1 / 38

Ôn tập ngôn ngữ C

Ôn tập ngôn ngữ C. Mục tiêu Ôn tập về các khaí niệm cơ bản về lập trình Ôn tập cú pháp C. Ôn tập kỹ thuật viết chương trình C. Ôn tập kỹ thuật viết hàm C. Ôn tập kỹ thuật phân tích chương trình có hàm. Ôn tập về mảng 1 chiều Ôn tập về ma trận Ôn tập về chuỗi ký tự. Ôn tập về cấu trúc.

viveca
Download Presentation

Ôn tập ngôn ngữ C

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Ôn tập ngôn ngữ C Mục tiêu Ôn tập về các khaí niệm cơ bản về lập trình Ôn tập cú pháp C. Ôn tập kỹ thuật viết chương trình C. Ôn tập kỹ thuật viết hàm C. Ôn tập kỹ thuật phân tích chương trình có hàm. Ôn tập về mảng 1 chiều Ôn tập về ma trận Ôn tập về chuỗi ký tự. Ôn tập về cấu trúc

  2. Nội dung 1- Các khái niệm cơ bản về lập trình. 2- Cú pháp ngôn ngữ C 3- Kỹ thuật giải bài toán đơn giản. 4- Kỹ thuật xây dựng hàm C. 5- Kỹ thuật phân tích chương trình có hàm. 6- Pointer 7- Mảng một chiều. 8- Ma trận. 9- Chuỗi ký tự. 10- Cấu trúc.

  3. 1- Các khái niệm cơ bản về lập trình • Chương trình máy tính: Tập các lệnh nhị phân có thứ tự nhằm giải một bài toàn trên máy tính. • Ngôn ngữ lập trình:Một tập các định nghĩa về cú pháp cho phép người sử dụng tạo ra các chương trình máy tính. Một chương trình sẽ được tạo ra từ một chuỗi các phát biểu đúng cú pháp. • Dịch chương trình:Quá trình chuyển 1 chương trình trong 1 ngôn ngữ lập trình thành chương trình nhị phân (mã máy). Như vậy chương trình có 2 dạng: chương trình trong ngôn ngữ lập trính và chương trình mã máy.

  4. Các khái niệm cơ bản về lập trình • Phần mềm ngôn ngữ: Một phần mềm máy tính hiện thực cú pháp của 1 ngôn ngữ lập trình, cung cấp cho người sử dụng các một số tiện ích như : Môi trường soạn thảo chương trình (editor), dịch chương trình + kiểm lỗi cú pháp chương trình (compile), chạy cả/ từng bước chương trình, kiểm tra trị các biến (debug, View)

  5. Các khái niệm cơ bản về lập trình • Giải thuật: Phương pháp / cách tiếp cận để giải một bài toán. • Đặc điểm của giải thuật: (1) Có duy nhật 1 điểm bắt đầu + duy nhất 1 điểm kết thúc. (2) Giải thuật phải dừng. (3) Kết qủa phải đúng. • Mô tả 1 giải thuật (1) Một trật tự hữu hạn các bước giải theo ngôn ngữ. (chương trình máy tính là một giải thuật cho 1 bài toán cụ thể) (2) Lưu đồ.

  6. Phân tích Dữ liệu Dùng Editor NNLT Chương trình ngôn ngữ Start Bài toán Giải thuật End No giải thuật sai Yes Lỗi cú pháp Dịch Kq đúng Lỗi Yes Chạy Chương trình mã máy No Các khái niệm cơ bản về lập trình • Các bước lập trình

  7. 2- Cú pháp ngôn ngữ C2.1- Từ khóa và cách đặt từ mới • Từ khóa: Từ cơ bản của ngôn ngữ. • Cách đặt 1 từ: Ký tự đầu là chữ hay gạch nối, các ký tự sau là chữ+số+gạch nối. Không đặt từ trùng với từ khóa, không sử dụng các ký hiệu toán tử, không dùng ký tự khoảng trống. Mỗi khái niệm được đặt 1 từ riêng.

  8. 2.2- Toán tử cơ bản • Toán tử số học: + - * / % ++ -- • Toán tử so sánh: < <= == >= > != : trả về trị 0 (sai) 1 (đúng). • Toán tử luận lý: ! && || : trả về trị 0 (sai) 1 (đúng). • Toán tử trên bit : & | ^ ( and, or, xor) • Toán tử dịch: >> << • Toán tử điều kiện : Cond ? true_val : false_val • Toán tử gán: = += -= *= /= ...

  9. Độ ưu tiên toán tử (TT) cơ bản (1) Ngoặc từ trong ra ngoài. (2) TT Số học (nhân chia trước cộng trừ sau, kết hợp trái phải). (3) TT So sánh (trái phải). (4) TT luận lý ( NOT -> AND -> OR) Cuối cùng là toán tử gán. (Xem thên trong help với từ khóa precedence)

  10. 2.3- Kiểu dữ liệu-Hằng- Biến • Datatype: Khái niệm đặc tả kích thước bộ nhớ khi lưu trữ các loại dữ liệu khác nhau. • Các kiểu dữ liệu cơ bản: char, int, long, float, double. • Kiểu dữ liệu dẫn xuất (derived): Kiểu dữ liệu được dẫn ra từ các kiểu cơ bản, thí dụ: mảng, chuỗi ký tự, cấu trúc. • Hằng (constant) : Dữ liệu không đổi theo thời gian. • Khai báo hằng: Cách 1: #define PI 3.141592// dùng macro Cách 2: const int MaxN = 100 ;

  11. Kiểu dữ liệu-Hằng- Biến • Biến (variable) : Một vùng nhớ sẽ lưu trữ dữ liệu có liên quan đến bài toán và có thể thay đổi theo thời gian. • Biến phải thuộc 1 kiểu dữ liệu. • Khai báo biến: DataType varName [ = TrịKhởiTạo]; Thí dụ char c1 , c2 =‘A’ , c3=c2; int n = 7 , m = n , d ;

  12. 2.4- Phát biểu C • Phát biểu đơn (simple statement): Một tác vụ hoặc 1 biểu thức. • Phát biểu khối (compound statement): Một nhóm tác vụ được bao lại bằng { }. Thường dùng trong các tình huống đặc biệt muốn coi 1 nhóm phát biểu đơn là 1 phát biểu. Thí dụ: if (x<10) y= 7 ; // phát biểu đơn else { y=6; // phát biểu khối gồm 2 phát biểu đơn x= 1; }

  13. Phát biểu Chọn – Select statements • Phát biểu chọn 1/2 (if..else statement): if (condition) Statement_1; else Statement_2; • Phát biểu chọn 1/n (switch statement): switch (int_or_char_expression) { case Constant1: Statements ; break; case Constant2: Statements ; break; case Constant3: Statements ; break; ..... default : Statements; }

  14. Phát biểu lặp - Loops • Phát biểu lặp for for ( Init statements ; Condition ; Statement2) Statement1; Chú ý 2 dấu chấm phẩy • Phát biểu lặp while Phát biểu lặp do..while Init; Init; while (Condition)do Statemnent; Statement; while(Condition);

  15. Một thí dụ về phát biểu lặp • Tính S= 1+2+3+4+6+7+7+9+11+...+n • Làm nhiều phép cộng  Lặp. • Khởi tạo (phía trái) : S=0, i=1 • Điều kiện: (phía phải) : i<=n • Việc làm : if (i%5!=0) S += i; i++; Ghép các phần lại theo đúng cú pháp lặp cuả C.

  16. Một thí dụ về phát biểu lặp • Dùng for S = 0; for ( i=1; i<=n; i++) if (i%5!=0) S+=i; • Dùng while Dùng do..while S= 0; i=1; S= 0; i=1; while (i<=n) do { if (i%5 !=0) S+=i ; { if (i%5 !=0) S+=i ; i++; i++; } } while (i<=n);

  17. Phát biểu chuyển điều khiển • break; Ngưng ngay phát biểu switch hoặc lặp hiện hành. • continue ; Bỏ qua tình huống lặp hiện hành và lặp tiếp tục • return [ BiểuThức]; Ngưng ngay tác vụ của 1 hàm. • exit (int n); // trong thư việc stdlib.h Ngưng ngay chương trình đang chạy, trả điều khiển về cho hệ điều hành.

  18. #include <stdio.h> // Xuất-nhập #include <conio.h> // ngưng void main() { int a, b, c; <Câu lệnh tương đương> <Câu lệnh tương đương> getch(); } Nhặt các danh từ Biến a, b, c (chọn kiểu lớn) Bài toán Cắt câu theo động từ, Sắp xếp lại cho hợp lý Bắt đầu Đ. từ 1 biến a; Đ. từ 2 biến b; ... Ngưng. ( giải thuật ) 3- Kỹ thuật giải bài toán đơn giản

  19. Thí dụ: Giải một số bài tập Bài 1: S = 1+ 1/2 + 1/3 + 1/4 + 1/5 + ... + 1/n Bài 2: S = 0 , n <=0 S= 1+ 3 + 5 + 7 + .. + n , n>0 và n lẻ S= 2 + 4 + 6 + 8 + ... + n , n>0 và n chẵn Bài 3: Xuất ra hình chóp rỗng với chiều cao được nhập từ bàn phím.

  20. 4- Hàm C – Định nghĩa • Một tác vụ cần cho việc giải bài toán. • Một nhóm phát biểu được đặt tên. • Con người thường diễn đạt 1 yêu cần bằng Động từ + Các túc từ. Khi thực hiện việc này có khi rất vất vả và phức tạp.

  21. Hàm C – Các thành phần của hàm • Tên hàm: tên gọi của tác vụ theo quy ước đặt từ, thường là động từ như trong ngôn ngữ tự nhiên . • Tham số : Dữ liệu để hàm tác động. Tham số có 2 loại: tham trị, tham biến. • Kiểu kết qủa: Có khi 1 tác vụ sau khi thực thi xong có một dữ liệu mô tả kết qủa của tác vụ  Cần nơi chứa dữ liệu kết qủa phù hợp (datatype). • Nội dung : nhóm phát biểu chỉ định thứ tự thực thi chi tiết của tác vụ. • Hiện thực 1 hàm là hiện thực cả 4 thành phần của hàm

  22. Phát biểu tác vụ thật rõ ràng: Động từ + các danh từ Động từ: Tìm, tính, đếm, kiểm tra, lấy int | long | ... void TênHàm ( Kiểu ThamTrị, Kiểu & ThamBiến ) { <code nội dung tác vụ> return [ BiểuThức]; } Động từ khác Cho tham số mang trị cụ thể; Làm bằng tay; Viết ra cách làm; Dịch sang C; Kỹ thuật hiện thực hàm

  23. #include <stdio.h> // Xuất-nhập #include <conio.h> // ngưng void Hàm1 ( Type a) { } int Hàm2(Type b) { ...... return 3*b; } void main() { int a, b, c; Hàm1(a);// gọi hàm printf(“%d\n”, Hàm2(b) ); <Câu lệnh tương đương> getch(); } Nhặt các danh từ Biến a, b, c (chọn kiểu lớn) Bài toán Bắt đầu Đ. từ 1 biến a; // phức tạp Đ. từ 2 biến b; // phức tạp Đ. từ 3 biến c; // Đơn giản ... Ngưng. Cắt câu theo động từ, Sắp xếp lại cho hợp lý ( giải thuật ) Việc đơn giản: Nhập/xuất vài biến đơn 5- Phân tích chương trình thành hàm

  24. 6- Pointer được gọi là biến không tên • Pointer= Biến mang trị là địa chỉ của một vùng nhớ. • Cung cấp phương tiện gián tiếp để truy cập 1 dữ liệu ( biết địa chỉ sẽ đến địa chỉ đó truy cập được dữ liệu). • Cú pháp khai báo pointer: DataType * p; • pointer=NULL; mang ý nghĩa pointer này không chỉ đến dữ liệu nào cả. 1000 100 biến có tên

  25. Toán tử thao tác trên pointer • & : Lấy địa chỉ của 1 biến. • * : Truy cập trị tại 1 địa chỉ. • new : cấp phát mới 1 vùng nhớ , trả về 1 pointer. • delete pointer : Trả vùng nhớ đã cấp phát động. • ++ : Lấy địa chỉ phần tử sau. • -- : Lấy địa chỉ phần tử trước đó. • = : Gán 2 pointer với nhau. • So sánh 2 pointer cho biết vị trí trước sau của 2 dữ liệu. Đơn vị thay đổi trị của pointer khi cộng trừ là kích thước của kiểu dữ liệu mà pointer này chỉ đến

  26. Toán tử thao tác trên pointer • & : Lấy địa chỉ của 1 biến. • * : Truy cập trị tại 1 địa chỉ. • new : cấp phát mới 1 vùng nhớ , trả về 1 pointer. • delete pointer : Trả vùng nhớ đã cấp phát động. • ++ : Lấy địa chỉ phần tử sau. • -- : Lấy địa chỉ phần tử trước đó. • = : Gán 2 pointer với nhau. • So sánh 2 pointer cho biết vị trí trước sau của 2 dữ liệu. Đơn vị thay đổi trị của pointer khi cộng trừ là kích thước của kiểu dữ liệu mà pointer này chỉ đến

  27. Toán tử thao tác trên pointer 400 200 200 100 100 100 int n =4; *p1=3; p2= new int; p3= new int [n]; int *p1 = &n; *p2= 10; p3[0]= 30; p3[1]=6; int *p2, *p3; p3[2]=-7;

  28. Toán tử thao tác trên pointer 400 400 400 200 100 100 100 100 delete p2; p2= p1; p2= p3; delete [] p3; p2 = NULL; *p2=5; *p2= 11; p3= p2= NULL; *(p2+1) = -100;

  29. Bài tập Chạy code sau: int m=3, n=6; int* p1= &m, *p2=&n ; int* p3 = new int [3] , *p4=p3; p3[0]= *p1 + * p2; p3[1] = (*p1) * (*p2); p3[2]= (*p1) - (*p2); p4++; *p4 -=5; for (int i = 0; i<3; ++i) *p1 += p3[i]; *p2 -= *p1 + (p3[0]) * (*p4); Hỏi cuối cùng m =? , n=?

  30. 7- Mảng 1 chiều • Mảng= Nhóm trị cùng kiểu có chung tên, mỗi phần tử được quản lý bằng chỉ số đi từ 0. • Kích thước của mảng = số phần tử mà mảng có thể chứa • Khai báo và quản lý mảng tĩnh: Mảng tĩnh sau khi khai báo đã có sẵn vùng nhớ vì đã ấn định kích thước của mảng. Kiểua [100] ; // tối đa 100 phần tử int n; // số phần tử hiện có , chỉ số đi từ 0 đến n-1 • Khai báo và quản lý mảng động: Dùng pointer. Khi khai báo chưa có vùng nhớ cho các phần tử, chỉ có vùng nhớ chứa các phần tử sau khi xin cấp phát động bộ nhớ. Kiểu*a ; int n; // số phần tử hiện có , chỉ số đi từ 0 đến n-1

  31. Mảng 1 chiều • a[i] hoặc *(a+i) là trị phần tử ở vị trí i của mảng- Thường là 1 trị ĐƠN. • &a[i] hoặc (a+i) là địa chỉ của phần tử thứ i • Tham số mảng trong hàm void Nhập (int*&a, int &n) void Nhập ( int a[] , int &n) long Tổng (int *a, int n) int Max ( int a[] , int n) .....

  32. 8- Mảng 2 chiều – Ma trận • Ma trận= Nhóm trị cùng kiểu có chung tên, các phần tử được bố trí thành các hàng các cột. • Mỗi phần tử là 1 trị ĐƠN • Kích thước của ma trận = số hàng * số cột • Khai báo và quản lý ma trận tĩnh: Kiểu m [10][20] ; // tối đa 10 hàng 20 cột int h, c; // số hàng cột hiện có • Truy xuất phần tử : m[i][j]

  33. Ma trận động- quản lý như mảng 1 chiều Kiểu*m; int h,c; • Cấp phát bộ nhớ: m= new Kiểu [h*c]; • Địa chỉ phần tử hàng i cột j : m+i*c+j • Trị của phần tử hàng i cột j : *(m+i*c+j)

  34. Ma trận động- có ấn định số hàng tối đa, số cột tùy ý • Khai báo và quản lý ma trận động: Dùng pointer. Kiểu*m[10] ; // tối đa 10 hàng int h,c ; • Địa chỉ phần tử hàng i cột j : & m[i][j] • Trị của phần tử hàng i cột j : m[i][j] • Cấp phát bộ nhớ cho hàng i: m[i] = new Kiểu[c];

  35. Ma trận động- có số hàng, số cột tùy ý • Khai báo và quản lý ma trận động: Dùng pointer. Kiểu** m ; int h,c ; • Cấp bộ nhớ: m= new Kiểu* [h]; for (int i=0; i<h; ++i) m[i]= new Kiểu[c]; • Địa chỉ phần tử hàng i cột j : & m[i][j] • Trị của phần tử hàng i cột j : m[i][j]

  36. 9- Chuỗi ký tự trong C 100 • char S[30]=“Hoa hong”; • Chuỗi ký tự tương tự mảng các ký tự. Có 1 điều khác là byte cuối cùng mang trị NULL (0) mang ý nghĩa byte đánh dấu kết thúc chuỗi. • S[i] là ký tự thứ i trong chuỗi. • Rất nhiều hàm thao tác chuỗi được khai báo trong string.h • Hàm scanf(“%s”, S) chỉ nhập được chuỗi không có khoảng trắng. • Nhập chuỗi có khoảng trắng bằng : gets(S); • Trước khi nhập ký tự, chuỗi, nên xả bộ đệm bàn phím bằng fflush(stdin); // stdio.h

  37. 10- Cấu trúc • Cấu trúc = Kết qủa khái quát hóa nhiều dữ liệu đơn thành một thể thống nhất. • Cú pháp struct EMPLOYEE { char Code[10]; char Name [31]; double Salary; } ; • Biến cấu trúc EMPLOYEE e1 = { “E00001”, “Bill Gate” ,18000}; EMPLOYEE e2, e3; EMPLOYEE * List; int n; // mảng cấu trúc với C chuẩn, có typedef đứng trước với C chuẩn, không có typedef khi khai báo struct thì phải có từ khóa struct đứng trước

  38. Thao tác trên cấu trúc • Truy xuất thành phần: strcpy(e2.Code, e1.Code);// gán thành phần chuỗi e2.Salary = e1. Salary; • Gán cấu trúc e3 = e1; • So sánh 2 cấu trúc: Thường dựa trên 1 vài thành phần của 2 cấu trúc. if (e1.Salary < e2.Salary) { ... } if (strcmp (e1.Name, e2.Name) <0) { ... }

More Related