0 likes | 12 Views
Hu01b0u1edfng u1ee9ng cu00f4ng cuu1ed9c u0111u1ed5i mu1edbi trong giu00e1o du1ee5c u1edf nu01b0u1edbc ta hiu1ec7n nay mu00e0 tru1ecdng tu00e2m cu1ee7a u0111u1ed5i mu1edbi chu01b0u01a1ng tru00ecnh vu00e0 su00e1ch giu00e1o khoa giu00e1o du1ee5c phu1ed5 thu00f4ng lu00e0 tu1eadp trung u0111u1ed5i mu1edbi phu01b0u01a1ng phu00e1p du1ea1y hu1ecdc, thu1ef1c hiu1ec7n du1ea1y hu1ecdc du1ef1a vu00e0o hou1ea1t u0111u1ed9ng tu00edch cu1ef1c, chu1ee7 u0111u1ed9ng, su00e1ng tu1ea1o cu1ee7a hu1ecdc sinh vu1edbi su1ef1 tu1ed5 chu1ee9c vu00e0 hu01b0u1edbng du1eabn thu00edch hu1ee3p cu1ee7a giu00e1o viu00ean, nhu1eb1m phu00e1t triu1ec3n tu01b0 duy u0111u1ed9c lu1eadp, gu00f3p phu1ea7n hu00ecnh thu00e0nh phu01b0u01a1ng phu00e1p vu00e0 nhu cu1ea7u, khu1ea3 nu0103ng tu1ef1 hu1ecdc, tu1ef1 bu1ed3i du01b0u1ee1ng hu1ee9ng thu00fa hu1ecdc tu1eadp, tu1ea1o niu1ec1m tin vu00e0 vui thu00edch trong hu1ecdc tu1eadp mu00f4n u0110u1ecba lu00ed 6.
E N D
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNGCỐ BÀI HỌC MÔN: ĐỊA LÝ 6 Quảng Bình, Tháng 12 năm 2018 1 https://dethihay.net/
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNGCỐ BÀI HỌC MÔN: ĐỊA LÝ 6 Quảng Bình, tháng 12 năm 2018 Họ và tên: NGUYỄN THỊ HOÀI Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường trung học cơ sở Quảng Thọ 2 https://dethihay.net/
1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn sáng kiến Hưởng ứng công cuộc đổi mới trong giáo dục ởnước ta hiện nay mà trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn thích hợp của giáo viên, nhằm phát triển tư duy độc lập, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khả năng tự học, tự bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và vui thích trong học tập môn Địa lí 6. Để thực hiện mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo triết lý lấy người học làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học lấy người học làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích cực,độc lập sáng tạo của người học. Để làm được điều đó thì vấn đề đầu tiên mà người giáo viên cần nhận thức rõ ràng là quy luật nhận thức của người học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ chứ không phải lĩnh hội một cách thụ động. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của các môn, phân môn mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau vì vậy mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và nâng cao hiệu quả học tập. 1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến Hiện nay, đa số học sinh lớp 6 nói chung và ở trường tôi nói riêng học tập Địa lí một cách thụ động, nhớ kiến thức một cách máy móc. Thôngthường để học thuộc một bài, học sinhthường phải đọc đi đọc lại hoặc viết đi viết lại các kiến thức cho đến khi nhớ. Cách học này thật vất vả mà hiệu quả không cao. Đó cũng chính là mộttrong những nguyên nhân làm học sinh không hứng thú học tập môn Địa lí. 3 https://dethihay.net/
Bản đồ tư duy - Mind map do Tony Buzan sáng lậplà hình thức ghi chép để mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,... Khi học sinhlớp 6 biết cách vẽ sơđồ tư duy (SĐTD), các em sẽ phát huy tối đa khả năng tư duy của cả 2 bán cầu não(bán cầu não trái xử lí các thông tin logic, con số, đường nét, từ ngữ, phân tích… Bán cầu não phải xử lí thông tin về tưởng tượng, màu sắc, không gian, cấu trúc, nhịp điệu,… của đối tượng).Nhờ đó, các em sẽ nhớ nhanh được những kiến thức trọng tâm, những kĩ năng đã được học trong bài, tạo cho các em hứng thú trong học tập và sáng tạo không ngừng. Từ thực trạng trên,tôi hình thành ý tưởng đó là ứng dụng sơ đồ tư duy trong củng cố nội dung bài học để có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân cũng như hiệu quả học tập. Với lý do trên bản thân tôi lựa chọn sáng kiến“Ứng dụng sơ đồ tư duy trong hoạt động cũng cố bài học - Môn Địa lí 6”. 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về Sơ đồ tư duy được phát minh bởi Tony Buzan, tôi nhận thấy rằng Sơ đồ tư duy là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếu vận dụng vào dạy học sẽ gây cảm hứng và niềm say mê học tập cho học sinh. Đặc biệt, sơ đồ tư duy rất phù hợp cho việc đọc, ôn tập, ghi chú... Có thể nói, đây là công cụ vô giá không những giúp cho học sinh mà cả giáo viên trong việc thu thập, phân loại thông tin. Sơ đồ tư duy chính là một bức tranh tổng thể về chủ đề đang hướng tới để mỗi cá nhân có thể hiểu được bức tranh đó, nắm bắt được diễn biến của quá trình tư duy theo nhóm đang diễn ra đến đâu, đang ở nhánh nào của sơ đồ tư duy và tổng quan toàn bộ kết quả của nhóm ra sao. Điều này giúp tiết kiệm thời gian làm việc trong học tập do các thành viên không mất thời gian giải thích ý tưởng của mình thuộc ý lớn nào. Trong quá trình học tập có rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn giữ chính kiến của mình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không rút ra được 4 https://dethihay.net/
kết luận cuối cùng. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được những hạn chế đó bởi sơ đồ tư duy tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc chủ đề. Không những vậy, sơ đồ tư duy đãtạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên sơ đồ tư duy của cả nhóm. Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều được thể hiện trên sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học. Sơ đồ tư duy cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể. Khi mọi người tập trung vào chủ đề ở giữa thì bộ não của mỗi thành viên đều hướng tới trọng tâm tạo nên sự đồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục tiêu chung và định hướng được kết quả. Các nhánh chính của sơ đồ tư duy đưa ra cấu trúc tổng thể giúp các thành viên định hướng tư duy một cách logic. Bên cạnh đó, các nhánh phụ kích thích tính sáng tạo đồng thời hiểu được tư duy cũng như sự tích cực của mỗi thành viên. Qua quan sát điều trathực tế ở trường tôi, cho thấy: - Đây là phương pháp học tập mới thoải mái, vui vẻ và sáng tạo, thú vị …. - Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên đựơc sự ủng hộ từ các cấp, xã hội, phụ huynh, học sinh… - Chương trình môn Địa lí 6 có nhiều nội dung phù hợp với phương pháp củng cố bài bằng sơ đồ tư duy phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc… 5 https://dethihay.net/
- Về cơsở vật chất đã có một số đổi mới tạo điều kiện cho hoạt động học tập: phòng CNTT(Ti vi), đèn chiếu, bảng phụ… - Giáo viên được đào tạo và tập huấn đổi mới phương pháp dạy học về sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy. - Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (giáo viên và học sinh) có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau. - Phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong cũng cố bài phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống. Vì vậy, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tưduy tích cực. Số liệu thống kê: Trong năm học 2016 - 2017 vừa qua, qua khảo sát chất lượng đầu năm, kết quả các lớp như sau: Giỏi Khá Tb Yếu Lớp SL SL % SL % SL % SL % 61 38 4 10,5 13 34,2 18 47,4 3 7,9 62 38 2 5,3 11 28,9 20 52,6 5 13,2 63 40 4 10,0 12 30,0 19 47,5 5 12,5 64 40 5 12,5 13 32,5 18 45,0 4 10,0 65 40 15 37,5 22 55,0 3 7,5 0 Qua đó bản thân luôn trăn trở tìm phương pháp dạy cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng môn Địa lí 6. 2.2. Các giải pháp Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục. Nhằm định hướng học sinh đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, giáo viên không những cần giúp học sinh khám phá các kiến thức mới mà còn 6 https://dethihay.net/
phải giúp học sinh hệ thống được những kiến thức đó.Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là sơ đồ tư duy. Nguyên lý và ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học: Sơ đồ tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng.Kỹ thuật tạo ra loại sơ đồ này được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Ở vị trí trung tâm sơ đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo.Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. Những yếu tố đã làm cho sơ đồ tư duy có tính hiệu quả cao và nền tảng của chúng là: Sơ đồ tư duy đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động.Đó là liên kết, liên kết và liên kết. Mọi thông tin tồn tại trong não bộ của con người đều cần có các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi có một thông tin mới được đưa vào, để được lưu trữ và tồn tại, chúng cần kết nối với các thông tin cũ đã tồn tại trước đó. Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh đã đem lại một công dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động.Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não. Sơ đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơnvì chúng giúp giáo viên và học sinh trong 7 https://dethihay.net/
việc trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, v.v… Hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duytrong cũng cố bài học: Để giới thiệusơ đồ tư duy (SĐTD) tới học sinh, giáo viên có thể đưa ra một sơ đồ tư duyvẽ sẵn. Ví dụ: Sơ đồ tư duy tổng kết Tiết 15 - bài 13 - Địa hình bề mặt Trái Đất Giáo viên giới thiệu về bản đồ tư duy và hướng dẫn học sinhcác bước để vẽ sơ đồ tư duy (SĐTD) như sau: 8 https://dethihay.net/
9 https://dethihay.net/
Chủ đề nằm ở chính giữa, có thể viết tên hoặc vẽ 1 hình ảnh thể hiện chủ đề của sơđồ tư duy. (Tên của chủ đề có thể là tên 1 đề mục, tên bài học). Từ trung tâm của sơđồ tư duy vẽ các nhánh chính, mỗi nhánh thể hiện 1 nội dung chính của chủ đề (Nên dùng các đường cong với các màu sắc khác nhau để dễ nhớ các nội dung bài học). Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ thể hiện các đặc điểm của nhánh chính. Sau khi giới thiệu về sơ đồ tư duy (SĐTD), giáo viên yêu cầu học sinh trình bày các kiến thức được thể hiện trên bản đồ tư duy bằng lời cho cả lớp cùng nghe. Trong những giờ dạy tiếp theo, giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại để học sinhcùng tham gia vẽ sơ đồ tư duy ( SĐTD). Lúc đầu có thể dùng các cụm từ ngắn để mô tả đặc điểm. 10 https://dethihay.net/
Ví dụ: Phân loại núi theo tuổi thì có 2 loại núi là núi già và núi trẻ. Núi già có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng. Núi trẻ có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. Sau khi học sinh dùng lời để mô tả đặc điểm của đối tượng, giáo viên khuyến khích các em sử dụng hình ảnh để thể hiện đặc điểm của đối tượng, phát huytối đa khả năng sáng tạo của học sinh và giúp các em dễ nhớ bài học. 11 https://dethihay.net/
Ví dụ: Giáo viên nên dùng phấn màu (bút màu) trong quá trình vẽ sơ đồ tư duy (SĐTD) để hình thành cho các em thói quen dùng màu sắc để thể hiện các nội dung khác nhau. Tùy theo mức độ làm quen với bản đồ tư duy, mục tiêu bài học, trình độ của học sinhvà điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, giáo viêncó thể hướng dẫn học sinhsử dụng bản đồ tư duy để tổng kết bài học bằng nhiều cách khác nhau. Hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy (SĐTD )vẽ sẵn để tổng kết bài học Để rèn luyện kĩ năng vẽ SĐTD khi học sinhvẽ chưa thật sự thành thạo, giáo viên nên sử dụng các SĐTD vẽ sẵn để tổng kết bài học và yêu cầu học sinh trình bày lại toàn bộ nội dung của bài học. 12 https://dethihay.net/
Ví dụ: SĐTD tổng kết Tiết 16- bài 14. Địa hình bề mặt Trái Đất(tt). Giáo viên hướng dẫn học sinhtrình tự thuyết trình sơ đồ tư duy (SĐTD) như sau : Nội dung chính của bài học nằm ở trung tâm của SĐTD. Các ý trình bày được phát triển dựa trên các hình ảnh và từ khoá của SĐTD. Học sinhchọn thứ tự các ý để trình bày theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoàivà sau đó là theo chiềutừ trên đi xuốnghoặc chiều kim đồng hồ tuỳ cách trình bày sơ đồ.. Trong quá trình học sinh trình bày, giáo nên khích lệ học sinhđề xuất để mở rộng nội dung của SĐTD. Với đối tượng học sinhgiỏi, giáo viên có thể dùng SĐTD có những nội dung chưa hợp lí(thiếu nội dung chính, diễn đạt quá dài dòng, vẽ hình minh họa quá 13 https://dethihay.net/
phức tạp hoặc không liên quan tới nội dung cần thể hiện,...) và yêu cầu học sinh phát hiện lỗi và chỉnh sửa lại cho hợp lí. Dùng SĐTD vẽ sẵn giúp học sinhnhanh chóng nhớ được cách vẽ SĐTD và nâng cao khả năng thuyết trình nội dung đã học trước cả lớp. Hướng dẫn học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy (SĐTD) khuyết thiếu để tổng kết bài học: Khi học sinhđã có kĩ năng vẽ SĐTD, giáo viên thiết kế các SĐTD khuyết thiếu để yêu cầu học sinhtổng kết bài học. Ví dụ: SĐTD tổng kết Tiết 21 - bài 17- Lớp vỏ khí. 14 https://dethihay.net/
Ví dụ: SĐTD tổng kết bài 22- Các đới khí hậu trên Trái Đất. Hoạt động dạy học sẽ được thực hiện như sau : - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Dùng các cụm từ ngắn gọn để điền các thông tin còn thiếu và vẽ thêm hình ảnh liên tưởng cho SĐTD, sau đó trình bày trước cả lớp nội dung của SĐTD. - Trong quá trình học sinh trình bày, giáo viên có thể yêu cầu học sinhgiải thích ý nghĩa của các hình vẽ liên tưởng để các học sinhkhác có thể học tập cách sử dụng hình ảnh của bạn trong một không khí học tập vui vẻ, củng cố sự tự tin và nâng cao hiệu quả vẽ SĐTD cho học sinh. Dùng SĐTD khuyết thiếu để kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh sau bài học sẽ giúp cho giáo viêntiết kiệm được thời gian mà vẫn đánh giá được chính xác cả 15 https://dethihay.net/
phần hiểu và phần nhớ của học sinhđối với nội dung bài học, tránh được tình trạng học vẹt của học sinh. Tổ chức học sinhlàm việc theo cặp, nhóm để vẽsơ đồ tư duy (SĐTD) tổng kết bài học: Để học sinh có thể chia sẻ với nhau về cách vẽ SĐTD và tiết kiệm thời gian khi tổ chức các hoạt động dạy học, cuối giờ học giáo viên nên tổ chức vẽ SĐTD theo cặp, nhóm theo các bước sau: - Bước 1: Giáo viên chia nhóm học sinh (học sinhtrong cùng nhóm có thể khác nhau về trình độ, về tính cách và năng khiếu hội họa...) và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Bước 2: Học sinh trao đổi trong nhóm để vẽ SĐTD. Giáo viên yêu cầu các học sinhtrong nhóm làm việc cá nhân trước, sau đó tập hợp lại và chia sẻ thông tin với nhau. Giáo viên giám sát thảo luận, phát hiện các vấn đề còn gây tranh luận ở mỗi nhóm nhưng không giải đáp thắc mắc ngay. - Bước 3:Đại diện các nhóm trình bày trước lớp nội dung SĐTD của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét đúng sai hoặc đềxuất quan điểm của nhóm mình. giáo viên tổng kết, nhận xét ưu nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày của các SĐTD. Tổ chức cho học sinh vẽ SĐTD theo cặp,nhóm sẽ tạo ra nhiều sản phẩm SĐTD khác nhau với cùng một nội dung. Qua đó, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm ra các phương pháp thể hiện ưu việt để các em học tập lẫn nhau cách vẽ SĐTD và động viên những nhóm học sinhcó sản phẩm tốt. Tổ chức học sinhvẽ SĐTD theo cặp, nhóm giúp các em biết cách lập kế hoạch, phân công công việc, hợp tác với bạn để hoàn thành yêu cầu của giáo viên. Học 16 https://dethihay.net/
sinh có cơ hội phát huy tối đa sáng tạocủa mình, lắng nghe và chia sẻ những kinh nghiệm vẽ SĐTDvới bạn cùng lớp. Sử dụng các phần mềm để vẽsơ đồ tư duy ( SĐTD): Khi học sinhđã vẽ SĐTD thành thạo, giáo viên yêu cầu học sinhvẽ bản đồ tư duy độc lập để tổng kết bài học. Với đối tượng học sinhkhá giỏi giáo viên có thể hướng dẫn học sinhcách download các phần mềm vẽ bản đồ tư duy trên Internet để vẽ bản đồ tư duy trên máy tính (ví dụ phần mềm Buzan's iMindMap V5 rất dễ sử dụng và tạo ra các sản phẩm bản đồ tư duy rất đẹp mắt). Giáo viên hướng dẫn học sinhlần lượt làm theo các bước sau: - Dowload phần mềm vẽ SĐTD từ Internet. - Mở chương trình. -> Chọn hình ảnh trung tâm cho sơ đồ: vào Browse để chọn file ảnh làm hình ảnh trung tâm. -> Điền nội dung cho hình ảnh trung tâm (viết vào ô Enter some text for your central idea) –> bấm chọn create để hoàn thành. -> Lấy các nhánh nội dung : Di chuột tới hình ảnh trung tâm, thấy một chấm đỏ xuất hiện, kích chuột trái vào chấm đỏ và kéo đến vị trí mong muốn, thả chuột. Để vẽ các nhánh khác chỉ việc kéo và thả,… -> Viết nội dung vào nhánh : Di chuột vào nhánh, kích đúp chuột trái - > Nhập nội dung cho nhánh vào ô Text box. -> Nhập nội dung cho các nhánh nhỏ nhằm thể hiện chủ đề 1 cách sâu sắc: Di chuột tới phần cuối của nhánh lớn –chấm đỏ xuất hiện -> kéo, thả,…. 17 https://dethihay.net/
->Chèn hình ảnh: Chọn nhánh cần chèn - > vào Inrert, chọn Branch Image - > vào file ảnh để chọn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học với SĐTD, giáo viên luôn chú ý khuyến khích, động viên học sinhthể hiện sự sáng tạo của bản thân và tránh mắc các lỗi sau : + Sử dụng những đoạn văn quá dài để diễn đạt nội dung; + Ghi quá nhiều ý không cần thiết; + Dùng các hình vẽ quá phức tạp, không liên quan trực tiếp tới chủ đề kiến thức, làm mất nhiều thời gian. Thực tế cho thấy các em học sinh lớp 6 luôn hứng thú với việc sử dụng SĐTD để tổng kết và học tập Địa lí. Sử dụng thành thạo và hiệu quả SĐTD giúp học sinhcó thể tự mình tổng kết, hệ thống hóa kiến thức một cách khoa học và logic, đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả học tập Địa lí của các em ở những lớp cao hơn. Sử dụng SĐTD để tổng kết bài học giúp giáo viêncó thể tổ chức các hoạt động dạy học theo các hình thức khác nhau, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học với nhau. SĐTD không chỉ được sử dụng để tổng kết một bài học mà còn sử dụng để ôn tập, hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì. Ngoài ra, giáo viên Địa lí có thể dùng SĐTD để tổ chức các hoạt động dạy học tìm hiểu kiến thức mới để nâng cao hiệu quả dạy học. Kết quả đạt được: Mặc dù khi sắp xếp, các em chưa sắp xếp theo hệ thống kiến thức yêu cầu, cần có sự góp ý của bạn, nhưng tôi nhận thấy các em rất hứng thú khi được học. Và, tôi khuyến khích, gợi mở, hướng dẫn các em đúng sơ đồ chuẩn. Bên cạnh đó, tôi cũng phát hiện ở các em có nhiều sáng tạo rất hay trong củng cố ôn bài . 18 https://dethihay.net/
Qua nhiều bài học nội dung củng cố bài như cách thực hiện ở trên, tôi nhận thấy các em nhớ bài nhanh hơn, từng bước xây dựng được kỹ năng diễn giải. Vì vậy, việc củng cố bài học đối với học sinh đã hoàn thành sơ đồ tóm tắt, tôi thường dành vài phút đề phân tích nhằm khắc sâu kiến thức qua các từ khóa của sơ đồ, cũng như hướng dẫn các em kết nối các từ khóa đó. Bởi, mục đích cuối cùng của tôi là giúp các em có thể liên kết các bài có kiến thức liên quan được hệ thống thành một sơ đồ tư duy hoàn hảo. Kết quả và thành tích học tập cao hơn nhiều so với kết quả khảo sát đầu năm: Giỏi Khá TB Yếu Lớp SL SL % SL % SL % SL % 61 38 6 15,8 16 42,1 16 42,1 0 0 62 38 5 13,2 14 36,8 18 47,4 1 2,6 63 40 7 17,5 16 40,0 14 35,0 1 2,5 64 40 9 22,5 17 42,5 14 35,0 65 40 19 47,5 21 52,5 0 0 3. Phần kết luận 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến Để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập, phương pháp dạy học sử dụng sơ đồtư duy tỏra có ưu thế. Mỗi bài học chứa đựng một số vấn đềcơ bản của môn học, bằng sự hiểu biết của mình, giáo viên nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh giải quyết bằng cách sáng tạo thành sơ đồtư duy nhằm phát huy tính tích cực và huy động bộ não các em làm việc hết công suất cho mỗi bài học, sẽ không còn tình trạng học sinh ngồi im thụđộng chỉcó vài em được phát biểu và làm việc với giáo viên trong tiết học. Kỷ thuật sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập để củng cố nội dung bài đã giúp các em tư duy tốt hơn, giúp không khí lớp học sinh động hơn từ đó giúp các em ý thức tự học tập. Đặc biệt khi ôn bài việc sử dụng sơ đồ trong việc 19 https://dethihay.net/
củng cố bài học giúp học sinh tiết kiệm thời gian , tăng khả năng nhớ bài và nhớ bài học tốt hơn. Để giúp học sinh vận dụng sơ đồ tư duy trong học tập giáo viên cần giới thiệu lợi ích của kỷ thuật vẽ sơ đồ tư duy, đây cũng là một kỷ thuật học tập mới nên giáo viên có thể giới thiệu một số quyễn sách về kỷ thuật học tập này thêm để các em tìm hiểu và thêm yêu thích kỷ thuật học tập này. Tôi hy vọng các học sinh sẽ sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức một cách vững vàng hơn không những ở bộ môn Địa lí mà có thể vận dụng được cho tất cả các bộ môn khác. Ngoài ra, có thể áp dụng dạng Sơ đồ tư duy này vào trong cuộc sống hằng ngày như lập kế hoạch, thời gian làm việc hay vẽ ra những lựa chọn cho tương lai. 3.2.Kiến nghị, đề xuất Nhằm nâng cao hiệu quả hơn cho công tác giảng dạy, bản thân tôi mạnh dạn kiến nghị ở trường các giáo viên cần mạnh dạn sử dụng hình thức này vào việc củng cố bài học cho tất cả các môn học. Nhà trường cần tạo mọi điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất , đặc biệt là cần có phòng học sử dụng công nghệ thông tin để giáo viên triển khai thuận lợi hơn. 20 https://dethihay.net/
Mẫu phụ lục 1 kẹp tiếp và cuối bản SKKN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG NHẬN XÉT:………………………………… ……………, ngày tháng năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Hoài ……………………………………………….. ……………………………………………….. ……………………………………………….. ……………………………………………….. ……………………………………………….. ĐIỂM:………………………………….. XẾP LOẠI: ……………………………. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG –HIỆU TRƯỞNG 21 https://dethihay.net/
Mẫu phụ lục 2 kẹp tiếp và cuối bản SKKN Mẫu Phiếu chấm điểm và xếp loại SKKN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Họ và tên tác giả : NGUYỄN THỊ HOÀI 2. Chức vụ (nhiệm vụ đảm nhiệm: Giáo viên 3. Đơn vị công tác : Trường THCS Quảng Thọ 4. Tên đề tài (SKKN): ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ BÀI HỌC MÔN ĐỊA LÍ 6. 5. Lĩnh vực (SKKN): ĐỊA LÝ STT Nội dung PHÒNG GD&ĐT TX BA ĐỒN TRƯỜNG THCS QUẢNG THỌ Điểm tối đa Điểm GK thống nhất 1 10 Lý do chọn đề tài(đặt vấn đề, thực trạng, tính cấp thiết, tính đổi mới của đề tài…) Giải quyết vấn đề, nội dung của đề tài nêu ra 2.1. Tính mới và sáng tạo a) Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên b) Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ tốt c) Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ khá d) Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ TB e) Có cải tiến so với phương pháp trước đây với mức độ thấp 2.2. Khả năng áp dụng và nhân rộng a) Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ tốt b) Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ khá c) Có khả năng áp dụng và nhân rộng ở mức độ TB d) Ít có khả năng áp dụng và nhân rộng 2.3. Hiệu quả áp dụng và phạm vi của đề tài a) Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ tốt b) Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ khá c) Có hiệu quả và phạm vi áp dụng ở mức độ TB d) Ít có hiệu quả và áp dụng Hình thức trình bày (cấu trúc, ngôn ngữ, chính tả, văn phong, thể thức văn bản…….) TỔNG ĐIỂM: Xếp loại: Nhận xét chung: ................................................................................................................ 2 80 25 21-25 16-20 11-15 6-10 1-5 25 21-25 16-20 11-15 1-10 30 26-30 16-25 11-15 1-10 10 3. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Giám khảo 1 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Giám khảo 2 ………, ngày….tháng….năm…. Chủ tịch Hội đồng 22 https://dethihay.net/