1 / 27

GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU. NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Hà Nội, 09-11/10/2006. Thông tin chung. Số, ký hiệu văn bản: 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 Cơ quan ban hành: Chính phủ Hiệu lực thi hành:

annice
Download Presentation

GIỚI THIỆU

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. GIỚI THIỆU NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Hà Nội, 09-11/10/2006

  2. Thông tin chung • Số, ký hiệu văn bản: 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 • Cơ quan ban hành: Chính phủ • Hiệu lực thi hành: • Văn bản bị thay thế: Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004

  3. I. Sự cần thiết ban hành • Để hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. • Sửa đổi những nội dung trong Nghị định số 121/204/NĐ-CP mà qua quá trình tổ chức thực hiện còn bất cập

  4. II. Bố cục Nghị định gồm 5 Chương 44 Điều • Chương I. Những quy định chung • Chương II. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt và mức phạt • Chương III. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt • Chương IV. Khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm • Chương V. Điều khoản thi hành

  5. Các nội dung cơ bản của Nghị định số 81/2006/NĐ-CP

  6. Chương I. Quy định chung Tương tự như các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 121/2004/NĐ-CP, Chương này quy định những vấn đề chung, xuyên suốt Nghị định, xác định rõ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Nghị định

  7. Chương II Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt và mức xử phạt Các nội dung sửa đổi, bổ sung tập chung chủ yếu vào Chương II, gồm 25 điều - NĐ 121 là 17 điều

  8. Các điều giữ nguyên như NĐ 121 Có 5 điều được giữ nguyên, gồm: • Điều 14: Vi phạm các quy định về thải chất thải rắn • Điều 18: Vi phạm các quy định về bảo tồn thiên nhiên • Điều 21: Vi phạm quy định về ô nhiễm đất • Điều 22: Vi phạm quy định về ô nhiễm môi trường nước • Điều 23: Vi phạm quy định về ô nhiễm không khí

  9. Các điều được sửa đổi, bổ sung Có 13 điều được sửa đổi, bổ sung, gồm các điều 8, 9, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 19, 20, 25 và Điều 32

  10. Các điều được sửa đổi, bổ sung • Điều 8 và Điều 9: Trên cơ sở các nội dung đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 121/2004/NĐ-CP, Nghị định 81/2006/NĐ-CP cụ thể hóa các nội dung để dễ thực hiện, đồng thời tách hai vi phạm thành 2 điều riêng là: Vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường và vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược. Tăng mức phạt lên cho phù hợp với tình hình thực tế

  11. Các điều được sửa đổi, bổ sung • Điều 10:Vi phạm các quy định về xả nước thải: so với Điều 10 Nghị định số 121 thì đã chia nhỏ hành vi để khi áp dụng mức phạt sẽ dễ thực hiện theo hướng tách theo thải lượng và áp dụng khung hình phạt tối đa để xử phạt • Điều 11: Vi phạm các quy định về thải khí, bụi: Cũng sửa đổi theo hướng tách theo lượng khí thải

  12. Các điều được sửa đổi, bổ sung • Điều 12, 13: Vi phạm các quy định về tiếng ồn, độ rung: Trên cơ sở Điều 13 của Nghị định 121, sau thời gian triển khai thực hiện Nghị định 121, Nghị định 81 tách thành 2 hành vi riêng biệt để dễ thực hiện

  13. Các điều được sửa đổi, bổ sung • Điều 15: Vi phạm các quy định về quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải: Tương tự như Điều 14 Nghị định số 121 và bổ sung khoản 4 để hướng dẫn thi hành Khoản 1 Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường đối với hành vi không lập hồ sơ, đăng ký có phát sinh chất thải nguy hại đối với trường hợp phải lập hồ sơ, đăng ký với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnhvới mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

  14. Các điều được sửa đổi, bổ sung • Điều 16: Vi phạm các quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, vật liệu, phế liệu: Sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định tại Điều 42 và 43 của Luật bảo vệ môi trường năm 2005

  15. Các điều được sửa đổi, bổ sung • Điều 17: Vi phạm các quy định về an toàn sinh học: Sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định mới của Luật bảo vệ môi trường • Điều 19: Vi phạm các quy định về phòng, chống sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí và các sự cố rò rỉ, tràn dầu khác: Về cơ bản các hành vi tương tự như Điều 18 Nghị định số 121, tuy nhiên sửa đổi khung hình phạt cho phù hợp với tình hình thực tiễn theo hướng tăng lên

  16. Các điều được sửa đổi, bổ sung • Điều 20: Vi phạm các quy định về sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ, sử dụng các chất dễ gây cháy nổ: Về cơ bản giống Điều 19 Nghị định số 121. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện thì thấy rằng còn có sự bất cập trong khung phạt tiền đối với hành vi sử dụng pháo nổ, vì thế đã sửa đổi theo hướng hành vi sử dụng pháo nổ thì áp dụng mức phạt khác với các hành vi sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, nhập khẩu, tàng trữ pháo nổ.

  17. Các điều được sửa đổi, bổ sung • Điều 25: Vi phạm các quy định về ứng cứu và khắc phục hậu quả sự cố môi trường: Các hành vi tương tự như Điều 23 Nghị định số 121, tuy nhiên có tăng mức phạt lên để bảo đảm tính khả thi • Điều 32: Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Tương tự như Điều 24 Nghị định số 121/2004/NĐ-CP. Tuy nhiên có bỏ hành vi không báo cáo trung thực về hiện trạng môi trường cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường vì đã được quy định tại Điều 29 Nghị định này

  18. Các điều bổ sung mới Có 7 Điều được bổ sung mới hoàn toàn để hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, gồm điều 24, 26, 27, 28, 30 và Điều 31, cụ thể như sau: • Điều 24: Vi phạm về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, hướng dẫn thi hành các điều 36, 37, 74 và Điều 75 của Luật bảo vệ môi trường năm 2005

  19. Các điều bổ sung mới • Điều 26: Vi phạm quy định bắt buộc thu hồi sản phẩm, bao bì đã qua sử dụng, hướng dẫn thi hành Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 • Điều 27: Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai khác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường, hướng dẫn thi hành các điều 102, 103, 104 và 105 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

  20. Các điều bổ sung mới • Điều 28: Vi phạm các quy định về hành nghề tư vấn, dịch vụ thẩm định đánh giá tác động môi trường, hướng dẫn thi hành Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường • Điều 29: Vi phạm các quy định về đánh giá hiện trạng môi trường, hướng dẫn thi hành Điều 99 Luật Bảo vệ môi trường

  21. Các điều bổ sung mới • Điều 30: Vi phạm các quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, hướng dẫn thi hành Điều 114 Luật Bảo vệ môi trường • Điều 31: Vi phạm về việc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, hướng dẫn thi hành Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường

  22. Chương III. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt Chương này tương tự như các quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 121/2004/NĐ-CP, tập trung quy định thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cụ thể như sau: • Chủ tịch UBND cấp tỉnh và Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường để có quyền cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 70.000.000 đồng. • Chủ tịch UBND cấp huyện và Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường để có quyền cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng. • Chủ tịch UBND cấp xã có quyền cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng.

  23. Chương III. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt • Thanh tra viên chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, của Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ của quyền phạt cảnh cảo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng. • Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt như trên, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này mà thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt nhưng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

  24. Chương IV. Khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm Tương tự Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 121/2004/NĐ-CP

  25. Chương V. Điều khoản thi hành • Nghị định quy định về việc xử lý tồn tại như sau: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực thi hành đã lập Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận mà có hành vi vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định này thì bị xử phạt như đối với cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc đối tượng phải đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường.

  26. Các văn bản cần nghiên cứu khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường • Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005 • Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 2/7/2002 • Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính • Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  27. Trân trọng cảm ơn!

More Related