1 / 54

TÌNH HÌNH KT-XH, ANQP NĂM 2012

TÌNH HÌNH KT-XH, ANQP NĂM 2012. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ & GIẢI PHÁP NĂM 2013. TS . ĐẶNG MẠNH TRUNG TUV, PHÓ TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY ĐỒNG NAI. I. Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2012. Phần mở đầu. II.

Download Presentation

TÌNH HÌNH KT-XH, ANQP NĂM 2012

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TÌNH HÌNH KT-XH, ANQP NĂM 2012 PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ & GIẢI PHÁP NĂM 2013 TS. ĐẶNG MẠNH TRUNG TUV, PHÓ TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY ĐỒNG NAI

  2. I Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2012 Phần mở đầu II Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2013 NỘI DUNG:

  3. Phần thứ nhất: Bối cảnh nền kinh tế trong nước và Thế giới năm 2012

  4. Bối cảnh nền kinh tế Thế giới

  5. + Kinh tế Đông Á tăng trưởng ấn tượng Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định Đông Á - Thái Bình Dương ngày càng giữ vai trò trọng và hiện đóng góp 40% vào tốc độ tăng trưởng toàn cầu. Kinh tế khu vực tăng trưởng 7,5%, thấp hơn kết quả 8,3% của năm 2011 nhưng các tín hiệu hiện tại cho thấy sẽ phục hồi tốt hơn trong năm 2013 (dự báo sẽ đạt 7,9%). + Mỹ liên tục kích thích kinh tế Tháng 9/2012, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tung gói nới lỏng tiền tệ (QE3), giữ nguyên lãi suất 0% và chương trình hoán đổi trái phiếu để bơm khoảng 85 tỷ USD vào thị trường mỗi tháng.Nếu Chương trình tăng thuế và giảm chi tiêu công thất bại,Mỹ sẽ kéo theo cả thế giới vào tình trạng suy thoái.

  6. Myanmar hấp dẫn cả thế giới Việc Myanmar chấm dứt 5 thập kỷ dưới quyền kiểm soát của quân đội và thực hiện hàng loạt cải cách kinh tế - chính trị trong hơn một năm qua đã khiến hình ảnh nước này với thế giới được cải thiện đáng kể. Năm 2012, Myanmar đang trở thành nam châm thu hút FDI thế giới, như Việt Nam 20 năm trước. Sự kiện gây chú ý nhất là chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barrack Obama ngày 19/11, trong vòng 50 năm qua. Việc này đã cho thấy tầm quan trọng của Đông Nam Á, đặc biệt là Myanmar, đối với kinh tế thế giới. Các công ty Việt Nam cũng không bỏ qua cơ hội vàng này. Nhiều doanh nghiệp Việt đã ồ ạt đầu tư vào địa ốc, bán lẻ, nông nghiệp tại đây, như: Hoàng Anh Gia Lai, C.T Group hay BIDV.

  7. + Hoạt động mua bán và sáp nhập châu Á bùng nổ Triển vọng kinh tế ảm đạm tại Mỹ và châu Âu khiến hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) toàn cầu 2012 kém sôi động hẳn. Tuy nhiên, tình hình tại riêng châu Á lại hoàn toàn trái ngược. Với nền tảng tài chính mạnh và tốc độ tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp châu Á đã rất tích cực thâu tóm các công ty khác, không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới. Xu hướng này đã có từ 5 năm trước, nhưng nó chỉ thực sự bùng nổ khi cuộc khủng hoảng khiến tài sản tại Mỹ và châu Âu rẻ đi rất nhiều. Với họ, M&A xuyên quốc gia chính là cách mới để mở rộng kinh doanh bên cạnh phương pháp giành thị phần nội địa truyền thống. Hai thương vụ nổi bật nhất khu vực này là Tập đoàn Dầu khí hải dương quốc gia Trung Quốc (CNOOC) chi 18 tỷ USD mua Nexen của Canada, và SoftBank (Nhật Bản) chi 20,1 tỷ USD mua 70% Sprint Nextel (Mỹ)

  8. + Năm đại hạn của các ngân hàng thế giới Trong một loạt scandal của các đại gia ngân hàng thế giới, tệ hại nhất phải kể tới nghi án thao túng lãi suất liên ngân hàng London (Libor). Có tới 16 ngân hàng trên thế giới đã bị điều tra như Barclays, HSBC, Citigroup hay JPMorgan Chase. Trong đó, Barclays phải nộp phạt gần nửa tỷ USD. Cả Chủ tịch lẫn CEO ngân hàng này đều từ chức sau đó ít lâu. Việc Mỹ thắt chặt các quy định về phòng chống rửa tiền cũng làm lộ tẩy những sơ hở tại hai ngân hàng lớn nhất Anh là HSBC và Standard Chartered. Họ phải đối mặt tổng án phạt lên tới 2,5 tỷ USD. Sau sự việc IPO của Facebook, Morgan Stanley, ngân bảo lãnh chính cho Facebook, đã bị phạt 5 triệu USD.

  9. Bối cảnh nền kinh tế trong nước

  10. Năm 2012, Chính phủ thực hiện nhiều biện pháp tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn: nợ xấu, thị trường bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế-xã hội như: thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát là cần thiết nhưng hệ quả là cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao; doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn, cụ thể:

  11. Tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,03%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 6% - 6,5% mà Quốc hội đề ra. Khoảng 55.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, khiến cả triệu người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Những khoản nợ khó đòi và có nguy cơ mất trắng chiếm 8,82% dư nợ tín dụng, tương đương gần 240.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay.

  12. Trước tình hình đó: Tháng 5/2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết 13 với gói giải pháp trị giá 29.000 tỷ đồng nhằm giãn thời gian nộp thuế VAT, giảm tiền thuê đất, tái cơ cấu nợ… Cuối tháng 12/2012, Chính phủ tiếp tục công bố gói giải cứu mới trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó tập trung giảm thuế, phí, hạ lãi suất để giải phóng hàng tồn kho, xử lý nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

  13. + Kết quả quan trọng đạt được năm 2012: Lạm phát thấp nhất trong 3 năm qua (Chỉ số giá tiêu dùng tăng6,81%, so với 18,3% của năm 2011) Lần đầu tiên Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục gần 115 tỷ USDsau 19 năm và xuất khẩu gạo đạt 8 triệu tấn, cao nhất từ trước tới nay.Tỷ giá cả năm ổn định, dự trữ ngoại hối tăng gấp đôi…

  14. Phầnthứnhất: Đánhgiátìnhhìnhkinhtế - xãhội, quốcphòng - an ninhnăm 2012 I. KếtquảthựchiệncácmụctiêuNghịquyết II. Đánhgiáchung

  15. I. Kết quả thực hiện các mục tiêu Nghị quyết1. Các chỉ tiêu về kinh tế:

  16. + Tăng trưởng GDP: đạt 12,1% Đạt NQ + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (CN-XD chiếm: 57%; DV: 36,16%; NLN-TS: 6,84%) + Giá trị sản xuất CN: 140.500 tỷ đồng  16,5%  Đạt NQ + Giá trị sản xuất NLN-TS: 8.556 tỷ đồng  3,7%  Đạt NQ + Giá trị tăng thêm ngành DV: 11.768 tỷ đồng  14,6%  Đạt NQ + Tổng vốn đầu tư phát triển XH: 34.500 tỷ đồng  30,6%  Đạt NQ

  17. + Thu hút vốn FDI (đăng ký mới & tăng vốn): trên 1 tỷ USD  Vượt NQ + Vốn đầu tư trong nước (đăng ký mới & tăng vốn): 11.000 tỷ đồng  Vượt NQ + DN trong nước ĐKKD (đăng ký mới & tăng vốn): 12.000 tỷ đồng  Không Đạt NQ + Kim gạch xuất khẩu: 10,9 tỷ USD, 15% Không Đạt NQ + Tổng thu ngân sách: 26.426 tỷ đồng (không tính xổ số): 101,5 tỷ  Vượt NQ

  18. 2. Các chỉ tiêu về xã hội:

  19. + Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên:  1,1%  Đạt NQ (dự báo dân số toàn tỉnh năm 2012: 2.712.000 người) +SV cao đẳng, Đại học: 242 sinh viên/1 vạn dân  Đạt NQ +Trạm y tế có Bác sỹ phục vụ ổn định: 95%  Đạt NQ +Xã, phường, T. trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế: 100%  Đạt NQ +Bác sỹ/ 1 vạn dân: 6 Bác sỹ  Đạt NQ +Giường bệnh/ 1 vạn dân: 21 giường bệnh  Đạt NQ +Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng theo độ tuổi: còn 11,5% Vượt NQ

  20. +Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao theo độ tuổi: còn 27,2% Vượt NQ +Tạo việc làm mới: 90.000 lao động  Đạt NQ + Nâng tỷ lệ qua đào tạo: Trên 58%  Đạt NQ +Tỷ lệ qua đào tạo nghề: Trên 44%  Đạt NQ +Tỷ lệ hộ nghèo:  còn 1,5  Đạt NQ (cuối 2012 tỷ lệ hộ nghèo còn 3,5%  Đạt NQ) +88,7% ấp, khu phố; 97% hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa  Vượt NQ + Tỷ lệ hộ dùng điện: trên 99% Đạt NQ

  21. 3. Các chỉ tiêu về môi trường:

  22. + Tỷ lệ dân số thành thị dùng nước sạch: 98,4%  Đạt NQ + Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh: 93%  Đạt NQ + Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải y tế: 100%  Đạt NQ + Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại: 70%  Đạt NQ + Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại: 90%  Đạt NQ

  23. + KCN đang hoạt động lấp đầy trên 50% diện tích được đầu tư trạm quan trắc môi trường: 100%  Đạt NQ + KCN đang hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường: 96,2%  Ko Đạt NQ + Tỷ lệ che phủ rừng: 29,76%  Đạt NQ

  24. II. Đánh giá chung Kết quả thực hiện 35 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, toàn tỉnh có07 chỉ tiêu vượt NQ; 26 chỉ tiêu Đạt NQvà03 chỉ tiêu Ko đạt NQ Nguyên nhân

  25. 1 2 3 Kim gạch Xuất khẩu giảm: Ảnh hưởng kinh tế thế giới, thị trường xuất khẩu thu hẹp, hợp đồng giảm, giá xuất khẩu giảm, doanh nghiệp FDI đã có thị trường trong nước. DN đăng ký vốn kinh doanh: Suy giảm kinh tế, lạm phát, giá nông sản giảm, lãi suất ngân hàng còn nhiều bất cập. KCN đang hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường: Do còn 2 KCN đang tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung(Thạnh phú – H. Vĩnh Cửu, cuối 2012 hoàn thành và Ông kèo – H. Nhơn Trạch, quý I năm 2013 hoàn thành)

  26. - Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, Giá trị sản xuất các ngành đều tăng. - Lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở quan tâm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp an tâm SXKD. - Thu hút đầu tư trong và ngoài nước đều vượt mục tiêu đề ra. - Tình hình an ninh – chính trị, trật tự - an toàn xã hội được giữ vững - Công tác cải cách hành chính tiếp tục được đổi mới theo hướng tích cực - Công tác phòng chống tham những, lãng phí được quan tâm qua các đợt kiểm tra. 1 Ưu điểm 2 3 4 5 6

  27. 1 2 3 - Sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp các ngành và công tác thường xuyên kiểm tra đã đem lại hiệu quả cao - Phát huy sức mạnh tập thể của toàn hệ thống chính trị và tăng cường vai trò giám sát của MTTQ và các đoàn thể - Lãnh đạo các cấp quyết liệt trong việc điều hành thực hiện nhiệm vụ, song song với việc giữ vững sự đoàn kết nội bộ 3. Bài học kinh nghiệm

  28. 4 5 6 - Xác định nhiệm vụ hàng năm phải có tính quyết định, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của địa phương để tập trung lãnh đạo, điều hành - Luôn chú trọng phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và giữ vững quốc phòng, ổn định chính trị - Luôn quan tâm đến công tác cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi 3. Bài học kinh nghiệm

  29. 1 Lãi suất có giảm nhưng chưa nhiều, nguyên vật liệu đầu vào tăng  SX, KD còn khó khăn. Vốn ngân sáchdànhcho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án về y tế, giáo dục, xây dựng nông thôn mớicòn hạn chế. Vốn ĐKKD mới giảm do doanh nghiệp gặpkhó khăn về tiêu thụ sản phẩm Vẫn còn tình trạng ô nhiễm môi trường do thủ tục mua sắm thiết bị cần nhiều thủ tục, thời gian. Tai nạn giao thông có giảm nhưngvẫn còn ở mức cao.TNXH còn tồn tại một số nơi. Khiếu kiện tập thể về đền bù, giải tỏa, di dời chợ bị một số tượng lợi dụng kích động, phá hoạivẫn còn xãy ra vài nơi 2 2. Hạn chế, tồn tại 3 4 5 6

  30. Phần thứ ba: Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2013 I. Mục tiêu tổng quát II. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu năm 2013 III. Một số giải pháp cần tập trung năm 2013

  31. Năm 2013, dự báo kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro; thương mại toàn cầu phục hồi chậm, tăng trưởng kinh tế không cao hơn nhiều so với năm 2012. Bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn rất nhiều khó khăn. Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm nhưng nhiều chỉ tiêu sau 2 năm thực hiện vẫn còn khá thấp so với mức đề ra cho cả thời kỳ 2011 - 2015, trong khi chúng ta phải dành nhiều nguồn lực để bảo đảm quốc phòng an ninh, an sinh xã hội và ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.

  32. Phát huy lợi thế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực, đảm bảo phát triển bền vững. Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội nhằm không ngừng cải thiện đời sống nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, không ngừng củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. I. Mục tiêu tổng quát

  33. II. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu năm 2013 1. Các chỉ tiêu về kinh tế (12 chỉ tiêu):

  34. (1)- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: khoảng 11,5%  12% (2)- GDP bình quân đầu người: từ 47,26  47,47 triệu đồng/người (3)- Cơ cấu kinh tế ngành: CN-XD chiếm: 56% - 57%; Dịch vụ: 37%  38%;Nông, Lâm Nghiệp – Thủy sản: 6%. (4)- Giá trị sản xuất CN: 14% - 14,5% (5)- Giá trị tăng thêm ngành DV: 14,5%  15% (6)- Giá trị sản xuất NLN-TS: 3,5% - 3,9%

  35. (7)- Tổng vốn đầu tư phát triển XH: 34.500  35.200 tỷ đồng (8)- Thu hút vốn FDI (đăng ký mới & tăng vốn): 800 triệu USD  1 tỷ USD (9)- Thu hút vốn đầu tư trong nước (đăng ký mới & tăng vốn): 8.000  9.000 tỷ đồng (10)- DN trong nước ĐKKD (đăng ký mới & tăng vốn): 8.000  10.000 tỷ đồng (11)- Kim gạch xuất khẩu: 12% - 15% (12)- Tổng thu ngân sách: vượt dự toán Trung ương giao

  36. 2. Các chỉ tiêu về xã hội (13 chỉ tiêu):

  37. (1)- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: dưới 1,1% (khoảng 2.760.500 người, thành thị 37%) (2)- Tỷ lệ SV cao đẳng, Đại học trên 1 vạn dân: 260 sinh viên (3)- Số Bác sỹ trên 1 vạn dân: 6,5 bác sỹ (4)- Số giường bệnh trên 1 vạn dân: 23,5 giường (5)- Trạm y tế có Bác sỹ phục vụ ổn định: Phấn đấu 96% (6)- Đạt chuẩn Quốc gia về y tế: 100% xã, phường, thị trấn (7)- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng theo độ tuổi: còn 11,5%

  38. (8)- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao theo độ tuổi: còn 27% (9)- Tỷ lệ người dân mua bảo hiểm y tế: 62% (10)- Tạo việc làm mới: 90.000 lao động -Tỷ lệ qua đào tạo: lên 60% -Tỷ lệ qua đào tạo nghề: lên 46% (11)-Tỷ lệ hộ nghèo: giảm 1,5% (theo chuẩn hộ nghèo của tỉnh) (12)- 88,8% ấp, khu phố; 97% hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa (13)- Tỷ lệ hộ dùng điện: trên 99%

  39. 3. Các chỉ tiêu về môi trường (8 chỉ tiêu):

  40. (1)- Tỷ lệ dân số thành thị dùng nước sạch: 98,6% (2)- Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh:93,8% (3)- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải y tế: 100% (4)- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại: 72% (5)- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp không nguy hại:95%

  41. (6)-Khu công nghiệp đang hoạt động lấp đầy trên 50% diện tích được đầu tư trạm quan trắc môi trường: 100% (7)-Khu công nghiệp đang hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường:100% (8)- Tỷ lệ che phủ rừng:55,5% - Tỷ lệ che phủ rừng ổn định:29,76%

  42. III. Một số giải pháp cần tập trung năm 2013 • Tập trung chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ theo hướng tăng dần tỷ trọng phân ngành có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh dựa vào lợi thế so sánh để chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa.

  43. Chuyển đổi cơ cấu nội bộ; từng bước chuyển từ gia công, lắp ráp sang chế tạo; phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển các ngành mũi nhọn như: cơ khí chế tạo, điện – điện tử, chế biến thực phẩm,… Công nghiệp Phát triển các vùng rau sạch, vùng trồng cây Công nghiệp và cây ăn trái; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong nông nghiệp; phát triển nông sản hàng hóa; Phát triển chăn nuôi theo hướng chuyên môn hóa, tập trung; xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm nông nghiệp; Phát triển các ngành nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường. Nông nghiệp

  44. Đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm dịch vụ; Chú trọng phát triển ngành dịch vụ chất lượng cao, ngành mũi nhọn có lợi thế như: vận chuyển, kho bãi, cảng vận, du lịch, tài chính – ngân hàng, viễn thông – công nghệ thông tin, dịch vụ khoa học – công nghệ, đào tạo, thương mại. Dịch vụ

  45. 2. Tập trung thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo bước đột phá phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển bền vững.

  46. Vận dụng các cơ chế, chính sách phù hợp với từng địa phương để không ngừng thu hút vốn đầu tư. Tăng cường thu hút, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng, đặc biệt các đường giao thông huyết mạch để phục vụ phát triển các KCN, khu du lịch, khu dịch vụ - độ thị nhằm tạo đột phá phát triển kinh tế; Huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư hạ tầng kết nối (BOT, PPP) Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) có chọn lọc theo hướng ưu tiên thu hút các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, công nghệ sạch thân thiện với môi trường, công nghệ cao, công nghệ hỗ trợ, SX chi tiết máy móc, thiết bị   

  47. 3. Tiếp tục thu hút, đãi ngộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, đời sống phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

  48. Tiếp tục quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020. Huy động các nguồn lực cho GD&ĐT và dạy nghề; khuyến khích hỗ trợ đào tạo nghề cho đội ngũ nhân lực phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, lao động cho các KCN, lao động vùng nông thôn; chú trọng trong liên kết đào tạo. Đẩy mạnh XHH các hoạt động KHCN. Coi trọng việc tập hợp và phát huy năng lực sang tạo của đội ngũ trí thức KHCN. Nâng cao hiệu quả nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ. Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi thu hút và sử dụng nhân tài, chuyên gia cao cấp, nhân lực trình độ cao trong các ngành còn đang thiếu đến tỉnh làm việc.

  49. 4. Chú trọng giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội

  50. 1 2 3 Đầu tư xây dựng các khu tái định cư, nhà ở XH, nhà ở cho CN và người lao động có thu nhập thấp Tăng cường kiểm tra, quản lý thị trường, chống đầu cơ, nâng giá, sản xuất hàng giả, kém chất lượng, vi phạm an toàn VSTP. Đặc biệt là mặt hàng trong diện bình ổn giá, hàng thiết yếu phục vụ đời sống cho người lao động Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức nhằm ngăn cản, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí kết hợp với việc thực hiện qui chế dân chủ ơ cơ sở. Tăng cường kiểm tra công vụ hàng năm.

More Related