Quan sát đĩa D, có hiện tượng gì xảy ra? Đĩa D vẫn không rời khỏi đáy kể cả khi quay bình theo các hướng khác nhau. Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì? Đĩa D

  7. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU I. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng: 1. Thí nghiệm 1: 2. Thí nghiệm 2: 3. Kết luận: C4 Dựa vào các thí nghiệm trên, hãy chọn từ thích hợpcho các ô trống trong kết luận sau đây: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng. Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên ……… bình, mà lên cả ………bình và các vật ở …………. chất lỏng.

  8. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU I. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng. II. Công thức tính áp suất chất lỏng: Giả sử có một khối chất lỏng hìng trụ diện tích đáy là S, chiều cao là h. Hãy dựa vào công thức tính áp suất em mà đã học trong bài áp suất chất rắn để chứng minh công thức áp suất trong lòng chất lỏng. p=d.h. p: áp suất ở đáy cột chất lỏng. d : trọng lượng riêng của chất lỏng h: chiều cao cột chất lỏng tính từ mặt thoáng. Chiều cao h Diện tích đáy S

  9. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU I. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng. II. Công thức tính áp suất chất lỏng: Ta có: (mà F=P = d.V = d.S.h) = d.h Suy ra: p: áp suất ở đáy cột chất lỏng. d : trọng lượng riêng của chất lỏng h: chiều cao cột chất lỏng tính từ mặt thoáng. Chiều cao h Diện tích đáy S

  10. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU Hãy so sánh áp suất do chất lỏng gây ra tại các điểm A, B, C trên cùng một mặt phẳng nằm ngang? I. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng. II. Công thức tính áp suất chất lỏng: p: áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2 ) d : trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3 ) h: chiều cao cột chất lỏng tính từ mặt thoáng (m) p = d.h pA = pB = pC h A B C

  11. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU Bình thông nhau là bình gồm hai hay nhiều nhánh thông với nhau. I. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng. II. Công thức tính áp suất chất lỏng: p: áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2 ) d : trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3 ) h: chiều cao cột chất lỏng tính từ mặt thoáng. (m3 ) p = d.h III. Bình thông nhau:

  12. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU C5. Đổ nước vào một bình thông nhau có 2 nhánh. Dự đoán khi nước trong bình đứng yên, thì mức nước sẽ ở trạng thái nào? A B A B A B Hình c Hình b Hình a pA= pB • pA> pB pA< pB

  13. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU Bình thông nhau là bình gồm hai hay nhiều nhánh thông với nhau. I. Sự tồn tại của áp suất chất lỏng: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng. II. Công thức tính áp suất chất lỏng: p: áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2 ) d : trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3 ) h: chiều cao cột chất lỏng tính từ mặt thoáng. (m3 ) p = d.h III. Bình thông nhau: Kết luận:Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở ……….. độ cao. cùng

  14. Đài phun nước hoạt động dựa vào nguyên tắc bình thông nhau.

  15. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU III. Vận dụng: C6 Trả lời câu hỏi ở đầu bài. Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu áp suất lớn? Khi lặn sâu áp suất của nước biển tăng (vì độ sâu tăng). Vì vậy người thợ lặn mặc bộ áo lặn chịu áp suất lớn, nếu không thì người thợ lặn không chịu được áp suất cao này

  16. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU III. Vận dụng: C7 Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và một điểm cách đáy thùng một đoạn 0,4m. (Cho dnước=10000N/m3) Giải: Áp suất nước ở đáy thùng là: p1 = d.h1 = 10000.1,2 = 12000(N/m2). Áp suất nước ở điểm cách đáy thùng 0,4m là: p2 = d.h2 = 10000.0,8 = 8000(N/m2). Tóm tắt h1=1,2m h2=1,2-0,4=0,8m dnước=10000N/m3 p1=?, p2=? h2 h1 =1,2m 0,4m

  17. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU III. Vận dụng: C8 Trong 2 ấm vẽ ở hình 8.7 ấm nào đựng được nhiều nước hơn? Ấm có vòi cao hơn thì đựng được nhiều nước hơn. Vì mực nước trong ấm bằng độ cao của miệng vòi. A B

  18. Bài 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU III. Vận dụng: C9 Hình 8.8 vẽ một bình kín có gắn thiết bị để biết mực chất lỏng chứa trong nó. Bình A được làm bằng vật liệu không trong suốt. Thiết bị B được làm bằng vật liệu trong suốt. Hãy giải thích hoạt động của thiết bị này. Dựa vào nguyên tắc bình thông nhau, mực chất lỏng trong bình A luôn bằng mực chất lỏng ta nhìn thấy ở bình B. Thiết bị này gọi là ống đo mực chất lỏng. A B

  19. GHI NHỚ Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật ở trong lòng chất lỏng. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn ở cùng độ cao. p: áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2 ) d : trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3 ) h: chiều cao cột chất lỏng tính từ mặt thoáng. (m3 ) p = d.h

  20. DẶN DÒ: • Đọc “Có thể em chưa biết” • Học thuộc bài • Làm bài tập 8.1  8.10 sách bài tập • Chuẩn bị “ ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN”

  21. F S S f Máy dùng chất lỏng để nâng các vật nặng ( cái kích ôtô)

More Related