1 / 17

Chào Mừng Các Bạn Đến Với Bài Thảo Luận Của Nhóm 4

Chào Mừng Các Bạn Đến Với Bài Thảo Luận Của Nhóm 4. Nhóm4: Nguyễn Hiếu Chí 007115006 Đinh Quốc Chiến 007115007 Phạm Trần Hoàng Chinh 007115010 Phạm Trần Thanh Khải 007115046 Nguyễn Quốc Khánh 007115049 Nguyễn Chí Linh 007115058 Nguyễn Hữu Trí 007115144

yeva
Download Presentation

Chào Mừng Các Bạn Đến Với Bài Thảo Luận Của Nhóm 4

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chào Mừng Các Bạn Đến Với Bài Thảo Luận Của Nhóm 4

  2. Nhóm4: Nguyễn Hiếu Chí 007115006 Đinh Quốc Chiến 007115007 Phạm Trần Hoàng Chinh 007115010 Phạm Trần Thanh Khải 007115046 Nguyễn Quốc Khánh 007115049 Nguyễn Chí Linh 007115058 Nguyễn Hữu Trí 007115144 Võ Minh Khánh 007102068 Phạm Ngọc Lợi 007102091 Trần Bích Phượng 007102134 TÌM HIỂU VỀ ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM

  3. Mở Đầu • Ở Việt Nam, trong các hoạt động tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây, đạo Tin lành đang dần dần khẳng định thế đứng và vị trí trong lòng dân tộc. • Hiện nay, nước ta có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.Trong đó có khoảng 1 triệu tín đồ theo đạo tin lành và khoảng 500 nhà thờ tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng,TP Hồ Chí Minh, Bến Tre,Lâm Đồng,... và một số tỉnh phía Bắc.

  4. I. QUAN NIỆM VỀ ĐẠO TIN LÀNH • Đạo tin lành (còn gọi là Tân Giáo) là một chi phái lớn của Thiên chúa giáo trong thời kì cải cách Thiên chúa giáo ở Âu châu vào đầu thế kỷ 16. • Ở nước ta, gọi là đạo tin lành vì lấy theo câu kinh thánh: “ Hãy đem tin lành đi rao giảng khắp thế gian”.

  5. II. SỰ DU NHẬP CỦA ĐẠO TIN LÀNH VÀO VIỆT NAM • Đạo Tin lành du nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX do tổ chức Tin Lành “ Liên hiệp phúc âm truyền giáo” (CMA) truyền vào. • Tin lành du nhập ở Việt Nam trải qua các giai đoạn sau: -Năm 1911, tổ chức Tin lành đã xây dựng cơ sở đầu tiên ở Đà Nẵng. - Năm 1920, đạo Tin Lành mới bắt đầu được truyền giáo tại khắp các vùng của Việt Nam. -Năm 1927, Tổng Hội thánh Tin lành Việt Nam được thành lập.

  6. II. SỰ DU NHẬP CỦA ĐẠO TIN LÀNH VÀO VIỆT NAM Sau 1954, đất nước bị chia cắt: • Ở miền Bắc,cơ quan Tổng liên hội cũng chuyển vào Sài Gòn nên năm 1955 các tín đồ, mục sư truyền đạo còn ở lại lập nên tổ chức Giáo hội riêng gọi là Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam. • Ở miền Nam, dưới thời Mỹ - Ngụy, Tổng hội Tin lành Việt Nam nằm trong sự chỉ đạo của thế lực nước ngoài, nhất là Mỹ.

  7. III.GIÁO LÝ CƠ BẢN CỦA ĐẠO TIN LÀNH • Đề cao vị trí của kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức tin và sự hành đạo. Lấy kinh thánh làm giáo lý nhưng đạo Tin lành chỉ công nhận 36 trong tổng số 46 cuốn Cựu ước. • Tin rằng có thiên sứ, các thánh tông đồ, các thánh tử vì đạo và các thánh khác nhưng không sùng bái và thờ lạy họ như trong Công giáo. • Tin có Thiên đàng và Địa ngục nhưng không coi trọng đến mức dùng nó làm công cụ để khuyến khích và răn đe, trừng phạt con người.

  8. IV. TỔ CHỨC CỦA ĐẠO TIN LÀNH • Đạo Tin lành không lập Giáo hội duy nhất mang tính phổ quát cho toàn đạo mà xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập. • Nhà thờ đạo Tin lành thường có cấu trúc hiện đại nhưng bài trí đơn giản. • Giáo sỹ đạo Tin lành có 2 chức: Mục sư và Giảng sư (Truyền đạo). • Người muốn vào đạo phải học hết các giáo lý cơ bản, chịu sự sát hạch của một tiểu ban do mục sư chi hội chủ tọa. • Tín đồ Tin Lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa. Khi xưng tội cũng như khi cầu nguyện, tín đồ có thể đứng giữa nhà thờ, trước đám đông để nói lên ý nguyện của mình một cách công khai.

  9. IV. TỔ CHỨC CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ưu điểm: • Nghi lễ đơn giản, những tín đồ Tin lành ít bị gò bó vào nghi thức. Đạo Tin lành quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống hàng ngày như khuyên dạy con người sống văn minh, từ bỏ những hủ tục (trong ma chay, cưới xin, cúng lễ…), quy định những điều cấm kỵ như không quan hệ nam nữ bất chính, không có vợ bé, không cờ bạc rượu chè, ma tuý, đánh chửi nhau… Đạo Tin lành rất quan tâm và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, nhất là lĩnh vực từ thiện và nhân đạo →Vì thế đạo Tin lành dễ lôi kéo quần chúng theo đạo. Hạn chế: • Đạo Tin lành không chấp nhận điều gì trái với Kinh thánh, không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên, các lễ hội… là cái bị coi là khác điều chúa dạy. Vì lẽ đó mà những tín đồ bị buộc phải từ bỏ tôn giáo, văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

  10. V. LUẬT LỆ VÀ LỄ NGHI ĐẠO TIN LÀNH Hiện nay, đa số các hệ phái Tin Lành đều thực hiện bốn phép Thánh lễ: lễ Rửa tội, lễ Thánh thể, lễ Hôn phối, lễ Dâng con trẻ. 1.Lễ Baptêm (Rửa tội): • Theo Tin Lành, phép Baptêm không phải nhằm tẩy rửa tội lỗi một cách linh nghiệm mà chỉ là sự “thay cũ đổi mới” của mỗi con người. • Người chịu Baptêm phải đủ tuổi để hiểu lý đạo, phải ăn ở trong sạch và không phạm lỗi. Nghi lễ Baptêm được thực hiện theo lối cổ là dìm cả người xuống nước nhưng chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. • Nếu xét người vào đạo đủ điều kiện thì cho thụ nhận lễ, nhân danh Đức Chúa Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Linh. Hội Thánh Tin Lành ở Việt Nam không làm lễ Baptêm cho con trẻ.

  11. V. LUẬT LỆ VÀ LỄ NGHI ĐẠO TIN LÀNH 2. Lễ Thánh Thể: • Hội Thánh Tin Lành đã thực hiện lễ Thánh thể ít nhất mỗi tháng một lần vào ngày Chủ nhật đầu tháng, do mục sư hay vị truyền đạo chủ tọa, nhằm nhắc nhở con người phải sống cho xứng đáng với Thiên Chúa. • Sau khi dâng lời cầu nguyện và tạ ơn Chúa, bánh và rượu thánh sẽ được phân phát cho tất cả hội chúng. • Chỉ những tín đồ đã chịu lễ Baptêm mới được dự lễ. Tín đồ Tin Lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa.

  12. V. LUẬT LỆ VÀ LỄ NGHI ĐẠO TIN LÀNH 3. Lễ Hôn Phối: • Tín đồ khi muốn kết hôn phải được mục sư làm lễ hôn phối. • Việc hôn phối phải do tự nguyện, không bị ép buộc. Khi đã lấy nhau rồi thì không được phép ly dị, trừ khi có chứng cứ ngoại tình…

  13. V. LUẬT LỆ VÀ LỄ NGHI ĐẠO TIN LÀNH 4. Lễ Dâng con trẻ: • Lễ được cử hành vào buổi sáng Chủ nhật tại nhà thờ hoặc tại tư thất của tín đồ. • Em nhỏ dâng cho Chúa vẫn do cha mẹ tiếp tục nuôi theo lời nguyện là tuân thủ qui tắc đạo lý của Chúa.

  14. VI. ĐẠO TIN LÀNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Hiện nay, đạo Tin lành nước ta tập trung ở hai miền: Miền Bắc: • Hội Thánh Tin Lành Việt Nam được Nhà nước công nhận vào năm 1958. • Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc khoảng 20 năm trở lại đây có đến trên 100 nghìn người Mông và hơn 10 nghìn người Dao theo đạo Tin lành. • Hội thánh Tin Lành Việt Nam hoạt động theo đường hướng tiến bộ: "Hết lòng kính thờ Đức Chúa trời ba ngôi - Yêu tổ quốc, bảo vệ hoà bình, thực hiện công bằng, bác ái, tự do, bình đẳng và lao động".

  15. VI. ĐẠO TIN LÀNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Miền Nam: • Đầu năm 2001, Tổng Liên Hội Thánh Tin Lành Việt Nam đã được chính phủ công nhận pháp nhân hoạt động. • Hội thánh Tin lành Việt Nam có khoảng 300 chi hội, hoạt động tại 34 tỉnh, thành phía Nam và chiếm tới 80% tổng tín đồ Tin Lành cả nước. Đạo Tin lành chú trọng phục hồi và phát triển ở Tây Nguyên. • Tôn chỉ hoạt động của Hội thánh Tin Lành Việt Nam đề cao phương châm "Sống phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phục vụ tổ quốc và Dân tộc”.

  16. VII. Kết Luận • Đạo Tin Lành là một tôn giáo có đường hướng và phương thức hoạt động rất năng động, luôn luôn đổi mới và thích nghi, từ hình thức đến nội dung để phù hợp với hoàn cảnh xã hội. • Sinh hoạt tín ngưỡng của Tin Lành không chỉ thích hợp môi trường xã hội công nghiệp, mà còn thích hợp cả ở vùng các dân tộc ít người. • Từ khi ta mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế, đạo Tin Lành ở nước ta chịu tác động trực tiếp của âm mưu lợi dụng đạo Tin Lành chống phá Việt Nam bằng “diễn biến hoà bình” của Mỹ và các thế lực phản động quốc tế. • Đây là cơ sở thực tiễn để Đảng và Nhà nước hoạch định chủ trương, chính sách đối với tôn giáo ở tầm vĩ mô. • Đó cũng là một trong nhiều điểm mới về chính sách tôn giáo của Nhà nước đối với đạo Tin Lành ở Việt Nam.

  17. Thanks 4 Your Listening

More Related