1 / 41

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN. Đại Học Đà Lạt Khoa Môi Trường. Đề Tài: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LIÊN ĐẦM, HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG. Đặt vấn đề.

pepin
Download Presentation

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN

  2. Đại Học Đà Lạt Khoa Môi Trường Đề Tài: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LIÊN ĐẦM, HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG

  3. Đặt vấn đề Nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở các vùng nông thôn đang là một vấn đề được quan tâm tới ở Việt Nam nói chung và Tỉnh Lâm Đồng nói riêng Đa số người dân sống ở vùng nông thôn tỉnh LĐ dùng nước giếng tự khai thác không qua xử lý Chất lượng nước ngầm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân Việc đánh giá chất lượng nước ngầm sử dụng cho mục đích sinh hoạt lá hết sức cần thiết Cung cấp số liệu – đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngầm

  4. NỘI DUNG I. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về nước ngầm 1.2. Hiện trạng nước ngầm trên địa bàn tỉnh LĐ II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả các thông số chất lượng nước ngầm 3.2. Một số biện pháp đề xuất KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  5. Chương 1. Tổng Quan 1.1 Tổng quan về nước ngầm - Khái niệm nước ngầm: - Sự hình thành nước ngầm Nguồn gốc khí quyển (nước mưa, dòng chảy mặt, hồ,…) Nguồn gốc macma (nước nguyên sinh), nguồn gốc biển, nguồn gốc biến chất (nước tái sinh), nguồn cấp nước nhân tạo • Vị trí tầng chứa nước ngầm • Nước ngầm tầng trên; • 2. Nước ngầm tầng dưới; • 3. Nước ngầm dưới có áp

  6. Thành phần nước ngầm Đặc điểm hóa lý: nhiệt độ, độ đục, độ màu và mùi vị. Đặc điểm hóa học: cặn toàn phần, độ cứng, độ pH, sắt, mangan, nitrat, photphat, kim loại nặng… Đặc điểm sinh học: các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, một số loại nấm, tảo, động vật nguyên sinh, giun ký sinh...

  7. Ảnh Hưởng Của ON Nước Ngầm Các dạng ON nước ngầm phổ biến có thể kể đến như: ÔN kim loại nặng, ÔN các hợp chất vô cơ, hữu cơ, ÔN vi sinh… ON vi sinh: gây bệnh đường tiêu hóa... ON hàm lượng kim loại nặng: có thể gây ung thư, gây thiếu máu, bệnh thận, rối loạn thần kinh

  8. Một số kim loại trong nước ô nhiễm và tác hại của nó đến sức khỏe của con người

  9. Hiện Trạng ON Nước Ngầm ở VN • Tài nguyên nước ngầm ở Việt Nam: Tiềm năng khai thác: khoảng gần 60 tỷ m3/năm. Trữ lượng nước ngầm khai thác: khoảng 5% • Hiện trạng ON: + Tình trạng nhiễm bẩn Mn, As (khu vực phía Nam, Tây bắc Hà Nội, Phủ Lý - Hà Nam, Kiến An - Hải phòng; thành phố Hưng Yên). + Nhiễm mặn: thành phố Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Bến tre, Long An, Mỹ Tho, TP HCM, Quy Nhơn, Hưng Yên, Hạ Long. + Ô nhiễm nitơ, vi  sinh như ở khu vực nam sông Hồng thuộc Hà Nội, tại Hải Phòng, Nam Ðịnh, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, và một số tỉnh miền trung...

  10. Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm

  11. 1.2. Hiện Trạng NN tỉnh Lâm Đồng • Trữ lượng NN Lâm Đồng: - Trữ lượng nước tĩnh khoảng 6,7 tỷ m3, trữ lượng nước động tự nhiên khoảng 1,7 triệu m3/ ngày - Trữ lượng triển vọng khai thác và trữ lượng tiềm năng cho từng vùng đạt từ 87.000 m3/ngày (vùng Di Linh) đến 354.000 m3/ngày (vùng Bảo Lộc). • Chất lượng nước ngầm Lâm Đồng thuộc loại siêu nhạt đến nhạt. Loại hình hóa học nước đa số là loại hỗn hợp, càng về phía Nam chuyển dần sang loại bicarbonat và bicarbonat - clorua.

  12. Hiện Trạng Ô Nhiễm NN Tại LĐ Theo kết quả quan trắc các năm gần đâycho thấy tại các vị trí quan trắc đều chưa bị ô nhiễm bởi các thông số hóa lý và kim loại. Tuy nhiên ở một số điểm có tính axit và CNH4+ vượt tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt thông số vi sinh (Coliform và E.coli) có nồng độ cao, vượt gấp nhiều lần so với QCVN 09:2008/BTNMT. Đây là tình trạng chung cho các giếng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đối với giếng đào và giếng khoan.

  13. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nguồn nước ngầm dùng cho mục đích sinh hoạt của người dân sống ở nông thôn tại xã Liên Đầm. Cụ thể là nước giếng của nhà dân tại khu vực nghiên cứu.

  14. KHU VỰC NGHIÊN CỨU

  15. 2.2. Phương Pháp Nghiên Cứu -Tổng hợp thông tin, khảo sát thực địa, định vị vị trí lấy mẫu. - Phương pháp thu thập mẫu: theo TCVN 6000:1995-Lấy mẫu nước ngầm Kế hoạch thu thập mẫu: + Số vị trí thu mẫu: 14 giếng + Tần suất thu mẫu: 3 đợt, mỗi đợt lấy mẫu cách nhau 2 tuần. + Thể tích mẫu lấy: 5L đối với mẫu phân tích Fe, Mn, nitrat, photphat, độ cứng. 250mL đối với mẫu phân tích Coliform, 500mL phân tích Asen.

  16. Lập kế hoạch quan trắc • Lựa chọn vị trí thu thập mẫu theo các tiêu chí: • Dựa vào diện tích của mỗi thôn • Số hộ dân sống trong thôn • Địa hình của thôn trong xã • Mục đích sử dụng nước • Mục đích chính của việc lấy mẫu nước ngầm là điều tra,phân tích các thông số chất lượng nước để phát hiện và đánh giá sự ô nhiễm nước ngầm

  17. Phương pháp xác định các thông số • Thông số độ cứng: pp complexon. • Thông số sắt tổng: pp trắc quang với thuốc thử thiocyanat. • Thông số mangan: pp trắc quang pemanganat. • Thông số nitrat: pp trắc quang so màu với thuốc thử brucine. • Thông số photphat: pp trắc quang với thuôc thử vanadat-molybdat. • Thông số Coliform: pp MPN (pp có số xác suất cao nhất. • Thông số Asen: pp AAS (pp hấp thu nguyên tử)

  18. Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Các số liệu thu được trong quá trình thực nghiệm được xử lý trên phần mềm excel. Đối với phương pháp trắc quang số liệu phân tích xử lý theo tiêu chuẩn ISO – 8466-1 : 1990, tiêu chuẩn về cách đánh giá thống kê hàm chuẩn tuyến tính.

  19. Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN • Kết quả khảo sát thực địa • Kết quả xây dựng đường chuẩn • Kết quả phân tích mẫu nước ngầm

  20. Kết quả khảo sát thực địa Xã Liên Đầm có 11 thôn, với tổng số giếng được phân bố trên địa bàn như sau

  21. Vị Trí Lấy Mẫu Nước Ngầm

  22. Kết quả xây dựng đường chuẩn Đường chuẩn Fe Đường chuẩn Mn

  23. Đường chuẩn Nitrat Đường chuẩn Photphat

  24. Kết quả phân tích mẫu • Hàm lượng các thông số kim loại • Hàm lượng thông số NO3-, PO43- • Chỉ số Coliform tổng • Các thông số hóa lý khác

  25. Biểu đồ các thông số kim loại Kết quả quan trắc cho thấy nguồn nước trong khu vực nghiên cứu không bị ô nhiễm Arsen, tuy nhiên tại một số vị trí nước bị ô nhiễm sắt và mangan

  26. Nhìn chung các mẫu phân tích đều có hàm lượng nitrat và photphat nằm dưới giới hạn cho phép QCVN 09/2008/BTMT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm).

  27. Chỉ Số Coliform

  28. Hàm lượng coliform ở một số mẫu nước nghiên cứu vượt tiêu chuẩn cho phép QCVN 01/2009. Các mẫu nước ngầm bị ô nhiễm vi sinh đều là giếng đào có chiều sâu dưới 20m, còn ở các mẫu giếng khoan có hàm lượng Coliform thấp hoặc không có Coliform.

  29. Các Thông Số Hóa Lý Khác

  30. Qua các số liệu thu thập được ta thấy, ở các giếng đào có tính axit nhẹ. • Các mẫu nước có độ cứng cao ở các giếng khoan có chiều sâu trên 25m. • Các giếng khoan có giá trị độ đục thấp hơn so với các giếng đào

  31. Nhận Xét • Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước ngầm ở xã Liên Đầm tại nhiều vị trí quan trắc nhìn chung chưa đạt tiêu chuẩn cho nguồn nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt và ăn uống. • Đối với các giếng khoan có chiều sâu trên 25m trở lên thì ta thấy hàm lượng Fe, Mn, độ cứng cao, độ pH nằm trong khoảng trung tính, còn độ đục và chỉ số Coliform thấp. • Đối với các giếng đào: hàm lượng Fe, Mn, độ cứng thấp, môi trường có tính axit nhẹ có vài giếng nằm ngoài khoảng pH tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên độ đục và chỉ số Coliform cao vượt tiêu chuẩn cho phép.

  32. Một số Biện Pháp • Xử lý nước trước khi sử dụng cho mục đích sinh hoạt. • Kiểm soát và hạn chế khai thác nước ngầm trái phép. • Nâng cao nhận thức của người dân trong quá trình khai thác cũng như sử dụng nguồn nước ngầm. • Bố trí các khu nghĩa trang, lò hỏa tang, chợ, bãi rác một cách hợp lý, hạn chế tối đa các tác động xấu do chất thải của các hoạt động này gây ra. • Cung cấp nước sạch đủ và rẻ cho người dân sống ở nông thôn sử dụng để hạn chế việc khai thác tự phát của người dân.

  33. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Nhìn chung, nguồn nước ngầm ở xã Liên Đầm có trữ lượng tương đối lớn và mới khai thác khoảng 5 – 8% trữ lượng. Tuy nhiên, hiện tại vấn đề khai thác nước ngầm trên địa bàn xã đều là tự phát theo nhu cầu sử dụng của người dân. Việc đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm một cách định kỳ và mang tính đại diện về mặt không gian trên địa bàn toàn huyện chưa được chú trọng.

  34. Kết Luận Về mặt chất lượng nguồn nước, nước ngầm tại các điểm nghiên cứu có một số các chỉ tiêu (Độ đục, As, NO3-, độ cứng) đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nước ngầm sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên, tại một số điểm nghiên cứu, nguồn nước thể hiện tính axit nhẹ, hàm lượng mangan và sắt cao vượt tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt, trong các mẫu nước ngầm thu tại các giếng đào có độ sâu dưới 20m có hàm lượng Coliform vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước ngầm sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN02/2009). Điều này sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp tới sức khỏe của người dân trong vùng.

  35. Kiến Nghị • Nên có những biện pháp xử lý nguồn nước một cách hợp lý trước khi sử dụng. • Cần xây dựng mạng lưới quan trắc nước ngầm trên địa bàn toàn huyện và thực hiện các hoạt động quan trắc một cách định kỳ. • Thực hiện các hoạt động giáo dục môi trường nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong quá trình khai thác cũng như sử dụng nguồn nước ngầm. • Cần có biện pháp cụ thể nhằm hạn chế việc khai thác nước ngầm tự phát và không khoa học như hiện nay.

  36. CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI

More Related