1 / 21

Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (Tiết 2)

Su1ef1 ra u0111u1eddi vu00e0 phu00e1t triu1ec3n cu1ee7a tu1ed5 chu1ee9c ASEAN.<br>Cuu1ed9c u0111u1ea5u tranh giu00e0nh u0111u1ed9c lu1eadp cu1ee7a u1ea4n u0110u1ed9 sau chiu1ebfn tranh thu1ebf giu1edbi thu1ee9 hai.<br>https://tailieuthamkhao.org/<br>

Download Presentation

Bài giảng Lịch sử Lớp 12 - Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ (Tiết 2)

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ ( Tiết 2)

  2. NỘI DUNG BÀI HỌC HÔM NAY + Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN. + Cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai. + Công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ sau khi giành độc lập.

  3. I. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 3. Sựrađờivàpháttriểncủatổchức ASEAN Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào? • a. Hoàn cảnh: + Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng phát triển. + Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. + Xu hướng liên kết khu vực và thế giới đang diễn ra mạnh mẽ.

  4. I. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 3. Sựrađờivàpháttriểncủatổchức ASEAN → 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan). Với sự tham gia của năm nước: Vậy tổ chức Asean được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu? Có bao nhiêu nước tham dự? + Thái Lan. + Inđônêxia. + Xingapo. + Malaixia. + Philippin.

  5. 3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN I. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Asean thành lập nhằm mục tiêu gì? b. Mục tiêu: - Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

  6. I. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN • c. Quá trình phát triển - Từ 1967 – 1976: Tổ chức non trẻ, sự hợp tác còn lỏng lẽo. - Từ 1976 – 1991: Hiệp ước Balli (2/1976) đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN, thông qua nguyên tắc: + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực.+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. + Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

  7. I. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN • c. Quá trình phát triển - Từ năm 1991 – nay: Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh: + Brunay ( 1984). +Việt Nam ( 1995). +Lào và Mianma (1997). +Campuchia (1999). - Năm 2015, Cộng đồng ASEAN về kinh tế và văn hóa được thành lập. HỘI NGHỊ BA LI 2/1976 (INĐÔNÊXIA)

  8. I. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á 3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN • d. Vai trò Asean ra đời có vai trò gì đối với khu vực Đông Nam Á - Là tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ của khu vực Đông Nam Á. - Góp phần xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển. - Đạt được nhiều thành tựu to lớn, nền kinh tế các nước thành viên phát triển mạnh. - Mở rộng quan hệ quốc tế và vị thế của ASEAN trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.

  9. Gắn kết và hợp tác của Asean

  10. II. ẤN ĐỘ. 1. Cuộc đấu tranh giành độc lập Sau chiến tranh thế giới thứ hai Ấn Độ chống thực dân nào? - Sau CTTG II, nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại. - Ngày 15/8/1947: Anh thực hiện “phương án Maobát tơn”, chia Ấn Độ thành 2 quốc gia tự trị: Ấn Độ và Pakixtan, chia theo sự khác biệt về tôn giáo. - Không thỏa mãn quy chế tự trị, Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh. - Ngày 26/1/1950: Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.

  11. M.Gandi Nehru

  12. II. ẤN ĐỘ. 2. Công cuộc xây dựng đất nước Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh”: những năm 70, tự túc được lương thực, từ năm 1995 xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới. + Đứng thứ mười về sản xuất công nghiệp, chế tạo máy móc, hóa chất, máy bay, tàu thủy… + Sử dụng năng lượng hạt nhân vào sản xuất điện.

  13. II. ẤN ĐỘ. 2. Công cuộc xây dựng đất nước + 1974 thử thành công bom nguyên tử. + 1975 phóng thành công vệ tinh nhân tạo. + Cuộc cuộc “cách mạng chất xám” đưa Ấn Độ trở thành cường quốc sản xuất phần mềm của thế giới. + Theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. + Ngày 7-1-1972, Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

  14. Banggalor – thung lũng silicon của ấn độ

  15. Nhà máy hạt nhân của ấn độ

  16. Chủ tịch Hồ Chí Minh và thủ tướng Nê ru 1958

  17. CỦNG CỐ BÀI HỌC Câu 1: Tổ chức nào lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đảng Dân tộc. B. Đảng Quốc đại. C. Đảng Quốc dân. D. Đảng Dân chủ. Câu 2. Trước cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Ân Độ , năm 1947 thực dân Anh dùng phương án gì để chia Ấn Độ thành hai quốc gia: A. Phương án Maobáttơn. B. Bất bạo động. C. Áp đặt cai trị. D. Chia để trị.

  18. CỦNG CỐ BÀI HỌC Câu 3:Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu đấu tranh của nhân dân Ấn Độ là A. chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc. B. lật đổ chế độ phong kiến, giành ruộng đất cho nông dân. C. sử dụng bạo lực vũ trang, giành độc lập dân tộc. D. chống thực dân Pháp, đòi độc lập dân tộc. Câu 4:Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây? A. Cách mạng công nghiệp. B. Cách mạng chất xám. C. Cách mạng công nghiệp. D. Cách mạng xanh.

  19. CỦNG CỐ BÀI HỌC Câu 5:Cuộc cách mạng nào sau đây giúp Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới? A. Cách mạng xanh. B. Cách mạng trắng. C. Cách mạng nhung. D. Cách mạng chất xám. Câu 6.“Phương án Maobáttơn” ở Ấn Độ được thực dân Anh thực hiện trên cơ sở nào? A. Theo vị trí địa lý của Ấn Độ. B. Theo ý đồ của thực dân Anh. C. Nguyện vọng của nhân dân Ấn Độ. D. Tôn giáo: Ấn Độ giáo và Hồi giáo.

  20. CỦNG CỐ BÀI HỌC Câu 7. Nhận định nào dưới đây về chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ sau khi giành độc lập là đúng? A. Trung lập tích cực, tiến bộ. B. Xu hướng trung lập, tích cực. C. Hòa bình, trung lập tích cực. D. Hòa hoãn, tích cực hợp tác. Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu sự “khởi sắc” của Asean? A. Kí bản Hiến chương Asean năm 2007. B. Thành lập tổ chức liên minh vì tiến bộ năm 1961. C. Kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (hiệp ước Bali) tháng 2 năm 1976. D. Tuyến bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASean) năm 1967.

  21. BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT. CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE. HÃY CHÉP BÀI ĐẦY ĐỦ VÀ TÌM HIỂU BÀI MỚI TRƯỚC Ở NHÀ NHÉ! HẸN GẶP LẠI CÁC EM Ở TIẾT HỌC SAU.

More Related