1 / 12

Phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha”

Vu1eadt lu00ed hu1ecdc lu00e0 mu00f4n khoa hu1ecdc thu1ef1c nghiu1ec7m, mu1ed9t trong nhu1eefng khu00e2u quan tru1ecdng cu1ee7a quu00e1 tru00ecnh u0111u1ed5i mu1edbi phu01b0u01a1ng phu00e1p du1ea1y hu1ecdc bu1ed9 mu00f4n vu1eadt lu00ed lu00e0 phu1ea3i tu0103ng cu01b0u1eddng cu00e1c hou1ea1t u0111u1ed9ng thu1ef1c nghiu1ec7m cu1ee7a hu1ecdc sinh trong quu00e1 tru00ecnh hu1ecdc tu1eadp. Vu00ec vu1eady, viu1ec7c u0111u01b0a thu00ed nghiu1ec7m vu00e0o du1ea1y hu1ecdc u0111u1ec3 hu1ecdc sinh tiu1ebfp cu1eadn vu1edbi con u0111u01b0u1eddng nghiu00ean cu1ee9u khoa hu1ecdc vu00e0 hiu1ec3u su00e2u su1eafc cu00e1c kiu1ebfn thu1ee9c vu1eadt lu00ed lu00e0 hu1ebft su1ee9c cu1ea7n thiu1ebft vu00e0 cu00f3 u00fd nghu0129a quan tru1ecdng. Thu00f4ng qua thu00ed nghiu1ec7m, hu1ecdc sinh u0111u01b0u1ee3c ru00e8n luyu1ec7n ku0129 nu0103ng, ku0129 xu1ea3o, giu00e1o du1ee5c tu1ed5ng hu1ee3p, hu00ecnh thu00e0nh tu01b0 duy su00e1ng tu1ea1o vu00e0 tinh thu1ea7n lu00e0m viu1ec7c tu1eadp thu1ec3.

RobbPollich
Download Presentation

Phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha”

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha Phần I: I. Lí do chọn đề tài Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm, một trong những khâu quan trọng của quá trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn vật lí là phải tăng cường các hoạt động thực nghiệm của học sinh trong quá trình học tập. Vì vậy, việc đưa thí nghiệm vào dạy học để học sinh tiếp cận với con đường nghiên cứu khoa học và hiểu sâu sắc các kiến thức vật lílà hết sức cần thiết và có ý nghĩaquan trọng. Thông qua thí nghiệm, học sinh được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục tổng hợp, hình thành tư duy sáng tạovà tinh thần làm việc tập thể. Trong quá trình giảng dạy tôi thấyđộng cơ không đồng bộ ba phalà loại máy điện được sử dụng phổ biến trong kĩthuật truyền động điện do có các ưu điểm là: đơn giản về kết cấu, gọn nhẹ, dễ chế tạo, dễ sử dụng và hiệu suất cao. Để dạy bài “Động cơ không đồng bộ ba pha” Vật lí 12, thì cần phải có thiết bi ̣ thí nghiệmkiểmnghiệm: - Sự quay không đồng bộ của động cơ không đồng bộ ba pha. - Trong không gian của stato có từ trường tổnghợp là một từ trường quay đềucó biên độ không thay đổi. Hiện nay, trong danh mục thiết bi ̣ thí nghiệmtối thiểu ởtrường THPT không có thiết bi ̣ thí nghiệmvề động cơ không đồng bộ ba pha. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “ Phương án thí nghiệ m về động cơ không đồng bộ ba pha” với mong muốn giới thiệu một phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha để sử dụng trong dạy bài động cơ không đồng bộ ba pha vật lí 12. II. Mục đích của đề tài Đề tài tập trung xây dựng một phương án thí nghiệm có thể kiểm nghiệm được: - Sự quay không đồng bộ của động cơ không đồng bộ ba pha. - Trong không gian của stato có từ trường tổnghợp là một từ trường quay đều, biên độcủa từ trường quaykhông thay đổi. III. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài 1. Nghiên cứu lí luận về thí nghiệm Vật lí 2. Nghiên cứunội dungchương trìnhVật lí 12, đặc biệt là phần kiến thức về động cơ không đồng bộ ba pha để xác định mức độ nội dung các kiến thức học sinh PHẦN MỞ ĐẦU Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang –THPT Buôn Ma Thuột 1 https://dethiioe.com/

  2. Phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha cần nắm vững và các thí nghiệm mà giáo viên và học sinh cần tiến hành khi dạy học các kiến thức đó. 3. Thiết kế, thử nghiệm nhiều lần các phương án thí nghiệm để đi tới được những bản hướng dẫn chi tiết cho từng thí nghiệm. IV. Bố cục của đề tài Đềtài gồm 2 phần: Phần 1: Phần mở đầu Phần 2: Phần nội dung Nội dung của đề tài chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực trạng Chương 2: Thiết kế phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha Chương 3: Kết luận Trong chương I, tác giả trình bàymột số lí thuyết cơ bản đểvận dụng trong quá trình thực hiện đề tài , và tình hình thực tiễn của vấn đề mà đề tài đang nghiên cứu. Trong chương II, tác giả nêu phương án t hí nghiệmvềđộng cơ không đồng bộ ba pha nhằm sử dụng trong dạy học kiến thức “ Động cơ không đồng bộ ba pha” Vật lí 12. Chương III nêu kết luận và một số kết quả đạt được Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang –THPT Buôn Ma Thuột 2 https://dethiioe.com/

  3. Phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha PHẦN II: Chƣơng I I. Cơ sở lí luận 1.Khái niệm thí nghiệm Vật Lí: Thí nghiệm Vật Lí là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào các đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận những tri thức Vật Lí mới, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành. 2. Đặc điểm của thí nghiệm Vật Lí: - Các điều kiện của thí nghiệm phải được lựa chọn và thiết lập có chủ định sao cho thông qua thí nghiệm thu được kết quả phục vụ tiến trình xây dựng kiến thức. - Các điều kiện thí nghiệm có thể biến đổi được để ta có thể nghiên cứu sự phụ thuộc giữa 2 đại lượng khi các đại lượng khác được giữ không đổi. - Các điều kiện của thí nghiệm phải được khống chế, kiểm soát đúng như dự định. - Có thể quan sát được các biến đổi của đại lượng nào đó do sự biến đổi của đại lượng khác. Điều này đạt được bằng giác quan hoặc sự hỗ trợ của các phương tiện quan sát, đo đạc. 3. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học VậtLí ở trƣờng phổ thông a. Các chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lý luận nhận thức - Thí nghiệm là phương tiện của việc thu nhận tri thức: thu nhận những kiến thức đầu tiên về đối tượng, tạo điều kiện cho học sinh đưa ra giả thuyết. -Thí nghiệm làphương tiện kiểm tra tính đúng đắn của tri thức thu được. -Thí nghiệm là phương tiện của việc vận dụng tri thức đã thu được vào thực tiễn: việc vận dụng các tri thức đã thu được vào thiết kế, chế tạo các thiết bị kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, thí nghiệm được sử dụng như là phương tiện tạo cơ sở cho việc vận dụng các tri thức đã thu được vào thực tiễn. -Thí nghiệm là một bộ phận của phương pháp nhận thức Vật Lí: bồi dưỡng cho học sinh hai phương pháp nhận thức phổ biến trong nghiên cứu Vật Lí là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình. b. Các chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lý luận dạy học. - Có thể sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học: đề xuất vấn đề; giải quyết vấn đề tìm ra kiến thức, kỹ năng mới; củng cố kiến thức kĩ năng; kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng mà học sinh đã thu được. - Thí nghiệm là phương tiện phát triển nhân cách của học sinh: + Thí nghiệm là phương tiện để nâng cao chất lượng kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo về Vật Lí của học sinh. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Cơ sở líluận và thƣ̣c trạng Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang –THPT Buôn Ma Thuột 3 https://dethiioe.com/

  4. Phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha trình học tập tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh. + Thí nghiệm là hình thức tổ chức các hình thức làm việc tập thể khác nhau, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của học sinh. - Thí nghiệm là phương tiện đơn giản và trực quan trong dạy học Vật Lí. + Thí nghiệm là phương tiện giúp ta có thể nghiên cứu các hiện tượng, quá trình trong những điều kiện có thể khống chế được dễ dàng đi đến nhận thức về nguyên nhân, bản chất của hiện tượng hay các mối quan hệ. + Thí nghiệm là phương tiện trực quan giúp học sinh nhanh chóng thu được thông tin chân thực về hiện tượng quá trình Vật Lí. Đặc biệt là trong nghiên cứu những lĩnh vực mà con người không thể tri giác trực tiếp bằng các giác quan thì sử dụng thí nghiệm mô hình là không thể thiếu được. II. Thƣ̣c Trạng Vật lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật líở trường phổ thông không chỉ là công việc bắt buộc, mà nó còn là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng dạy học, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Thí nghiệm vật líhiểu theo nghĩa rộng còn là một trong những phương pháp dạy học vật líở trường phổ thông. Đó là cách thức hoạt động của thầy và trò, giúp cho trò tự chiếm lĩnh kiến thức kĩ năng, kĩ xảo, đặc biệt là kĩ năng, kĩ xảo thực hành. Thêm vào đó, thí nghiệmcòn có tác dụng giúp cho việc dạy học vật lí tránh được tính chất giáo điều hình thức đang phổ biến trong dạy học hiện nay. Ngoài ra, thí nghiệm vật lícòn góp phần giúp cho học sinhcủng cố niềm tin khoa học nhằm hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh. Hiện nay, trong danh mục thiết bi ̣ thí nghiệm tối thiểu ở trường THPT không có thiết bi ̣ thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha . Vì vậy việc giới thiệu một phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha để sử dụng trong dạy bài động cơ không đ ồng bộ ba pha vật lí 12 là công việc có ý nghĩa và cần thiết. + Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập Vật Lí, tổ chức quá Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang –THPT Buôn Ma Thuột 4 https://dethiioe.com/

  5. Phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha CHƢƠNG II: THIẾT KẾPHƢƠNG A ́ NTHÍ NGHIỆM VỀĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA I. Tìm hiểu vị trí của kiến thức “Động cơ không đồng bộ ba pha” trong chƣơng.Sự cần thiết phải thiết kếphƣơng án thí nghiê ̣ m về động cơ không đồng bộ ba pha 1. Sơ đồ tiến trình kiến thức chƣơng “Dòng điện xoay chiều” Sơ đồ tiến trình xây dựng kiến thức chương “ Dòng điện xoay chiều" Dòng điện xoay chiều Các đại lƣợng đặc trƣng cho dòng điện xoay chiều Sản xuất, biến đổi và truyền tải điện năng Khái niệm về e, u, i tức thời Giá trị cực đại E0, U0, I0 Giá trị hiệu dụng E, U, I Khái niệm cảm kháng ZL; dung kháng ZC. Công suất của dòng điện xoay chiều Độ lệch pha φ Sản xuất điện xoay chiều Biến đổi dòng điện xoay chiều Truyền tải điện năng đi xa Máy phát điện xoay chiều 1 pha Máy phát điện xoay chiề u 3 pha Máy biến thế Khô ng dùng máy biến thế Có dùng máy biến thế Động cơ điện xoay chiều 1 pha; 3 pha Mạch điện xoay chiều R, L, C, RLC nối tiếp Mạch chỉ có R Mạch chỉ có L Mạch chỉ có C Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang –THPT Buôn Ma Thuột 5 https://dethiioe.com/

  6. Phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha 2. Vị trí của kiến thức “Động cơ không đồng bộ ba pha” trong chƣơng. Kiến thức “Động cơ không đồng bộ ba pha" trong chương trình Vật Lí 12 là một ứng dụng kĩ thuật của Vật Lí, được đưa vào gần cuối chương “Dòng điện xoay chiều”. Sau khi đã được học tổng quan về dòng điện xoay chiều, biết cách tạo ra dòng điện, học sinh được nghiên cứu đến những máy móc thiết bị sử dụng dòng điện xoay chiều. Kiến thức “ Động cơ không đồng bộ ba pha" được đưa vào một cách khá hợp lý và phù hợp với thực tiễn, bởi động cơ không đồng bộ là loại máy điện được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật truyền động điện do có các ưu điểm là: đơn giản về kết cấu, gọn nhẹ, dễ chế tạo, dễ sử dụng, đặc biệt động cơ rô –to lồng sóc có kết cấu đơn giản, ở phần quay không có yêu cầu về cách điện và có thể làm việc ở cả môi trường có hoạt tính cao hoặc trong nước. Tuy nhiên, thiết bị dạy học ở phần kiến thức này chưa phù hợp với thực tiễn cũng như đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 3. Sự cần thiết phải thiết kếphƣơng án thí nghiê ̣ m về động cơ không đồngbộ ba pha Khi học về bài “Động cơ không đồng bộ ba pha”- Vật lí 12 THPT, một trong những kiến thức trọng tâm là việc tạo ra từ trường quay bằng dòng điện ba pha. Sau khi phương án dùng dòng điện ba pha để tạo ra từ trường quay được đưa ra thì cần được khẳng định bằng thực nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay, ở các trường phổ thông, chưa có thiết bị thí nghiệm nào có thể chứng tỏđược từ trường sinh ra là từ trường quay do đó, thực tiễn việc dạy những kiến thức này đều là dạy chay hoặc dạy trên những thí nghiệm ảo.Bên cạnh đó, cũng cần thiết phải có một thí nghiệm định lượng chứng tỏ tần số quay của roto luôn nhỏ hơn tần số quay của dòng điện cung cấp. Chính vì những lý do đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu, thiết kếphương án thí nghiệm, kiểm chứng từ trường do dòng điện ba pha sinh ra là từ trường quay. Thiết bị này đảm bảo về mặt kĩ thuật, về mặt sư phạm, cũng như bảm bảo về thẩm mĩ. Bên cạnh đó, nó phù hợp với những tiết học thực hành hay cho học sinh hoạt động theo nhóm nhỏ tại lớp khi học về kiến thức “Động cơ không đồng bộ ba pha”. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang –THPT Buôn Ma Thuột 6 https://dethiioe.com/

  7. Phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha II. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của thiết bi ̣ thí nghiê ̣ m 1. Cấu tạo. (10) (2) (9 ) (1) (3 ) (8 ) (6 ) (7 ) (5 ) (4 ) Ảnh 1. TBTN Động cơ không đồng bộ ba pha - Stato (1) là một khối thép được ghép từ nhiều là thép cách điện. Trên khối thép đó có 3 cuộn dây (2) được kí hiệu màu xanh, vàng, đỏ đặt lệch nhau 1200; 6 đầu dây của 3 cuộn dây được nối ra các chốt cắm (3). - Rô to gồm có rô to lồng sóc đơn giản (4); khung dây (5), các rô to này được gắn trên trục quay thẳng đứng; khung dây có gắn đèn led đứng yên (6); rô to lồng sóc có gắn thanh quay (7). - Cổng quang và đồng hồ đo thời gian hiện số (8) - Máy dao động kí 2 chùm tia (9) - Máy biến tần SV004iE5(10) * Sơ lược về máy biến tần SV004iE5. Máy biến tần có chức năng biến điện áp xoay chiều một pha ( tần số cố định 50 Hz) thành nguồn điện áp xoay chiều ba pha có tần số có thể biến đổi cung cấp cho động cơ. Nguyên lý hoạt động của máy biến tần: Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn một chiều bằng phẳng.Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệbiến tầnđều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96. Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Bộ biến tần có các khả năng sau: - Điều chỉnh tần số theo giá trị tốc độ đặt mong muốn. - Điều chỉnh điện áp theo tần số để duy trì từ thông khe hở không đổi trong Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang –THPT Buôn Ma Thuột 7 https://dethiioe.com/

  8. Phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha vùng điều chỉnh momen không đổi. - Cung cấp dòng điện định mức ở mọi tần số. * Cách sử dụng máy biến tần: - Đầu vào: 200 - 230V; 1 pha; 5,5A; 50/60Hz. - Đầu ra: 0 – input V; 3 pha; 2,5A; 0,1 -200Hz. - Cách đấu dây: Ảnh 2. Cách đấu dây của máy biến tần 2. Nguyên tắc hoạt động Thiết bi ̣ thí nghiệm (TBTN) động cơ không đồng ba pha hoạt động dựa trên sự quay không đồng bộ. Dòng điện ba pha đưavào các cuộn dây sinh ra từ trường quay. Từ trường quay làm từ thông qua khung dây biến thiên, trong khung dây xuất hiện một dòng điện cảm ứng. Cũng chính từ trường quay này tác dụng lên dòng điện trong khung dây một mômen lực làm khung dây quay. Theo định luật Len – xơ, khung dây quay theo chiều quay của từ trường để làm giảm tốc độ biến thiên từ thông qua khung dây. Tốc độ góc của khung dây luôn nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường. III. Các thí nghiệm có thể tiến hành với TBTN TBTN động cơ không đồng bộ bapha do tôi thiết kế có thể tiến hành được những thí nghiệm sau - Thí nghiệm nghiên cứu sự quay không đồng bộ. - Thí nghiệm chứng tỏ từ trường tổng hợp do 3 cuộn dây gây ra là từ trường quay đều. Sau đây, tôi sẽ mô tả cụ thể các thí nghiệm tiến hành với TBTN 1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu sự quay không đồng bộ a. Mục đích thí nghiệm Ở thí nghiệm này, ta đi nghiên cứu một cách định lượng tần số của rô to so với tần số của dòng điện cung cấp. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang –THPT Buôn Ma Thuột 8 https://dethiioe.com/

  9. Phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha công tắc. cung cấp, ta thay rô to trên bằng một rô to có gắn thanh quay. - Gắn cổng quang điện lên giá và kết nối với đồng hồ đo thời gian hiện số; đặt đồng hồ ở chế độ đo chu kì. - Bật công tắc nguồn, đặt máy biến tần ở chế độ 15Hz, lúc này rô to có gắn thanh quay quay xung quanh trục của nó. - Trên đồng hồ đo thời gian hiện số hiển thị chu kì của rô to ứng với tần số của dòng cung cấp là 15Hz. - Lặp lại các bước thí nghiệm với 20Hz, 25Hz. c. Kết quả thí nghiệm Ta thấy khi tần số của nguồn cấp tăng lên thì tần số của rô to cũng tăng lên nhưng rô to của động cơ không đồng bộ ba pha luôn chuyển động với tần số nhỏ hơn tần số của dòng điện cung cấp. 2. Thí nghiệm 2: Chứng tỏ từ trƣờng tổng hợp do 3 cuộn dây gây ra là từ trƣờng quay đều. a. Mục đích thí nghiệm Để kiểm tra từ trường tổng hợp do 3 cuộn dây gây ra là từ trường quay đều hay không, ta cần khảo sát biên độ và dạng đồ thì của từ trường đó. Có I ~ B nên thay vì khảo sát từ trường tổng hợp, ta khảo sát cường độ dòng điện chạy qua một cuộn dây đứng yên đặt trong từ trường. b. Các bước tiến hành - Cho cuộndây đứng yên có gắn đèn led vào giữa stato. - Kết nối cuộn dây với dao động kí 2 chùm tia. - Bật công tắc nguồn cấp điện. - Sử dụng đồng hồ đo cường độ dòng điện của vòng dây, ta thấy đồng hồ luôn dao động nhỏ quanh một giá trị xác định. - Bật công tắc máy dao động kí 2 chùm tia và quan sát dạng đồ thị của dòng điện. c. Kết quả thí nghiệm - Ta thấy đèn led sáng chứng tỏ đã xảy ra hiện tượng cảm ứng điện từ; dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây. - Khi sử dụng đồng hồ đo cường độ dòng điện của vòng dây, ta thấy đồng hồ luôn dao động nhỏ quanh một giá trị xác định. - Đồng thời khi kết nối với máy dao động kí 2 chùm tiata thấy đồ thị hiển thị trên dao động kí là hình sin. Chứng tỏ, từ trường tổng hợp do dòng điện ba pha sinh ra trên ba cuộn dây là từ trường quayđều. b. Các bước tiến hành - Cho khung dây hay rô to lồng sóc vào giữa stato. - Bật công tắc nguồn cấp điện, ta thấy chúng quay với tần số xác định, tắt - Để khảo sát một cách định lượng tần số của rô to so với tần số của nguồn Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang –THPT Buôn Ma Thuột 9 https://dethiioe.com/

  10. Phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha Ảnh 3. TN chứng tỏ trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng. Ảnh 4. Dạng đồ thị của cường độ dòng điện qua vòng dây có dạng hình sin. Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang –THPT Buôn Ma Thuột 10 https://dethiioe.com/

  11. Phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha Chƣơng III: Bộ thí nghiệm động cơ không đồng bộ ba pha đáp ứng được cơ bản các yêu cầu kĩ thuật cũng như về mặt sư phạm, cụ thể: - Các thí nghiệm về sự quay không đồng bộ và thí nghiệm chứng tỏ từ trường tổng hợp do 3 cuộn dây gây ra là từ trường quay xảy ra hiện tượng rõ ràng; tốc độ quay của rô to luôn ổn định. -Các thí nghiệm được tiến hành nhiều lần và luôn thành công. -Vật liệu dùng để chế tạo động cơ không đồng bộ ba pha có tuổi thọ cao và độ bền chắc. -TBTN có cấu tạo đơn giản: Số chi tiết không nhiều, cấu tạo gọn, ít hỏng, dễ bảo quản. -Thao tác bằng tay không phức tạp. -TBTN gần với thực tế, giúp học sinh dễ hình dung về động cơ trong thực tế. -Với hình dạng của stato như vậy có thể mở rộng bài học ở chỗ đưa ra những cách quấn dây khác trong thực tế và lí giải các cách quấn dây đó. Hạn chế của TBTN: - TBTN có khối lượng hơi lớn nên cần cẩn thận trong khi vận chuyển. - Khi tiến hành thí nghiệm định lượng về tần số của rô to so với tần số của dòng điện cung cấp và thí nghiệm chứng tỏ từ trường tổng hợp tạo ra bởi 3 cuộn dây là từ trường quay đều ta cần có thiết bị hỗ trợ cồng kềnh dẫn đến khó vận chuyển. - Trên đây là phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha do tôi thiết kế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn ThếKhôi ( Tổng chủ biên)(2010), Nguyễn Phúc Thuần ( Chủ biên), Vật Lí 12 Nâng cao, NXB Giáo dục. 2. Nguyễn Văn Liễn, Nguyễn Mạnh Tiến, Đoàn Quang Vinh(2003), Điều khiển động cơ xoay chiều cấp từ biến tần bán dẫn, NXB Khoa học và kĩ thuật. 3. NguyễnĐức Thâm,Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB ĐHSP Hà Nội. 4. Một số website: http://vatly.webdayhoc.net/ http://www97.intel.com/vn/ProjectDesign/InstructionalStrategies/ Kết luận Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang –THPT Buôn Ma Thuột 11 https://dethiioe.com/

  12. Phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha Mục lục Phần I: PHẦN MƠ ̉ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài II. Mục đích của đề tài III. Phương pháp nghiên cứu của đề tài IV. Bố cụccủa đề tài Phần II: NỘI DUNG ĐỀ TA ̀ I Chương I: Cơ sở lí luận và thực trạng I. Cơ sở lí luận II. Thực trạng Chương II: Thiết kếphương án thí nghiệm vềđộng cơ không đồng bộ ba pha I. Tìm hiểu v ị trí của kiến thức “Động cơ không đồng bộ ba pha” trong chương. Sự cần thiết phải thiết kế phương án thí nghiệm về động cơ không đồng bộ ba pha II. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của thiết bị thí nghiệm III. Các thí nghiệm có thể tiến hành với TBTN Chương III: Kết luận Tài liệu tham khảo 1 1 1 1 2 3 3 3 4 5 5 6 8 11 11 Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Trang –THPT Buôn Ma Thuột 12 https://dethiioe.com/

More Related