1 / 16

Tuần 2: CÂU HỎI VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Tuần 2: CÂU HỎI VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. Cách chuyển hoá từ câu hỏi quản lý sang câu hỏi nghiên cứu. Sau khi có câu hỏi/vấn đề quản lý: Bước 0: Giới hạn vấn đề quản lý Bước 1 : “Cần biết điều gì để giúp ra quyết định phù hợp?” Liệt kê các tri thức/ thông tin cần có

quin-king
Download Presentation

Tuần 2: CÂU HỎI VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Tuần 2: CÂU HỎI VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

  2. Cách chuyển hoá từ câu hỏi quản lý sang câu hỏi nghiên cứu Sau khi có câu hỏi/vấn đề quản lý: • Bước 0: Giới hạn vấn đề quản lý • Bước 1: “Cần biết điều gì để giúp ra quyết định phù hợp?” • Liệt kê các tri thức/ thông tin cần có • Tiếp tục đặt câu hỏi “cần biết gì…” cho tới khi đạt tới thông tin gốc cần biết • Bước 2: “Những tri thức và thông tin nào chưa biết – không đáng tin?” • Bước 3: “Mình có thể tìm/nghiên cứu tới mức độ nào?” • Bước 4: Đặt câu hỏi nghiên cứu dưới dạng tri thức mới cần tìm • Bước 5: Suy nghĩ và quay lại bước 1 nếu phạm vi còn rộng hoặc quá hẹp

  3. Thực hành “Chủ trương xã hội hoá giáo dục đã được thực hiện trong nhiều năm qua. Bên cạnh những thành công, một số chuyên gia cho rằng chủ trương này có thể đang làm giảm tiếp cận của người nghèo tới dịch vụ giáo dục có chất lượng, đồng thời làm tăng tệ nạn tham nhũng trong giáo dục. Nhà nước cần can thiệp hay chưa, và can thiệp như thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của chính sách xã hội hoá trong giáo dục?” • Hãy chuyển hóa câu hỏi (vấn đề) quản lý thành câu hỏi nghiên cứu

  4. Câu hỏi nghiên cứu • Đánh đúng vào “khoảng trống” quan trọng trong tri thức chuyên ngành • Vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn – được nhiều người quan tâm • Vấn đề chưa ai nghiên cứu • Vấn đề có thể nghiên cứu/kiểm định • Câu hỏi nghiên cứu là “viên gạch” đầu tiên quan trọng nhất của luận án

  5. Xác định câu hỏi nghiên cứu • Hãy dành nhiều thời gian để suy nghĩ cho câu hỏi nghiên cứu của mình • Hãy trao đổi với các nhà nghiên cứu chuyên sâu hoặc nhà quản lý trong lĩnh vực đó về câu hỏi nghiên cứu • Có thể bắt đầu bằng câu hỏi khá rộng, sau đó cụ thể hóa: sâu hơn, sắc hơn, thú vị hơn

  6. Đặc tính quan trọng nhất của câu hỏi nghiên cứu là gì

  7. MÔ HÌNH/KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

  8. Ví dụ: Năng lực cạnh tranh một ngành Câu hỏi quản lý: làm thế nào nâng cao năng lực cạnh tranh ngành A Câu hỏi nghiên cứu: các nhân tố nào ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành A? MÔ HÌNH PORTER Cạnh tranh trong ngành Điều kiện cầu Điều kiện đầu vào Ngành bổ trợ

  9. Mô hình là gì? • Nghiên cứu: là quá trình tìm tri thức mới • Tri thức: là hiểu biết của cá nhân/cộng đồng về hiện thực khách quan – quy luật của cuộc sống (Mác: “Tự do là hành động theo quy luật”) • Mô hình: thể hiện mối quan hệ có tính hệ thống giữa các nhân tố. Mô hình thể hiện quy luật của hiện tượng sự vật dưới dạng đơn giản hoá. • Mô hình nghiên cứu: thể hiện mối quan hệ của các nhân tố (biến) trong phạm vi nghiên cứu. Mối quan hệ này cần được phát hiện và/hoặc kiểm chứng.

  10. VAI TRÒ CỦA MÔ HÌNH • Sau khi có câu hỏi nghiên cứu cần xác định định hướng nghiên cứu • Mô hình giúp: • Xác định các nhân tố/ lĩnh vực cần thu thập thông tin • Xác định mối quan hệ cần phân tích/ kiểm định giữa các “biến”

  11. CẤU PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH • Nhân tố mục tiêu (biến phụ thuộc) • Ví dụ: năng lực cạnh tranh ngành • Nhân tố tác động (biến độc lập) • Ví dụ: 4 nhóm nhân tố trong mô hình của Porter • Mối quan hệ của các nhân tố - đặc biệt là quan hệ giữa nhân tố tác động và mục tiêu • Ví dụ: Khách hàng nội địa càng khó tính thì năng lực cạnh tranh của ngành càng được phát triển • Tùy sự phát triển của lý thuyết mà mô hình có thể không có đủ yếu tố 2 và 3

  12. Thực hành 1: Báo cáo Nghiên cứu Thanh tra • Xác định lý thuyết được lựa chọn • Xác định các cấu phần của mô hình

  13. Hình thức thể hiện mô hình 2) Phương trình toán học Y = b0 + b1*(Xuatkhau) + R b1 = g10 + g11*(Minhbach) + u1 1) Hình vẽ Môi trường tỉnh - Minh bạch Xuất khẩu Kết quả kinh doanh

  14. Suy nghĩ về mô hình nghiên cứu của mình • Q1: “Nhân tố trọng tâm mình quan tâm là gì?” • Q2: “Có những nhân tố nào tác động tới sự thay đổi của nhân tố trọng tâm?” • Q3: “Mối quan hệ của các nhân tố đó tới nhân tố trọng tâm là gì? (thuận hay ngược chiều, một chiều hay hai chiều, v.v.)?” • Q4: “Thể hiện các nhân tố và mối quan hệ của chúng như thế nào?”

  15. Thực hành 2: Cơ chế chia sẻ tri thức... • Xác định lý thuyết được lựa chọn • Thể hiện mô hình (ngầm định) của bài viết (tuân theo các bước ở trên)

  16. XÂY DỰNG MÔ HÌNH • Dựa trên cơ sở lý thuyết • Tổng hợp các lý thuyết liên quan: Anh/chị phải đọc và thấm nhuần các lý thuyết liên quan • Lựa chọn lý thuyết phù hợp/ Có thể chọn các lý thuyết đối lập và kiểm định xem lý thuyết nào phù hợp • Cụ thể hóa luận điểm lý thuyết thành các biến và mối quan hệ của các biến • So sánh với điều kiện thực tiễn để tiến hành nghiên cứu

More Related