1 / 125

Mechatronics Department

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI. VIỆN CƠ KHÍ. TRUNG TÂM THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ. BAN CƠ-ĐIỆN TỬ. Mechatronics Department. PLC S7 200. Progammable Logic Controller. PLC CƠ BẢN. 1. Giới thiệu chung về PLC.

sera
Download Presentation

Mechatronics Department

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CƠ KHÍ TRUNG TÂM THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ BAN CƠ-ĐIỆN TỬ Mechatronics Department

  2. PLC S7 200 Progammable Logic Controller

  3. PLC CƠ BẢN

  4. 1. Giới thiệu chung về PLC PLC (Programmable Logic Controller) là bộ điều khiển logic lập trình được, được thiết kế nhằm thay thế phương pháp điều khiển truyền thống dùng rơle và các thiết bị rời cồng kềnh khác, nó tạo ra một khả năng điều khiển thiết bị dễ dàng và linh hoạt dựa vào việc lập trình trên các thuật toán logic cơ bản. Ngoài ra nó còn có thể thực hiện những tác vụ khác như: định thời gian trễ, đếm, tính toán, v.v…

  5. 1. Giới thiệu chung về PLC Ngày nay PLC được sản xuất bởi rất nhiều hãng khác nhau trên thế giới như: FESTO, MITSUBISHI, OMRON, ALLEN BRADLEY, LG …và SIEMENS. Các thiết bị phần cứng và phần mềm của hãng SIEMENS ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các quá trình tự động ở trong các nhà máy. Chúng bao gồm PG (thiết bị lập trình), họ SIMATIC S5, S7, M5, M7… các bộ phần mềm lập trình, điều khiển, giám sát, lập cấu hình mạng, giao diện người-máy như: Step7 MicroWin, Step7, WinCC,…

  6. 1. Giới thiệu chung về PLC Một số ứng dụng PLC trong công nghiệp • Thang máy

  7. 1. Giới thiệu chung về PLC Một số ứng dụng PLC trong công nghiệp • Tủ điện:

  8. 1. Giới thiệu chung về PLC • Ưu điểm của PLC • Không cần đấu dây cho sơ đồ điều khiển logic như kiểu Relay. • Có độ mềm dẻo sử dụng rất cao, muốn thay đổi phương pháp điều khiển chỉ cần thay đổi chương trình điều khiển. • Chiếm vị trí không gian nhỏ trong hệ thống. • Nhiều chức năng điều khiển. • Tốc độ xử lý thời gian thực tương đối cao. • Công suất tiêu thụ nhỏ • Không cần quan tâm nhiều về vấn đề lắp đặt.

  9. 1. Giới thiệu chung về PLC • PLCĐược sử dụng rộng rãi trong công nghiệp vì: • Bền trong môi trường công nghiệp. • Giao diện không thân thiện với người sử dụng. • Tốc độ xử lý tương đối cao. • Có nhiều loại khác nhau để lựa chọn tùy nhu cầu sử dụng và độ phức tạp của hệ thống điều khiển. • Có khả năng mở rộng số đầu vào/ra khi mở rộng nhu cầu điều khiển bằng cách nối thêm các khối vào ra chức năng. • Dể dàng điều khiển và giám sát từ máy tính. • Giá thành hợp lý tùy vào từng loại PLC

  10. 1. Giới thiệu chung về PLC • Kết cấu của PLC: • So với một hệ thống máy tính, PLC khác ở cả hardware (phần cứng), firmware (chương trình) và software (phần mềm). Tuy vậy về cơ bản, PLC dựa trên cơ sở một microcomputer. • Hardware:bao gồm các thiết bị công nghệ, bảng mạch in, các mođun tích hợp, pin, vỏ… • Firmware:là một bộ phận phần mềm, nó được cài đặt sẵn và được cung cấp bởi nhà sản xuất. Nó bao gồm hệ thống lịch trình, được sử dụng cho việc khởi động sau khi có nguồn cấp vào. Hơn nữa, một PLC còn có một hệ điều hành, nó được lưu ở trong ROM (bộ nhớ chỉ đọc) hoặc trong EPROM. • Software:là chương trình do người sử dụng viết. Chúng thường được cài ở trong RAM (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) để có thể chỉnh sửa được.

  11. 1. Giới thiệu chung về PLC • Các thành phần của PLC: • Bộ Vi xử lý (CPU: Central Processing Unit) • Một hệ điều hành (software) để quản lý và thực hiện chương trình. • Bộ nhớ để lưu chương trình điều khiển và dữ liệu vào ra. • Các đầu vào, đầu ra để nhập dữ liệu từ cảm biến và xuất dữ liệu ra cơ cấu chấp hành.

  12. 1. Giới thiệu chung về PLC • Nguyên lý hoạt động của PLC:

  13. LOGO: Ứng dụng cho các hệ thống nhỏ khoảng vài chục I/O. 1. Giới thiệu chung về PLC

  14. Simatic S7-200: - Ứng dụng cho các hệ thống nhỏ có số lượng khoảng 148 I/O 1. Giới thiệu chung về PLC • S7-200 gồm các loại sau: • S7-200 CPU 214 • S7-200 CPU 221 • S7-200 CPU 222 • S7-200 CPU 224 • S7-200 CPU 224-XP • S7-200 CPU 226

  15. Simatic S7-300: Ứng dụng cho các hệ thống vừa có số lượng vài ngàn I/O. - Bộ S7-300 CPU 318 có khả năng quản lý: 65,536 đầu vào số, 65,536 đầu ra số, 4096 đầu vào tương tự, 4096 đầu ra tương tự. - Simatic S7-300 có các loại CPU sau: CPU 312; CPU 313; CPU314; CPU 315; CPU 317; CPU 318; PLC của SIEMENS

  16. 1. Giới thiệu chung về PLC • Cấu tạo: Bộ PLC gồm các phần sau. • Modul nguồn • Bộ xử lý trung tâm CPU • Bộ xử lý truyền thông CP • Các đầu vào/ra (số và tương tự) • Các Module đặc biệt.

  17. 1. Giới thiệu chung về PLC • Module đầu vào tín hiệu số: • Mô đun đầu vào của một PLC kết nối với cảm biến. Tín hiệu từ cảm biến được đưa vào bộ điều khiển trung tâm. Mô đun đầu vào có các chức năng quan trọng sau: • Nhận biết tín hiệu • Biến đổi điện áp vào thành tín hiệu logic • Bảo vệ cảm ứng điện từ điện áp bên ngoài • Thể hiện tín hiệu

  18. 1. Giới thiệu chung về PLC • Module đầu ra tín hiệu số: • Mô đun đầu ra đưa tín hiệu của khối điều khiển trung tâm đến phần tử điều khiển cuối cùng, nó được thực hiện theo nhiệm vụ điều khiển. Nhìn từ khía cạnh ứng dụng PLC, mô đun đầu ra có các chức năng sau: • Biến điện áp logic thành điện áp điều khiển. • Bảo vệ điện tử cảm ứng từ điện áp nhiễu từ bộ điều khiển. • Khuyếch đại công suất để đáp ứng công suất cho phần tử tự động cuối cùng. • Bảo vệ ngắn mạch và bảo vệ quá tải. • Có 2 cách để đạt được những chức năng trên: là sử dụng rơle hoặc sử dụng điện tử công suất.

  19. 2. PLC S7 200 của SIEMENS • Khối xử lý trung tâm • - Thành phần cơ bản của S7 - 200 là khối xử lý trung tâm (CPU: Central Processing Unit) bao gồm hai chủng loại: CPU 21x và CPU 22x. Mỗi chủng loại có nhiều CPU. Loại CPU 21x ngày nay không còn sản xuất nữa, tuy nhiên hiện vẫn còn sử dụng rất nhiều trong các trường học và trong sản xuất. Tiêu biểu cho loại này là CPU 214.

  20. CPU 214 có cấu hình như sau: 2. PLC S7 200 của SIEMENS

  21. 2. PLC S7 200 của SIEMENS • Mô tả các đèn báo trên CPU 214: • - SF (Đèn đỏ): Đèn đỏ SF báo hiệu hệ thống bị lỗi. Đèn SF sáng lên khi PLC có lỗi. • - RUN ( Đèn xanh): cho biết PLC đang ở chế độ làm việc và thực hiện chương trình được nạp vào trong bộ nhớ chương trình của PLC. • - STOP (Đèn vàng): Đèn vàng STOP chỉ định PLC đang ở chế độ dừng. Dừng chương trình đang thực hiện lại. • - I x.x (Đèn xanh): Đèn xanh ở đầu vào chỉ định trạng thái tức thời của đầu vào ( x.x = 0.0 - 1.5). Đèn này báo hiệu trạng thái của tín hiệu theo giá trị logic của đầu vào. • - Qy.y (Đèn xanh): Đèn xanh ở đầu ra chỉ định trạng thái tức thời của đầu ra (y.y = 0.0 - 1.1). Đèn này báo hiệu trạng thái của tín hiệu theo giá trị logic của đầu ra.

  22. Chọn chế độ làm việc cho PLC Công tắc chọn chế độ làm việc nằm ở phía trên, có ba vị trí cho phép chọn các chế độ làm việc khác nhau của PLC: - RUN: Cho phép PLC thực hiện chương trình trong bộ nhớ. PLC S7-22x sẽ rời khỏi chế độ RUN và chuyển sang chế độ STOP nếu trong máy có sự cố, hoặc trong chương trình gặp lệnh STOP. - STOP: Cưỡng bức PLC dừng chương trình đang chạy và chuyển sang chế độ STOP. Ở chế độ STOP, PLC cho phép hiệu chỉnh, nạp, xóa một chương trình. - TERM: Cho phép người dùng từ máy tính quyết định chọn một trong hai chế độ làm việc cho PLC hoặc RUN hoặc STOP. 2. PLC S7 200 của SIEMENS

  23. 2. PLC S7 200 của SIEMENS • CPU 214 có các đặc tính như sau: • - Bộ nhớ chương trình (chứa trong EEPROM): 4096 Byte (4 kByte) • - Bộ nhớ dữ liệu: 4096 Byte (trong đó 512 Byte chứatrong EEPROM) • - Số lượng đầu vào: 14đầu vào tích hợp trong CPU • - Số lượng đầu ra: 10 đầu ra digital tích hợp trong CPU • - Số module mở rộng: tối đa 7 module gồm cả module analog • - Số lượng cổng vào/ra số cực đại: 64 • - Số lượng Timer :128 Timer chia làm 3 loại theo độ phân giải khác nhau: 4 Timer 1ms, 16 Timer 10 ms và 108 Timer có độ phân giải 100ms. • - Số lượng Counter: 128 bộ đếm chia làm hai loại: 96 Counter Up và 32 Counter Up/Down.

  24. 2. PLC S7 200 của SIEMENS • CPU 214 có các đặc tính như sau: • - Bit memory (Vùng nhớ M): 256 bit • - Special memory (SM) : 688 bit dùng để thông báo trạng thái và đặtchế độ làm việc. • - Có phép tính số học • - Bộ đếm tốc độ cao: 2 counter 2KHz và 1 counter 7KHz • - Đầu vào analog tích hợp sẵn: 2. • - Các chế độ ngắt và xử lý ngắt gồm: ngắt truyền thông, ngắt theo sườn lên hoặc xuống, ngắt thời gian, ngắt của bộ đếm tốc độ cao và ngắt truyền xung. • Toàn bộ vùng nhớ không bị mất dữ liệu trong khoảng thời gian 190 giờ khi PLC bị mất nguồn nuôi.

  25. Truyền thông CPU 214: - S7-214 sử dụng truyền thông nối tiếp RS485 với phích nối 9 chân để phục vụ cho việc ghép nối với thiết bị lập trình hoặc với các trạm PLC khác. - Tốc độ truyền cho máy lập trình kiểu PPI là 9600 baud. - Ghép nối S7-200 với máy tính PC qua đầu RS-232 cần có cáp nối PC/PPI với bộ chuyển đổi RS232/RS485 và qua đầu USB ta có cáp USB/PPI. 2. PLC S7 200 của SIEMENS

  26. 2. PLC S7 200 của SIEMENS Truyền thông giữa máy tính, PLC và cơ cấu chấp hành

  27. 2. PLC S7 200 của SIEMENS • Mô đun mở rộng: Các module mở rộng được chia thành 4 loại chính: - Module nguồn nuôi (PS: Power Supply): được sử dụng để biến đổi điện áp 220V thành 24V để cung cấp cho các module khác. - Module ghép nối (IM: Interface Module): đây là loại module chuyên dụng có nhiệm vụ nối từng nhóm module mở rộng lại với nhau thành một khối và được quản lý chung bởi một CPU. - Module chức năng (FM: Function Module): là loại module chức năng điều khiển riêng như: module điều khiển động cơ, module PID, module điều khiển vòng kín,… - Module truyền thông (CP: Communication Module): phục vụ truyền thông trong mạng giữa các PLC với nhau hoặc giữa PLC với máy tính.

  28. 2. PLC S7 200 của SIEMENS • Module mở rộng vào/ra tín hiệu số: • - Module mở rộng các đầu vào số (DI: Digital Input): Số các đầu vào số có thể là 8, 16 hoặc 32 tùy loại module. • - Module mở rộng các đầu ra số (DO: Digital Output): Số các đầu ra số có thể là 8, 16 hoặc 32 tùy loại module. • - Module mở rộng các đầu vào/ra số (DI/DO: Digital Input/Digital Output): Số các đầu vào/ra số có thể là 8 vào/8 ra hoặc 16 vào/16 ra tùy loại module.

  29. 2. PLC S7 200 của SIEMENS • Mô đun mở rộng analog: Module A/D: - Module mở rộng các đầu vào tương tự (AI: Analog Input): chúng chính là những bộ chuyển đổi tương tự số 12 bit (AD). Số các đầu vào tương tự có thể là 2, 4 hoặc 8 tùy loại module. - Khối đầu vào tương tự AI (Analog Input): Tín hiệu analog đầu vào có thể là tín hiệu điện áp hoặc dòng điện. Tùy thuộc vào tín hiệu analog cần đọc là loại nào mà người sử dụng có thể cài đặt cho phù hợp bằng các công tắc được gắn trên module. Hiện có các khối đầu vào: 4AI, 8AI. Đối với tín hiệu analog được tạo ra bởi thermocoupe (cặp nhiệt) và RTD thì sử dụng các module đo nhiệt tương ứng.

  30. Nối nguồn cung cấp điện cho CPU: 2. PLC S7 200 của SIEMENS • - Xoay chiều: 85...264 VAC, f = 47...63 Hz • - Một chiều: 20,4 ... 28,8 VDC • - Để có thể nhận biết việc cấp nguồn cho CPU, khối vào, khối ra số ta căn cứ vào các chữ số đi kèm theo CPU như sau: • CPU 2xx DC/DC/DC: Nguồn cấp cho CPU là DC, nguồn cho cổng vào là DC, nguồn cấp cho cổng ra là DC. • CPU 2xx AC/DC/Relay: Nguồn cấp cho CPU là AC, nguồn cho cổng vào là DC, cổng ra là Relay có thể cấp nguồn là DC hoặc AC.

  31. Kết nối các đầu vào số với thiết bị ngoại vi: 2. PLC S7 200 của SIEMENS a. Nút nhấn và cảm biến có cổng ra là relay nối với cổng vào loại sinking. b. Nút nhấn và cảm biến loại PNP nối với cổng vào loại sinking. c. Nút nhấn và cảm biến loại NPN nối với cổng vào loại sourcing.

  32. Kết nối các đầu ra số với thiết bị ngoại vi: 2. PLC S7 200 của SIEMENS • Nguồn cung cấp cho các khối ra của họ S7-200 có thể là: • - Xoay chiều: 20...264 VAC, f = 47...63 Hz; • - Một chiều: 5...30 VDC đối với cổng ra rơ le; 20.4 ... 28.8 VDC đối với cổng ra transistor; • Các khối ra tiêu chuẩn của PLC thường có 8 đến 32 cổng ra theo cùng loại và có dòng định mức khác nhau. cổng ra có thể là rơ le, transistor hoặc triac. • - Rơ le là cổng ra linh hoạt nhất. Chúng có thể là cổng ra AC và DC. Tuy nhiên đáp ứng của cổng ra rơ le chậm, giá thành cao và bị hư hỏng sau vài triệu lần đóng cắt. • - Đầu ra transistor thì chỉ sử dụng với nguồn cung cấp là DC và cổng ra triac thì chỉ sử dụng được với nguồn AC. Tuy nhiên đáp ứng của các cổng ra này nhanh hơn.

  33. Kết nối các đầu ra số với thiết bị ngoại vi: 2. PLC S7 200 của SIEMENS • Hình a là một ví dụ cho các khối ra sử dụng 24VDC với mass chung. Tiêu biểu cho loại này là cổng ra transistor. Trong ví dụ này các cổng ra được kết nối với tải công suất nhỏ là đèn báo và cuộn dây relay. Quan sát mạch kết nối này, đèn báo sử dụng nguồn cung cấp là 24VDC. • - Nếu cổng ra .6 ở mức logic “1” (24VDC) thì dòng sẽ chảy từ cổng ra .6 qua đèn H1 và xuống Mass (M), đèn sáng. Nếu cổng ra ở mức logic “0” (0V), thì đèn H1 tắt. • - Nếu cổng ra .4 ở mức logic “1” thì cuộn dây rơ le có điện, làm tiếp điểm của nó đóng lại cung cấp điện 220 Vac cho động cơ. • Hình b là một ví dụ cổng ra relay sử dụng nguồn cấp là 24 VDC, • Hình c là ví dụ cổng ra triac sử dụng nguồn xoay chiều 24 VAC.

  34. Sơ đồ nối dây CPU 214 DC/DC/DC với nguồn và thiết bị ngoại vi: 2. PLC S7 200 của SIEMENS

  35. Sơ đồ nối dây CPU 224 AC/DC/rơle với nguồn và thiết bị ngoại vi: 2. PLC S7 200 của SIEMENS

  36. Các phần tử cơ bản trong một chương trình PLC S7-200: 3. Phần mềm lập trình cho PLC 1. Chương trình chính (main program) 2. Chương trình con (subroutine) 3. Chương trình ngắt (interrupt rountine) 4. Khối hệ thống (system block) 5. Khối dữ liệu (data block)

  37. Chương trình chính OB1 (main program): 3. Phần mềm lập trình cho PLC - Đây là phần khung của chương trình, chứa các lệnh điều khiển chương trình ứng dụng. Với một số chương trình điều khiển nhỏ, đơn giản chúng ta có thể viết tất cả các lệnh trong khối này. Chương trình ứng dụng được xử lý bắt đầu từ chương trình chính, các lệnh được xử lý lần lượt từ trên xuống dưới và chỉ một lần ở mỗi vòng quét. Trong S7-200 chương trình được chứa trong khối OB1.

  38. Chương trình con SUB (subroutine): 3. Phần mềm lập trình cho PLC - Các lệnh viết trong chương trình con chỉ được xử lý khi chương trình con được gọi (Call) từ chương trình chính, từ một chương trình con khác hoặc từ một chương trình ngắt. Sử dụng chương trình con khi chúng ta muốn phân chia nhiệm vụ điều khiển. Mỗi một chương trình con viết cho một nhiệm vụ nhỏ hoặc khi có các yêu cầu điều khiển tương tự nhau thì chúng ta chỉ cần tạo ra chương trình con một lần và có thể gọi ra nhiều lần từ chương trình chính khác nhau. Sử dụng chương trình con có một số ưu điểm sau: - Chương trình điều khiển được chia theo nhiệm vụ điều khiển nên có cấu trúc rõ ràng, rất thuận tiện cho việc chỉnh sửa hay kiểm tra chương trình. - Giảm thời gian vòng quét của chương trình. CPU không phải liên tục xử lý tất cả các lệnh của chương trình mà chỉ xử lý chương trình con khi có lệnh gọi tương ứng. - Chương trình con cho phép giảm công việc soạn thảo khi có các yêu cầu điều khiển tương tự nhau.

  39. Chương trình ngắt INT (interrupt routine) 3. Phần mềm lập trình cho PLC - Chương trình ngắt được thiết kế để sử dụng cho một sự kiện ngắt được định nghĩa trước. Bất cứ khi nào sự kiện ngắt xác định xảy ra, thì S7-200 thực hiện chương trình ngắt. - Chương trình ngắt không được gọi bởi chương trình chính mà theo sự kiện ngắt xảy ra. Chương trình ngắt sẽ chỉ được xử lý mỗi khi sự kiện ngắt xảy ra.

  40. Khối hệ thống (system block): 3. Phần mềm lập trình cho PLC - System block cho phép ta cấu hình các tùy chọn phần cứng khác nhau cho S7-200. • Khối dữ liệu (data block) - Data block lưu trữ các giá trị biến khác nhau (vùng nhớ V) được sử dụng trong chương trình. Giá trị ban đầu của các dữ liệu có thể nhập vào trong khối dữ liệu.

  41. 3. Phần mềm lập trình cho PLC • Những vấn đề cần hiểu khi lập trình với S7-200: • Bộ nhớ • Các kiểu dữ liệu • Các phép toán logic • Các phép toán so sánh ....

  42. 3. Phần mềm lập trình cho PLC • Bộ nhớ • Bộ nhớ RAM: Ký hiệu là vùng nhớ M (ví dụ: M0.0,MB0, MW0, MD0): là những loại bộ nhớ mà khi mất điện thì giá trị của chúng bằng 0. • Bộ nhớ ROM: Ký hiệu là vùng nhớ V (ví dụ: VB0.0, VB0, VW0, VD0): là những loại bộ nhớ mà khi mất điện giá trị của chúng không đổi. • Bộ nhớ đặc biệt: Ký hiệu là vùng nhớ SM ( ví dụ SM0.0, SM0.1…) là những vùng nhớ đặc biệt. Ví dụ SM0.0 luôn bằng 1, SM0.1 có giá trị bằng 1 với vòng quét đầu tiên của PLC dùng để khởi tạo tham số cho quá trình điều khiển.

  43. 3. Phần mềm lập trình cho PLC • Các kiểu dữ liệu • Kiểu logic(Kiểu Boolean) : Có giá trị 0 và 1. Lưu trữ bằng 1 bit .Ví dụ M0.0, M0.1,VB0.0, SM0.0… • Kiểu Integer: Có giá trị từ -32768 đến 32768, Lưu trữ bằng ô nhớ 16Bit. Ví dụ MW0, MW2, VW0, AIW0, AQW0… • Kiểu Double Integer:Có giá trị từ -65536 đến 65536, Lưu trữ bằng ô nhớ 32Bit. Ví dụ MD0, MD4, VD0. • Kiểu Real( Số thực): Lưu trữ bằng 32Bit,ví dụ MD0, MD4, VD0… • Kiểu BCD: Lưu trữ bằng 1Byte, ví dụ MB0,VB0,VB1,…

  44. 3. Phần mềm lập trình cho PLC • Các phép toán logic

  45. 3. Phần mềm lập trình cho PLC • Timer • S7-200 CPU 224 có 256 Timer gồm các loại sau: • TON: Bộ tạo thời gian trễ không có nhớ (On DelayTimer) • TONR:Bộ tạo thời gian trễ có nhớ (Retentive On DelayTimer) • TOF: (Of Delay Timer) Chú ý: Vì TON và TOF sử dụng cùng số Timer, nên không thể đặt cho cả haicó cùng số Timer. Ví dụ đã đặt TON là T37 thì không được đặt TOF là T37.

  46. 3. Phần mềm lập trình cho PLC • Timer TON • Giá trị của bộ đếm 0 - 32767 kiểu integer: Qua giản đồ trên ta nhận thấy để timer TON đóng trễ được hết thời gianđặt trước (ví dụ 10s) thì trạng thái tín hiệu tại cổng vào IN cần được duy trì ởmức 1 trong suốt khoảng thời gian này. Nếu sau 10s mà cổng vào IN vẫn duy trìở mức 1 thì giá trị hằng số thời gian trong timer sẽ tiếp tục tăng cho tới khi đạtgiá trị tối đa là 32767. Để xóa Timer, có thể sử dụng lệnh Reset (R). Lệnh Reset sẽ làm cho Timer Bit ở mức logic “0” và giá trị hiện hành của Timer (Timer Current) =0.

  47. 3. Phần mềm lập trình cho PLC • Timer TOFF • Giá trị của bộ đếm 0 - 32767 kiểu integer: Sử dụng timer này khi cần trễ thêm một khoảng thời gian rồi mới tắtcổng ra kể từ khi tín hiệu cổng vào IN xuống “0”. Timer TOF chỉ thực hiện đếmthời gian khi IN chuyển từ “1”xuống “0”.Khi cổng vào IN của Off-Delay Timer (TOF) ở logic “1”, thì Timer Bit ngaylập tức được đặt lên mức logic “1” và giá trị hiện hành được xóa về 0. Khi cổngvào IN xuống “0”, thì timer đếm cho đến khi thời gian trôi qua đạt đến giá trịthời gian đặt trước. Khi đạt đến giá trị đặt trước, Timer Bit được đặt về “0” vàgiá trị hiện hành dừng đếm. Nếu cổng vào IN ở “0” trong khoảng thời gian ngắnhơn giá trị đặt trước, thì Timer Bit giữ ở “1”.

  48. 3. Phần mềm lập trình cho PLC • Counter • Ứng dụng: Đếm sườn xung của các tín hiệu đầu vào • S7-200 có 256 counter: C0 đến C255 • Phân loại: • CTU (Up Counter): Bộ đếm tăng dần • CTD (Down Counter): Bộ đếm giảm dần • CTUD (Up/Down Counter): Bộ đếm tăng dần và bộ đếm giảm dần • HSC: Bộ đếm tốc độ cao đếm tín hiệu xung đến 30KHZ

  49. 3. Phần mềm lập trình cho PLC • Bộ đếm tăng dần CTU • Giá trị của bộ đếm 0 - 32767 kiểu integer: Mỗi khi tín hiệu tại CU từ mức “0” lên “1” thì bộ đếm sẽ tăng giá trị hiệnhành của nó lên 1 đơn vị. Khi giá trị hiện hành của bộ đếm (Cxxx) lớn hơnhoặc bằng giá trị đặt trước tại cổng vào PV (Preset Value) thì cổng ra bit củacounter (counter bit) sẽ lên mức “1”. Giá trị đếm lên tối đa là 32.767.Bộ đếm sẽ bị xóa về 0 khi cổng vào Reset (R) lên mức “1”, hoặc khi sửdụng lệnh Reset để xóa bộ đếm.

  50. 3. Phần mềm lập trình cho PLC • Bộ đếm giảm dần CTD • Giá trị của bộ đếm 0 - 32767 kiểu integer: Mỗi khi tín hiệu tại CD từ mức “0” lên “1” thì bộ đếm sẽ giảm giá trị hiệnhành của nó xuống 1 đơn vị. Khi giá trị hiện hành của bộ đếm (Cxxx) bằng 0,thì Counter Bit Cxxx lên “1”. Bộ đếm xóa Counter Bit Cxxx và nạp giá trị đặttrước ở PV khi cổng vào LD (load) lên mức “1”.Bộ đếm sẽ dừng đếm khi giá trị hiện hành bằng 0 và counter bit Cxxx lên “1”. Khi xóa bộ đếm bằng lệnh Reset, counter bit bị xóa và giá trị hiện hànhđược đặt về 0.

More Related