1 / 42

SỐC PHẢN VỆ

SỐC PHẢN VỆ. BS Phùng Minh Trí TTYT TP Sa Đéc. ĐỊNH NGHĨA. Sốc phản vệ là một bệnh lý nguy hiểm, xảy ra ngay sau khi tiếp xúc kháng nguyên nào đó, với các biểu hiện hô hấp (khó thở), suy sụp tuần hoàn (sốc), cùng các biểu hiện ở da (sẩn ngứa), tiêu hóa (buồn nôn), thần kinh (chóng mặt)….

vinson
Download Presentation

SỐC PHẢN VỆ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. SỐC PHẢN VỆ BS Phùng Minh Trí TTYT TP Sa Đéc

  2. ĐỊNH NGHĨA • Sốc phản vệ là một bệnh lý nguy hiểm, xảy ra ngay sau khi tiếp xúc kháng nguyên nào đó, với các biểu hiện hô hấp (khó thở), suy sụp tuần hoàn (sốc), cùng các biểu hiện ở da (sẩn ngứa), tiêu hóa (buồn nôn), thần kinh (chóng mặt)…

  3. NHẮC LẠI LÝ THUYẾTHIỆN TƯỢNG PHẢN VỆ

  4. ĐỒNG NGHĨA • Đáp ứng phản vệ • Phản ứng phản vệ • Phản vệ • Sốc phản vệ • Anaphylaxis • Anaphylactic shock…

  5. QUÁ MẪN • Khi một cơ thể được gây miễn dịch tức là sẵn sàng đáp ứng với kháng nguyên, người ta gọi là cơ thể đã có mẫn cảm với kháng nguyên đó. • Quá mẫn (mẫn cảm bệnh lý) là tình trạng cơ thể biểu hiện các phản ứng bệnh lý khi tiếp xúc với kháng nguyên từ lần thứ hai trở đi.

  6. ĐỊNH NGHĨA • Phản vệ là bệnh lý quá mẫn xảy ra nhanh trong vài phút sau khi có sự kết hợp kháng nguyên và kháng thể, do đó được gọi là quá mẫn tức thì. • Là bệnh lý đe dọa tính mạng bệnh nhân.

  7. SỐC: KHÁI NIỆM • Sốc là hậu quả của suy chức năng hệ tuần hoàn cấp tính, gây ra: • Cung cấp oxy và dưỡng chất cho tổ chức suy giảm • Giảm đào thải các chất cặn bã sinh ra từ hoạt động của tổ chức. 

  8. CƠ CHẾ SỐC PHẢN VỆ (1) • Dị nguyên xâm nhập vào cơ thể gây biệt hóa TB lympho B thành tương bào. • Các tương bào sẽ tạo ra kháng thể dị ứng IgE. • Kháng thể IgE này gắn trên tế bào mast (dưỡng bào) và bạch cầu ái kiềm.

  9. CƠ CHẾ SỐC PHẢN VỆ (2)

  10. CƠ CHẾ SỐC PHẢN VỆ (3) • Khi dị nguyên tái xuất hiện, nó sẽ gắn vào IgEcó sẵn trên bề mặt tế bào mast và bạch cầu ái kiềm, làm vỡ các hạt trong tế bào, gây phóng thích histamine và các hóa chất  trung gian khác như serotonin, bradykinine, prostaglandine D2...

  11. CƠ CHẾ SỐC PHẢN VỆ (4)

  12. CƠ CHẾ SỐC PHẢN VỆ (5) Histamine và các hóa chất trung gian khác sẽ đến các cơ quan và gây ra các hậu quả: • Da: nổi mề đay… • Hô hấp trên: phù mạch… • Hô hấp dưới: co thắt… • Mạch máu: dãn mạch, tăng tính thấm… • Tiêu hóa: dãn cơ vòng…

  13. CƠ CHẾ SỐC PHẢN VỆ (6/6)

  14. BIỂU HIỆN SỐC PHẢN VỆ (1)

  15. BIỂU HIỆN SỐC PHẢN VỆ (2) Phù mạch (Phù Quincke)

  16. BIỂU HIỆN SỐC PHẢN VỆ (3/3)

  17. KHÁNG NGUYÊN GÂY PHẢN VỆ (1) Tự nhiên: • Qua đường hô hấp như phấn hoa, bụi nhà (lông thú vật, nấm mốc) thường gây bệnh dị ứng hô hấp (như hen). • Qua đường tiêu hoá như đậu (phộng), trứng, hải sản, tôm, cua… • Qua đường máu: nọc côn trùng

  18. KHÁNG NGUYÊN GÂY PHẢN VỆ (2/2) Nhân tạo: • Các kháng nguyên gây phản vệ thông thường nhất là các loại thuốc tiêm: kháng sinh, thuốc tê, vitamin, vắc xin, thuốc cản quang, latex... • Thuốc uống cũng có thể gây phản vệ: Aspirin,…

  19. BIẾN CHỨNG CỦA PHẢN VỆ • Sốc • Suy hô hấp • Tái sốc: đặc biệt 24 giờ đầu • Sốc kéo dài (sốc trơ) • Suy thận cấp • Suy đa cơ quan • Tử vong

  20. XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ

  21. NGUYÊN TẮC CHUNG Theo thông tư số 08/1999/ TT – BYT ngày 04 tháng 05 năm 1999

  22. NỘI DUNG Theo thông tư số 08/1999/ TT – BYT: • Trình bày theo bước thực hành • Chi tiết hóa phù hợp chiến dịch • Bổ sung những nội dung mới • Không thay thế phác đồ chuẩn

  23. Hộp chống sốc 1. Adrenaline 1mg – 1ml: 5 ống 2. Nước cất 10 ml: 5 ống 3. Bơm tiêm 10ml (4 cái), 1ml (4 cái) (kim?) 4. Hydrocortisone 100mg (2) hoặc Methyprednisolone (2). 5. Phương tiện khử trùng (bông, gạc, cồn)  (còn tiếp)

  24. Hộp chống sốc 6. Dây garo. 7. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ (!).   Khác: - Máy đo huyết áp trẻ em (test trước) - Đèn pin (test trước)- Đồng hồ, điện thoại… Kiểm tra tay ba trước khi tiêm chủng

  25. Nhận biết sốc phản vệ Ngay sau khi tiêm vắc xin (thường 1 - 30 phút): • Cảm giác bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi... • Đau đầu, chóng mặt, hôn mê. • Đau quặn bụng, tiêu tiểu không tự chủ.  • Khó thở, nghẹt thở, khò khè. • Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt. • Có thể kèm: mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke (phù mạch)

  26. Xử trí nhanh ban đầu • Dừng ngay mũi vắc xin. 2. Cho bệnh nhân nằm tại chỗ: Nằm đầu thấp chân cao. Nằm nghiêng nếu có ói. 3. Gọi thêm CBYT bàn tiêm tới giúp đỡ 4. Nếu ngưng tim, ngưng thở: cấp cứu ngưng tim ngưng thở.

  27. Xử trí nhanh ban đầu • Nhắc lại:

  28. Dùng ngay Adrenaline Khi BN có triệu chứng tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa: • Dùng ngay Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1mg/1mL, tiêm bắp (hay tiêm dưới da). • Lập lại mỗi 10 – 15 phút cho đến khi huyết áp trở lại bình thường.

  29. Adrenaline: liều lượng

  30. Adrenaline tĩnh mạch • Nếu sốc nặng, ngoài đường tiêm bắp (dưới da) có thể tiêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch. • Sử dụng đường tĩnh mạch thuận tiện nhất: đùi, cẳng tay…

  31. Liều Adrenaline tĩnh mạch 9mL nước cất 10mL

  32. Adrenaline TM

  33. Adrenaline (Epinephrine) là thuốc chủ yếu và quan trọng nhấttrong xử trí sốc phản vệ. Dùng Adrenaline sớm có ý nghĩa tiên lượng (cứu mạng)

  34. Theo dõi • Trong giai đoạn sốc: TD mạch, huyết áp, nhịp thở, tím tái, tri giác mỗi 10 - 15 phút cho đến khi ổn định.  điều chỉnh hoặc thêm liều Adrenaline • Giữ ấm cho bệnh nhân • Gọi xe cấp cứu.

  35. Glucocorticoid • Vai trò của corticoid: • Giảm nguy cơ tái sốc • Giảm nguy cơ sốc trơ (kéo dài) • Methylprednisolone lọ 40mg 1/2 – 1 lọ, tiêm tĩnh mạch (tiêm bắp); hoặc • Hydrocortisone lọ 100mg 1/2 – 1 lọ tiêm tĩnh mạch (tiêm bắp). • Dùng liều cao hơn nếu sốc nặng (gấp 2 - 5 lần).

  36. Kháng histamine • Vai trò của Diphenhydramine : • Tác dụng trên thụ thể ở cơ quan đích • Có thể rút ngắn thời gian sốc • Giảm các triệu chứng ở da. - Diphenhydramine (Dimedrol 10 mg) 0,5 – 1 ống tiêm bắp hay tĩnh mạch. 

  37. Thuốc khác • Thở Oxy, thổi ngạt, bóp bóng, nội khí quản... • Ventolin khí dung nếu có co thắt phế quản • Natriclorua 0,9% truyền tĩnh mạch • Dung dịch cao phân tử khác.

  38. Tiếp tục theo dõi • Nếu còn sốc hoặc tình trạng còn đe dọa chuyển nặng: TD mạch, huyết áp, nhịp thở, tím tái, tri giác mỗi 10 - 15 phút cho đến khi ổn định. • Tất cả bệnh nhân sốc phản vệ cần được theo dõi tại bệnh viện 24 – 48 giờ.

  39. VẤN ĐỀ KHÁC • Chuyển viện: • Khi BN đã được dùng Adrenaline • Khi tình trạng bệnh nhân cho phép • Có phương tiện vận chuyển, cấp cứu • Có nhân viên y tế đi kèm • Lập bệnh án: thời gian, xử trí, diễn tiến • Ngừng buổi tiêm?

  40. PHÒNG NGỪA • Thực hiện an toàn tiêm chủng: • Khám sàng lọc tốt • Sử dụng vắc xin đúng hướng dẫn • Thực hiện tiêm: có phòng riêng • Theo dõi sau tiêm cẩn thận • Nhắc nhở theo dõi tại nhà… • Mang theo hộp chống sốc

  41. Adrenaline là thuốc chủ yếu và quan trọng nhấttrong xử trí sốc phản vệ

  42. Cảm ơn sự theo dõi

More Related