1 / 35

Bài giảng Ngữ văn 12 - Văn bản: Vợ chồng A Phủ

Viu1ebft vu0103n tu1eeb tru01b0u1edbc cu00e1ch mu1ea1ng, nu1ed5i tiu1ebfng vu1edbi truyu1ec7n u0111u1ed3ng thou1ea1i cho thiu1ebfu nhi Du1ebf mu00e8n phiu00eau lu01b0u ku00ed (1941) <br>https://giaoanmoi.com/

Download Presentation

Bài giảng Ngữ văn 12 - Văn bản: Vợ chồng A Phủ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. GV: Văn Thị Yến – Thị xã Quảng Trị.

  2. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI 1. Kiến thức - Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức của thực dân và chúa đất. -Quá trình từng bước giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng của họ. - Những đóng góp của nhà văn trong:Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật; diễn tả thế giới nội tâm; phong tục tập quán người đồng bào dân tộc H’Mông; lời văn tinh tế, đầy chất thơ, mang đậm màu sắc TB, ... 2. Kĩ năng: Có kỹ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu thương con người.

  3. Trình bày những hiểu biết của em về TôHoài? I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả - Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh năm 1920. - Quê nội ở Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Tây) nhưng sinh ra và lớn lên ở quê ngoại: làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy Hà Nội). - Viết văn từ trước cách mạng, nổi tiếng với truyện đồng thoại cho thiếu nhi Dế mèn phiêu lưu kí (1941) - Là nhà văn lớn, sáng tác nhiều thể loại. Số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

  4. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả - Sáng tác thiên về diễn tả những sự thật đời thường: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. (*) - Có vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau.(*) - Lối trần thuật rất hóm hỉnh, sinh động nhờ vốn từ vựng giàu có, phần lớn là bình dân và thông tục nhưng nhờ sử dụng đắc địa nên đầy ma lực và mang sức mạnh lay chuyển tâm tư. (*) - Năm 1996, được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

  5. Nêu một số tác phẩm chính của TôHoài? I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả - Một số tác phẩm tiêu biểu: + Dế mèn phiêu lưu kí (1941), + O chuột (1942), + Nhà nghèo (1944), + Truyện Tây Bắc (1953), + Miền Tây (1967),…

  6. Nêu xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: - Vợ chồng A Phủ (1952) là một trong ba tác phẩm (Vợ chồng A Phủ, Mường Giơn và Cứu đất cứu mường) in trong tập Truyện Tây Bắc (1953). (*) - Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. (Đây là chuyến đi thực tế dài tám tháng sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những bản làng mới giải phóng của nhà văn.) (*)

  7. 2. Tác phẩm: Tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Tô Hoài; viết rất hay về con người và vùng đất Tây Bắc thời thực dân Pháp và chúa đất phong kiến miền núi.

  8. Tómtắt vănbản 2. Tác phẩm: c. Tóm tắt nội dung: - Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra. - Lúc đầu Mị phản kháng nhưng rồi trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". - Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà. - A Phủ đánh A Sử nên nên đã bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí. - Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc chờ chết. - Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa. - Mị và A Phủ được giác ngộ cách mạng, trở thành du kích.

  9. TôHoàimiêutảsựxuấthiệncủaMịvớinhữnghìnhảnh, chi tiếtnào? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Nhân vật Mị: 1.1. Sự xuất hiện và cảnh ngộ của Mị: - Hình ảnh: Mở đầu tác phẩm là hình ảnh một cô con gái “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. -> Một cô gái lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri vô giác: cái quay sợi, tàu ngựa, tảng đá. - “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi” -> Gợi lên vẻ nhẫn nhục và luôn u buồn. => Mị xuất hiện với việc làm và tâm trạng đối lập với gia đình nhà thống lí Pá Tra (kiếp đời nô lệ>< giàu có, quyền lực). Cách giới thiệu nhân vật ấn tượng để dẫn dắt người đọc vào quá trình tìm hiểu số phận nhân vật.

  10. Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị là người như thế nào? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1.2.Cuộc đời của Mị (thân phận nô lệ) a. Trước khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra: - Là cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo: + “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”, + “Mị thổi sáo giỏi, Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay as thổi sáo. + Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” -> Nhân vật Mị được tô Hoài miêu tả như bông hoa rừng rực rỡ với những nét phẩm chất đáng quý: trẻ trung, nhan sắc, tài năng và yêu đời. Thế nhưng “bông hoa tinh khiết của núi rừng Tây Bắc” không được hưởng hạnh phúc mà bị nhấn chìm trong kiếp sống tôi đòi, khổ nhục.

  11. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1.2.Cuộc đời của Mị (thân phận nô lệ) a. Trước khi làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra: - Mị còn là người con hiếu thảo, tự trọng:“Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu” - Bên cạnh đó, Mị là người có khát vọng tình yêu tự do: Một cô gái trẻ, đẹp, có khát khao chính đáng nhưng phải bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nên ban đầu Mị phản kháng quyết liệt.

  12. Nguyên nhân nào Mị về làm dâu nhà thống lí Pá Tra? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: b. Khi về làm dâu nhà thống lí: - Nguyên nhân: Vì món nợ truyền kiếp bố mẹ vay gia đình nhà thống lí Pá Tra nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ. -> Mị không được làm chủ số phận, đó là thân phận: “Thân em như tấm lụa đào./Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” (ca dao). Mị là con nợ đồng thời cũng là con dâu nên số phận đã trói buộc Mị đến lúc tàn đời.

  13. Khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị có phản kháng không? Vì sao? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: b. Khi về làm dâu nhà thống lí: - Mị trẻ, đẹp, có khát khao chính đáng nên ban đầu Mịphản kháng quyết liệt: + “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”… + Với nắm là ngón trên tay, về nhà để tìm sự giải thoát. + Vì lòng hiếu thảo nên phải nén nỗi đau riêng, quay trở lại nhà thống lí.

  14. KhivềlàmdâunhàthốnglíPáTra, Mịchịunỗicựcnhọcnào? Minh họa? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: - Nỗi cực nhọc về thể xác: + Khi làm dâu nhà Pá Tra, Mị dường như bị vắt kiệt sức lao động. Mị làm việc bất kể không gian, thời gian, làm việc không ngưng nghỉ: “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa mùa thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi”. + Tác giả sử dụng lối so sánh vật hóa để thấy sự vất vả của Mị là cùng cực: “Con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái ở cái nhà ngày thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày” -> Vậy, Mị bị biến thành một thứ công cụ lao động, một nô lệ trong gia đình nhà chồng.

  15. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: - Nỗi đau khổ về tinh thần: + Không những chịu những nỗi nhọc nhằn về thể xác mà Mị còn phải chịu sự dằn vặt về tinh thần. Ngoài thời gian đi làm, Mị bị giam cầm trong căn phòng “kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. -> Căn phòng ấy là ẩn dụ về một ngục thất tinh thần, «lầu Ngưng Bích» ( Truyện Kiều) . Nó giam lỏng cuộc đời, tuổi thanh xuân của Mị. Mị sống một cuộc sống đen tối, bế tắc, ngột ngạt, không lối thoát.

  16. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: + Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Tác giả cắt nghĩa: "Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi". “Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, cũng là con ngựa (…) ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi”-> Bằng cách nói so sánh và thủ pháp vật hoá, tác giả gợi lên cho người đọc về cuộc sống tăm tối, nhẫn nhục, đau khổ. Mị tê liệt về tinh thần, buông xuôi theo số phận. => Những chi tiết trên mang giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc. Là tiếng nói tố cáo tội ác của thống lí Pá Tra, qua đó tố cáo chế mạnh mẽ chế độ phong kiến miền núi của nhà văn Tô Hoài.

  17. Những yếu tố nào tác động đến sự hồi sinh của Mị? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: c. Sự trổi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc trong đêm tình Mùa Xuân: - Mị vốn là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, yêu đời; từ khi buộc phải làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, Mị cam chịu đến mức như không còn ý thức sống. - Mùa xuân về, thiên nhiên đất trời thay đổi, không khí đón Tết náo nức (đối lập với không gian sống và tâm trạng của Mị) khiến sức sống trong Mị trỗi dậy.

  18. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: +

  19. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: + Mị nghe tiếng sáo gọi bạn “vọng lại thiết tha, bổi hổi”. Lần thứ nhất: Mị ngồi nhẩm bài hát của người đang thổi: “Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu” Lần 2: “Tai Mị vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng”.  Lần 3: “Tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường”: “Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi”. Lần 4: Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo. Lần 5: Khi bị trói, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa mình đi theo các cuộc chơi, đám chơi: “Em không yêu, quả pao rơi rồi; em yêu người nào, em bắt pha nào,…”

  20. Trong các yếu tố tác động, yếu tố nào quan trọng nhất? Vì sao? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: -> Trong các yếu tố trên, tiếng sáo là yếu tố quan trọng nhất. Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do. Nó đánh thức sức sống tiềm tàng khuất lấp bấy lâu trong Mị. Tiếng sáo ấy choáng hết tâm trí Mị, nâng hồn Mị lên và du dương bay theo nó. Mị được trở lại thành con người, nhận thức được quyền sống, quyền hạnh phúc của mình.

  21. Tâm trạng Mị lúc nghe tiếng sáo gọi bạn đêm tình mùa xuân? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: - Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân:Tiếng sáo gọi bạn đã đưa Mị về với kí ức đẹp. + Nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào của quá khứ: thổi sáo, thổi lá giỏi, “có biết bao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị” + “… Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước… Mị muốn đi chơi…” + Mị có ý nghĩ lạ lùng mà rất chân thực:“Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra” -> Quả đúng như nhận định: Khi người ta muốn chết nghĩa là người ta muốn sống thực sự. M đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. M thà chết như một con người chứ quyết không sống như một con vật.

  22. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: + Những sục sôi trong tâm hồn đã thôi thúc Mị có những hành động:  “lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng” -> Mị muốn thắp sáng lên căn phòng vốn bấy lâu chỉ là bóng tối, thắp ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.  “quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” -> Mị muốn được đi chơi xuân, quên hẳn sự có mặt của A Sử.

  23. Diễn biến tâm trạng Mị khi bị A Sử trói? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: - Khi bị A Sử trói đứng: Tô Hoài đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt nhưng gặp phải hiện thực phũ phàng, khiến cho sức sống của Mị càng thêm mãnh liệt: + A Sử lấy dây thắt lưng trói 2 tay Mị, (quyền lực của người chồng); xách cả 1 thúng sợi đay trói Mị vào cột (tượng trưng cho lao động khổ nhục) quấn tóc Mị vào cột (cái đẹp),... +“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượi còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi...” -> Quên hẳn mình đang bị trói, vẫn thả hồn theo những cuộc chơi, những tiếng sáo gọi bạn tình tha thiết bên tai. + “Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được...”-> Khát vọng đi chơi xuân đã bị chặn đứng. + “Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi (…). Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ (…). Mị lúc mê lúc tỉnh…”

  24. Qua diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài muốn thể hiện điều gì? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: • Từ 1 cô gái chai sạn cảm xúc, lặng câm, vô cảm, Mị đã trỗi dậy niềm ham sống, khát sống. Tâm trạng ấy đã thể hiện tư tưởng nhân văn của nhà văn: Sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ và có cơ hội là bùng lên. • Nghệ thuật: Miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật phù hợp với logic của đời sống, đạt đến sự chân thực, tinh tế. • Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; dẫn dắt tình tiết khéo léo, tự nhiên. • Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, sáng tạo; câu văn giàu tính tạo hình và đậm chất thơ. • Đánh giá: Diễn biến tâm lí và hành động của Mị đã thể hiện một tâm hồn khao khát hạnh phúc, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt; thể hiện tình cảm nhân đạo • của nhà văn.

  25. DiễnbiếntâmtrạngcủaMịtrongđêmđông? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: d. Tâm trạng và hành động cứu A Phủ của Mị trong Đêm Đông: Khát vọng sống trong Mị như hòn than âm ỉ, chỉ chờ có ngọn gió nhẹ qua là sẽ bùng lên mạnh mẽ. Thực vậy, trong những hoàn cảnh đặc biệt nó bừng dậy và chuyển hóa thành sức phản kháng táo bạo. - Sau đêm mùa xuân, Mị trở về kiếp sống lầm lũi như trước. Chính vì thế: Lúc đầu, khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói mấy ngày đêm: “Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay”-> Dấu ấn của sự tê liệt tinh thần.

  26. Nguyên nhân nào đã khiến Mị có hành động cắt dây trói cho A Phủ? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: d. Tâm trạng và hành động cứu A Phủ của Mị trong Đêm Đông: - Khi nhìn thấy“một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại…” của A Phủ - đó là “giọt nước làm tràn ly”, làm Mị thức tỉnh dần: + “Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị”, “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được”->Nhớ lại mình, nhận ra mình và xót xa cho mình. + Nhớ tới cảnh: Người đàn bà đời trước cũng bị trói đến chết. -> Thương mình, thương người.

  27. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: d. Tâm trạng và hành động cứu A Phủ của Mị trong Đêm Đông: + Nhận thức được tội ác của nhà thống lí: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Chúng nó thật độc ác…” + Thương cảm cho A Phủ:“Cơ chừng chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét” -> Vậy, tâm trạng Mị có sự chuyển biến: Từ lạnh lùng thương cảm, dần dần Mị nhận ra nỗi đau khổ của mình và của người khác. + Mị lo sợ hốt hoảng, tưởng tượng khi A Phủ đã trốn được: “lúc ấy bố con sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy”-> Nỗi sợ tiếp thêm sức mạnh cho Mị hành động.

  28. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: d. Tâm trạng và hành động cứu A Phủ của Mị trong Đêm Đông: - Mị liều lĩnh hành động: + Cắt dây trói cứu A Phủ:“Mị rón rén bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây…”-> Hành động bất ngờ nhưng hợp lí: Mị dám hi sinh vì cha mẹ, dám ăn lá ngón tự tử nên cũng dám cứu người. Trong hoàn cảnh ấy: “Tình thương là thước đo giá trị, nhân cách của con người”! Mị bất chấp cả cái chết để cứu người.

  29. Vì sao Mị chạy theo A Phủ? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: + “Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra”- phút im lặng đầy bão giông, giằng xé trong tâm tư. -> «chạy theo A Phủ» Bước chân của Mị đã đạp đổ cường quyền, thần quyền, bước chân tìm hạnh phúc. Là hành động tất yếu: Đó là con đường giải thoát duy nhất, cứu người cũng là tự cứu mình. Và nhân vật của đã bước qua được cái ranh giới của chính mình, như nhà văn Nguyễn Khải nói: “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.”

  30. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: => Bên kia bóng tối là ánh sáng của cuộc đời mới đang chờ Mị và A Phủ. ( So sánh với giây phút chị Dậu lao vào đêm tối – Tắt đèn ( Ngô Tất Tố); kết thúc truyện Lão Hạc, Chí Phèo của Nam Cao) Tài năng của nhà văn trong miêu tả tâm lí nhân vật: Diễn biến tâm lí tinh tế được miêu tả từ nội tâm đến hành động. • Giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm văn học thời kỳ này. • - Khi sức sống tiềm tàng trong con người được hồi sinh thì nó là ngọn lửa không thể dập tắt. - Nó tất yếu chuyển thành hành động phản kháng táo bạo, chống lại mọi sự chà đạp, lăng nhục để cứu cuộc đời mình. - Số phận các nhân vật được giải quyết triệt để khi họ tìm đến với ánh sáng lý tưởng của cách mạng; giải phóng số phận nô lệ và đấu tranh cho quê hương.

  31. Giá trị hiện thực của tác phẩm? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 3. Giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm  * Kháiniệm • Giá trị nhân đạo: làmộttrongnhữnggiátrịcơbảncủatác phẩm văn họcchân chínhđược tạo nên bởi niềmcảmthôngsâusắccủanhà văn tác giảvớinỗi đau của những con người bất hạnh. Đồng thời, thể hiện sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp trong tâm hồn đặt niềm tin vào sự vươn dậy của họ dù ở hoàn cảnh nào. • + Tố cáo • + Ca ngợi • + Thương cảm, bênh vực • + Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật. • - Giátrịhiện thực: toàn bộ hiện thực được nhà văn phảnánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hay khúc xạ ở những mức độ khác nhau ( chủ yếu là hiện thực được hư cấu, hiện thực được phản ánh ở nhiều góc diện # nhau hơn là các hiện thực cụ thể. + Hiện thực gì? Ý nghĩa • + Con người điển hình ( hiện tượng điển hình)

  32. a. Giátrịhiệnthực của VCAP • - Truyện miêu tả chân thực số phận nô lệ cực khổ của người dân lao động nghèo Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền phong kiến miền núi • - Truyện phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị ở miền núi (dẫn chứng cha con thống lí Pá Tra: Bản chất tham lam (cướp ruộng đất, cho vay nặng lãi…); Sự độc ác, tàn bạo, phi nhân tính (tước đoạt sức lao động, hủy hoại về tinh thần, xử kiện, phạt vạ, trói người đến chết…) Tục cưới hỏi nặng nề (đẩy cha mẹ Mị vào cảnh nợ nần); Tục cướp dâu (biến Mị trở thành nô lệ); Tục trình ma (đầu độc bằng thần quyền làm tê liệt ý chí và tinh thần phản kháng) • - Truyện đã tái hiện một cách sống động vẻ đẹp của bức tranh TN và phong tục, tập quán của người dân miền núi TB (cảnh mùa xuân, cảnh xử kiện A Phủ)

  33. Giá trị nhân đạo của tác phẩm? II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: b. Giá trị nhân đạo.  - Truyện thể hiện lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người lao động nghèo miền núi (dẫn chứng nhân vật Mị, A Phủ) + Đồng cảm với nỗi khổ của Mị:  Mị là cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo; yêu đời.  Mị còn là người con hiếu thảo, tự trọng  Bên cạnh đó, Mị là người có khát vọng tình yêu tự do.  Vì món nợ truyền kiếp bố mẹ vay gia đình nhà thống lí Pá Tra nên Mị bị bắt về làm dâu gạt nợ. Không những chịu những nỗi nhọc nhằn về thể xác mà Mị còn phải chịu sự dằn vặt về tinh thần. -> Mị là nhân vật điển hình của người phụ nữ vùng TB xa xôi. + Đồng cảm với A. Phủ:  Mồ côi cha mẹ, không họ hàng thân thích.  Vì dám trừ hại cho dân mà bị bắt làm nô lệ.  Vì để hổ bắt mất bò, bị phạt trói đứng gần chết.

  34. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: b. Giá trị nhân đạo.  - Phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người (cường quyền và thần quyền). + Cha con nhà thống lý: cho vay nặng lãi, bóc lột sức lao động của CN. Cách xử kiện lạ lùng, hành hạ, coi thường mạng sống CN: trói người PN cho đến chết, trói Mị, trói A.P. + Phê phán tục cướp dâu, trình ma, chính nó đã trói buộc cuộc đời Mị, A. Phủ. - Truyện khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khát vọng hạnh phúc cháy bỏng của con người. Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến mức nào, con người cũng không mất đi khát vọng sống tự do và hạnh phúc (Dẫn chứng nhân vật Mị - trong đêm tình mùa xuân, cởi trói A Phủ) + Mị: Sức sống tiềm tàng luôn có trong Mị dù bị hành hạ về thể xác và tinh thần. + A. Phủ: Dám trừng trị kẻ ác mà không sợ cường quyền. Khi được cởi trói, A. Phủ khuỵu xuống, kiệt sức nhưng nghị lực sống trỗi dậy, anh đã tìm được tự do cho mình. - Thông qua câu chuyện, nhà văn đã chỉ ra cho người dân miền núi Tây Bắc nói riêng, những số phận khổ đau nói chung con đường tự giải thoát khỏi những bất công, con đường làm chủ vận mệnh của mình. + TP phản ánh ước mơ thay đổi cuộc sống của người dân miền núi TB. + Nhà văn tái hiện quá trình đến với CM của 2 nv chính: từ tự phát đến tự giác. Họ đã tự cứu láy nhau. * Đánh giá: TP mang giá trị HT và NĐ cao cả.

  35. Chúc các em khóa học 2021-2022 làm bài tốt! (2k4)

More Related