1 / 12

CUỘC VẬN ĐỘNG "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo"

CUỘC VẬN ĐỘNG "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" (Kế hoạch số 300/KH-TƯHCTĐ, ngày 17/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Hội) Người trình bày: Đoàn Văn Thái Phó chủ tịch, Tổng thư ký Trung ương Hội. I. Bối cảnh ra đời của cuộc vận động. 1. Về chủ quan:

aglaia
Download Presentation

CUỘC VẬN ĐỘNG "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo"

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CUỘC VẬN ĐỘNG "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" (Kế hoạch số 300/KH-TƯHCTĐ, ngày 17/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Hội) Người trình bày: Đoàn Văn Thái Phó chủ tịch, Tổng thư ký Trung ương Hội

  2. I. Bối cảnh ra đời của cuộc vận động 1. Về chủ quan: - Hội còn thiếu một phong trào, một cuộc vận động có tính xuyên suốt theo hướng trợ giúp gắn với phát triển bền vững (hiện có nhiều phong trào nhỏ lẻ, theo đợt, chưa nắm chắc đối tượng). - Vai trò nòng cốt của Hội còn chưa được khẳng định rõ; vai trò cầu nối, vai trò điều phối của Hội trong hoạt động nhân đạo còn hạn chế, chưa được đề cập tới.

  3. I. Bối cảnh ra đời của cuộc vận động (tiếp theo) 2. Về khách quan: - Hoạt động nhân đạo, từ thiện còn chồng chéo, theo đợt, theo mùa vụ, thiếu sự điều phối thống nhất, thiếu công bằng. - Người dân, tổ chức còn đóng góp nhiều khoản mà không được biết sự đóng góp đó được sử dụng thế nào; tính công khai, minh bạch trong hoạt động nhân đạo, từ thiện còn hạn chế.

  4. II. Mục đích của cuộc vận động 1. Nắm được cụ thể tính hình đối tượng để trợ giúp trực tiếp, kịp thời, thiết thực theo hướng phát triển bền vững. 2. Nâng cao năng lực vận động nhân đạo của cán bộ Hội, qua đó nâng cao chất lượng tổ chức Hội, xứng đáng vai trò nòng cốt, vai trò cầu nối, vai trò điều phối trong hoạt động nhân đạo.

  5. III. Nội dung cuộc vận động 1. Trợ giúp về vật chất, vốn phát triển sản xuất, ngày công lao động… 2. Hỗ trợ chữa trị, phục hồi chức năng, nâng cao sức khỏe thể chất… 3. Tư vấn tâm lý, tinh thần và trợ giúp pháp lý… 4. Tổ chức khám chữa bệnh nhân đạo, bếp ăn tình thương…

  6. IV. Cách thức thực hiện 1. Báo cáo cấp ủy đảng, chính quyền tạo sự ủng hộ về chủ trương, định hướng chỉ đạo và yêu cầu các tổ chức tham gia cuộc vận động. 2. Xây dựng kế hoạch triển khai cuộc vận động theo các bước sau: Bước 1: Điều tra khảo sát lập hồ sơ đối tượng tại địa bàn theo các tiêu chí cụ thể do cấp Hội xác định phù hợp với điều kiện địa phương.

  7. IV. Cách thức thực hiện (tiếp theo) Bước 2: Vận động cán bộ, hội viên đăng ký trợ giúp các địa chỉ cụ thể theo hồ sơ khảo sát. Bước 3: Tham mưu cho cấp ủy Đảng chỉ đạo vận động Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức và nhân dân trong và ngoài địa bàn đăng ký trợ giúp các đối tượng theo hồ sơ giới thiệu của Hội.

  8. IV. Cách thức thực hiện (tiếp theo) Bước 4: Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện cuộc vận động, trong đó chú ý: - Thông báo kịp thời và đầy đủ việc sử dụng sự trợ giúp của cán bộ, hội viên, các tổ chức, cá nhân dành cho đối tượng khó khăn. - Tổng kết các mô hình, kinh nghiệm tốt để nhân rộng, tiến hành khen thưởng kịp thời, ghi nhận tấm lòng vàng nhân đạo của các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc.

  9. V. Các điều kiện đảm bảo 1. Thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động ở các cấp, mời lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành liên quan (lao động, y tế, Mặt trận Tổ quốc…) tham gia. 2. Phối hợp xây dựng các tiêu chí bình xét đối tượng cần trợ giúp, các loại sổ sách theo dõi. 3. Tổ chức các hoạt động vận động nguồn lực, xây dựng đội ngũ cộng tác viên/hội đồng bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ.

  10. VI. Một số điểm chú ý 1. Phải nhận được sự ủng hộ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. 2. Phải vận động được sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tại cơ sở theo mô hình: 1+4, 1+5, 1+6… 3. Cán bộ, hội viên phải hiểu thấu đáo cuộc vận động và có quyết tâm cao trong thực hiện cuộc vận động. 4. Phải công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện cuộc vận động.

  11. Kết luận 1. Cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo" là hoạt động có tính chiến lược xuyên suốt của Hội. 2. Thực hiện tốt cuộc vận động góp phần khẳng định vai trò nòng cốt, vai trò cầu nối, vai trò điều phối của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong các hoạt động nhân đạo. 3. Tinh thần chung của cuộc vận động là: mọi đối tượng khó khăn trong xã hội đều được biết đến, được quan tâm chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng.

  12. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

More Related