1 / 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA: GIÁO DỤC THỂ CHẤT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA: GIÁO DỤC THỂ CHẤT. BÀI TRẮC NGHIỆM MÔN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Câu 1:Theo (anh, chị) hiểu như thế nào là Luật Giáo Dục ?.

tavi
Download Presentation

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA: GIÁO DỤC THỂ CHẤT

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINHKHOA: GIÁO DỤC THỂ CHẤT BÀI TRẮC NGHIỆM MÔN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

  2. Câu 1:Theo (anh, chị) hiểu như thế nào là Luật Giáo Dục ? • Luật Giáo Dục là một văn bản của Quốc hội để thể chế đường lối giáo dục, làm cơ sở của pháp lý cho hoạt động giáo dục. • Luật Giáo Dục là một văn bản của Chính phủ để thể chế đường lối giáo dục, làm cơ sở của pháp lý cho hoạt động giáo dục. • Luật Giáo Dục là văn bản của Nhà nước để thể chế hóa đường lối giáo dục làm cơ sở của pháp lý cho hoạt động giáo dục trong một quốc gia. • Luật Giáo Dục là một văn bản của Bộ giáo dục và đào tạo để thể chế đường lối giáo dục, làm cơ sở của pháp lý cho hoạt động giáo dục.

  3. Câu 2: Luật giáo dục số 38/2005/QH11, ngày 14, tháng 6 năm 2005 có hiệu lực khi nào? • 11/06/2006 • 14/06/2006 • 01/06/2006 • 01/01/2006

  4. Câu 3: Những ai có quyền quyết định ban hành chương trình giáo dục, quy chế để tổ chức các trường chuyên, trường năng khiếu ? • Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo. • Thủ trưởng, cơ quan ngang bộ có liên quan. • Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo, thủ trưởng, cơ quan ngang bộ. • Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với bộ trưởng bộ, thủ trưởng, cơ quan ngang bộ có liên quan.

  5. Câu 4:Theo Luật giáo dục năm 2005 quy định Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn nào dưới đây? • A. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt, đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. • B. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp, lý lịch bản thân rõ ràng. • C. Đạo đức, tư tưởng, đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, lý lịch bản thân rõ ràng • D. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt, đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp, lý lịch bản thân rõ ràng.

  6. Câu 5: Ai là người quy định tiêu chuẩn thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ? • Chủ tịch nước. • Thủ tướng chính phủ. • Chủ tịch quốc hội. • Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.

  7. Câu 6:Trường giáo dưỡng là trường dành cho những người như thế nào ? • Người đã đến tuổi thành niên. • Người chưa đến tuổi thành niên. • Người chưa đến tuổi thành niên vi phạm pháp luật. • Tất cả 3 ý trên.

  8. Câu 7:Những trường nào sau đây được Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách ? • Trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, trường đại học dự bị, trường chuyên, trường giáo dưỡng. • Trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, trường dân lập, trường tư thục, trường giáo dưỡng. • Trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, trường dành cho người tàn tật, khuyết tật. • Trường phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, trường khuyết tật, tàn tật, trường giáo dưỡng.

  9. Câu 8: Chương trình giáo dục cho trường giáo dưỡng do cơ quan nào quy định ? • Bộ trưởng Bộ công an quy định. • Bộ trưởng Bộ giáo dục – đào tạo quy định. • Bộ trưởng Bộ lao động – TB &XH quy định. • Cả 3 bộ trưởng các bộ trên phối hợp quy định.

  10. Câu 9:Theo Luật giáo dục số 38/2005 ngày 14 tháng 6 năm 2005 thì nhà giáo có nhiệm vụ nào sao đây? • Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, co sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác. • Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở. • Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự. • Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

  11. Câu 10: Viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ nào sau đây ? • Tiến sĩ. • Giáo sư, phó giáo sư. • Thạc sĩ. • Cả A và C.

  12. Câu 11: Luật giáo dục số 38/2005/QH11, ngày 14, tháng 6 năm 2005 gồm mấy chương và bao nhiêu điều? • 8 chương, 119 điều. • 9 chương, 120 điều. • 10 chương, 120 điều. • 11 chương, 121 điều.

  13. Câu 12: Trong hệ thống giáo dục của nước ta, trường chuyên được thành lập ở cấp học nào? • Tiểu học. • Trung học cơ sở. • Trung học phổ thông. • Đáp án B và C.

  14. Câu 13: Trường dân lập, trường tư thục hoạt động theo nguyên tắc nào về tài chính? • Tự do • Tự chủ • Tự phát • Cả 3 đáp án trên

  15. Câu 14: Theo luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005, một trong những quyền của nhà giáo là? • Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường. • Không ngừng học tập, rèn luyên để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học. • Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. • Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

  16. Câu 15: Tài sản, tài chính của trường tư thục thuộc sở hữu của ai? • Nhà nước. • Các thành viên góp vốn. • Tập thể của cộng đồng dân cư ở cơ sở. • Nhà nước và bộ giáo dục.

  17. Câu 16: Ai ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác ? • Thủ tướng chính phủ. • Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo. • Chủ tịch nước. • Cả 3 đáp án trên.

  18. Câu 17: Theo Điều 67 của Luật giáo dục thì tài sản, tài chính của trường dân lập thuộc sở hữu của ai? • Nhà nước. • Các thành viên góp vốn. • Tập thể của cộng đồng dân cư ở cơ sở. • Nhà nước và Bộ giáo dục.

  19. Câu 18 : Trong những năm sắp tới thì trường Trung học nào không còn trong thực tiễn? • Bán công. • Tư thục. • Dân lập. • Công lập.

  20. Câu 19: Các văn bản chứng chỉ của Trường Dân Lập Tư thục có giá trị pháp lý như thế nào? • Không có giá trị pháp lý. • Có giá trị pháp lý thấp hơn trường công lập. • Có giá trị pháp lý cao hơn trường công lập. • Có giá trị pháp lý như nhau.

  21. Câu 20:Một sinh viên A tốt nghiệp đại học dân lập B. Sinh viên A cầm tấm bằng đến công ty xin việc thì người của công ty không nhân vì lý do chê bằng của trường dân lập. Anh chị nghĩ như thế nào về câu nói của người của công ty đó? • Làm như vậy không nên, đã đi ngược lại với chủ trương của Nhà nước và làm việc phi lý. Cần xem xét lại trách nhiệm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước. Luật Giáo dục đã quy định bằng cấp của các trường ĐH công lập, dân lập có giá trị như nhau. • Làm như vậy là hợp lý với vì chất lượng giáo dục đại học dân lập không bằng trường công lập. • Người tuyển dụng cần có quyền của mình. Chính sự đánh giá của người tuyển dụng là thước đo tốt nhất cho uy tín của một trường đại học, một loại hình đào tạo. • Người của công ty đó làm đúng vì ngày nay sinh viên dân lập chất lượng đầu ra không kiểm soát được.

  22. CHÚC CÁC BẠN THI TỐT !!!

More Related