1 / 124

Bài giảng Lịch sử Đảng - Bài 1: Khái quát lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Giu00fap cho ngu01b0u1eddi hu1ecdc hiu1ec3u u0111u01b0u1ee3c nhu1eefng vu1ea5n u0111u1ec1 cu01a1 bu1ea3n nhu1ea5t, thu1ea5y u0111u01b0u1ee3c u0110u1ea3ng Cu1ed9ng su1ea3n Viu1ec7t Nam ra u0111u1eddi lu00e0 mu1ed9t bu01b0u1edbc ngou1eb7t quyu1ebft u0111u1ecbnh cu1ee7a cu00e1ch mu1ea1ng Viu1ec7t Nam lu00e0 tu1ea5t yu1ebfu cu1ee7a lu1ecbch su1eed.<br>https://tai-lieu.com/

Download Presentation

Bài giảng Lịch sử Đảng - Bài 1: Khái quát lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. HUYỆN ỦY TÂY HÒA TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ * Bài 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM - Người trình bày: Giảng viên Nguyễn Mạnh Thành - Đơn vị: Trung tâm chính trị huyện Tây Hòa - Chương trình học: Bồi dưỡng nhận thức về Đảng - Đối tượng giảng: Quần chúng ưu tú, tiêu biểu ở các TCCS Đảng trực thuộc huyện. Tây Hòa, ngày tháng 4 năm 2022

  2. A- MỤC ĐÍCH YÊU CẤU 1. Mục đích - Học viên nắm được tình hình xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược. - Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời, rút ra bài học và nguyên nhân thất bại các cuộc khởi nghĩa. - Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Yêu cầu - Giúp cho người học hiểu được những vấn đề cơ bản nhất, thấy được Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt quyết định của cách mạng Việt Nam là tất yếu của lịch sử. - Để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, người vào Đảng phải có đủ tiêu chuẩn, những điều kiện, phải xây dựng động cơ đúng đắn, giác ngộ về chính trị, tìm hiểu lịch sử Đảng, Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, thực hiên tốt nhiệm vụ được giao dù bất kỳ ở cương vị nào.

  3. Bài 1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM II- THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG B NỘI DUNG III- NHỮNG TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM IV. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG CHẶN ĐƯỜNG LỊCH SỬ TỈNH PHÚ YÊN

  4. 3.LãnhtụNguyễnÁiQuốctìmđườngcứunướcvàsựrađờicủaĐảngCộngsảnViệt Nam PHẦN TRỌNG TÂM Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam nhằm chuẩn bị tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng tiên phong ở Việt Nam (1921-1930) Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc ( 1911-1920) Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

  5. C- Phương pháp và đồ dùng dạy học * Về phương pháp - Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề - Phương pháp giảng giải - Phương pháp trực quan C. KẾT CẤU NỘI DUNG - Ngoài các phương pháp trên, bản thân tôi trình bày qua sự hỗ trợ phần mềm Microsoft Powerpoint trong quá trình thiết kế bài giảng * Đồ dùng dạy học Bảng, phấn, micro, máy chiếu

  6. D- Tài liệu soạn giảng, nghiên cứu 1. Tài liệu bắt buộc: - Tài liệu bồi dưỡng nhận thức về Đảng, Ban Tuyên giáo TW Đảng biên soạn, được (Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, xuất bản lần thứ 20 có sửa chữa, bổ sung), phát hành tháng 4 năm 2022 . 2. Tài liệu tham khảo:

  7. Đ- Kế hoạch chi tiết (nội dung các bước lên lớp) Bước 1: Ổn định lớp (giao lưu, trao thông tin và làm quen) Bước 2: Trao đổi kiến thức chung Bước 3: Giảng bài mới Thời gian: 5 tiết

  8. I- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời 3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước

  9. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1.1. Bối cảnh quốc tế - Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản B. KẾT CẤU NỘI DUNG + Từ cuối thế kỷ XIX, đầu TK XX chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc, bên trong thì tăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì bành trướng xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa.

  10. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1.1. Tình hình thế giới cuối TK XIX đầu TK XX - Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản + Nền KTHH phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường để tiêu thụ hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu TB. + Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với CNTD ngày càng gay gắt. + Phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra mạnh mẽ, nhưng không giành được thắng lợi vì thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn.

  11. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1.1. Bối cảnh quốc tế - Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản - Chủ nghĩa Mác- Lênin Học thuyết Mác- Lênin chỉ rõ : giai cấp công nhân là giai cấp cách mạng nhất, tiên tiến nhất trong xã hội. Nhưng giai cấp công nhân muốn thực hiện thắng lợi vai trò, sứ mệnh của mình thì phải lập ra Đảng cộng sản- bộ tham mưu, đội tiên phong của giai cấp mình.

  12. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1.1. Bối cảnh quốc tế - Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản - Chủ nghĩa Mác- Lênin  - Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản * Quốc tế III giai đoạn 1919-1943. - Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực, đồng thời mở đầu một thời đại mới “ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”. Sự thành lập Quốc tế Cộng sản năm 1919 có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Nó góp phần đẩy nhanh sự hình thành các Đảng cộng sản ở nhiều nước, Quốc tế III ra đời đánh dấu thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin, loại bỏ chủ nghĩa cơ hội - xét lại. Tất cả các đảng cách mạng chân chính đã đoàn kết dưới ngọn cờ Quốc tế III – trung tâm lãnh đạo của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà hạt nhân là Đảng Bônsêvích Nga và Lênin. - Ảnh hưởng cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam

  13. I- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1.1. Bối cảnh quốc tế 1.2. Hoàn cảnh trong nước 1.2.1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi thực Pháp xâm lược: + Là một quốc gia phong kiến độc lập. + Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Triều Nguyễn ngày càng có những chính sách đàn áp nhân dân, quan lại tham nhũng, cường hào, ức hiếp nhân dân làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. + Phần mất nước vào tay thực dân Pháp vào nữa sau thế kỷ XIX, một phần là do nguyên nhân khách quan, nhưng yếu tố quyết định là do nhân tố chủ quan, tức là thái độ và đối sách của Nhà Nguyễn dần dần xuống dốc.

  14. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1.1. Hoàn cảnh quốc tế cuối TK XIX đầu TK XX 1.2. Hoàn cảnh trong nước 1.2.1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi thực Pháp xâm lược: + Nông nghiệp sa sút. Nhiều chính sách của Nhà nước đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp. + Quốc phòng yếu kém, lạc hậu. Đời sống nhân dân khó khăn. Khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra. + Chính sách cấm đạo và sát đạo của nhà Nguyễn đã gây bất hoà trong nhân dân, tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng.

  15. Đêm 31-8-1858, rạng sáng ngày 01-9-1858 thực dân Pháp nổ súng XL Việt Nam

  16. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1.1. Hoàn cảnh quốc tế cuối TK XIX đầu TK XX 1.2. Hoàn cảnh trong nước 1.2.2. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam: + Ngày 01/9/1858 thực dân Pháp nổ súng tiến công vào Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam. + Triều Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp, buộc phải ký 2 hiệp ước Hacmăng (1883) và Patơnốt (1884) hoàn toàn dâng nước ta cho đế quốc Pháp.

  17. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1.1. Hoàn cảnh quốc tế cuối TK XIX đầu TK XX 1.2. Hoàn cảnh trong nước 1.2.3. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp + Sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đã biến nước ta từ một xã hội phong kiến độc lập trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. - Chính sách cai trị thuộc địa của thực dân Pháp: + Về chính trị

  18. ĐẤT NỬA BẢO HỘ Bộ máy nhà nước thời kỳ Pháp thuộc • Việt Nam bị chia thành 3 kì với 3 chế độ cai trị khác nhau. ĐẤT BẢO - 17- 10 -1887, Pháp thành lập Liên bang Đông Dương. Hộ ĐẤT THUỘC PHÁP

  19. Tổ chức bộ máy nhà nước thời kỳ Pháp thuộc - 17- 10 -1887, Pháp thành lập Liên bang Đông Dương. LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG

  20. Bộ máy nhà nước thời kỳ Pháp thuộc LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG (Toàn quyền Đông Dương) TRUNG KÌ (Khâm sứ) NAM KÌ (Thống đốc) BẮC KÌ (Thống sứ) CAMPUCHIA(Khâm sứ) LÀO (Khâm sứ) BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP KÌ (Pháp) BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH (Pháp), PHỦ,HUYỆN, CHÂU (Pháp + bản xứ) BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ, THÔN (bản xứ )

  21. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1.1. Hoàn cảnh quốc tế cuối TK XIX đầu TK XX 1.2. Hoàn cảnh trong nước + Về kinh tế Thực dân Pháp bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta, chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, vô nhân đạo, tăng cường vơ vét tài nguyên và bóc lột nặng nề làm cho nhân dân ta bần cùng, nền kinh bị què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

  22. Đồn điền cao su của Pháp tại miền Nam

  23. Nông dân Phụ nữ làm đường Ga Hà Nội nhìn từ bên ngoài vào Cầu Long Biên dài 1800m

  24. NHÀ MÁY XI MĂNG HẢI PHÒNG

  25. Khai thác và chế biến gỗ

  26. Nhà máy rượu – Hà Nội

  27. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 1.1. Hoàn cảnh quốc tế cuối TK XIX đầu TK XX 1.2. Hoàn cảnh trong nước + Về văn hóa- xã hội Chúng thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn hóa nô dịch, sùng bái Pháp, kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng.

  28. Hút thuốc phiện Xưởng thuốc phiện (Manufacture d'Opium) ở Sài Gòn thời thuộc Pháp. Khu xưởng này cung ứng từ 1/3 đến 1/2 ngân sách toàn Đông Dương Lò rượu

  29. Thục dân Pháp xây nhà tù giam cầm những nhà yêu nước Việt Nam

  30. I- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời. 2.1. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX. Khởi nghĩa Trương Định, phất cao ngọn cờ khởi nghĩa chống Pháp ở Gia Định (1859 – 1864) B. KẾT CẤU NỘI DUNG Ảnh hưởng: Hưởng ứng phong trào chống Pháp cứu nước có nhiều nhân vật phất cờ khởi nghĩa và cuộc khởi nghĩa Trương Định năm 1859 – 1864 là có quy mô lớn nhất và gây tổn thất nặng nề nhất cho Pháp. 1859 – 1864

  31. I- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời. 2.1. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX. • Khởi nghĩa Thủ Khoa Huân ( 1830- 1875), Anh hùng dân tộc Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân sinh năm Canh Dần (1830) tại làng Tịnh Hà, tổng Thanh Quơn, huyện Kiến Hưng, tỉnh Ðịnh Tường cũ, nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. • - Khi quân Pháp xâm lược ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (trong đó có tỉnh Định Tường quê ông), cũng giống như nhiều nhà nho yêu nước khác, ông đã cầm vũ khí đứng lên chống Pháp. B. KẾT CẤU NỘI DUNG 1830- 1875

  32. I- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời. 2.1. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX. * Tính chất của phong trào: Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc. B. KẾT CẤU NỘI DUNG

  33. I- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời 2.1. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX - Ý nghĩa: thể hiện tiềm năng, ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. B. KẾT CẤU NỘI DUNG Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi 1884-1913 Hoàng Hoa Thám

  34. I- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời 2.1. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX 2.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản - Chủ trương cứu nước: Chống Pháp giành độc lập dân tộc, tổ chức vận động nhân dân trong nước và dựa vào sự viện trợ của nước ngoài. B. KẾT CẤU NỘI DUNG - Phương pháp: Bạo động vũ trang Phan Bội Châu ( 1867-1940) - Mục tiêu: Giải phóng dân tộc, cứu nước, cứu dân - Tác dụng: Khuấy động tinh thần yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, tập hợp lực lượng chống Pháp.

  35. I- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời 2.1. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX 2.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản - Chủ trương: Đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách  như nâng cao dân trí dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập. - Phương pháp: Cải cách, ôn hòa. - Mục tiêu: Giải phóng dân tộc, cứu dân, cứu nước PHAN CHÂU TRINH (9/9/1872 - 24/3/1926) - Tác dụng: Cổ vũ tinh thần yêu nước, phátđộng phong trào chống thuế, lậpnhiều trường… giáo dục tư tưởngchống lại các hủ tục phong kiến.

  36. Tiểu kết: Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản cuối cùng đều thất bại. Điều đó chứng tỏ cách mạng Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo yêu cầu cần phải có đường lối cách mạng khoa học và phương pháp cách mạng đúng đắn. * Nguyên nhân thất bại – Không có đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu tổ chức có khả năng dẫn dắt và lãnh đạo. – Chỉ dựa vào uy tín cá nhân của từng người chứ không dựa vào quần chúng và nhân dân lao động. – Sử dụng khuynh hướng lỗi thời lạc hậu, nóng vội, các tư tưởng phong kiến, tư sản không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tế nữa.

  37. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời 3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu 3.1. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước trở thành người cộng sản (1911-1920) + Ngày 05/6/1911 Nguyễn Ái Quốc rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. + Năm 1911 – 1917 Người bôn ba qua nhiều nước làm nhiều nghề để sống, tiếp xúc với nhiều người –> Hiểu rõ ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man (Người nhận rõ bạn – thù). Năm 1917 Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp,

  38. Bồ Đào Nha 1912) Pháp 1911 Ai cập 1911 An giê ri Tuynidi Ghi nê Công gô 1912 Tây Ban nha ( 1912) Mỹ 1912 Anh 1913 Những nơi mà Nguyễn Tất Thành đã đến và dừng chân ở Pháp

  39. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời 3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu 3.1. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước trở thành người cộng sản (1911-1920) + Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Người rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.

  40. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời 3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu 3.1. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước trở thành người cộng sản (1911-1920) - Năm 1918, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Ngày 18-6-1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp tại Hội nghị ở Vécxây, tại hội nghị này Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến bản yêu sách 8 điểm đòi quyền tự do cho Nhân dân Việt Nam.

  41. Trích “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên Báo L’Humanite, số ra ngày 16 và 17/7/1920 Sau khi đọc bản Luận cương, Nguyễn Ái Quốc đã sung sướng thốt lên: "Trong Luận cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba". Người xác định • Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp • Độc lập dân tộc gắn liền CNXH • Giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc • -Cách mạng dân tộc từng nước gắn với phong trào cách mạng thế giới Bằng việc tiếp cận với Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc còn là người đầu tiên mở đường cho chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, làm cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam gắn bó với sự nghiệp của giai cấp vô sản thế giới

  42. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời 3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước 3.1. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước trở thành người cộng sản (1911-1920) + Tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên ĐH ĐẢNG XH PHÁP LẦN THỨ XVIII PHÁI NHỮNG NGƯỜI MUỐN Ở LẠI QUỐC TẾ II THOẢ HIỆP VỚI GIAI CẤP TƯ SẢN PHÁI NHỮNG NGƯỜI MUỐN ĐI THEO QUỐC TẾ III VÌ QUYỀN LỢI GIAI CẤP VÔ SẢN Bỏ phiếu tán thành theo QTCS

  43. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời 3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước Mức độ KHẲNG ĐỊNH CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN GIA NHẬP ĐẢNG XH PHÁP, GỞI BẢN YÊU SÁCH 8 ĐIỂM ĐỌC LC CỦA LÊNIN, TIN LÊNIN & QTCS QuátrìnhBácHồđitìmđườngcứu nước CMT10 NGA THÀNH CÔNG, LẬP HỘI NGƯỜI VN YÊU NƯỚC ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC Thời gian 1919 5-6-1911 1917 7-1920 12-1920 Sơđồ thể hiện mức độ nhận thức con đường cứu nước của Bác Hồ

  44. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời 3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước 3.1. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước trở thành người cộng sản (1911-1920) 3.2. Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam nhằm tiền đề chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng tiên phong ở Việt Nam (1921-1930). * Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng - Qua nghiên cứu và truyền bá, Nguyễn Ái Quốc đã thấm nhuần lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ đó, chỉ ra những vấn đề chiến lược, sách lược và phương pháp phù hợp với cách mạng Việt Nam, làm cơ sở Cương lĩnh của Đảng ta sau này. - Năm 1921, tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa và Báo Người cùng khổ (01-4-1922) để tuyên truyền cách mạng. - Viết nhiều bài đăng báo làm vũ khí đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đồng thời kêu gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức đứng lên đấu tranh.

  45. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời 3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước 3.1. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước trở thành người cộng sản (1911-1920) 3.2. Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam nhằm tiền đề chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng tiên phong ở Việt Nam (1921-1930). * Chuẩn bị vể tổ chức, con người - Tháng 6-1925, tại Quảng Châu (TQ), Bác lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. - Mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ (khoảng 200 học viên).

  46. Xuất bản báo NGƯỜI CÙNG KHỔ

  47. Những nguyên lý cơ bản đã được Người giảng dạy và ghi lại thành tác phẩm ĐƯỜNG CÁCH MẠNG

  48. Bản án chế độ thực dân Pháp (tiếng Pháp: Le Procès de la colonisation française) là một tác phẩm chính luận do Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp và được xuất bản năm 1925 - 1926 trên một tờ báo của Quốc tế Cộng sản có tên Imprékor. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục Chương 1: Thuế máu Chương 2: Việc đầu độc người bản xứ Chương 3: Các quan thống đốc Chương 4: Các quan cai trị Chương 5: Những nhà khai hoá Chương 6: Tệ tham nhũng trong bộ máy cai trị Chương 7: Bóc lột người bản xứ Chương 8: Công lí Chương 9: Chính sách ngu dân Chương 10: Chủ nghĩa giáo hội Chương 11: Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ Chương 12: Nô lệ thức tỉnh Phụ lục: Gửi thanh niên Việt Nam Nội dung tác phẩm tố cáo thực dân Pháp dùng mọi thủ đoạn khốc liệt bắt "dân bản xứ" phải đóng "thuế máu" cho chính quốc... để "phơi thây trên chiến trường Châu Âu"; đày đoạ phụ nữ, trẻ em "thuộc địa"; các thống sứ, quan lại thực dân độc ác như một bày thú dữ, v.v. Tác phẩm hướng các dân tộc bị áp bức đi theo con đường Cách mạng tháng Mười Nga, tiêu diệt hai cái vòi của con đỉa đế quốc – một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một vòi bám vào nhân dân thuộc địa. Tác phẩm đề ra cho nhân dân Việt Nam con đường đấu tranh giải phóng dân tộc theo chủ nghĩa Marx-Lenin. Tác phẩm được in lần đầu tại Paris (1925); xuất bản bằng tiếng Pháp (1946) ở Hà Nội, bằng tiếng Việt (1960) và tái bản nhiều lần.

  49. I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI…… 1. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2. Phong trào đấu tranh của dân tộc ta trước khi Đảng ra đời 3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước 3.1. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, từ người yêu nước trở thành người cộng sản (1911-1920) 3.2. Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam nhằm tiền đề chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng tiên phong ở Việt Nam (1921-1930) 4. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam * Hoàn cảnh xuất hiện các tổ chức cộng sản ở Việt Nam - Đầu năm 1929 phong trào CM trong nước phát triển mạnh mẽ xuất hiện 3 tổ chức CS : Nhà số 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội – nơi thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng (17-6-1929)

More Related