1 / 76

Chuyên đề 2 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên đề 2 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. “ Tôi không có hạnh phúc được theo học ở trường đại học. Nhưng cuộc sống đã cho tôi cơ hội học lịch sử, khoa học xã hội và ngay cả khoa học quân sự, phải yêu cái gì, phải biết cái gì .

stamos
Download Presentation

Chuyên đề 2 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chuyên đề 2 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNGĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

  2. “ Tôi không có hạnh phúc được theo học ở trường đại học. Nhưng cuộc sống đã cho tôi cơ hội học lịch sử, khoa học xã hội và ngay cả khoa học quân sự, phải yêu cái gì, phải biết cái gì . Cũng như tôi, tất cả người Việt Nam cần phải yêu độc lập, lao động, Tổ quốc.” - H C M

  3. I/ Tư tưởng Hồ Chí Minh vềCần,kiệm,liêm,chính, chí công, vô tư

  4. Cần,kiệm,liêm, chính, chí công, vô tư Là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất trung tâm của ĐĐCM. Là mối quan hệ “với tự mình”.

  5. 1.CẦN tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. - Dao siêng mài thì sắc bén. Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt. Điều đó rất dễ hiểu. Siêng học tập thì mau biết. Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến.

  6. 2.Kiệm là thế nào? Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Cần với Kiệm phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người. Tiếtkiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.

  7. 3. Liêm là trong sạch, không tham lam. Có Kiệm mới Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam. • Liêm là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của ND”.

  8. 4- Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. 5- Chí cônglà rất mực công bằng, công tâm; 6-vô tưlà không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị “tư ân, tư huệ hoặc tư thù tư oán”, đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc.

  9. II. Chống tham ô lãng phí theo tư tưởng Hồ Chí Minh

  10. II. Chống tham ô lãng phí theo tư tưởng Hồ Chí Minh • Bác cho rằng: "Tham ô, lãng phí là căn bệnh "tứ chứng nan y" của mọi nhà nước. Dù nhà nước phong kiến, nhà nước tư bản hay nhà nước xã hội chủ nghĩa...nếu không có sự giáo dục sâu sắc và mọi hoạt động của nhà nước không được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thì khó tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí".

  11. A. THAM Ô, LÃNG PHÍ, QUAN LIÊU LÀ GÌ? • 1. Tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư; Đục khoét của nhân dân; Ăn bớt của bộ đội; Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình. Hay nói cách khác, tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp mà ai cũng phải thù ghét, phải từ bỏ.

  12. 2.Lãng phí là làm tốn kém hao tổn một cách vô ích. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì lãng phí bao gồm nhiều mặt: Lãng phí sức lao động, lãng phí thời gian, lãng phí của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên của nhân dân, của đất nước. Lãng phí có thể do nhiều nguyên nhân: về trình độ non kém, thiếu kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, độc đoán đưa ra những quyết định sai lầm gây tốn kém hàng chục, hàng trăm tỉ đồng công quỹ của Nhà nước hoặc do chủ ý “ném tiền qua cửa sổ”; coi của công là “của chùa”; ăn uống, biếu xén, tiêu xài xa hoa lãng phí.

  13. 3. Quan liêu: • Theo HCM, quan liêu là “xa rời thực tế, xa rời quần chúng, xa rời mục tiêulý tưởng của Đảng” • Nó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang súng và nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của cán bộ ta, phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính... Nó là một thứ giặc trong lòng, “giặc nội xâm”...

  14. B. CHỐNG THAM Ô, LÃNG PHÍ, QUAN LIÊU • Để nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của bệnh tham ô, lãng phí, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: "Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô".

  15. Chống tham ô, lãng phí là vấn đề luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm và đã trở thành một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên nhân sâu xa dẫn đến căn bệnh tham ô, lãng phí, đó là chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng rất độc, nảy sinh ra các bệnh nguy hiểm như lười biếng

  16. ngại gian khổ, khó khăn, tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành, tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa... Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Tóm lại, do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm.

  17. Vì vậy: “Chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị”. • Tham ô, lãng phí còn do trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa và trình độ tổ chức quản lý nhà nước yếu kém. Vấn đề này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở từ lâu. Mỗi người đảng viên, cán bộ từ trên xuống dưới đừng tưởng mình ở cơ quan Chính phủ là thần thánh rồi, coi khinh nhân dân, cứ lúc nào cũng vác mặt “quan cách mệnh”. Họ tự cho mình cái gì cũng giỏi. Họ xa rời quần chúng và chỉ muốn làm thầy quần chúng. Nói chuyện với cán bộ, đảng viên, Bác nhắc nhở mọi người phải ghi nhớ và làm theo câu nói của Lê-nin là “học, học nữa, học mãi”.

  18. Cán bộ ở cấp càng cao càng phải học nhiều, học văn hóa, học chuyên môn, học đạo đức, học cách cư xử và cách sống làm người... Do trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật thấp, thiếu hiểu biết thực tiễn, quen chỉ đạo, giáo huấn chung chung lại không chịu rèn luyện tu dưỡng nên một số cán bộ, đảng viên đã rơi vào tình trạng tham ô, lãng phí, suy thoái phẩm chất đạo đức... gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.

  19. III. HỒ CHÍ MINH VÀ TÁC PHẨM “SỬA ĐỔI LỐI LÀM VIỆC”

  20. Bố cục của TP “Sửa đổi lối làm việc” ( 6 phần) • 1. Phê bình và sửa chữa. • 2. Mấy điều kinh nghiệm. • 3. Tư cách đạo đức cách mạng. • 4. Vấn đề cán bộ. • 5. Cách lãnh đạo. • 6. Chống thói ba hoa

  21. 1. Phê bình và sửa chữa. • Theo HCM, Có ba dạng khuyết điểm chủ yếu: • - Bệnh chủ quan • - Bệnh hẹp hòi • - Thói ba hoa

  22. 2. Mấy điều kinh nghiệm • Theo HCM, có 6 điều kinh nghiệm: • 1. Có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. • 2. Chính sách thì đúng, cách làm thì sai. • 3. Không biết nghiên cứu kinh nghiệm đến gốc. • 4. Phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái. • 5. Vì ai mà làm, đối ai phụ trách • .6 Sát quần chúng, hợp quần chúng

  23. 3.Tư cách và đạo đức cách mạng • Theo HCM, nội dung đạo đức cách mạng gồm 5 điều: • Nhân • Nghĩa • Trí • Dũng • Liêm

  24. Theo HCM, cán bộ là cái gốc của công việc. Có 5 vấn đề đối với cán bộ: Huấn luyện CB Dạy cán bộ và dùng cán bộ Lựa chọn cán bộ Cách đối với cán bộ 4. Vấn đề cán bộ

  25. 5. Cách lãnh đạo • 1. Lãnh đạo: Muốn lãnh đạo phải tập hợp được quần chúng • 2. Kiểm soát: Phải tổ chức tự kiểm soát. Muốn kiểm soát phải dựa vào quần chúng

  26. 1/ Thói ba hoa biểu hiện ở: Dài dòng rỗng tuếch Cầu kỳ Khô khan, lúng túng Bệnh theo “sáo cũ” Nói không ai hiểu Bệnh hay nói chữ. 6. Chống thói ba hoa

  27. 2/ Cách chống thói ba hoa: • Phải học cách nói của quần chúng • Phải luôn dùng lời lẽ, những ví dụ giản đơn, dễ hiểu • Bao giờ cũng tự hỏi: “ Viết cho ai xem ?” “Nói cho ai nghe?” • Chưa điều tra, nghiên cứu, chưa hiểu rõ thì chớ nói, chớ viết • Trước khi nói, viết phải suy nghĩ cho chín...

  28. IV. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC

  29. I/ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HCM VỀ GIÁO DỤC • Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thể hiện trong ham muốn tột bậc của Người là: làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Đây là những bài học vô cùng quý giá để chúng ta học tập, noi theo và làm tốt hơn nữa sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp, phồn vinh.

  30. “ Một dân tộc dốt là một dân tôc yếu”- HCM • “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” • Đào tạo nên những người thừa kế xây dụng chủ nghĩa xã hội vừa “Hồng” vừa “Chuyên” • “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”

  31. II/ NỘI DUNG , PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC • Chú trọng giáo dục toàn diện “đủ các mặt, đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. • “Học với hành phải kết hợp với nhau” • “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”

  32. Theo Người: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Phải "trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt" mà phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật.

  33. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN • “Nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang” • Bác luôn đánh giá cao vai trò của các cô giáo, thảy giáo đối với xã hội. Người nhấn mạnh: "Những người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh". Muốn được như vậy các cô giáo, thầy giáo, trước hết, phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng rèn luyện chuyên môn, phải là tấm gương trong sáng để học sinh noi theo, phải gương mẫu từ ăn nói đến việc làm,

  34. phải thương yêu chăm sóc học sinh như con em ruột thịt của mình, phải thật sự yêu nghề, yêu trường, phải bộ mãi. Người nhấn mạnh, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mỗi cô giáo, thầy giáo phải là những chiến sĩ trên mặt trận đó. Lời dạy của Người đã đi sâu vào tâm thức của đội ngũ giáo viên, tạo thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho hàng triệu thầy giáo và học sinh thi đua dạy tốt - học tốt.

  35. “Những người làm công tác quản lý giáo dục” • Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: các cấp uỷ chỉnh quyền, các ngành các giới, các đoàn thể quần chúng và toàn xã hội phải thật sự quan tâm đến công tác giáo dục, giúp đỡ nhà trường về mọi mặt, phát huy cao độ dân chủ trong nhà trường để tạo nên sự đoàn kết nhất trí giữa thầy với thấy, thầy với trò, trò với trò, tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường - gia đình - xã hội cùng cộng đồng trách nhiệm đề phát triển giáo dục.

  36. Trong công tác quản lý giáo dục. Người khuyên: phải đi sâu vào việc điều tra nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm. Chủ trương phải cụ thể, thiết thực, đúng đắn, kết hợp chặt chẽ chủ trương chính sách của trung ương với tình hình thực tế và kinh nghiệm quý báu và phong phú của quần chúng, cửa cán bộ và của địa phương.

  37. Cám ơn các thầy. cô đã quan tâm theo dõi theo dõi!

  38. Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ với chí công vô tư. Người cần, kiệm, liêm, chính tất nhiên sẽ chí công vô tư, và ngược lại. 2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng • Đây là sự mở rộng chủ nghĩa yêu nước VN và chủ nghĩa nhân văn HCM. • Ở HCM có sự hài hòa giữa “anh hùng GPDT“ và “chiến sĩ lỗi lạc của phong trào CS quốc tế”.

  39. Thể hiện: *Đoàn kết với ND lao động các nước vì mục tiêu chung đấu tranh GP con người khỏi ách áp bức, bóc lột. *Đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn TG vì một mục tiêu chung. *Đoàn kết với nhân lọai tiến bộ vì HB, công lí và tiến bộ XH. Đoàn kết quốc tế gắn liền với CN yêu nước. CN yêu nước chân chính sẽ dẫn đến CN quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện của CN dân tộc hẹp hòi.

  40. 3.Những nguyên tắc xây dựng ĐĐ mới 3.1.Nói đi đôi với làm, phải nêu gương ĐĐ. • Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi việc làm. Nói đi đôi với làm trước hết là nêu gương tốt. • Người nói:” Trước mắt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán 2 chữ “Cộng Sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ qúi mến những người có tư cách, ĐĐ. Muốn hướng dẫn ND, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước.”

  41. 3.2.Xây đi đôi với chống. • Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây. Muốn xây dựng CNXH phải chống chủ nghĩa cá nhân. • Cần phát huy vai trò của dư luận XH, tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu, viết sách “Người tốt, việc tốt”để tuyên truyền, GD về ĐĐ và lối sống. 3.3 Phải tu dưỡng ĐĐ suốt đời. • “ĐĐCM không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và cũng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.”

  42. Phải rèn luyện, tu dưỡng ĐĐ suốt đời. Người dạy: ”Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.” • Tự rèn luyện rất quan trọng. Ai cũng có chỗ dỡ, chỗ xấu. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình thấy rõ chỗ dỡ, chỗ xấu để khắc phục.

  43. III. Tấm gương ĐĐ Hồ Chí Minh • Chủ tịch HCM là con người bình thường vĩ đại. TGĐĐ của Người ai cũng có thể học để làm theo, để trở thành một người CM, người công dân tốt trong XH. • 1 ký giả Úc: Người ta không thể trở thành một HCM, nhưng ở cụ Hồ mỗi người có thể học một số điều gì làm cho mình trở thành tốt hơn.

  44. 1. ĐĐ HCM là tấm gương trọn đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp GPDT, giải phóng giai cấp, giải phóng con người và nhân loại • Sự lựa chọn từ thiếu thời mục tiêu vì nước, vì dân – ra đi tìm đường cứu nước. • Chấp nhận bao hy sinh, gian khổ trong suốt quá trình đó.

  45. Trả lời báo Pháp, 01/1946: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bực là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. • Nói chuyện cùng đồng bào trước khi sang Pháp: ”Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân”.

  46. Nhà báo Pháp Jean Lacouture: “Trong ngót nửa thế kỷ, ông Hồ lãnh đạo một cuộc chiến đấu chưa từng có về mặt chuyển biến của chiến thuật và tình huống, về tính đa dạng của cách xử trí, về những hy sinh phải chấp nhận, về sức mạnh yếu khác nhau một trời một vực ở mặt vũ khí. Bị tòa án thực dân xử tử hình, mười lần thoát khỏi lưu đày và máy chém, khi thì mặc áo vàng nhà sư Thái Lan, khi thì mặc quân phục đệ bát lộ quân Trung Quốc. Và, giành chính quyền được rồi ông Hồ phải liên tiếp đương đầu với 2 đế quốc phương Tây.

  47. Thời nay có nhà CM nào đủ gan lớn mật dày để chống đối với trật tự của liệt cường với một quyết tâm bền bỉ đến thế? Ông Hồ đã hồi sinh một dân tộc, tái tạo một quốc gia, lãnh đạo hai cuộc chiến tranh về cơ bản là chiến tranh của những người bị áp bức. Cuộc chiến đấu của ông chống Pháp đã dẫn đến sự giải tán một ĐQ thuộc địa lớn. Cuộc chiến đấu của ông chống Mỹ tỏ ra cái giới hạn của sức mạnh kỹ thuật khi đương đầu với con người”. • Sự lựa chọn không lập gia đình của Bác Hồ.

  48. 2. ĐĐ HCM là tấm gương ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, vượt qua mọi thử thách, khó khăn để đạt mục đích CM • Hành động ra nước ngoài tìm đường cứu nước thể hiện ý chí phi thường. • Cả đời Người là một chuỗi năm tháng rất gian khổ. • Lạc quan, tự tin, tin tưởng ngay cả khi ở trong tù • Cuối tháng 7/1945, ở lán Nà Lừa, HCM ốm nặng, tưởng không qua khỏi. Một hôm, đến báo cáo công việc, thấy người sốt, nói mê, đc VNG xin ở lại lán. Đêm ấy, tỉnh cơn sốt, Người nói với VNG:

  49. “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”. - Lời khuyên thanh niên: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên”

More Related