1 / 26

Nâng cao kết quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường PTDT nội trú Bắc Hà

u0110u00f4u0323i nguu0303 GVCN lau0300 lu01b0u0323c lu01b0u01a1u0323ng hu1ed7 tru01a1u0323 u0111u0103u0301c lu01b0u0323c cho Hiu00eau0323u tru01b0u1edfng trong viu00eau0323c chu1ec9 u0111u1ea1o tu1ed5 chu01b0u0301c cau0301c hou1ea1t u0111u00f4u0323ng giau0301o du1ee5c cuu0309a nhau0300 tru01b0u01a1u0300ng, lau0300 cau0301nh tay nu00f4u0301i dau0300i cuu0309a Hiu00eau0323u tru01b0u1edfng, lau0300 cu00e2u0300u nu00f4u0301i giu01b0u0303a Hiu00eau0323u tru01b0u1edfng nhau0300 tru01b0u01a1u0300ng vu1edbi hou0323c sinh, cha meu0323 cau0301c em vau0300 u0111oau0300n thu00eau0309 mau0300 cau0301c em sinh hou1ea1t.<br>Ku00eau0301t quau0309 hou0323c tu1eadp cuu0309a cau0309 tru01b0u01a1u0300ng, thu01b0u01a1ng hiu00eau0323u cuu0309a nhau0300 tru01b0u01a1u0300ng u0111u01b0u01a1u0323c xu00e2y du01b0u0323ng vau0300 giu01b0u0303 giu0300n khu00f4ng phau0309i do mu00f4u0323t hai cau0301 nhu00e2n CBGV hay do mu00f4u0323t nhou0301m hou0323c sinh, mu00f4u0323t hai lu1edbp hou0323c, mau0300 lau0300 do su01b0u0323 nu1ed7 lu01b0u0323c cuu0309a tu1eebng thau0300nh viu00ean vau0300 toau0300n thu00eau0309 CBGV- HS nhu00e0 tru01b0u01a1u0300ng qua cau0301c thu00eau0301 hu00eau0323.

PacochaIV12
Download Presentation

Nâng cao kết quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường PTDT nội trú Bắc Hà

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xã hội ngày càng phát triển càng yêu cầu cao về sự toàn diện của con người cả về tài lẫn đức. Lịch sửđã chứng minh tầm quan trọng của hai yếu tố tài vàđức trong việc hình thành nhân cách con người. Đặc biệt là trong xã hội hiện nay để hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức, lối sống cho các em học sinh sự thìđòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Làm nên môi trường giáo dục đó phải kểđến vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điềuhành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với các em học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các em học sinh. Điều đóđặt ra yêu câu giáo viên chủ nhiệm phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn, các đoàn thể nhàtrường, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, rèn luyện, lao động... để làm tốt công tác dạy - học - giáo dục học sinh trong lớp phụ trách. Hơn nữa, học sinh của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bắc Hà, là con em các dân tộc của Huyện Bắc Hà vềđây học tập. Xa gia đình, xa bố mẹ từ khi mới tròn 10 tuổi đầu, chính vì vậy các thầy cô giáo, đặc biệt là https://giaimagiacmo.net/

  2. giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò làngười mẹ, người chị thứ hai của các em, thay cha mẹchăm sóc cho các em từ bữa ăn, giấc ngủđến cách làm vệ sinh, cách sống trong tập thể cũng như cách học tập. Một tập thể lớp có vững mạnh hay không phụ thuộc vào cách thức tổ chức, quản lí các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm làngười vạch ra kế hoạch hoạt động cụ thể cho lớp mình về học tập, lao động vệsinh, ăn ở, nội vụ kí túc xá ... bám sát theo kế hoạch chung của nhàtrường. Trực tiếp tổ chức, đôn đốc, nhắc nhở, động viên, kiểm tra và giám sát các hoạt động đó. Bởi vậy, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm đối với công tác giáo dục toàn diện học sinh ởtrường dân tộc nội trú Bắc Hà. Nhận thấy vị trí quan trọng đó, sau nhiều năm tham gia công tác chủ nhiệm lớp và luôn mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp, năm học 2013-2014 này bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm: "Nâng cao kết quả công tác chủ nhiệm lớp ởtrường PTDT Nội trú THCS&THPT Bắc Hà". PHẦN II. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận của vấn đề Nếu như trong một trường học, người Hiệu trưởng được coi là có vị trí quan trọng trong việc quy tụ mối đoàn kết thống nhất để phát huy sức mạnh của đội ngũ CBGV nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường thì người GVCN lớp có vai trò hết sức quan trọng trong một lớp học, là người quyết định mọi sự phát triển và tiến bộ của lớp, là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh trong lớp chủ nhiệm. Thầy giáo là một chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hoá, có nhiệm vụ bồi dưỡng và rèn luyện phẩm chất của một con người mới, bên https://giaimagiacmo.net/

  3. cạnh truyền thụ những kiến thức trong sách giáo khoa, người giáo viên còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, biết dìu dắt, hướng dẫn học sinh rèn luyện về mặt học tập cũng như rèn luyện đạo đức. Do vậy trình độ tổ chức và điều khiển quá trình dạy học và giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý đối tượng. Đội ngũ GVCN là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng, là cầu nối giữa Hiệu trưởng nhà trường với học sinh, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh hoạt. Kết quả học tập của cả trường, thương hiệu của nhà trường được xây dựng và giữ gìn không phải do một hai cá nhân CBGV hay do một nhóm học sinh, một hai lớp học, mà là do sự nỗ lực của từng thành viên và toàn thể CBGV- HS nhà trường qua các thế hệ. Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người thầy giáo phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh, phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn học sinh trở thành học sinh ngoan, và có tinh thần học tập thì trước hết người giáo viên phải đưa tập thể lớp mình thành một lớp tiên tiến, một chi đội vững mạnh, một tập thể gồm những thành viên giàu lòng nhân ái, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần tự quản tốt. II. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ởTrường PTDT Nội trú THCS&THPT Bắc Hà. Lý luận và thực tiễn đã chứng tỏ vai trò quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mỗi học sinh; Nhận thức rõ vai trò quan trọng của gáo viên chủ nhiệm lớp trong tổ chức, phối hợp giáo dục toàn diện học sinh, tại hướng dẫn số 5289/ BGD https://giaimagiacmo.net/

  4. ĐT - GDTrH ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Bộ giáo dục và đào tạo; hướng dẫn số 1834/ SGD & ĐT – GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2012 của Sở GD & ĐT Thái Nguyên về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 nêu rõ: “Tích cực triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học; chú trọng bồi dưỡng năng lực giáo dục đạo đức, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá; phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán các bộ môn; tăng cường vai trò và các hoạt động của tổ bộ môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức, phối hợp giáo dục toàn diện quản lý học sinh”. 1. Đối với nhàtrường, giáo viên chủ nhiệm Với vị trí quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, trong những năm học qua BGH Trường PTDT Nội trú THCS&THPT Bắc Hà rất chú trọng tới nội dung này. Ngay từđầu năm học BGH đã họp thống nhất với các tổ chuyên môn để lựa chọn và giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp một cách cụ thể cho từng giáo viên. Chính vì vậy, công tác chủ nhiệm của nhàtrường vềcơ bản ổn định, không có học sinh vi phạm đạo đức lớn. Năm học 2012-2013, nhàtrường có 14 lớp với hai cấp học THCS&THPT, trong đó có 4 đạt lớp tiên tiến theo thứ tự là: 9B, 8A, 11B, 6B do cô giáo Lý Thị Gánh, Hoàng Thị Thêm, Nguyễn Hải Yến và Vũ Thị Khanh chủ nhiệm. Năm học 2013-2014, nhàtrường tiếp tục duy trì 14 lớp trên vàđặt ra mục tiêu: - Về hạnh kiểm: phấn đấu có 100 % học sinh xếp đạo đức loại khá và tốt. - Về học lực: 100% từ TB trở lên trong đó Giỏi đạt 3,5 %, khá chiếm 50%. Trong đótỷ lệ lên lớp đạt 100%; tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT = 100%; tỷ https://giaimagiacmo.net/

  5. lệ tuyển sinh: 100% HS vào học THPT (trong đó có 35 HS được tuyển vào học các trường PTDT nội trú THPT), tuyển sinh đại học có 30% HS đỗ đại học (20 học sinh) điểm bình quân tăng lên 13 điểm. Với những mục tiêu đãđề ra trên, sựđóng góp của giáo viên chủ nhiệm là không hề nhỏ. Đặc biệt đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong trường đa số là những giáo viên nhiệt tình trong công tác, quan tâm gần gũi, sát xao với các hoạt động của lớp... Nhiều thuận lợi song bên cạnh đó, đa số giáo viên chủ nhiệm của nhàtrường là những cô giáo tuổi đời còn rất trẻ, tuổi đời, tuổi nghề và kinh nghiệm đều còn nhiều hạn chế nên gặp không ít khó khăn trong công tác. Vẫn còn một số giáo viên chủ nhiệm còn thụ động, chưa nhiệt tình với công việc, chưa thật yêu nghề, gắn bó với học sinh... nên kết quả thi đua chung của các lớp chưa đều giữa các tuần, các tháng; vẫn còn tình trạng học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm nội quy kí túc xá. 2. Đối với học sinh Trên 99% học sinh trong trường là con em các dân tộc ít người trên địa bàn nên có nhiều thuận lợicho công tác chủ nhiệm của chúng tôi là: Đa số các em đều rất ngoan và chấp hành rất nghiêm túc nội quy trường lớp, kí túc xá; đoàn kết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều em có nhận thức rất tốt về vai trò quan trọng của việc học tập và rèn luyện nên đạt kết quả học tập cao trong các năm học, các kì thi học sinh giỏi các cấp, thi đỗ vào lớp 10 các Trường THPT Nội trú của tỉnh và huyện (học sinh THCS) cũng như các trường Cao dẳng đại học (học sinh lớp 12). Song bên cạnh đó cũng còn những khó khăn mà đội ngũ giáo viên chủ nhiệm gặp phải về phía học sinh. Đólà, các em còn thụ động trong học tập, hạn chế về các kĩ năng sống, còn rất rụt rè, xấu hổ khi tiếp xúc với các bạn, với giáo viên. Còn nhiều em có biểu hiện đạo đức xấu, thường xuyên vi https://giaimagiacmo.net/

  6. phạm nội quy trường, lớp, kí túc xá; không tích cực trong học tập và rèn luyện; tựý bỏ về nhà không xin phép giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhàtrường. III. Một số biện pháp áp dụng trong công tác chủ nhiệm lớp Trong hai năm học 2012-2013 và 2013-2014, tôi được nhàtrường giao cho nhiệm vụ là chủ nhiệm lớp 9B. Đối tượng học sinh lớp 8, 9 là các em đang ở tuổi dạy thì, người lớn chưa phải, trẻ con cũng không còn. Vì vậy, diễn biến tâm lí của các em chưa ổn định, các em thích khẳng định mình, thích được quan tâm nhưng cũng rất nhạy cảm khi bị mắng, bị thầy cô, cha mẹ nhắc nhở nhiều. Nói chung, các em đang ởđộ tuổi rất nhạy cảm màđòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải hết sức khéo léo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm của trường nội trú. Trong quá trình chủ nhiệm, tôi đãáp dụng một số biện pháp cụ thể như sau: 1. Giáo viên chủ nhiệm thực sự là người mẹ, người chị thứ hai của các em. Với đặc thù học sinh của trường và lớp tôi chủ nhiệm là các em ăn ở tập trung, sống xa gia đình, không nhận được sự quan tâm dạy dỗ trực tiếp từ bố mẹ, nên vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường Nội trú là cực kì quan trọng. Vì hơn ai hết, giáo viên chủ nhiệm là người có điều kiện được gần gũi, làm việc, trao đổi với các em học sinh nhiều hơn cả. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy trách nhiệm của mình hết sức quan trọng nhằm góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh. Thông thường giáo viên chủ nhiệm chỉ có một vài buổi trong tuần có tiết dạy ở lớp của mình chủ nhiệm cho nên với số ít buổi đó thì giáo viên sẽ khó khăn để nắm bắt được tình hình của học sinh lớp mình vì vậy giáo viên cần phải sắp xếp để có nhiều thời gian hơn nữa gặp gỡ, trao https://giaimagiacmo.net/

  7. đổi với lớp chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học sinh của lớp từ đó sẽ có những thông tin về việc nghỉ học, bỏ học của học sinh để có thể tìm biện pháp kịp thời ngăn chặn việc bỏ học của các em. Một đặc điểm hạn chế của học sinh dân tộc thiểu số làđa số các em đều rất nhút nhát, rụt rè, ngại bộc lộ. Chính vì vậy, muốn nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em không phải là dễ. Để khuyến khích các em chia sẻ, tâm sựtôi đã sử dụng biện pháp là cho các em viết thư cho giáo viên chủ nhiệm. Đầu năm tôi chia sẻ với các em: có việc gìđó khó nói, khó giải quyết, không muốn cho nhiều bạn biết mà muốn hỏi cô nhưng ngại thì có thể viết ra giấy cho cô. Sau khi nhận được những láthư ngắn đó, tôi sẽ gặp riêng em học sinh này đểtrao đổi hoặc tôi sẽ viết và gửi lại cho các em ý kiến, lời khuyên của mình; và tất nhiên đây là bí mật giữa cô và trò. Với cách này, tôi đã nhận được khá nhiều sự chia sẻ của các em và khuyến khích được nhiều hơn ở các em tinh thần trao đổi, bộc lộtâm tư tình cảm. Sự quan tâm thường xuyên của giáo viên chủ nhiệm không phải chỉ tạosự gần gũi, thân thiện với các em mà còn tạo nên một nền nết chung về kỉ luật. Quan tâm, gần gũi nhưng cũng phải thật nghiêm khắc. Vì vậy ngay từ đầu năm tôi đã cùng với cán sự lớp và tập thể lớp xây dựng thống nhất nghị quyết lớp với những nội quy cụ thểvề khen thưởng, kỉ luật đối với từng thành viên. Trên cơ sở đó, trong quá trình năm học, những em nào mắc phải các lỗi vi phạm đều phải nghiêm túc thực hiện phạt theo nghị quyết lớp đã đề ra từ đầu năm. 2. Điều tra nắm bắt hoàn cảnh của từng học sinh ngay từđầu năm học. - Trước hết tôi khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ vàqua học sinh trong lớp. https://giaimagiacmo.net/

  8. - Sau đótôi cho học sinh làm lý lịch, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp của cha mẹ, hoàn cảnh sống của gia đình, gia đình có mấy anh chị em đang học tập, đồng thời điều tra nắm chất lượng học tập và hạnh kiểm ở năm trước. - Bám vào kết quảnăm học cũ và kết quả khảo sát đầu năm tôi tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: + Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. + Học sinh các biệt về đạo đức. + Học sinh yếu về học tập (Năm học 2012-2013 lớp tôi có1 em; năm học 2013-2014 có 02 em). + Học sinh có những năng lực đặc biệt. - Đối với mỗi đối tượng này, tôi tiến hành tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm các biện pháp hợp lí nhất để tác động. Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. 3. Xây dựng đội ngũban cán sựlớp - Đội ngũ giúp việc đắc lực cho GVCN. Làtrường Nội trú, mọi hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt ăn, ở đều tập trung ởtrường nên công tác tự quản của lớp là rất cần thiết và quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm nào xây dựng được đội ngũ ban cán sự lớp tự quan tốt là một việc làm góp phần làm nên thành quảthi đua lớn của lớp chủ nhiệm. Vì vậy, đểlớp được đi vào nề nếp sớm thìngay từ đầu năm, tôi đã xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp là những em có học lực khá trở lên, đầy đủ uy https://giaimagiacmo.net/

  9. tín, gương mẫu do chính các em bầu ra. Sau đó tôi phân công cụ thể với trách nhiệm rõ ràng, người nào việc đó. - Lớp trưởng phải chịu mọi mặt của lớp, phụ trách phong trào chung. - Lớp phó học tập chịu trách nhiệm quán xuyến về mảng học tập, đôn đốc các tổtrưởng, nhóm trưởng kiểm tra tinh hình học bài và làm bài tập. - Lớp phó văn thể mỹ phụ trách các phong trào văn nghệ và các hoạt động phong trào. - Lớp phó lao động quản lý lớp khi lớp thực hiện nhiệm vụ lao động vệ sinh trường lớp (công việc trực tuần, làm vệ sinh chuyên, làm vệ sinh nhà vệ sinh khu lớp học) cũng như phân công của Ban lao động nhà trường. Ngoài ra tôi còn bầu Ban cán sự bộ môn của lớp để giải quyết những vấn đề khó trong các môn học. Thêm vào đó tôi còn chọn một em theo dõi các hoạt động của các bạntrong lớp để báo cáo riêng cho mình. Vì tôi nghĩ ở lứa tuổi này các em đang phát triển sang lứa tuổi trưởng thành, có một số em còn bao che thậm chí không dám phê bình trước lớp. Do đó, chính ban cán sựlớp nắm bắt rất rõ về tình hình những mặt của lớp mình. Để theo dõi và nắm tình hình của lớp tôi thường xuyên trao đổi với ban cán sự lớp để kịp thời nắm bắt thông tin cũng như những thay đổi của lớp để đề ra biện pháp xử lý kịp thời. 4. Nâng cao ý thức tự giác của học sinh trong học tập và rèn luyện (Đây là nội dung quan trọng mà tôi giành nhiều thời gian nhất đối với công tác chủ nhiệm lớp) Một học sinh chấp hành tốt nội quy nhàtrường, lớp học có quan hệ hòa nhã với bạn bè... hay không theo tôi trước hết đó phải là học sinh cóý thức tốt trong học tập. Đúng như phương châm "Dạy chữđể dạy người", tôi tâm niệm học sinh học khá giỏi trước hết là học sinh ngoan. https://giaimagiacmo.net/

  10. Đểđạt được kết quả các giờ học chính khóa cao thìý thức tự giác trong các giờ tự học là rất cần thiết. Đặc biệt với mô hình nhàtrường, các em ăn ở nội trú, không có hoặc rất ít cóđược sự nhắc nhở, quán xuyến thường xuyên của cha mẹ, chủ yếu là thầy cô giảng dạy giờ chính khóa trên lớp vào buổi sáng và một số buổi chiều dạy thêm buổi hai, nên giờ tự học, ý thức tự học của học sinh làđiều cốt yếu nhất giúp các em có thể học tập tốt. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả các giờ tự học tôi đãáp dụng một sốbước: a, Phân công cán sự bộmôn (đối với 8 môn cơ bản) Năm học 2012-2013, cán sự các môn của lớp 9B gồm các em: STT Bộ môn Họ và tên học sinh 1 Toán Bàn Văn Giang 2 Lý Lâm Thị Thương 3 Hóa Lý Seo Sà 4 Sinh Lù Thị Yến 5 Nùng Thị Vinh Văn 6 Sử Bàn Văn Giang 7 Ma Seo Nhà Địa 8 Ngoại ngữ Lý Thị Hoa Năm học 2013-2014 này, tôi cũng xây dựng đội ngũ cán sự các môn của lớp 9B gồm các em: STT Bộ môn Họ và tên học sinh 1 Toán Vàng Thị Nguyệt 2 Lý Nguyễn Xuân Quyền 3 Hóa Ly Thị Pằng 4 Sinh Phàn Văn Lợi 5 Văn Vàng Thị Hiền https://giaimagiacmo.net/

  11. 6 Sử Giàng Seo Hồ 7 Địa Triệu Xuân Vười 8 Ngoại ngữ Vàng Thị Hiền Đội ngũ cán sự các môn trên phải nắm chắc nội dung yêu cầu học tập của môn mình phụ trách để nhắc nhở các bạn trong lớp học bài, làm các bài tập và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu định hướng của giáo viên bộ môn. Ngoài ra, cán sự môn còn chịu trách nhiệm ghi chép những vướng mắc, băn khoăn của các bạn trong lớp về môn học để báo cáo, trao đổi với giáo viên bộ môn đó sau đó về giải đáp cho các bạn trong lớp. Cuối giờ tự học buổi tối, cán sự môn phối hợp với nhóm trưởng các nhóm kiểm tra nội dung học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài của các bạn trong từng nhóm cũng như cả lớp. b, Lập thời gian biểu cụ thể cho từng ngày (vào các giờ tự học buổi chiều và buổi tối) Công việc này tôi giao cho lớp trưởng, lớp phó học tập và cán sự các môn lập bám sát theo thời khóa biểu chính khóa của buổi học hôm sau. (Phụ lục 4+5) Thời gian biểu lập nên tương ứng với thời gian biểu của buổi học ngày hôm sau và có sựthay đổi, bổ sung phù hợp với thời khóa biểu nhà trường. Việc lập thời gian biểu cụ thểnhư vậy có nhiều ưu điểm là cùng lúc các em trong lớp đều học cùng một môn thì có thể cùng trao đổi để tìm ra phương án giải bài tập hay, nhanh và kiểm tra chéo nhau về việc làm bài tập cũng như học bài. Mặt khác, việc yêu cầu các em học theo thời gian biểu cũng giúp cho giáo viên có thể kểm soát được một cách dễ dàng tình trạng một số học sinh làm việc riêng trong giờ tự học. Tuy nhiên tôi cũng thường xuyên nhắc nhở các em tránh trường hợp sao chép bài của nhau vì có những https://giaimagiacmo.net/

  12. học sinh lười học, lười làm bài tập nên sẽ tranh thủ lúc các bạn làm mà chép bài tập các bạn để rồi không hiểu gì dù là cóđủ bài tập cô giao. c, Chia nhóm nhỏ trong học tập Để thuận lợi cho việc kiểm tra và giám sát các học sinh học tập một cách hiệu quả, tôi chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm cử một trưởng nhóm giúp việc cho cán sự môn học cũng như lớp phó học tập. Cuối giờ tự học của mỗi buổi và vào giờ truy bài buổi sáng, nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm phối hợp với cán sự môn học và lớp phó học tập kiểm tra việc học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài của các bạn trong lớp. Hoặc có thể linh hoạt, lớp phó học tập sẽ nắm bắt tình hình học tập của các thành viên trong lớp thông qua sự báo cáo của nhóm trưởng. 5. Đổi mới giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Thực hiện theo sự chỉđạo chung của ngành giáo dục, trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, tôi định hướng cho ban cán sự lớp (lớp trưởng) chuẩn bị nội dung và phân tích kỹ những mặt ưu và cũng rất nghiêm khắc với những vi phạm nội quy của nhà trường, luôn luôn biểu dương các em học yếu có tiến bộ, các em đã khắc phục được những khuyết điểm để vươn lên và để động viên khích lệ. Tôi không nặng nề về vấn đề trách phạt, mà chủ yếu rèn cho các em sự tự tin, thái độ tích cực trong các hoạt động tập thể. Vì vậy, giờ sinh hoạt lớp không phải là giờ để giáo viên chủ nhiệm chửi, mắng những học sinh vi phạm; mà đó là giờ để các em tự nhận thức được những ưu điểm, tồn tại của cá nhân qua nội dung tổng hợp đánh giá chi tiết của lớp trưởng theo tuần, tháng với mỗi tổ, nhóm và cả tập thể. https://giaimagiacmo.net/

  13. Lồng ghép vào các giờ sinh hoạt lớp, tôi cùng với ban cán sự lớp xây dựng kế hoạch tổ chức các tròchơi vui vẻ, tặng quà sinh nhật tháng cho các em có sinh nhật theo từng tháng. Với việc làm này các em trong lớp chủ nhiệm của tôi rất ủng hộ. Cóem đã xúc động tâm sự: "Ở nhà bố mẹem chưa lần nào tặng quà sinh nhật cho em cả." Điều đó cho thấy, đây là việc làm cần thiết và cần phát huy để các em có cảm giác, lớp, trường thực sự là ngôi nhà thứ hai của các em như khẩu hiệu: "Trường là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em". https://giaimagiacmo.net/

  14. 6. Biện pháp phối hợp Bên cạnh các biện pháp trên thì công tác phối kết hợp là một trong những biện pháp rất quan trọng để góp phần tạo nên nền nếp chung của lớp chủ nhiệm. Ngay từđầu năm tôi luôn chú trọng tới công tác này: Phối kết hợp với BGH nhà trường, các đoàn thể (Đoàn trường, Liên đội...) trong việc xây dựng và triển khai các kế hoạch. Phối hợp với GVBM để nắm bắt tình hình học tập của học sinh. Phối hợp với Ban quản lí kí túc xá, Ban lao động, nhà bếp ... để nắm bắt kịp thời những thay đổi cũng như những vi phạm của học sinh, qua đó điều chỉnh kịp thời. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh các xã và cha mẹ học sinh để cùng giáo dục học sinh. Công tác phối hợp này, tôi thực hiện tốt với một số phụ huynh học sinh, tuy nhiên với một số phụ huynh khác trong lớp thì gặp nhiều khó khăn do phần lớn phụ huynh ở xa trung tâm, hạn chế về nói tiếng phổ thông. Bên cạnh đó, còn có không ít phụ huynh rất ít hoặc không https://giaimagiacmo.net/

  15. quan tâm tới tình hình học tập và rèn luyện của con, khoán trắng cho cô chủ nhiệm và nhàtrường. Ngoài ra tôi còn chúý tới việc thăm nắm tình hình của lớp chủ nhiệm thông qua những học sinh của các lớp khác như các em ở lớp cùng cấp hoặc lớp cấp trên và lớp dưới màở cùng thôn, xã với các em học sinh lớp chủ nhiệm của mình. Bằng cách này giáo viên chủ nhiệm có thể nắm bắt một cách tổng thể, bao quát và khách quan hơn về học sinh để từđó có biện pháp phù hợp với từng em. Nhờđó những biện pháp, cách thức xử lí học sinh vi phạm của giáo viên đối với các em cũng sẽ hiệu quảhơn. IV. Hiệu quảđạt được từ việc áp dụng những biện pháp trên Qua việc áp dụng những biện pháp trên, kết quả công tác chủ nhiệm của bản thân tôi đạt được trong những năm học qua rất khả quan. Cụ thể là: - Năm học: 2012-2013, Tập thể lớp 9B đạt lớp tiên tiến, xếp thứ 1/14 lớp của nhàtrường. Có 22/34 em xếp loại học lực khá giỏi, 31/34 em xếp loại hạnh kiểm tốt và1 em được tuyển thẳng vào Trường PTDT Nội trú tỉnh Lào Cai, 21 em thi đỗ vào lớp 10 PTDT Nội trú tỉnh Lào Cai và huyện Bắc Hà. (Phụ lục 1) - Năm học 2013-2014: Tôi được phân công chủ nhiệm lớp 9B (chính là lớp 8B trong năm học 2012-2103), tiếp tục áp dụng cóđiều chỉnh, bổ sung những biện pháp trên lớp chủ nhiệm của tôi cũng đạt được kết quả rất khả quan. Cụ thể có thể so sánh ở hai bảng sau: 1. Bảng tổng hợp kết quả hai mặt giáo dục học sinh lớp 8B Năm học 2012-2013 Kết quả Xếp loại Sốlượng Tỉ lệ Tốt 23 72% https://giaimagiacmo.net/

  16. Hạnh kiểm Khá 9 28% Trung bình 0 0 Giỏi 1 3,1% Học lực Khá 10 31,3% Trung bình 19 59,4% Yếu 2 6,2% Lớp xếp thứ 12/14 lớp của trường. Thi đua 2 học sinh thi lại: Vàng Văn Lưởng và Giàng Thị Lam 2. Bảng tổng hợp kết quả hai mặt giáo dục học sinh lớp 9B Năm học 2013-2014 Kết quả Xếp loại Sốlượng Tỉ lệ Tốt 25 78,1% Hạnh kiểm Khá 7 28,9% Trung bình 0 0 Giỏi 2 6,2% Học lực Khá 21 65,6% Trung bình 9 28,2% Yếu 0 0 Lớp xếp thứ 7/14 lớp của trường. Thi đua Nhìn vào hai bảng trên có thể thấy, những biện pháp tôi áp dụng trong công tác chủ nhiệm của mình là hiệu quả. Đặc biệt là lớp 9B năm học 2013- 2014 đã có sự tiến bộvượt bậc. Sốlượng học sinh khá giỏi tăng từ 11 em (34,4%) năm học lớp 8 lên con số23 em (71,8%) trong năm học lớp 9. Một số em có sự chuyển biến rõ rệt về học tập cũng như rèn luyện đạo đức so với năm học lớp 8 như em: Phàn Văn Lợi, Triệu Xuân Vười, Phạm Đức Vinh, https://giaimagiacmo.net/

  17. Nguyễn Như Quyền, Vàng Văn Lưởng... Đặc biệt 2 em học sinh thi lại là em Vàng Văn Lưởng và Giàng ThịLam đãvươn lên đạt học lực trung bình, số môn học dưới 5,0 đã giảm (Phụ lục 2 + 3). Với kết quảđạt được như trên, bản thân tôi mong muốn sẽ tiếp tục gặt hái được những thành tích tốt đẹp hơn nữa trong những năm học tiếp theo về công tác chủ nhiệm. Đặc biệt hơn là kết quả của các em lớp chủ nhiệm vào kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT DTNT sắp tới. PHẦN III. KẾT LUẬN I. Ý nghĩa của sáng kiến Sáng kiến "Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm ởTrường PTDT Nội trú THCS&THPT Bắc Hà" có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chủ nhiệm, giúp cho kết quả công tác lớp chủ nhiệm hoàn thiện hơn, hình thành cho học sinh năng lực tự quản, tự đánh giá và tích cực trong học tập, giúp tập thể lớp đoàn kết và phát triển, góp phần nâng cao kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường. Với một số những biện pháp mà cánhân tôi đã vận dụng vào công tác chủ nhiệm của mình, mặc dù kết quả lớp chủ nhiệm chưa phải là tuyệt đối song đã có những chuyển biến tích cực. Có thể nói nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm sẽ góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục của nhàtrường. Từviệc áp dụng tại một lớp, những giải pháp này có thể áp dụng cho tất cảcác khối lớp của trung học cơ sở và trên cơ sở bổsung, điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh thì cũng nên vận dụng cho các khối lớp của cấp trung học phổ thông trong trường. II. Bài học kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm(SKKN) này, qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng công tác chủ nhiệm lớp thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào https://giaimagiacmo.net/

  18. yếu tố khác nữa. Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bất kỳ một phương pháp giáo dục nào bởi lẽ sản phẩm của chúng ta ởđây chính là “con người”. Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng cá nhân học sinh… Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phong trào khác, những hoạt động khác, và đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh, được sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương để tạo sức mạnh đồng bộ, toàn xã hội cùng giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giữ vững được hướng đi đúng. Đểđạt được sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, một nhân tố quan trọng mà chúng ta nên thận trọng cân nhắc khi quyết định, đó chính là lựa chọn em “lớp truởng”. Lớp trưởng sẽ làngười thay giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở các hoạt động của lớp trong thời gian giáo viên chủ nhiệm không có mặt ở lớp. Chính vì vậy, lựa chọn được một em lớp trưởng năng nổ, nhiệt tình và quán xuyến tốt cac shoatj động chung của lớp là giáo viên đã thành công rất nhiều trong công việc của mình. Đặc biệt với môi trường nội trú, học sinh lớp trưởng lại càng quan trọng. Vàmuốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có uy tín, toàn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm đi trước, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, tạo nên sự thành công trong công tác của mình. III. Những đề xuất và kiến nghị 1. Đối với giáo viên chủ nhiệm https://giaimagiacmo.net/

  19. Để công tác chủ nhiệm thực hiện được tốt thì nên có nhiều buổi học hỏi kinh nghiệm của những giáo viên chủ nhiệm giỏi. Người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải luôn xác định được vai trò, nhiệm vụ của mình để không ngừng tăng cường học hỏi, kinh nghiệm chủ nhiệm, chú trọng tập trung tìm hiểu đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm học sinh của lớp chủ nhiệm từđó nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp. 2. Đối với BGH nhà trường và các cấp quản lí GD - Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có năng lực và nhiệt tình, có trách nhiệm, nhất là giáo viên có kinh nghiệm giáo dục để quản lí các hoạt động của tập thể lớp một cách có hiệu quả. - Tăng tiết được tính cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm ở các trường PTDTNT. - Tăng cường bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. IV. Kết luận Trên đây là những suy nghĩ và việc làm cụ thể của cá nhân tôi trong công tác chủ nhiệm. Vì năng lực có giới hạn, kinh nghiệm chủ nhiệm chưa nhiều nên kết quả công tác chủ nhệm chưa thật cao và sẽkhông tránh khỏi những sai xót trong quá trình viết sáng kiến kinh nghiệm. Rất mong nhận được sự góp ý kiến hội đồng khoa học và các đồng nghiệp để công tác chủ nhiệm của tôi ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hai mặt giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm nói riêng và toàn trường nói chung. Tôi xin trân thành cảm ơn. Bắc Hà, ngày 20/05/2014 Người viết https://giaimagiacmo.net/

  20. Lý Thị Gánh XÁC NHẬN CỦA NHÀTRƯỜNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Wedsite : http://www.moet.gov.vn http://www.edu.net.vn Trang Wed: tailieu.vn; tulieu.violet.vn... 2. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - Hà Nội 1996 - PTS. Phạm Viết Vượng. 3. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên). 4. Giáo dục học đại cương II - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt. 5. Luật GD 2005 - Bộ GD & ĐT. https://giaimagiacmo.net/

  21. PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Bảng tổng hợp kết quả xếp loại hai mặt giáo dục học sinh lớp 9B Năm học 2012-2013 STT Họ và tên Xếp loại Hạnh kiểm Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Học lực Khá Khá Khá Khá Khá TB Khá Khá Khá Khá Khá TB DHTĐ HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hảng Thị Cá Sùng Thị Cánh Giàng Seo Cổ Giàng Seo Cù Thào Seo Chớ Ngải Seo Chinh Triệu Thị Chỉn Giàng Trạch Dân Vàng Thị Dung Bàn Văn Giang Ma Thị Giống Phàn Thị Hằng https://giaimagiacmo.net/

  22. 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 TB Khá Yếu Khá TB TB TB TB Khá Khá Khá Khá TB Khá TB Khá TB Khá Khá Giỏi TB Khá Giỏi = 1 Khá = 21 TB = 11 Yếu = 1 Tốt Tốt Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt = 31 Khá = 3 Lò Văn Hùng Lý Thị Hoa Giàng Seo Hòa Phàn Thị Linh Vàng Seo Lù Vàng Thị Lưu Thào Thị Ly Phàn Seo Minh Sùng Seo Nội Ma Seo Nhà Sùng Seo Nhè Vàng Thị Nhung Tráng Khánh Phương Lý Seo Sà Giàng Chử Séng Lâm Thị Thương Giàng Seo Tráng Vàng Thị Ưởng Sùng Thị Váng Nùng Thị Vinh Chảo Thị Yên Lù Thị Yến HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSG HSTT HSG = 1 HSTT = 21 Cộng 2. Phụ lục 2: Bảng tổng hợp kết quả hai mặt giáo dục học sinh - Lớp 8B, Năm học 2012-2013 STT Họ và tên Xếp loại Hạnh kiểm Tốt Tốt Khá Tốt Tốt Khá Tốt Học lực TB TB TB Khá Khá TB Khá DHTĐ HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT 1 2 3 4 5 6 7 Lèng Thị Coi Lừu Seo Chính Liều Văn Dân Sùng Seo Dế Giàng Thị Dung Giàng Seo Giống Lù Thị Hà https://giaimagiacmo.net/

  23. 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 TB Khá Khá TB TB Yếu TB Khá Yếu TB TB Giỏi TB Khá TB TB TB TB TB TB Khá Khá TB Khá TB Giỏi = 1 Khá = 10 TB = 19 Yếu = 2 Tốt Tốt Tốt Khá Tốt Khá Tốt Khá Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Khá Khá Tốt Tốt = 23 Khá = 9 HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT Bàn Thị Hiền Vàng Thị Hiền Giàng Seo Hồ Giàng Thị Huế Sin Văn Hưng Giàng Thị Lam Phàn Thị Loan Phàn Văn Lợi Vàng Văn Lưởng Thèn Thị Mai Lù Thị Mai Vàng Thị Nguyệt Lù Thị Nhung Ly Thị Pằng Hoàng Sơn Phú Triệu Đình Phương Nguyễn Như Quyền Sùng Seo Sếnh Ly Thị Tuyết Sinh Vàng Thị Tấu Đặng Thị Thanh Vàng A Thành Phạm Đức Vinh Triệu Xuân Vười Lừu Thị Xuân HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSG HSG = 1 HSTT = 10 Cộng 3. Phụ lục 3: Bảng tổng hợp kết quả hai mặt giáo dục học sinh lớp 9B Năm học 2013-2014 Xếp loại STT Họ tên Học lực Hạnh kiểm DHTĐ 1 HSG Vàng Thị Nguyệt Giỏi Tốt https://giaimagiacmo.net/

  24. 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 HSG HSG HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSTT HSG = 2 HSTT = 21 Giàng Seo Hồ Vàng Thị Hiền Ly Thị Pằng Phàn Văn Lợi Sùng Seo Dế Lừu Seo Chính Bàn Thị Hiền Giàng Thi Dung Đặng Thị Thanh Lù Thị Hà Triệu Xuân Vười Lừu Thị Xuân Phàn Thi Loan Lù Thị Nhung Vàng A Thành Nguyễn Như Quyền Lù Thị Mai Liều Văn Dân Ly Thị Tuyết Sinh Phạm Đức Vinh Hoàng Sơn Phú Triệu Đình Phương Giàng Seo Giống Sùng Seo Sếnh Lèng Thi Coi Thèn Thị Mai Vàng Thị Tấu Giàng Thị Huế Sin Văn Hưng Vàng Văn Lưởng Giàng Thị Lam Giỏi Khá Khá Khá Khá Khá Khá Khá Khá Khá Khá Khá Khá Khá Khá Khá TB Khá Khá Khá Khá TB Khá Khá TB TB TB TB TB TB TB Giỏi = 2 Khá = 21 TB = 9 Tốt Tốt Tốt Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Khá Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt T.bình Tốt Tốt T.bình Tốt = 25 Khá = 7 TB = 0 Cộng https://giaimagiacmo.net/

  25. 4. Phụ lục 4:Thời khóa biểu chính khóa - Lớp 9B (Năm học 2013-2014) Thứ Thứ hai Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Tiết 1 Toán Toán Sử Toán TD Chào cờ 2 Toán GDCD Anh Lí Mỹ thuật Sinh 3 Sinh Tin Địa Sử Văn Văn 4 Hóa Ngoại ngữ Thể dục Toán(BS) Văn Văn 5 Lý Tin C. nghệ Hóa SHL Văn 5. Phụ lục 5: Thời gian biểu lớp 9B (Năm học 2013-2014) Thứ Buổi chiều Thời gian Môn Thời gian cụ thể cho từng môn Ghi chú Buổi tối Môn Thời gian (Tiết) 19h-19h45 19h45-20h30 20h30-21h 21h-21h30 21h30-21h45 19h-19h45 19h45-20h15 20h15-20h45 20h45-21h15 21h15-21h30 21h30-21h45 19h-19h45 Toán Văn Hóa Lý Kiểm tra Toán GDCD Sinh NN Tin Kiểm tra Toán - Bạn nào làm xong trước các bài tập, học và chuẩn bị xong môn 1 có thể chuyển sang môn 2 sớm hơn. - Thời gian còn lại của mỗi buổi học: Lớp phó học tập, tổtrưởng, nhóm trưởng, cán sự môn kiểm tra việc làm bài tập, học tập của các thành viên. - Lớp phó học tập phân công kiểm CN Nghỉ - HS tự học ở phòng 13h30-16h Học buổi 2 theo TKB 2 13h30- 14h15 14h15-15h Toán 3 19h45-20h30 20h30-21h 21h-21h30 21h30-21h45 19h-19h45 19h45-20h30 20h30-21h Anh Tin Văn Kiểm tra Sử Lí Địa Văn Văn 15h-16h30 Lao động (KH Ban LĐ) Học buổi 2 theo TKB 13h30-16h 4 https://giaimagiacmo.net/

  26. 21h-21h30 21h30-21h45 19h-19h45 C. nghệ Kiểm tra Toán tra ngày. chéo theo 13h30- 14h15 14h15-15h 15h-15h55 13h30- 14h15 14h15-15h 15h-15h55 13h30- 14h15 14h15-15h Tiết 1-2 tuần 1 háng tháng học HĐGDNGLL Toán 5 19h45-20h30 20h30-21h 21h-21h30 21h30-21h45 19h-19h45 Hóa Văn Văn Văn Sinh Mỹ thuật Kiểm tra Sinh 6 Sử Toán Toán 19h45-20h30 20h30-21h 21h-21h45 Sử Toán Kiểm tra 7 Nghỉ Văn https://giaimagiacmo.net/

More Related