1 / 30

Đỗ Thanh Toàn M.D. Department of Pediatrics Khanh Hoa Provincial General Hospital

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM S À NG, CẬN LÂM S À NG V À KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH KAWASAKI TẠI KHOA NHI BVĐK TỈNH KH Á NH HÒA. Đỗ Thanh Toàn M.D. Department of Pediatrics Khanh Hoa Provincial General Hospital. NỘI DUNG TRÌNH B À Y. ĐẶT VẤN ĐỀ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

webb
Download Presentation

Đỗ Thanh Toàn M.D. Department of Pediatrics Khanh Hoa Provincial General Hospital

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH KAWASAKI TẠI KHOA NHI BVĐK TỈNH KHÁNH HÒA Đỗ Thanh Toàn M.D. Department of Pediatrics Khanh Hoa Provincial General Hospital

  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY • ĐẶT VẤN ĐỀ • ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN • KẾT LUẬN

  3. ĐẶT VẤN ĐỀ • Bệnh Kawasaki ( KW ) được mô tả lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1967 bởi bác sĩ Tomikasu Kawasaki. Lúc đầu bệnh có tên là “ hội chứng hạch – da – niêm mạc ” . • Bệnh Kawasaki biểu hiện lâm sàng rầm rộ với các triệu chứng như: sốt cao liên tục kéo dài trên 5 ngày, phát ban toàn thân, đỏ mắt, môi và lưỡi đỏ, sưng hạch cổ, phù mu tay chân và đỏ da lòng bàn tay và bàn chân…

  4. ĐẶT VẤN ĐỀ • Các biến đổi cận lâm sàng biểu hiện một nhiễm trùng nặng như: bạch cầu tăng cao, CRP tăng cao…Nên dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý có nhiễm trùng toàn thân khác. • Nếu không được điều trị, 20 – 30% bệnh nhân sẽ bị tổn thương phình giãn động mạch vành, từ đó gây các biến chứng như: tắc, hẹp, nhồi máu cơ tim và là nguyên nhân hàng đầu gây đột tử ở người trẻ tuổi.

  5. ĐẶT VẤN ĐỀ • Tại Việt Nam bệnh được chẩn đoán đầu tiên vào năm 1997 tại Hà Nội. Sau đó bệnh được chẩn đoán tại Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, bệnh được phát hiện hầu như tất cả các tỉnh thành trong cả nước. • Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa tỷ lệ chẩn đoán và điều trị bệnh Kawasaki những năm gần đây ngày càng tăng.

  6. ĐẶT VẤN ĐỀ • Để nâng cao năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh Kawasaki chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh Kawasaki tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa ” với hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh Kawasaki tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa. 2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh Kawasaki tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.

  7. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  8. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU • Tất cả bệnh nhân nhập viện tại khoa Nhi bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa từ tháng 09.2011 đến hết tháng 08.2012 thỏa mản tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Kawasaki như sau: • Sốt kéo dài ít nhất 5 ngày kết hợp với ít nhất 4 trong số 5 dấu hiệu đặc trưng sau:

  9. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1. Viêm kết mạc hai bên không sinh mủ. 2. Có ít nhất 1 trong 3 biến đổi sau ở niêm mạc miệng: - Môi đỏ khô hoặc rộp - Lưỡi đỏ nổi gai ( lưỡi đỏ như quả dâu tây ) - Đỏ lan tỏa niêm mạc miệng họng 3. Có ít nhất 1 trong 3 biến đổi ở đầu chi - Đỏ da lòng bàn tay chân - Phù nề mu tay chân - Bong da đầu ngón tay chân 4. Phát ban đỏ đa dạng toàn thân nhưng không bao giờ có bọng nước 5. Sưng hạch cổ không hóa mủ, đường kính > 1.5 cm, thường 1 bên

  10. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả 2. Các bước tiến hành: Bệnh nhân thỏa mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán Kawasaki như trên chúng tôi sẽ khám lâm sàng, làm các xét nghiệm và làm siêu âm tim khảo sát động mạch vành . Tiến hành điều trị bằng Aspirin và Gammaglobulin 3. Phân tích các triệu chứng lâm sàng và CLS và đánh giá kết quả điều trị dựa vào lâm sàng và CLS

  11. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

  12. 1. Đặc điểm tuổi mắc bệnh • Tuổi: trung bình 15+-5.2 tháng, nhỏ nhất 7 tháng, lớn nhất 38 tháng • Phan Hùng Việt ( 2003): < 5 tuổi • BV Boston(2009): > 80% trẻ < 5 tuổi.

  13. 2. Đặc điểm sốt • Đặc điểm sốt trong bệnh Kawasaki là sốt vừa và cao. Trong đó sốt cao chiếm tỷ lệ 63.6 %. • Sốt không đáp ứng với Paracetamol or Ibuprofen.

  14. 3. Đặc điểm phát ban • Phan Hùng Việt (Huế). 100 % bệnh nhân có phát ban.

  15. 4. Đặc điểm mắt đỏ • Park ( Hàn Quốc ) 2011, mắt đỏ là triệu chứng hay gặp nhất. • Phan Hùng Việt: 100 % bệnh nhân có mắt đỏ.

  16. 5. Sưng hạch cổ • Kubota, Usami ( Nhật Bản ) năm 2008 : 50-75 % bệnh nhân có sưng hạch cổ. • Phan Hùng Việt : 53.8 % có sưng hạch cổ.

  17. 6. Biến đổi ở môi và niêm mạc miệng-lưỡi • Scardina ( 2007 ): hầu như bệnh nhân Kawasaki đều có biến đổi ở môi và niêm mạc miệng lưỡi. • Phan Hùng Việt: 100 % bệnh nhân có biến đổi ở môi và niêm mạc miệng-lưỡi. .

  18. 7. Biến đổi ở đầu chi • Rowley, Shulman ( 1998 ), 95 % bệnh nhân kawasaki có biến đổi ở đầu chi. • Phan Hùng Việt: 100 % bệnh nhân có biến đổi ở đầu chi.

  19. 8. Ngày chẩn đoán bệnh Kawasaki • Hirose, Misawa ( 1981 ), chẩn đoán và điều trị KW sau ngày thứ 10 nguy cơ tổn thương động mạch vành càng cao so với trước ngày thứ 10.

  20. 9. Đặc điểm bạch cầu máu ngoại vi • Bạch cầu máu trong nghiên cứu của chúng tôi gần như tất cả đều tăng. • 27.2 % trường hợp có bạch cầu tăng cao > 20.000.

  21. 10. Đặc điểm tiểu cầu • Tiểu cầu máu trong nghiên cứu của chúng tôi tăng > 500.000 chiếm tỷ lệ 68.2 %. • Tiêu chuẩn HARADA: tiên lượng tổn thương động mạch vành khi tiểu cầu tăng cao.

  22. 11. Đặc điểm động mạch vành • Suzuki ( 1986 ): Tổn thương ĐMV trong bệnh Kawasaki chiếm tỷ lệ 20-25 %.

  23. 12. Đặc điểm điều trị Aspirin • 100 % bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được điều trị bằng Aspirin.

  24. 13. Đặc điểm điều trị Gammaglobulin Theo nghiên cứu hội tim mạch Hoa Kỳ (2000): Dùng G.G liều cao 2g/kg sẽ giảm nhanh các triệu lâm sàng và giảm nguy cơ tổn thương mạch vành ( mức độ chứng cứ II ).

  25. 14. Kết quả hạ sốt sau 48 giờ điều trị • 95.5 % bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi hết sốt sau 48h điều trị.

  26. 15. Đặc điểm động mạch vành sau 6 tuần điều trị • 100 % bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có động mạch vành bình thường sau 6 tuần điều trị.

  27. KẾT LUẬN • LÂM SÀNG - Đa số bệnh nhi bị bệnh Kawasaki chủ yếu ở độ tuổi dưới 3 tuổi, trong đó số bệnh nhi mắc bệnh nhiều nhất ở lứa tuổi 12-24 tháng - Đặc điểm sốt trong bệnh Kawasaki là sốt vừa và sốt cao, trong đó chủ yếu là sốt cao - Đa số bệnh nhân Kawasaki đều có phát ban - Tất cả bệnh nhân Kawasaki đều có mắt đỏ - Hạch cổ trong bệnh Kawasaki chiếm tỷ lệ 59 % - Đa số bệnh nhân Kawasaki đều có biến đổi ở đầu chi - Tất cả bệnh nhân Kawasaki đều có biến đổi ở môi và niêm mạc miệng lưỡi.

  28. KẾT LUẬN CẬN LÂM SÀNG -Công thức bạch cầu máu ngoại vi trong bệnh Kawasaki hầu hết đều tăng, trong đó tăng cao ( > 20.000 ) chiếm tỷ lệ đến 45.4 % . - Công thức tiểu cầu máu ngoại vi trong bệnh Kawasaki hầu hết đều tăng ( > 500.000 ) chiếm tỷ lệ 68.2 % . - Tổn thương động mạch vành trong bệnh Kawasaki chiếm tỷ lệ 13.6 %.

  29. KẾT LUẬN ĐIỀU TRỊ -Tất cả bệnh nhân Kawasaki đều được điều trị bằng Aspirin - Tất cả bệnh nhân Kawasaki đều được điều trị Gammaglobulin - Bệnh nhân Kawasaki hết sốt sau 48h điều trị chiếm tỷ lệ 95.5 %. - Động mạch vành sau 6 tuần điều trị đều bình thường.

  30. Thank you very much for your attention.

More Related