1 / 30

Sử dụng bài tập định tính trong dạy học Vật lí chương Động lực học chất điểm

Chu01b0u01a1ng u2018u2018u0110u1ed9ng lu1ef1c hu1ecdc chu1ea5t u0111iu1ec3mu2019u2019 lu00e0 mu1ed9t phu1ea7n quan tru1ecdng cu1ee7a cu01a1 hu1ecdc, quen thuu1ed9c vu00e0 ru1ea5t gu1ea7n vu1edbi thu1ef1c tu1ebf nhu01b0ng khu00f4ng du1ec5 du00e0ng tiu1ebfp cu1eadn vu00e0 nghiu00ean cu1ee9u u0111u1ed1i vu1edbi hu1ecdc sinh lu1edbp 10. Chu00ednh vu00ec vu1eady, Bu00e0i tu1eadp u0111u1ecbnh tu00ednh su1ebd mang lu1ea1i hiu1ec7u quu1ea3 cao trong quu00e1 tru00ecnh lu0129nh hu1ed9i cu1ee7a hu1ecdc sinh, giu00fap hu1ecdc sinh phu00e1t triu1ec3n nu0103ng lu1ef1c tu01b0 duy, phu00f9 hu1ee3p vu1edbi xu thu1ebf du1ea1y hu1ecdc theo u0111u1ecbnh hu01b0u1edbng phu00e1t triu1ec3n nu0103ng lu1ef1c cu1ee7a hu1ecdc sinh.

MaciKerluke
Download Presentation

Sử dụng bài tập định tính trong dạy học Vật lí chương Động lực học chất điểm

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. MỤC LỤC Mục lục ................................................................................................................ 1 Phần I: Mở đầu .................................................................................................... 2 I.1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 2 I.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2 I.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 I.4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 I.5. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 3 I.6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 I.7. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 3 Phần II: Cơ sở lí luận .......................................................................................... 5 II.1. Cơ sở lí luận về bài tập định tính trong dạy học vật lí ................................ 5 II.2. Các dạng bài tập định tính ........................................................................... 5 II.3. Phương pháp giải bài tập định tính .............................................................. 6 II.4. Các bước giải bài tập định tính .................................................................... 6 Phần III: Sử dụng bài tập định tính trong dạy học Vật lí chương động lực học chất điểm ............................................................................................................. 8 III.1. Cơ sở lí thuyết ............................................................................................ 8 III.2. Sử dụng bài tập định tính trong dạy học Vật lí chương động lực học chất điểm ...................................................................................................... 9 III.3. Ý nghĩa ..................................................................................................... 27 III.4. Kết luận và đề xuất ................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 1 https://dethigdcd.net/

  2. PHẦN I: MỞ ĐẦU I. 1. Lý do chọn đề tài Vật lí là môn khoa họcthực nghiệm, mô tả sự vận động của thế giới khách quan. Trong quá trình dạy học Vật lí giáo viên phải dùng hệ thốngbài tập để học sinh tiếp cận và vận dụng những kiến thức định luật vào giải thích hiện tượng trong đời sống. Bài tập Vật lícó vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận thức vàhình thành sự phát triển năng lực tư duy của người học, giúp người học ôntập đào sâu, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, … Bài tập Vật lícó nhiều dạng, trong đó dạng bài tập giúp cho ngườihọc dễ dàng nắm vững lý thuyết, định luật, định lý… và liên hệ với thực tiễn nhiều nhất đó là bài tập định tính. Bài tập định tính là loại bài tập được đưa ra với nhiều tên gọi khác nhau: “câu hỏi thực hành, câu hỏi để lĩnh hội, bài tậplogic, bài tập miệng, câu hỏi định tính, câu hỏi kiểm tra,…”. Đặc điểm của bài tập định tính là nhấn mạnh về mặt định tính của các hiện tượng đang khảo sát thông qua bài tập giúp cho học sinh rèn luyện khả năng tư duy logic, tiếp cận thực tiển, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, tạo điều kiện cho học sinh đào sâu và củng cố các kiến thức, phân tích hiện tượng,làm phát triển khả năng phán đoán, mơ ước sáng tạo, kỹ năng vận dụng những kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, trong đời sống, trong kĩ thuật. Mở rộng tầm mắt kĩ thuật của học sinh. Bản chất Vật lícủa những hiện tượng quen thuộc tồn tại xung quanh con người sẽ được thể hiện trong những bài tập định tính. Chương ‘‘Động lựchọc chất điểm’’ là một phần quan trọng của cơ học, quen thuộc vàrất gần với thực tế nhưng không dễ dàng tiếp cận và nghiên cứu đối với học sinh lớp 10. Chính vì vậy, Bài tập định tính sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội của học sinh, giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, phù hợp với xu thế dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Tuy nhiên, thực tếbài tập định tính vẫn không được sử dụng rộng rãi trong quá trình dạy học Vật líở các trường THPT. Từ nhữnglí do đóvà để nâng cao hiệu quả dạy học, phát triển năng lực, kích thích hướng thú học tập của học sinh, ... nhất thiết phải dùng bài tập định tính một cách khoa học vào dạy học, do đótôi chọn đề tài: ‘‘Sử dụng bài tập định tính trong dạyhọc Vật lí chương: Động lực học chất điểm’’. Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 2 https://dethigdcd.net/

  3. I.2. Mục đích nghiên cứu. Giúp giáo viên sửdụng, xây dựng lập luận để giải bài tập định tính một cách hợp lí, khoa học trong quá trình dạy họctheo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Bài tập định tính giúp rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết để giải thích các hiện tượng vật lí thường gặp trong tự nhiên và giải quyết các bài tập định tính nhằm đạt đượcmục tiêu dạy học trong ‘‘Chương động lực học chất điểm’’. I.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Cơ sở lý thuyết bài tập định tính. Nội dung kiến thức cơ bản chương động lực học chất điểm. Phương pháp giải bài tập định tính. Cách sử dụng bài tập định tính có hiệu quả I.4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nội dung kiến thức cơ bản của từng bài trong chương động lực học chất điểm. Đề ra một sốbài tập định tính vớicác dạng(giải thích hiện tượng vàdự đoán hiện tượng)trong từng bài. Giải một số bài cơ bản theo phương pháp cụ thể. Tìm và đặt ra một số bài tập tham khảo. I.5. Giả thuyết khoa học Sự thành công của đề tàisẽtác động tích cực đến sự phát triển tư duy, năng lực của học sinh trong quátrình hình thành những hiểu biết về sự vận động của thế giới vật chất, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên và ngườihọc môn Vật lí. I.6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp đọc sách ,tài liệu tham khảo.tham khảo qua mạng. Phương pháp phân tích, tổng hợp. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. I.7. Đóng góp của đề tài Thông qua đề tài giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về chương động lực học chất điểm, hiểu sâu hơn bản chất các hiện tượng Vật lítừ đó dùng những bài tập định Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 3 https://dethigdcd.net/

  4. tính lý thú vào dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, kích thích tinh thần học tập của học sinh đối với môn học, từ đó năng cao hiệu quả dạy học. Đề tài là tài liệu tham khảo lý thú cho giáo viên và học sinh trong chương động lực học chất điểm. Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 4 https://dethigdcd.net/

  5. PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN I.1. Cơ sở lý luận về bài tập định tính trong dạy học Vật lí II.1.1. Khái niệm về bài tập định tính Bài tập định tính là những bàitập mà khi giải, học sinh không cần thực hiện các phép tính phức tạp hay chỉsử dụngvài phép tính đơn giản có thể nhẩm được. Để giải được bài tập định tính học sinh phải thực hiệnnhững phép suy luận lôgic trên cơ sở hiểu rõ bản chất(nội hàm)của các khái niệm, định luật vật lí và nhận biết được những biểu hiện của chúng trong các trường hợp cụ thể. II.1.2. Vai trò và tác dụng của bài tập định tính Bài tập định tính có rất nhiều ưu điểm về mặt phương pháp học. Nhờ đưa lý thuyết, các định luật, quy tắc Vật lívừa học vào đời sống xung quanh. Các bài tập định tính có tác dụng tăng khả năng hứngthú đối với môn học, tạo điều kiện phát triển kĩ năng quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh. Phương pháp giải những bài tập này bao gồm những suy luậnlogic dựa trên kiến thức Vật límà các em đã học, những kinh nghiệm của học sinh có được trên đời sống hàng ngày, đó là phương tiện tốt nhất để phát triển tư duy cho học sinh. Việc giải bài tập định tính rèn luyện cho học sinh hiểu rõ bản chất Vật lícủa các hiện tượng và những quy luật của chúng, dạy cho học sinhbiết áp dụng những quy luật, kiến thức đã học vào thực tiển đời sống và lao động, sản xuất. Việc giải bài tập định tính giúp học sinh chú ý phân tích nội dung Vật lí của bài tập tính toán. II.2. Các dạng bài tập định tính II.2.1. Giải thích hiện tượng Giải thích hiện tượng là cho biết một hiện tượng đã xảy ra, và luôn xảy ra như vậy, tức là biết hiện tượng và giải thích nguyên nhân của nó. Đối với người học, nguyên nhân đó chính là những đặc tính của những định luật Vật lí. Đối với dạng bài tập này, bắt buộcphải thiết lập mối quan hệ giữa một hiện tượng cụ thể với một số đặc tính của sự vật, hiện tượng với một định luật hay một nội dung lý thuyết Vật lí nào đó. II.2.2. Dự đoán hiện tượng Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 5 https://dethigdcd.net/

  6. Bài tập dự đoán hiện tượng là căn cứ vào điều kiện cụ thể của đề bài đểxác định những định luật chi phối hiện tượng và dự đoán hiện tượng gì có thể xảy ra và xảy ra như thế nào. Tức là, ta đã biết điều kiện cụ thể và sau đó tìm quy luật chung chi phối hiện tượng và rút ra kết luận. II.3. Phương pháp giải bài tập định tính Do tính đa dạng và nhiều hình thức của bài tập định tính, về mặt phương pháp giải có những phương pháp sau: II.3.1. Phương pháp Ơristic Phương pháp Ơristiclà phương pháp giải quyết vần đề dựa vào các tri thức kinh nghiệm hơn là các lập luận duy lí. Phương pháp được sử dụng đối với nhữngbài tập định tính có thể phân tích được thành nhiều câu hỏi định tính nhỏ, đơn giản hơn, có liên quan với nhau mà các câu trả lời hoặc đã nằm trong giả thiết, hoặc ở trong các định luật Vật lí mà học sinhđã biết. II.3.2. Phương pháp thực nghiệm Phương pháp thực nghiệmđược dùng trong các trường hợp mà bài tập định tính có liên quan đến thí nghiệm, hoặc thực nghiệm một vấn đềnào đó, cách bố trí, tiến hành, dự đoán kết quả. Dùng những kiến thức Vật líđã học đề giải thích từng giai đoạn và kết quả tìmđược, chứng minh một công thức thực nghiệm nào đó. II.4. Các bước giải bài tập định tính 2.4.1. Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Bước này bao gồm xác định dạng bài tập, đọc kĩ đề bài tập để tìm hiểu ý nghĩa Vật lícủa các thuật ngữ có trong đề bài. Tóm tắt đầy đủ giả thuyết, xác định nội dung chính của câu hỏi,làm rõ những mặt định tính của đề bài, các yếu tố được bỏ qua. Khảo sát chi tiết các hình, đồ thị, …đã cho trong bài tập hoặc nếu cần thiết phải vẽ hình để diễn đạt những điều kiện của đề bài điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận biết diễn biến của hiện tượng hay nhận biết mối quan hệ giữa các đại lượng Vật lí. Xác định những khái niệm, thuyết,định luật, …tương ứng và phù hợp với những điều kiện của bài tập. Trên cơ sở đó ta chuyển ngôn ngữ bài tập về ngôn ngữ Vật lí, hình dung rõ ràng về hiện tượng Vật lí. II.4.2. Phân tích hiện tượng Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 6 https://dethigdcd.net/

  7. Nghiên cứu các dữ kiện ban đầu của bài tập: Những hiện tượng gì, sự kiện gì, những tính chất gì của vật thể, những trạng thái nào của hệ, ... để nhận biết chúng có liên quan đến những khái niệm nào, quy tắc nào, định luật nào đã học trong Vật lí. Xác định các giai đoạn diễn biến của hiện tượng nêu trong đề bài, khảo sát xem mỗi giai đoạn diễn biến đó bị chi phối bởi nhữngđặc tính nào, định luật nào. Hình dung toàn bộ diễn biến của hiện tượng và các định luật, quy tắc chi phối nó. II.4.3. Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Phận loại bài tập định tính có nhiều cách khác nhau, nhưng thường gặpnhất là hai dạng cơ bảnđó là giải thích hiện tượng và dự đoán hiện tượng. - Tìm hiểu đầu bài, những dấu hiệu có liên quan đến một tính chất Vật lí, một định luật Vật líđã biết. - Phát biểu đầy đủ tính chất của định luật đó. - Xây dựng một luận ba đoạnđể thiết lập mối quan hệ giữa định luật với hiện tượng đã cho tức là giải thích nguyên nhân của hiệntượng. Trong trường hợp phức tạp phải xây dụng nhiều ba đoạn luận. Đối với loại bài tậpdự đoán hiện tượngtrước hết cần phải tìm những điều kiện cụ thể “khoanh vùng” kiến thức bằng cách căn cứ vào những dấu hiệu ban đầuđể liên tưởng, phán đoán chúng có thể liên quan đến những quy tắc nào, định luật Vật línào đã học. những quy tắc, định luật.. đó chi phối như thế náođối với những hiện tượng cùng loại. Về mặt logic, ta phải thiết lập một luận ba đoạn trong đó ta mới biết tiên đề thức hai (phán đoán khẳng định riêng), cần phải tìm tiên đề thứ nhất (phán đoán khẳng định chung) và kết luận (phán đoán khẳng định riêng). II.4.4. Kiểm tra kết quả tìm được (biện luận) Biện luận thực chất là phân tích kết quả cuối cùng để xem kết quả tìm được có phù hợp với điều kiện nêu ra ở đầu bài tập hay không, ngoài ra việc kiểm tra lại kết quả cũng là một trong những cách kiểm tra lại sự đúng đắn của quá trình lập luận. Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 7 https://dethigdcd.net/

  8. PHẦN III SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM III.1. Cơ sở lí thuyếtchương động lực học chất điểm III.1.1. Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của một chất điểm Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng củavật này lên vật khác, kết quả là truyền gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng. Tổng hợp lực: là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy. Qui tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng quy được biểu diễn về độ lớn và về hướng bằng hai cạnh của một hình bình hành vẽ từ điểm đồng quy, thì hợp lực của chúng được biểu diễn về độ lớn và về hướng bằng đường chéo của hình bình hành đó. III.1.2. Ba định luật Niu-tơn Định luật I Niu-tơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳngđều. Quán tính: Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Định luật II Niu-tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật F m = = a hayF ma Định luật III Niu-tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này khác điểm đặt, cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn. =− F F BA AB III.1.3. Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn Lực hấp dẫn: Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn. Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 8 https://dethigdcd.net/

  9. Định luật vạn vật hấp dẫn:Lực hấp đẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. 2 Nm kg mm − G là hằng số hấp dẫn, G = . 11 = 6,67.10 1 r 2 F G hd 2 2 III.1.4. Lực đàn hồi lò xo. Định luật Húc Lực đàn hồi xuất hiện ở cả hai đầu lò xo và tác dụng vào các vật làm nó biến dạng. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong lò xo, còn khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài. Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. =  F k l dh III.1.5. Lực ma sát Lực ma sát trượt: Xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt một vật khác. Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. Tỉ lệ với độ lớn của áp lực. Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của lực của áp lực được gọi là hệ số ma sát trượt, kí hiệu là μt F  = ms N t III.1.6. Lực hướng tâm Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm. Công thức của lực hướng tâm: 2 mv r = =  2 F m r ht III.2. Sử dụng bài tập định tính trong dạy học Vật lí chương động lực học chất điểm Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 9 https://dethigdcd.net/

  10. III.2.1. Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của một chất điểm Bài 1: Một người chặt câyvà hai người phụ kéo cho cây đỗ, để cây đỗ theo ý muốn người ta phải dùng hai sợi dây cột tại một điểm trên cao rồi kéo về hai phía khác nhau không trùng với phương mà người đó mong muốn. Tại saokhông cột một sợi dây rồikéo thẳng xuống nơi cây phải đỗ mà phải cột hai dây như vậy và kéo hai sợi dây như thế nào để cho cây đổ chính xác? Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Để giải thíchhiện tượng trênphải dựa trên cơ sở tổng hợp lực để trách gây nguy hiểm cho người khi chặt cây. Bước 2:Phân tích hiện tượng Khi dùng một sợi dậy kéo cây thẳng xuống thì chỉ có một lựctác dụng. Khi kéo bằng hai dây thì lực kéo xuống là tổng hợp của hai lực, dùng quy tắc hình bình hành để xác định điểm đỗcủa cây. Bước 3Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Tổng hợp lựclà thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy. Trường hợp dùng một sợi dây, lực nguyên vẹn nhưng gây nguy hiểm đối với người kéo dây. Trường hợp kéo bằng hai sợi dây theo phương khác là để tạo ra một hợp lực có tác dụng tương tự, không gây nguy hiểm đối với người kéo. Để cây đỗđúng thì áp dụng qui tắc hình bình hành. Nếu hai lực đồng quy được biểu diễn về độ lớn và về hướng bằng hai cạnh của một hình bình hành vẽ từ điểm đồng quy, thì hợp lực của chúng được Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 10 https://dethigdcd.net/

  11. biểu diễn về độ lớn và về hướng bằng đường chéo của hình bình hành đó. Vậy tổng hợp hai lực sao cho đường chéo hình bình hành tạo thành trùng với điểm cây phải đỗ. Bước 4: Biệnluận Tổng hợp lực có rất nhiều ứng dụng tương tự như vậy là các trường hợp kéo thuyền Bài 2: Một người đứng giữa hai chiếc thuyền.Mỗi chân đặt trên một thuyền và dùng lực giữ hai thuyền lại. Khi hai thuyền cạnh nhau(hai chân dang hẹp) thì người đó có thể giữ đượcdễ dàng hơn khi hai thuyền ở vị trí xa (hai chân dang rộng hơn)? Giải thích hiện tượng trên? Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Bài toán liên quan tới kiến thức phân tích lực. Bước 2:Phân tích hiện tượng Trọng lực được phân tíchthành hai lực thành phần theophương củahai chân của người đó. Khi hai thuyềnở gần (hai chân dang hẹp) khi đó hai lực thành phần theo phương hai chân sẽ rất nhỏso với trọng lực hướng xuống, lực đẩy ra của hai thuyền do trọng lực người gây ra là nhỏ. 2 F 2 F 1F 1F F F hl hl Khi hai thuyền ở xa (hai chân dang rộng), khi đó hai lực thành phần theo phương hai chân sẽ rất lớn hơn so với trọng lực hướng xuống, lực đẩy ra của hai thuyền do trọng lực của người gây ra là lớn. Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Phân tích lựclà thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực ấy. Trọng lựctác dụng lênngười được phân tích theo hai lực có giá theo chân của người đó. Trường hợp đầu hai chân hẹp nên lực thành phần theo haichân có tác dụng đẩy hai thuyền ra là nhỏ. Người trên thuyền không cần dùng nhiều sức của mình để tạo ra một lực để giữ hai thuyền Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 11 https://dethigdcd.net/

  12. Trong trường hợp haitrọng lực của người đó tạo nên hai lực thành phần khá lớn nên hai thuyền có xu hướng bị đẩy ra xa lớn hơn rất nhiều. Người trên thuyền phải mất rất nhiều sức của mình để tạo ra một lực để giữ hai thuyền lại. Bước 4: Biệnluận Các lực thành phần được phân tích từ một lực có thể giá trị khác nhau tùy theo giá của chúng, có thể chứngminh bằng thực nghiệm. Bài 3:Khi bửacủi, với những khúc gỗ lớn người ta thường đặt một cái nêm hình tam giác lên khúc củi, sau đó dùng búa đập mạnh vào nêm.Tại sao, khi gõ mạnh búa vào nêm thì khúc gỗ bị bửa radễ dàng? Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Phân tích lực thành hai lực thành phần lớn hơn lực phát động ứng dụng vào thực tế. Bước 2:Phân tích hiện tượng Dùng búa tác dụng vào nêm, tức là tạo một lực phát động, trên cơ sở đó ta thu được hai lực thành phần có lợi. h A B I l F 1F 2 F Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường C 12 https://dethigdcd.net/

  13. Bước 3Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Phân tích lựclà thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực ấy. Giả sử AB = h; AC = BC = l. ta có thể phân tích F do búa tác dụng vào nêm thành hai lực thành phần F1 và F2vuông góc với hai má nêm. Dựa vào hình ta thấy rằng hai tam giác IF1C và ABC là hai tam giác đồng dạng. l = = Vậy: F F Fh 1 2 Thường nêm có lkhá lớn so với h, nên F1 và F2khá lớn so với F, vìvậy khúc gỗ bị bửa radễ dàng. Bước 4: Biệnluận Trong thực tếcó rất nhiều ứng dụng có lợi của phân tích lực. III.2.2. Ba định luật Niu-tơn Bài 1: Khi ngồi trên xe lúc thì ta bị ngã về phía trước, lúc bị ngã về phía sau, khi ngã về bên phải, khi ngã về bên trái. Tại sao lại như vậy, xe chuyển động như thế nào thì ứng với từng trường hợp? Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Khi ngồi trên xe thì cótrường hợp xe đứng yên, bắt đầu chuyển động, xe rẽ trái (phải), xe tăng, giảm tốc độ.Mỗi hiện tượng trên đều bị chiphối bởi định luật I Niu- tơn. Bước 2:Phân tích hiện tượng Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 13 https://dethigdcd.net/

  14. Khi người ngồi trên xe nếu xebất khởi hành hoặc tăng tốc thì người sẽ bị ngã về phía sau. Khi xe ngừng lại hoặc giảm tốc độ thì người ngã về phía trước. khi xe rẽ trái thì người bị ngãvề phía bên phải, khi xe rẽ phải thì người bị ngã về bên trái. Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Người ngồi trên xe chịu ảnh hưởng của quán tính và có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Trong khi xe đang chuyển động, người ngồi trên xe cũng chuyển động cùng với xe. Nhưng khi xe thay đổi trạng thái chuyển động thì chỉ có thân người tiếp xúc với xe là thay đổi chuyển động cùng với xe, phần trêncủa người thì chưa kịp thay đổi trạng thái chuyển động (do không tiếp xúc với xe) vẫn giữ nguyên quán tính chuyển động ban đầu. Vì vậy, khi xe đột ngột dừng lại (hoặc tăng tốc) thì người sẽ có xu hướng chúi về phía trước (hay phía sau) ; khi xe đột ngột nghiêng sang trái (hay sang phải) thì người sẽ có xu hướng ngã về bên phải (hay bên trái). Bước 4: Biệnluận Quán tính đã gây nên sự chậm trễ trong việc thay đổi trạng thái chuyển động của vật. Bài 2: Hai vật có khối lượng khác nhau đặt trên sàn không ma sát, nếu tác dụng vào hai vật những lực có cùng độ lớnđể nó thu gia tốc. Vật nào sẽ thay đổi vận tốc nhanh hơn? Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập  , thu gia tốc tức là sẽ chuyển động hay thay đổi Hai vật có khối lượng , xét m m 1 2 vận tốc. Dùng định luật II Niu-tơn đểgiải thích. Bước 2: Phân tích hiện tượng Nếu tác dụng lực vào hai vật m1 và m2hai vật sẽ chuyển động và mức độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào lựctác dụngvà khối lượng của vật. Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 14 https://dethigdcd.net/

  15. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. F m = = a hayF ma Bước 4: Biệnluận Vật nào có khối lượng lớn hơn thì càng khó thay đổi vận tốc của nó. Bài 3: Ở các sân bay người tathườngthiết kế đường băng rất dài.Tại sao phải thiết kế như vậy, mà không làm ngắn hơn? Xây dựng lập luận như sau: Theo định luật II Niu-tơn ta có thể rút ra kết luận vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn, có nghĩa là máy bay có tính ì, tính đà lớn. Đường băng dài để máy bay thay đổi vận tốc để dừng lại hoặc đạtvận tốc lớn cần thiết để cất cánh. Bài 4: Con chó săn to khỏe và chạy nhanh hơn con thỏ. Tuy thế, nhiều khi con thỏ bị chó săn rượt đuổi vẫn thoát nạn nhờ vận dụng “chiến thuật’’ luôn luôn đột ngột thay đổi hướng chạy làm chó săn lỡ đà. Điều này trong vật lí được giải thích như thế nào? Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 15 https://dethigdcd.net/

  16. Xây dựng lập luận như sau: Sự khác nhau về khối lượng (hay mức quán tính) đã đưa đến sự khác nhau về mứcđộ thay đổi trạng thái chuyển động. Con thỏ có khối lượng nhỏ hơn chó săn nên dễ dàng thay đổi chuyển động hơn về hướng và độ lớn của vận tốc. Do đó, khi thỏ đột thay đổi vận tốc thì chó săn không kịp thay đổi chuyển động và bị lỡ đà. Mức quán tính càng nhỏ thì mức độ thay đổi chuyển động càng nhanh và ngược lại. Bài 5:Giải thích vì sao trong khi tàu hoả đang chạy với vân tốc lớn, sau khi ta nhảy lên rồi vẫn rơi lại chỗ cũ? Xây dựng lập luận như sau: Có người nghĩ rằng tàu hoả đang chạy với vận tốc lớn, trong thời gian sau khi người nhảy lên, tàu hoả đã chạy được một đoạn, do đó người phải rơi xuống chỗ lùi lại một ít. Tàu chạy càng nhanh, cự li cách chỗ cũ sau khi rơi xuống càng xa. Song thực tế, trong khi tàu hoả đang chạy với vận tốc lớn, sau khi nhảy lên vẫn rơi đúng vào chỗ cũ. Nguyên nhân là do bất cứ vật nào cũng có quán tính. Khitàu hoả đang chạy với vận Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 16 https://dethigdcd.net/

  17. tốc lớn, cho dù người đứng yên nhưng là đứng yên so với sàn toa, trên thực tế người ấy đang chuyển động về phía trước cùng với tàu hoả với cùng vận tốc như tàu hoả. Khi người ấy nhảy lên, vẫn chuyển động về phía trước cùng tàu hoả với cùng một vận tốc. Vì vậy chỗ rơi xuống vẫn là chỗ cũ. Bài 6:Có một câu chuyện vuinhư sau: Một con ngựa được học định luật III Niu- tơn bèn từ chối không kéo xe nữa. Nó nói: "Tôi có ráng sức kéo xe bao nhiêu cũng là vô ích, bởi vì tôi kéo cái xe với lực bằng nào thì cái xe cũng kéo lại tôi với lực bằng ấy. Hai lực bằng nhau về độ lớn và ngược nhau về hướng sẽlà lực cân bằng nên tôi và xe đều không nhúc nhích!". Bạn nghĩ gì khi nghe chuyện này? Liệu những điều trong câu chuyện có thực không? Xây dựng lập luận như sau: Lực ngựa kéo xe và lực xe kéo ngựa đặt vào hai vật khác nhau nên không thể cân bằng lẫn nhau. Lực làm cả ngựa lẫn xe di chuyển là lực ma sát giữa chân ngựa và mặt đất khi nó ráng sức đẩy mặt đất để tiến lên. . III.2.3. Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn Bài 1:Tại sao các vật thể để trong phòng, ngoài sân như bàn, ghế, tủ, ... mặc dù chúng luôn hút nhau nhưng không bao giờ di chuyển lại gần nhau? Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Các vật như bàn, ghế, tủ,… đều là những vật có khối lượng,vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn để giải thích mâu thuẫn của trường hợp trên. Bước 2:Phân tích hiện tượng Thực sự chúng có hút với nhau nhưng lực hút này rất nhỏ và những vật trên vũ trụ đều hấp dẫn với nhau. Các vật như bàn, ghế, tủ,.. còn chịu nhiều ảnh hưởng của lực khác nhau như: phản lực, lực ma sát, lực hấp dẫn từ những vật khác, … Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp dẫn.Các vật để trong phòng không chỉ chịu tác dụng của lực hấp dẫn giữa các vật mà còn chịu tác dụng của trọng lực, phản lực và lực ma sát với mặt nền, …Các lực này triệt tiêu lẫn nhau nên các vật vẫnđứng yên, không bị hút lại gần nhau. Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 17 https://dethigdcd.net/

  18. Bước 4: Biện luận Lực hấp dẫn luôn tồn tại, tuy nhiên độ lớn của lực hấp dẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Bài 2:Lực hấp dẫn giữa haivật có thay đổi không nếu ta đặt xen vào giữa hai vật một vật thứ ba? Xây dựng lập luận như sau: Lực hấp dẫn giữa hai vật chỉ phụ thuộc vào tích khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa hai vật mà không phụ thuộc vào sự tồn tại của vật thứ ba. III.2.4. Lực đàn hồi lò xo. Định luật Húc Bài 1: Treo cùng một vật lần lượt vào hai lò xo ta thấy độ dãn của các lò xo khác nhau. Có thể kết luận gì về sự khác nhau giữa độ cứng của hai lò xo không? Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Để giải được bài toán ta cần sử dụng định luật Húc. Bước 2:Phân tích hiện tượng Khi treo cùng một vật vào hai lò xo khác nhau cùng độ dài thì lúc treo vào thì độ dài lúc sau sẽ khác nhau. Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Vật có khối lượng không đổi, khi treo lần lượt vào hai lò xo thì lực đàn hồi xuất hiện ở các lò xo là như nhau. Do đó, độ cứng của các lò xo sẽ tỉ lệ nghịch với độ dãn của các lò xo. Vì thế, lò xodãn ra nhiều hơn thì có độ cứng nhỏ hơn. Bước 4: Biệnluận Lực đàn hồi sinh ra là như nhau đối với những lực tác dụng bằng nhau. Bài 2:Tại sao viên bi thép lại có thể nảy lên khi rơi xuống sàn lót gạch nhưng lại nằm yên khi rơi xuống cát? Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 18 https://dethigdcd.net/

  19. Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Giải thích về sự đàn hồi và không đàn hồi. Bước 2:Phân tích hiện tượng Viên bi thép lại có thể nảy lên khi rơi xuống sàn lót gạch, sàn gạch có tính chất cứng tác dụnglựclớn lên viên bi thép khi va chạmlàm biến dạng viên bi. Viên bi thép nằm yên khi rơi xuống lực tương tác giữa bi và mặt cát nhỏ trong quá trình va chạm. Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Lực đàn hồi xuất hiện ở bề mặt khi có lực tác dụng vào các vật làm nó biến dạng. Va chạm giữa hòn bi với sàn nhà mang đặc tính biến dạng đàn hồi nên sinh ra lực đàn hồi và làm cho viên bi nảy lên. Còn va chạm giữa viên bi và lớp cát là va chạm mềm mang đặc tính biến dạng không đàn hồi nên không có lực đàn hồi xuất hiện và viên bi không thể nảy lên được. Bước 4: Biệnluận Sự nảy lên hay không nảylên của vật va chạm hay tổng quát trạng thái chuyển động thay đổi như thế nào là phụ thuộc tính chất bề mặt và cấu trúc vật chất của vật va chạm. Tính chất đó được biểu diễn bằng tính đàn hồi. Bài 3: Dùng một sợi dây cao su nhỏ để treo một vật, dây cao su dãn nhưng không đứt. Khi cầm dây giật mạnh đột ngột thì dây bị đứt. Hãy giải thích tại sao ? Xây dựng lập luận đề giải: Dây chịu tác dụng của trọng lực của vật làm dây dãn mà không đứt là vì còn nằm trong giới hạn đàn hồi của dây cao su. Nhưng khi cầm dây giật mạnh đột ngột thì lực gây nên tác dụng lên dây lớn hơn rất nhiều so với trọng lực của vật và vượt qua giới hạn đàn hồi cho phép của dây cao su nên dây đứt. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi sinh ra giúp vật lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu. Nhưng khi vượt qua giới hạn đàn hồi thì vật không thể lấy lại hình dạng và kích thước ban đầu. III.2.5. Lực ma sát Bài 1: Đối với đường làm bằng đất sét, vào trời nắng ráo dễ dàng đi hơn khi đi vào trời mưa? Khi đi ô tô, nếu không mayôtô bị sa lầy trên quãng đường trơn trượt thì bạn có thể nêu ý kiến gì giúp đưa xe ra khỏi chỗ lầy không? Giải thích? Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 19 https://dethigdcd.net/

  20. Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Đường đất sét trơn tức là hệ số ma sát trên mặt đường nhỏ, khi trời nắng hệ số ma sát thay đổi làm cho việc đi lại dễ dàng hơn. Quãng đường trơn trượt mà ô tô bị sa vào là nơi ma sát giữa bánh xe và mặt đường rất nhỏ. Giải thích các trường hợp dựa vào hệ số ma sát giữa chúng. Bước 2:Phân tích hiện tượng Trên đường đất sét vào mùa mưa sẽ khó đi hơn mùa nắng là do thay đổi ma sát, khi trời mưa ma sát trên mặt đường nhỏ làm đi lại khó khăn, các ôtô không thể vượt qua chổ lầy trên quãng đường trơn trượt. Vậy phải tình ra tính chất của hệ số ma sát và cách khắc phục các nhượcđiểm trên. Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Hệ số ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc, nguồn gốc lực phát động trong trường hợp trên là lực ma sát. Chúng ta đi bộ hay đi xe thì lực ma sát với mặt đường luôn đóng vai trò là lực phát động, giúp chúng ta chuyển động về phía trước. Khi đường khô ráo hệ số ma sát với mặt đường lớn đảm bảo giúp chúng ta di chuyển dễ dàng. Nhưng khi đườngtrơn trợt, hệ số ma sát giảm đáng kể vàlực ma sát sinh ra không đủ lớn để giúp phát động chuyển động của xe. Do đó, muốn thoát khỏi chỗ lầy thì cần tìm cách tăng cường hệ số ma sát bằngcách thay đổi bề mặt tiếp xúc, có thể bằng cách đổ cát vào chổ bánh xe bị lầy để tăng hệ số ma sát. Bước 4: Biệnluận Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 20 https://dethigdcd.net/

  21. Hệ số ma sát thay đổi quyết định đến trạng thái của chuyển động. Hệ số ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc. Ban đầu bề mặt lồi lõm thì tương tác va chạm quyết định đến hệ số ma sát. Khi bề mặt nhẵn bóng (hai tấm kính phẳng, …) thì tương tác phân tử và tương tác “chân không” quyết định đến hệ số ma sát. Bài 2: Làm thế nào đểxác định hệ số ma sát trượt µcủa gỗ trên gỗ nếu bạn chỉ có các dụng cụ là: Bảng gỗ, thỏi gỗ, thước đo? Xây dựng lập luận đề giải: Thỏi gỗ đặt trên tấm bảng được làm nghiêng đến góc α là góc mà tại đó thỏi gỗ bắt đầu trượt đều xuống phía dưới khi ta chạm nhẹ vào bảng. Dùng động lực học xác định được µ = tg α. Bài 3: Khi vật đứng yên trên mặtphẳng nghiêng lực ma sát có xuất hiện không? Xây dựng lập luận đề giải: Trên mặt phẳng nghiêng trọng lực Pđược phân tích thành hai thành 2 thành xP và xPgây ra lực ma sát nghỉ có độ lớn bằng vàngược chiều phần yP . Lực thành phần xP . với Bài 4: Tại sao muốn cho đầu tàu hỏa kéo được nhiều toa thì đầu tàu phải có khối lượng lớn? Xây dựng lập luận đề giải: Muốn cho tàu kéo được nhiều toa, lực ma sát phải lớn, lực mà sát này là ma sát nghỉ do đường ray tác dụng lên bánh xe. Lực này có vai trò là lực phát động kéo toa tàu đi.Vìvậy đầu tàu phải có khối lượng lớn. Bài 5: Khi chế tạo dây cáp, người ta không dùng một sợi to mà dùng nhiều sợi nhỏ bện lại với nhau. Vì sao cần làm như vậy? Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 21 https://dethigdcd.net/

  22. Xây dựng lập luận đề giải: Khi các dây xoắn lại với nhau, thì lực ma sát dọc theo mỗi dây là rất lớn, lực đặt vào đầu dây để kéo phải thắng được lực ma sát đó thì mới làm cho các dây thẳng ra và mới làm cho chúng đứt được. Nếu số sợi dây bện của cáp càng nhiều, dây càng xoắn chặt, lực ma sát càng lớn và dây càng bền. III.2.6. Lực hướng tâm Bài 1: Một vật đặt trên một bàn quay. Khi bàn chưa quay vật đứng yên. Khi bàn từ từ quay, vật quay theo. Lực nào đã gây ra gia tốc hướng tâm cho vật? Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Vật trên bàn giữa vật và bàn có lực ma sát nghỉ và vật chịu tác dụngtrọng lực, phản lực. Trong các lực đó lực nào sẽ đóng vai trò là lực hướng tâm khi vật, bàn chuyển động? lực hướng tâm là lực duy trì chuyển động tròn đều. Bước 2:Phân tích hiện tượng Khi bàn đứng yên hợp lực tác dụng lên vật bằng không. Phản lực và trọng lực luôn cân bằng, khi bàn chuyển động lực ma sát xuất hiện có hướng từ vật vào tâm của quả bàn. Bước 3: Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Lực tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm. Vật chuyển động tròn trên bàn lực ma sát tác dụng vào vật chuyển động tròn đều. vậy lực ma sátnghỉcó vai trò là lực hướng tâm. Bước 4: Biệnluận Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 22 https://dethigdcd.net/

  23. Lực hướng tâm có được là do ta xét vai trò của các lực khác có thể là lực căng dây, lực hấp dẫn, ... Bài 2: Buộc một sợi dây vào một gầunước, rồi cầm đầu dây quay trong mặt phẳng thẳng đứng. Vì sao khi quay với vận tốc đủ lớnthì vị trí cao nhất mà nước trong thùng bị đảo ngược lại mà không đổ ra ngoài? Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Khi buộc một sợi dây vào một gầunước, rồi cầm đầu dây quay trong mặt phẳng thẳng đứng,tức là làm cho thùng và nước chuyển động tròn. Dùng kiến thức lực li tâm giải thích. Bước 2:Phân tích hiện tượng Trọng lực của nước và phản lực của đáy gầu tạo cho nước một gia tốc hướng tâm, “bắt”nước chuyển động trên quĩ đạo tròn. Bước 3Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Nước trong thùng chuyển động tròn với vận tốc phù hợp để phản lực của đáygầu lên nước tồn tại thì theo định luật III Niutơn nước vẫn ép lên đáy gầu một lựcđúng bằng phản lực. Ngay cả khi phản lực này bằng không nước cũng không đổ ra ngoài được. Bài 3: Có một hòn bi đặt trên bàn và một cái lọ úp lên nó. Làm thế nào nâng hòn bi lên mà không đụng vào nó? Xây dựng lập luận đề giải: Cách làm: Quay cái lọ, hòn bi cũng quay theo, cuối cùng lực li tâm làm hòn bi dính chặt vào thành lọ và khi nâng lọ lên hòn bi cũng không bị bắn ra ngoài. Bài 4:Trong trò xiếc mô tô bay, người biểu diễn phải đi mô tô trên thành thẳng đứng của một "thùng gỗ" hình trụ. Có thật là quá nguy hiểm không? Bí mật của sự thành công trong trò xiếc này là cái gì.Sự liềumạng hay qui luật tất yếu của Vật lí? Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 23 https://dethigdcd.net/

  24. Xây dựng lập luận đề giải: Bí mật của sự thành công là cần phải đi mô tô với vận tốc đủ lớn tạo ra gia tốc hướng tâm cần thiết, duy trì áp lực của xe lên thành gỗ. Được như vậy xe sẽ không bao giờ bị rơi xuống. Đó là qui luật, tuy nhiên vẫn cần một chút can đảm của người biểu diễn. III.2.7. Chuyển động ném ngang Bài 1: Trên một tòa nhà cao bạn có hai viên bi thép . Viên thứ nhất thả rơi xuống theo phương thẳng đứng. viên bi thứ hai được ném ngang với một vận tốc v0.Viên bi nào chậm đất trước? Vì sao? Bỏ qua sức cản không khí. Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Có hai viên bi: viên thứ nhất được thả rơi tự do, viên thứ hai được ném ngang. Vậndụng quy tắc về sự rơi tự do và chuyển động ném ngang để dự đoán và giải thích. Bước 2:Phân tích hiện tượng 2h g = Thời gian của vật rơi tự do , thời gian rơi của vật ném ngang cũng vậy t không phụ thuộc vào vận tốc ban đầu. Bước 3Xây dựng lập luận và suy luận kết quả 2h g = Thời gian của vật rơi tự do và ném đều bằng . Hai viên bi có thời gian rơi t như nhau, cả hai viên bi chạm đất cùng một lúc. Bước 4: Biệnluận Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 24 https://dethigdcd.net/

  25. Thời gian chạm đất của các vật ném ngang là như nhau và bằng với thời gian rơi tự do. Bài 2: Một máy bay đang bay theo phương ngang với tốc độ là ( / ) v m s , máy bay ở độ cao h (m) viên phi công phải thả bom từ xa cách mục tiêu bao nhiêu để bơm rơi đúng mục tiêu? Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập Việc thả bom trên máy bay giống như bom được ném ngang với vận tốc đầu bằng vận tốc máy bay. Sử dụng công thức tầm xa để tính. Bước 2:Phân tích hiện tượng Máy bay và bom đang bay với vận tốc v, khi viên phi công ném bom thì thả cho bom rơi xuống. bom rơi theo quy luật của vật bị ném ngang. Nhiệm vụ bài toán là xác định tầm xa của bom. Tầm xa chính là khoảng cách từ máy bay lúc ném bom đến mục tiêu. Bước 3Xây dựng lập luận và suy luận kết quả Chuyển động của bom là chuyển động ném ngang. Để bom rơi đúng mục tiêu thì phi công phỉ ném từ vị trí cách mục tiêu một khoảng bằng tầm xa tính theo phương ngang. 2 g h = = (m) L x v ax 0 m 2 g h = = Vậy khoảng cách cần tìm là: L x v ax 0 m Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 25 https://dethigdcd.net/

  26. Bước 4: Biệnluận Máy bay chỉ cung cấp cho bom một vận tốc đầu để bom chuyển động ném ngang vì vây khi ứng dụng vào thực tế phải dựa trên quy tắc của ném ngang. III.2.8. Một số bài tập tham khảo khác Bài 1:Tại sao kéo đứt một sợi dây ẩm bện bằng giấy dễ hơn so với khi sợi dây khô? Lời giải: Ma sát khô giữa các sợi của dây biến thành ma sát nhớt. Bài 2: Người ta thường xát nhựa thông lên cung kéo đàn vĩ cầm trước khi chơi, làm như vậy để làm gì? Lời giải: Để tăng ma sát của cung kéo đàn trên dây đàn tạo điều kiện tốt hơn để kích thích dao động của dây đàn. Bài 3:Bạn cầm mỗi tay một quả trứng rồi đập quả nọ vào quả kia. Nếu tay trái để yên, dùng quả trứng ở tay phải đập vào quả trứng ở tay trái thì quả nào sẽ vỡ trước? Hay là 2 quả cùng vỡ? Nếu cả 2 quả cùng đập vào nhau, kết quả sẽ ra sao? Lời giải: Bao giờ cũng chỉ có 1 quả bị vỡ, không có lần nào 2 quả cùng vỡ cả, còn quả nào vỡ trước thì hoàn toàn không có qui luật nào cả: Có lúc thì quả chuyển động vỡ, có lúc thì quả đứng yên vỡ. Nguyên nhân: Lực tác dụng lẫn nhau giữa hai quả trứng là như nhau (Theo định luật III Niutơn) nhưng tác dụng lên 2 quả trứng khác nhau, do đó quả nào có vỏ bền vững hơn sẽ không vỡ. Bài 4:Sau khi đo nhiệt độ cơ thể người bằng nhiệt kế. Ta thường thấy bác sĩ vẩy mạnh chiếc ông cặp sốt làm cho thuỷ ngân trong ống tụt xuống. Cách làm trên dựa trên cơ sở vật lí nào? Hãy giải thích? Lời giải: Dựa vào quán tính , khi vẩy mạnh nhiệt kế cả ống và thuỷ ngân bên trong cùng chuyển động . Khi ốngdừnglại đột ngột , theo quán tính , thuỷ ngân bên trong cũng muốn duy trì vận tốc cũ , kết quả là thuỷ ngân sẽ tụt xuống . Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 26 https://dethigdcd.net/

  27. Bài 5:Một cốc nước được đặt thăng bằng trên một cái cân. Trạng thái cân bằng của cân đó có bị phá vỡ không nếu nhúng một ngón tay vào nước? Lời giải: Đĩa cân có cốc nước bị hạ xuống vì khi nhúng ngón tay vào nước lực đẩy Acsimet tác dụng lên ngón tay có chiều hướng lên trên. Theo định luật III Niu-tơn, tay cũng tác dụng xuống chất lỏng một lực có cường độ bằng nhau nhưng hướng xuống dưới. Lực này phá vỡ thế cân bằng của cân. Bài 6:Trong các đoạn phim nhảy từ trên cao xuống người ta đặt một niệm khí ở dưới cho diễn viên nhảy lên túi khí. Tai sao phải làm như vậy? Lời giải: Người nhảy có khối lượng thì có một mức quán tính nào đó. Niệm khí sẽ làm giảm lực tác dụng khi diễn viên nhảy xuống, hạn chế được thương tích. Bài 7:Khi đang chạy xe đạp, tại sao khi ta ngừng đạp xe vẫn chuyển động thêm một đoạn nữa rồi mới dừng lại? Lời giải: Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Người và xe chuyển động do quán tính. Xe ngừng lại do tác dụng của lực ma sát của bánh xe với mặt đường. Câu 8: Nếu một xe tải va chạm với một xe đạp thì nó có thể làm cho xe đạp bị thiệt hại nhiều hơn nó.Điều này dường như mâuthuẫn với Định luật III Niu-tơn. Hãy giải thích điều dường như mâu thuẫn đó? III.3. Ý nghĩa Chương động lực học là chương bao gồm nhiều hiện tượng Vật lírất gần với cuộc sống. Những tương tác khác nhau giữa các vật làm xuất hiện các loại lực khác nhau là nguyên nhân làm vật thay đổi trạng thái chuyển động với những xu hướng khác nhau. Vai trò của những lực cũng khác nhau tùy vào từng trường hợp có thể là cản trở chuyển động cũng có trường hợp là lực phát động, là lực hướng tâm,… Những lực xuất hiện gây ra sự tương quan về chuyển động. Quan hệ giữa các lực trong hệ quyết định trạng thái chuyển động của hệ theo các định luậtcơ bản. Các tương tác có sự thay đổi thì dẫn đến thay đổi trạng thái của hệ. Mỗi một hiện tượngVật líbao gồm nhiềuquan hệ Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 27 https://dethigdcd.net/

  28. nguyên nhân và kết quả. Khi giải các bài tập định tính giúp cho học sinh hiểu rõ về quan hệ nhân quả và sự biến đổi trạng thái, biết khảo sáthiện tượng, chia yếu tố tác động ra thành nhiều yếu tố nhỏ phù hợp với yêu cầu của từng bài tập. Qua bài tập định tính chương động lực học phát triển tuy duy, năng lực, khả năng phân tích, giúp cho học sinh thấy được những ứng dụng của những định luậtcở bản và sự hình các định luật, mở rộng tầm mắt kỹ thuật cho học sinh. Kiến thức về và các bài tập động lực học mang tính thực tế giúp học sinh am hiểu về thực tế nhiều hơn từ đó kích thích tinh thần học tập và hứng thú cho học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 28 https://dethigdcd.net/

  29. PHẦN IV: KẾT LUẬNVÀ ĐỀ XUẤT Bài tập định tính nói chung thường đề cập đến một hiện tượng Vật lí xảy ra trong đời sống, tự nhiên và kỹthuật. Tuy nhiên mỗi một hiện tượng Vật líluôn chịu sự chia phối bời nhiều định luậtvà các quá trình diễn ra rất phức tạp. Thông qua bài tập định tính bản chất Vật líđược nêu bật lên. Giải bài tập định tính giúp học sinh nhìn nhận đúng đắn về sự vật và hiện tượng xung quanh. Từ bài tập định tính phát hiện bản chất vật lí của vấn đề, liên hệ hiện tượng đã cho với một hoặc một số định luật, khái niệm và thuyết vật lí để tìm mối liên hệ giữa chúng bằng cách phân tích hiện tượng phức tạp ra nhiều hiện hiện tượng nhỏ đơn giản. Khi nhìn nhận khảo sát một hiện tượng phải đặt chúng vào những trường hợp riêng lẽ, chịu sự chiphối của những định luật cơ bản nhất định đã có từ đó rút ra kết luận và so sánh với kết quả vốn có của hiện tượng. Bài tập định tính còn được sử dụng trong thí nghiệm, giải bài tập định lượng, kiểm chứng củng cố lý thuyết cho học sinh. Bài tập định tính hình thành kinh nghiệm thực tiễnvà tầm mắt kỹ thuật cho học sinh. Đề tài trên là kết qủa sự đúng rút kinh nghiệm qua quá trình dạy học tại trường THPT Quang Trung, cùng với sự học hỏi, tham khảo qua sách, báo, mạng Internet, xin ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo khoa Vật Lý trường ĐHSP Hà Nội, đồng thời là sự học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô, đồng nghiệp trong tổ Vật lý trường THPT Quang Trung. Trong đề tài này tôi đã hệ thống kiến thức cơ bản của từng bài từ đó Biên soạn và sưu tầm một số bài tập mà sách giáo khoa chưa có. Hệ thống bài tập trong đề tài với các mức độkhác nhau và lời giải rõ ràng dễ hiểu nên khi sử dụng giảng dạy chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc giảng dạy của giáo viên và nhận thức của học sinh. Kiến thức của từngbài trong phần cơ học đều gắn liền với thực tế. Khi dạy vào bài mới giáo viên phải tích cực lựa chọn và tìm những bài tập định tính có liên quan đến những hiện tượng tự nhiên mà khi giải không cần tính toán. Giáo viên gây húng thú cho người học bằng cách tìm ra được bản chất Vật lícủa hiện tượng mà nó đã tồn tại quanh chúng ta từ rất lâu mà ta không hiểu rõ về nó. Với những tình huống có vấn đề từ bài tập định tính ở đầu buổi học hay một phần bài học sẽ làm cho lớp học trở nên sinh động hơn. Từ đó năng cao hiệu quả dạy học. Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 29 https://dethigdcd.net/

  30. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lương Duyên Bình (Tổng Chủ Biệnkiêm Chủ Biện), Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2007), Vật lí 10, NXB Giáo dục. 2. Những bài tập định tính cấp ba của M.E.TULTRINXICI do Phạm Hồng Tuất dịch của nhà xuất bản giáo dục (1989) 3. Sách giáo khoa 10 Nâng cao và 10 cơ bản. 4. Sách giáo viên vật lý 10 cơ bản, 10 nâng cao. 5. Tham khảo qua các trang mạng Internet Người Viết Đặng Thị Hải Trường ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG Sáng kiến kinh nghiệm- Đặng Thị Hải Trường 30 https://dethigdcd.net/

More Related