1 / 34

Các nội dung trao đổi: I. Năng lực và đánh giá năng lực Ngữ văn.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI RA ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2014. Các nội dung trao đổi: I. Năng lực và đánh giá năng lực Ngữ văn. II. Hướng ra đề thi tốt nghiệp Ngữ văn 1. Nguyên tắc. 2. Yêu cầu. 3. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. 4. Đề tham khảo. III. Một số vấn đề về đề mở.

umika
Download Presentation

Các nội dung trao đổi: I. Năng lực và đánh giá năng lực Ngữ văn.

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI RA ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2014 Các nội dung trao đổi: I. Năng lực và đánh giá năng lực Ngữ văn. II. Hướng ra đề thi tốt nghiệp Ngữ văn 1. Nguyên tắc. 2. Yêu cầu. 3. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. 4. Đề tham khảo. III. Một số vấn đề về đề mở.

  2. NĂNG LỰC VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGỮ VĂN • Năng lực • - Năng lực chung/ năng lực cốt lõi: đây là loại năng lực mà bất kỳ một học sinh nào cũng cần được hình thành và phát triển để có thể đối mặt với những thay đổi và thách thức khi bước vào cuộc sống thực. • - Năng lực chuyên biệt: do các lĩnh vực/ môn học cụ thể mang lại. Tuy cách phát biểu về năng lực có thể khác nhau nhưng đều thống nhất trong cách hiểu về bản chất của khái niệm này.

  3. Có thể nêu lên mấy điểm thống nhất sau: a) Năng lực là sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, ý chí, kinh nghiệm và nhiều nguồn lực tinh thần khác để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề đặt ra trong cuộc sống ( học tập và lao động). b) Đánh giá năng lực là đánh giá khả năng thực hiện, vận dụng; thông qua làm, qua hành động để đo đếm, xác định chứ không chỉ yêu cầu biết và hiểu. Tất nhiên thực hiện/ vận dụng ở đây phải gắn với ý thức và thái độ; phải có kiến thức và kỹ năng, chứ không phải thực hiện một cách “máy móc”,“mù quáng”.

  4. 2. Năng lực Ngữ văn và đánh giá năng lực Ngữ văn 2.1) Năng lực tiếp nhận văn bản - KN: Năng lực tiếp nhận văn bảnlà khả năng lĩnh hội, nắm bắt được các thông tin chủ yếu; từ đó hiểu đúng, hiểu thấu đáo, thấy cái hay, cái đẹp của văn bản, nhất là văn bản văn học. Muốn có năng lực tiếp nhận phải biết cách tiếp nhận. Tức là dựa vào những yếu tố, cơ sở nào (từ, ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, biểu tượng, số liệu, sự kiện, tiêu đề, dấu câu…) để có thể có được các thông tin và cách hiểu ấy. - Đánh giá năng lực tiếp nhận thường dựa vào kết quả của 2 kĩ năng chính là nghe và đọc. Nghe và phản hồi các thông tin nghe được một cách nhanh chóng, chính xác, không rơi vào tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”. Việc các nước phát triển trong nhiều kỳ thi phải tổ chức thi nói chính là để kiếm tra năng lực nghe/nói, năng lực trình bày miệng. Do tính chất và yêu cầu tổ chức phức tạp hơn nên hình thức thi nói ít được vận dụng. Việc đánh giá năng lực tiếp nhận chủ yếu dồn vào kĩ năng đọc hiểu văn bản.

  5. Chú ý: - Văn bản ở đây cần hiểu theo nghĩa rộng. Đó không chỉ là các tác phẩm thơ văn nghệ thuật mà còn là các loại văn bản không phải là văn chương, như văn bản viết về  lịch sử, địa lý, toán học, sinh học…khoa học thường thức hoặc một thông báo nơi công cộng, một bản thuyết minh công dụng và cấu tạo của máy móc, một đơn xin việc.. - Về phương diện cấu trúc, bố cục cũng không chỉ kiểm tra mình loại văn bản viết liền mạch trên trang giấy mà còn rất nhiều loại văn bản kết hợp giữa kênh chữ và kênh hình (biểu đồ, đồ thị, minh họa, công thức, tranh ảnh, hình khối, bản đồ…), người ta gọi là văn bản không liền mạch ( Non-Continuous Texts). Tất cả đều là những văn bản cần đọc hiểu và phải dạy cho học sinh cách đọc hiểu mỗi loại văn bản. Tóm lại, bên cạnh việc yêu cầu học sinh đọc hiểu một đoạn văn, bài thơ; nhà trường cần dạy và yêu cầu các em biết đọc hiểu các loại văn bản thông tin, trong đó có rất nhiều văn bản kết hợp kênh chữ và kênh hình, học sinh phải biết đọc hình kết hợp với đọc chữ để nắm được thông tin và hiểu đúng ý nghĩa của văn bản.

  6. 2.2) Năng lực tạo lập văn bản: - KN: là khả năng biết viết, biết tổ chức, xây dựng một văn bản hoàn chỉnh đúng quy cách và có ý nghĩa. Muốn có năng lực tạo lập phải biết cách tạo lập. Tức là nắm được cách viết một loại văn bản nào đó. Đánh giá năng lực tạo lập thường dựa vào kết quả của 2 kỹ năng chính là nói và viết. Kỹ năng nói gắn liền với nghe như đã nêu ở trên. Ngoài việc phản hồi nhanh và chính xác lại các thông tin nghe được; nói phải rõ ràng, rành mạch, lưu loát; từ nói đúng, nói hay đến nói hùng biện… Cũng như kĩ năng đọc ở năng lực tiếp nhận; việc kiểm tra đánh giá năng lực tạo lập chủ yếu dồn vào cho kĩ năng viết văn bản.

  7. - Văn bản yêu cầu học sinh tạo lập vẫn là các loại văn bản đã nêu ở phần trên, nhưng có khác ở mức độ, nhất là đối với văn bản văn chương nghệ thuật. Cụ thể: chú trọng dạy cho HS cách tiếp nhận văn bản thơ văn nghệ thuật nhưng khó yêu cầu các em tạo lập ra được loại văn bản này. Bởi đây là loại văn bản phụ thuộc vào năng khiếu thiên phú, thiên bẩm không phải muốn là có, cố mà thành.. Nếu có yêu cầu tạo lập cũng chỉ ở một mức độ vừa phải như biết kể lại, tả lại một sự việc, con người, quang cảnh; biết phát biểu những suy nghĩ, cảm tưởng của bản thân một cách trung thực, xúc động….

  8. 2.3) Để đánh giá năng lực ngữ văn (cả tiếp nhận và tạo lập) - Để đánh giá năng lực ngữ văn cần phải cụ thể hóa các kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) thành nhiều mức độ khác nhau. Theo từng cấp học, phù hợp với tâm lý-lứa tuổi mà yêu cầu từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp…Cũng từ đó mà lựa chọn một phương thức đánh giá cho phù hợp. Chẳng hạn với các kĩ năng nghe và nói, giáo viên chủ yếu thực hiện đánh giá hàng ngày, thông qua các buổi học trên lớp, các hoạt động tập thể, sinh hoạt lớp, đoàn, đội…Các kĩ năng còn lại ( đọc, viết) ngoài việc kiểm tra hàng ngày ( đánh giá quá trình) thường được chú trọng ở các kỳ kiểm tra, thi cuối cấp, cuối lớp ( đánh giá kết thúc). - Đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực khác đánh giá theo hướng cung cấp nội dung. Theo hướng nội dung, mục tiêu đánh giá tập trung vào xem người học biết những gì (nhiều ít); nội dung đánh giá chủ yếu là yêu cầu nhắc lại những nội dung đã học, những gì thầy, cô đã dạy, những bài có trong chương trình và sách giáo khoa; yêu cầu chủ yếu là chứng minh những gì đã có sẵn, ca ngợi và phê phán một chiều, kiểm tra trí nhớ là chính; đề thi và đáp án khép kín, bắt buộc phải tuân thủ theo ý của người ra đề; còn diễn đạt, hành văn phụ thuộc hoàn toàn vào cảm tính, vào cái “gu”của người chấm… Kết quả là học sinh tập trung học thuộc lòng, chép văn mẫu.

  9. - Mục tiêu của đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực cần xác định được khả năng vận dụng tổng hợp những gì đã học của học sinh vào việc giải quyết một bài toán mới, đáp ứng các yêu cầu mới trong một tình huống tương tự. Nội dung đánh giá không phải chỉ là những gì đã học mà còn là yêu cầu tổng hợp, liên hệ nhiều nội dung đã học; không chỉ giữa các phân môn trong môn học mà còn cả những hiểu biết từ các môn học khác. Tăng cường yêu cầu HS tìm mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng của bài học với các hiện tượng, sự vật, sự việc, con người…thường xuất hiện trong đời sống sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày. Phương thức đánh giá không chú trọng yêu cầu học thuộc, nhớ máy móc, nói đúng và đầy đủ những điều thầy,cô đã dạỵ mà coi trọng ý kiến và cách giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân người học; động viên những suy nghĩ sáng tạo, mới mẻ, giàu ý nghĩa; tôn trọng sự phản biện trái chiều, khuyến khích những lập luận giàu sức thuyết phục… Muốn thế đề thi và đáp án cần theo hướng mở; với những yêu cầu và mức độ phù hợp; tránh cả hai khuynh hướng cực đoan: “đóng” một cách cứng nhắc, máy móc, làm thui chột sự sáng tạo và “mở” một cách tùy tiện “ không biên giới”, phi thẩm mỹ, phản giáo dục…

  10. II. ĐỀ XUẤT HƯỚNG RA ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT • MÔN NGỮ VĂN NĂM 2014 • Nguyên tắc: • a) Kiểm tra toàn diện hơn, bước đầu vận dụng cách đánh giá theo năng lực nhằm xác định đúng năng lực viết và năng lực đọc hiểu văn bản của học sinh. • b) Yêu cầu vận dụng tổng hợp kiến thức và kĩ năng của nhiều lĩnh vực/ môn học để giải quyết một vấn đề chung, liên quan nhiều đến cuộc sống hàng ngày. • c) Phù hợp với thực tiễn dạy học, không gây sốc cho học sinh và giáo viên • d) Đảm bảo tiệm cận dần đến các yêu cầu khi thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới (sau 2015); tổ chức một kỳ thi quốc gia: làm một bài thi tổng hợp để vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển sinh đại học.

  11. 2. Yêu cầu: 2.1)  Năng lực đọc hiểu ( 6/20) a) Kiểm tra kiến thức về tiếng Việt: phát hiện những sai sót về chính tả, ngữ pháp, chấm câu, dùng từ, logic…. chẳng hạn cho một đoạn văn có nhiều sai sót và yêu cầu HS phát hiện những sai sót trong đoạn văn đó. ( 2 điểm) b) Yêu cầu tóm tắt ý chính của một đoạn văn bản cho trước ( VB có thể là văn học, sử , địa, khoa học tự nhiên…) ( 2 điểm) c)  Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong một đoạn thơ/ văn cho sẵn ( 2 điểm) Về lâu dài có thể tăng  số lượng điểm về đọc hiểu và kiểm tra bằng dạng Trắc nghiệm như PISA hoặc Kỳ thi tốt nghiệp THPT bang California ( Hoa Kỳ).

  12. 2. Yêu cầu: 2.2) Năng lực viết ( 14/20) a) Viết nghị luận xã hội (7 /20 điểm): yêu cầu tích hợp các kiến thức lịch sử, địa lý, đạo đức, văn hóa…) ra theo dạng đề mở và đáp án mở.   b) Viết Nghị luận văn học (7/20 điểm): yêu cầu phân hóa cao hướng tới tuyển sinh đại học. Đề yêu cầu vận dụng sáng tạo những hiểu biết về kiến thức và kĩ năng văn học để thực hành, phân tích, đánh giá, bình luận, bác bỏ một vấn đề văn học, một văn bản, trích đoạn chưa được học trong SGK hiện hành. Về lâu dài có thể tích hợp 2 câu này thành một bài viết tổng hợp như bài thi viết của bang California (Hoa Kỳ)

  13. 3. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ra đề, ôn thi (CV Số: 1933/BGDĐT-GDTrH Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2014 V/v: Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đối với môn Ngữ văn) Kính gửi: - Các Sở Giáo dục và Đào tạo;- Các trường Trung học phổ thông trực thuộc.  Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã gửi Công văn số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2014, trong đó có nội dung "Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: đọc hiểu và làm văn". Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc... Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”.

  14. Tại công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 07 tháng 8 năm 2013 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2013-2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội”. Vừa qua, Bộ GDĐT đã tổ chức diễn đàn trao đổi trên báo Giáo dục - Thời đại và tiến hành Hội thảo nhằm đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn theo yêu cầu phát triển năng lực học sinh. Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ được tiến hành theo một lộ trình từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, từ hẹp đến rộng, từ kiến thức của một vài môn đến tổng hợp liên môn, nhiều lĩnh vực..., tiếp cận dần đến việc đổi mới hoàn toàn theo chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015. Trước mắt, để kịp thời giúp giáo viên, học sinh ôn thi tốt môn học này cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 như tinh thần Công văn số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD, Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT, các trường THPT lưu ý một số nội dung sau đây:

  15. 1. Việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: đọc hiểu và viết (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu. 2. Cách thức ôn tập, kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng viết như sau: - Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thế nào là hiểu một văn bản; các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu; lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh. Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như: + Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản; + Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản; + Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.

  16. - Để làm tốt phần thi viết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết vận dụng những kĩ năng viết đã học để tạo lập văn bản về một đề tài xã hội hoặc/và tác phẩm, trích đoạn văn học nào đó theo hướng mở và tích hợp trong môn và liên môn, tập trung vào một số khía cạnh như: + Tri thức về văn bản viết (kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, quá trình viết), nhận thức đúng nhiệm vụ và yêu cầu của đề văn; + Các kĩ năng viết (đúng chính tả; ngữ pháp, viết theo phong cách ngôn ngữ viết, sử dụng từ và cấu trúc ngữ pháp trong bài viết; lập dàn ý và phát triển ý; bộc lộ quan điểm, tư duy một cách độc lập…); + Khả năng viết các loại văn bản phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh của các tình huống khác nhau (vận dụng vào thực tiễn học tập và đời sống).

  17. - Về viết nghị luận văn học, năm 2014 vẫn sử dụng ngữ liệu là tác phẩm hoặc trích đoạn nêu trong chương trình và sách giáo khoa nhưng cần đổi mới cách hỏi, cách nêu vấn đề nhằm khắc phục hiện tượng học tủ, học thuộc văn mẫu, sao chép nguyên si tài liệu. Bài viết của học sinh được đánh giá dựa vào chuẩn kĩ năng viết nói chung và chuẩn kĩ năng viết kiểu văn bản nói riêng mà đề bài yêu cầu, phù hợp với các giá trị nhân văn, những chuẩn mực đạo đức và pháp luật; không áp đặt nội dung chi tiết cần đạt. Nhận được công văn này, đề nghị các Sở GDĐT, các trường THPT trực thuộc triển khai thực hiện đầy đủ và kịp thời đến giáo viên và học sinh./. KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNGNguyễn Vinh Hiển

  18. 3. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ra đề, ôn thi UBND TỈNH PHÚ THỌCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Số: 564/SGD&ĐT -GDTrH Phú Thọ, ngày 17 tháng 4 năm 2014 V/v: Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2014 Kính gửi: - Các trường Trung học phổ thông, PTDTNT tỉnh; - Trường Phổ thông Hermann Gmeiner. Căn cứ Văn bản số 1933/BGD&ĐT-GDTrH ngày 15 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 đối với môn Ngữ văn. Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường THPT, PTDTNT tỉnh, Phổ thông Hermann Gmeiner (các đơn vị) thực hiện nghiêm túc những nội dung sau đây: 1. Đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kĩ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: đọc hiểu và viết (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu.

  19. 2. Cách thức ôn tập, kiểm tra kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng viết như sau: - Để làm tốt phần đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinh nắm được thế nào là hiểu một văn bản; các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu; lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để làm ngữ liệu hướng dẫn đọc hiểu; xây dựng các loại câu hỏi và hướng dẫn chấm một cách phù hợp với mục đích và đối tượng học sinh. Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như: + Nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản; + Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản; + Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.

  20. - Để làm tốt phần thi viết, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết vận dụng những kĩ năng viết đã học để tạo lập văn bản về một đề tài xã hội hoặc một tác phẩm, trích đoạn văn học nào đó theo hướng mở và tích hợp trong môn và liên môn, tập trung vào một số khía cạnh như: + Tri thức về văn bản viết (kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, quá trình viết), nhận thức đúng nhiệm vụ và yêu cầu của đề văn; + Các kĩ năng viết (đúng chính tả; ngữ pháp, viết theo phong cách ngôn ngữ viết, sử dụng từ và cấu trúc ngữ pháp trong bài viết; lập dàn ý và phát triển ý; bộc lộ quan điểm, tư duy một cách độc lập…); + Khả năng viết các loại văn bản phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh của các tình huống khác nhau (vận dụng vào thực tiễn học tập và đời sống). - Về viết nghị luận văn học, năm 2014 vẫn sử dụng ngữ liệu là tác phẩm hoặc trích đoạn nêu trong chương trình và sách giáo khoa nhưng cần đổi mới cách hỏi, cách nêu vấn đề nhằm khắc phục hiện tượng học tủ, học thuộc văn mẫu, sao chép nguyên xi tài liệu. Bài viết của học sinh được đánh giá dựa vào chuẩn kĩ năng viết nói chung và chuẩn kĩ năng viết kiểu văn bản nói riêng mà đề bài yêu cầu, phù hợp với các giá trị nhân văn, những chuẩn mực đạo đức và pháp luật; không áp đặt nội dung chi tiết cần đạt. Nhận được văn bản này, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị triển khai đầy đủ và kịp thời đến giáo viên và học sinh./.

  21. 4. Đề tham khảo ĐỀ 1: Đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn (120 phút, không kể thời gian phát đề) ( Đỗ Ngọc Thống) 1)  Đọc và trả lời các câu hỏi sau ( 6/20) a) Đây là một đoạn văn nháp, trong đó còn mắc phải một số lỗi về ngữ pháp, chính tả, dùng từ, logic…Anh, chị hãy chỉ ra những sai sót đó. ( 2 điểm) Đoạn văn nháp: “…cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một sinh thể có linh hồn với những tính cách đối địch: vừa hung bạo, vừa dữ rằn. Đây là lối nhân cách hóa những đặc điểm vốn có của giòng sông thiên nhiên mà chực quan có thể nhìn thấy.” b) Đoạn văn sau nói về vấn đề gì ? Hãy đặt tên cho đoạn trích ( 2 điểm) “ Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất Colesteron (thịt, trứng, sữa…) sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch. Ở bệnh này, colesteron ngấm vào thành mạch kèm theo các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, xơ cứng và vữa ra. Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết người” (Sinh học - lớp 8. NXB Giáo dục 2007) c)  Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của chúng trong đoạn thơ sau ( 2 điểm): “ Chúng đem bom ngàn cân Dội lên trang giấy trắng Mỏng như một ánh trăng ngần Hiền như lá mọc mùa xuân ” (Trang giấy học trò - Chính Hữu)

  22. 2.  Cho tình huống sau: Giả sử trong những ngày tháng Năm lịch sử, tại mảnh đất Điện Biên hôm nay, anh, chị được gặp một người anh hùng trong chiến dịch Điện Biên năm xưa… Anh, chị và người ấy sẽ nói với nhau chuyện gì ? Đi thăm những nơi nào? Hãy ghi lại điều đó và phát biểu những suy nghĩ, cảm xúc của mình sau cuộc gặp gỡ ấy. (7/20 điểm) 3. Viết về một nhân vật trong tác phẩm văn học đã để lại cho anh, chị nhiều ấn tượng sâu đậm. (7/20 điểm) Hoặc: Viết một bài văn trả lời câu hỏi: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu thơ ca ? (7/20 điểm) Hoặc: Ngôn ngữ thơ Việt Nam rất giàu nhạc tính. Anh, chị hãy viết bài văn làm sáng tỏ nhận định đó qua một đoạn thơ tự chọn. ( 7/20 điểm)

  23. . Đáp án: Câu 1: a)   (2 điểm) mỗi ý đúng sau 0,5 điểm - Sai ngữ pháp: Câu thứ nhất trong đoạn văn - Sai chính tả: dữ rằn; giòng sông; chực quan - Dùng từ sai: đối địch; - Sai logic : vừa hung bạo, vừa dữ dằn Chú ý : khuyến khích những HS nêu được cách sửa nhưng cũng chỉ đạt điểm tối đa ( 2 điểm) b)     Đoạn trích tập trung nói về bệnh xơ vữa động mạch ( 1đ) Tên của đoạn trích : đúng nhất là Bệnh xơ vữa động mạch ( 1đ) Cho ½ điểm những học sinh cũng có thể đặt tên khác như: - Nguyên nhân của bệnh xơ vữa động mạch - Tác hại của bệnh xơ vữa động mạch -  Nguyên nhân, biểu hiện và tác hại của bệnh xơ vữa động mạch… - Không cho điểm khi đặt tên không liên quan gì đến nội dung trích đoạn.

  24. . Đáp án: Câu 1: c) Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ là ( 1 điểm) -  Ẩn dụ, đối lập và so sánh (½ điểm) -  Cho 1 điểm nếu chỉ ra: Ẩn dụ: hình ảnh trang giấy trắng chỉ sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ; đối lập: bom nghìn cân với trang giấy mỏng manh; so sánh: trang giấy mỏng như…, hiền như… - Tác dụng: khắc họa sự tàn khốc của chiến tranh và tội ác của kẻ thù; lòng căm giận và thương cảm của tác giả. ( 1 điểm)

  25. Đáp án: 2. Đề văn nghị luận xã hội yêu cầu vận dụng tổng hợp các kiến thức về văn học, lịch sử, địa lý, đạo đức công dân… Cách viết cũng vận dụng tổng hợp giữa kể, tả, biểu cảm, thuyết minh và nghị luận. Nội dung bài nên có 3 ý lớn: - Kể và tả lại cuộc gặp gỡ: đi những đâu trong những ngày chiến thắng Điện Biên Phủ tại mảnh đất lịch sử này? Không thể kể lung tung mà phải nêu được những địa danh lịch sử quan trọng và có ý nghĩa cả xưa và nay, chẳng hạn:  Đồi A1, hầm Đơ-cat-tơ-ri; Trung tâm chỉ huy Mường Phăng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên, Tượng đài chiến thắng, Bảo tàng Điện Biên…Có thể kết hợp thuyết minh về các thành tựu của thành phố Điện Biên to lớn xinh đẹp hôm nay. - Các câu chuyện cũng không thể không tập trung xung quanh chiến dịch Điện Biên lịch sử, chẳng hạn: những tấm gương anh dũng hy sinh vì tổ quốc, những chuyện về sự tàn khốc của chiến tranh, sự dũng cảm, lạc quan của anh bộ đội cụ Hồ,… - Những suy nghĩ và cảm xúc của mình sau cuộc gặp gỡ cũng cần tập trung vào đề tài Chiến thắng Điện Biên Phủ: đất nước và con người, truyền thống của dân tộc và trách nhiệm của tuổi trẻ, của bản thân… Cho điểm tối đa các ý / câu nếu đúng trọng tâm đã nêu, diễn đạt gãy gọn; trừ điểm những bài sơ sài; không cho điểm các bài nói không liên quan gì đến đề tài đã cho.

  26. Đáp án: Câu 3. Tùy vào đề để xác định cách chấm. Chẳng hạn với Đề 1: Học sinh cần nêu lên được 1 nhân vật  trong một tác phẩm văn học nào đó đã học và đã đọc mà mình yêu thích. Nêu được lí do tại sao nhân vật ấy đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mình; lý do gì cũng được miễn là có sức thuyết phục và càng độc đáo càng hay. Với đề 2: Học sinh tập trung chứng minh được tầm quan trọng của thơ ca. Chứng minh cách nào cũng được, miễn là có sức thuyết phục; ưu tiên các HS vận dụng được các kiến thức về lí luận văn học như nhiệm vụ, chức năng, đặc trưng của văn học để lập luận về sức mạnh và tác dụng của văn học đối với đời sống con người. Với đề 3: Học sinh chọn đoạn thơ nào cũng được, miễn là phân tích để thấy thơ Việt Nam rất giàu nhạc điệu. Như thế phải nêu được cách hiểu của mình về tính nhạc trong thơ, hay nhạc diệu trong thơ biểu hiện qua các hình thức nào ? Từ đó làm sáng tỏ qua đoạn thơ tự chọn. Với đề nào thì cũng phải chú ý xem xét cách thức diễn đạt và những lỗi về kĩ năng viết của học sinh để khuyến khích hoặc trừ điểm.

  27. III. Một số vấn đề về đề mở 1 Quan niệm về đề mở: - Trần Kim Chung (Sở GD & ĐT Phú Thọ): Khác với dạng đề truyền thống thường nêu rõ những mệnh lệnh, có gợi dẫn về thao tác lập luận như “hãy phân tích”, “hãy chứng minh”, “hãy giải thích” hay “hãy bình luận”… , dạng đề mở là loại đề chỉ nêu vấn đề cần bàn luận hoặc chỉ nêu đề tài để viết mà không gò ép một thao tác lập luận cụ thể nào. Như vậy, tùy thuộc vào nội dung vấn đề, đề tài được nêu ra trong đề bài mà người viết lựa chọn và quyết định thao tác nghị luận phù hợp. Một thực tế là, trong quá trình làm bài, ngay cả ở những dạng đề truyền thống có gợi dẫn thao tác nghị luận như “hãy phân tích”, “hãy chứng minh”… thì người viết sẽ không chỉ dùng một thao tác như đề bài yêu cầu mà luôn có sự kết hợp hài hòa giữa các thao tác. Vì thế, việc gợi dẫn thao tác vừa gò bó lại vừa không thật cần thiết.

  28. - (TS. Nguyễn Thị Hồng Vân – Viện Khoa học Giáo dục Việt nam): Đề mở là loại đề văn mà nội dung chỉ nêu ra vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc đề tài viết trong văn tự sự, miêu tả... không nêu mệnh lệnh cụ thể về thao tác lập luận như hãy chứng minh, hãy giải thích, phân tích...hay kể, tả, phát biểu cảm nghĩ... Cũng có dạng đề mở dưới dạng nêu ra một gợi dẫn để học sinh tiếp tục phát triển. Đề mở còn có thể được thể hiện ở những câu hỏi mở, những câu hỏi có thể chấp nhận nhiều cách trả lời, thậm chí có những câu trả lời đối ngược nhau miễn là HS bộc lộ được nhận thức và lập luạn loogic.

  29. - ( Phùng Thị Vân Anh – Vụ Giáo dục thường xuyên): Đề mở không có mệnh lệnh, không bó buộc, không khuôn đúc bài viết của HS ở một dạng, một kiểu bài hoặc một vài tác phẩm. Đề mở thực chất là đề bài vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn.

  30. 2. Các xu hướng mở của đề: Về cơ bản, đề mở phải mở cả về nội dung, tư tưởng và cấu trúc. Cụ thể: - Mở về phạm vi kiến thức bộ môn cần vận dụng: Đề thi, kiểm tra phải đáp ứng được yêu cầu vận dụng nhiều kiến thức của bộ môn để gải quyết các nhiệm vụ. Như đã nói, kiến thức đó nhất định không dùng lại những điều thầy đã giảng trên lớp. Phải sử dụng năng lực được hình thành, các kiến thức cơ bản (có tính chất công cụ) để giải quyết những vấn đề đạt ra. - Mở về tính liên môn và tích hợp kiến thức: Đề thi cần nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn, kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực được học và tìm hiểu để giải quyết. Tình trạng học lệch, học tủ của đa số học sinh sẽ được giảm thiểu rất nhiều nếu đề thi có tính liên môn tốt. Tuy vậy, khi ra đề mở theo hướng liên môn, tích hợp nhiều kiến thức, kỹ năng cần đảm bảo nguyên tắc vừa sức, tích hợp một cách tự nhiên, tránh khiên cưỡng, cứng nhắc.

  31. 2. Các xu hướng mở của đề: - Mở về yêu cầu năng lực: Đề mở phải thể hiện ở sự rộng mở về các yêu cầu năng lực cần vận dụng để giải quyết vấn đề. Các năng lực chung, năng lực chuyên biệt mà môn Ngữ văn có ưu thế thì cần ưu tiên để yêu cầu vận dụng trong quá trình làm bài. Chẳng hạn, các năng lực: giao tiếp, sử dụng tiếng mẹ đẻ, đọc - hiểu, cảm thụ văn chương... Cố gắng khắc phục hiện tượng yêu cầu ghi nhớ máy móc kiến thức đã và đang tồn tại hiện nay. - Mở về yêu cầu tăng tính thực tiễn, thực hành vận dụng giải quyết các tình huống cụ thể: Một trong những tiêu chí quan trọng nhất, cũng là yêu cầu của đề mở là phải mở về khả năng vận dụng kiến thức, huy động các năng lực để giải quyết tình huống thực tiến. Muốn vậy thì đề mở phải giảm thiểu yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc kiến thức. Đề cần đưa ra những vấn đề có tình thời sự, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc để gắn việc học của học sinh vào đời sống. Đề mở theo hướng này sẽ tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho học sinh.

  32. 2. Các xu hướng mở của đề: - Mở về tư tưởng, phẩm chất thể hiện qua bài kiểm tra: Một yêu cầu quan trọng nữa thể hiện tính chất mở của đề thi môn Ngữ văn là khả năng mở về tư tưởng và phẩm chất cho người học. Đề thi sẽ phải tạo điều kiện để học sinh thể hiện tư tưởng của mình một cách trung thực nhất, rõ nét nhất. Tôn trọng những ý kiến, cách nhìn nhận, quan điểm của cá nhân người học về các vấn đề được đặt ra. Đề thi phải dũng cảm chấp nhận mọi hướng tích cực hoặc tiêu cực của học sinh. Đề thi đưa ra được các vấn đề để đánh giá việc bồi đắp tình cảm, nhân cách, phẩm chất của người học, như: lòng nhân ái, vị tha, yêu dân tộc, yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, sống có lương tâm, hướng đến cái đẹp, cái thiện... - Mở về cách thức biểu đạt của học sinh: Đề mở còn thể hiện ở yêu cầu về cách biểu đạt, trình bày của học sinh để thực hiện yêu cầu của đề. Theo hướng này, đề thi không nên gò bó, bắt buộc học sinh trình bày, biểu đạt theo một cách nào cứng nhắc. Khuyến khích sử dụng sáng tạo các phương tiện biểu đạt bằng tiếng mẹ đẻ để diễn đạt suy nghĩ và ý kiến của mình.

  33. 3. Một số dạng đề mở: Mở có định hướng và mở không có định hướng. a. Đề mở có định hướng: Là trong đề bài có gợi ý nội dung, luận điểm mà không gợi ý thao tác lập luận. Ví dụ: - Vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. - Chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Mộ” (Ngục trung nhật kí) của Hồ Chí Minh. b. Đề mở không có định hướng: Là trong đề bài, nội dung và luận điểm, cả thao tác nghị luận cũng không xác định rõ mà người viết phải tự xác định nội dung, phạm vi, thao tác nghị luận. Ví dụ: - Ngày xuân đối thoại với những ngôi mộ liệt sĩ vô danh. - Âm vang thơ Đường trong thơ trung đại Việt Nam.

  34. 4. Đề tham khảo

More Related