1 / 18

ĐÁNH GIÁ NGOÀI

ĐÁNH GIÁ NGOÀI. I. Mục đích đánh giá ngoài: Xác nhận tính xác thực và khách quan của Bản Báo Cáo Tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng. II. Phạm vi đánh giá ngoài: Toàn bộ hoạt động của nhà trường theo các tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng. III. Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài:

pearl
Download Presentation

ĐÁNH GIÁ NGOÀI

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • I. Mục đích đánh giá ngoài: • Xác nhận tính xác thực và khách quan của Bản Báo Cáo Tự đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng. • II. Phạm vi đánh giá ngoài: • Toàn bộ hoạt động của nhà trường theo các tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng. • III. Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài: • Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định thành lập, có từ 05 đến 07 thành viên, gồm 01 Trưởng đoàn, 01 Thư ký đoàn và 03 đến 05 uỷ viên.

  2. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • IV. Các hoạt động của Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài: • - Nghiên cứu hồ sơ: Báo cáo Tự đánh giá; Thu thập, nghiên cứu và xử lý các thông tin có liên quan. • - Khảo sát sơ bộ tại trường. • - Khảo sát chính thức tại trường. • - Viết Báo cáo Đánh giá ngoài. • V. Trách nhiệm và quyền hạn của trường được đánh giá ngoài: • 1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến hoạt động của trường, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có).

  3. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • 2. Phân công một lãnh đạo trường và một cán bộ chuyên trách làm việc với Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có). • 3. Hợp tác, trao đổi và thảo luận với Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài về kết quả nghiên cứu Báo cáo Tự đánh giá và Kết quả khảo sát của Đoàn tại trường. • 4. Được quyền khiếu nại, được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do kết luận không đúng hoặc do các hành vi vi phạm pháp luật của Đoàn. • VI. Những yêu cầu đối với khảo sát sơ bộ tại trường: • Kiểm tra tính sẵn sàng của nhà trường cho việc khảo sát chính thức tại trường. • Thống nhất những công việc, thời gian biểu,… các điều kiện cơ sở vật chất (phòng làm việc, phương tiện máy tính, máy in,…) và chuẩn bị cho kế hoạch khảo sát chính thức.

  4. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • Chuẩn bị phòng họp và làm việc riêng cho Đoàn không phụ thuộc vào đơn vị được đánh giá ngoài. • Các đối tượng sẽ được phỏng vấn trực tiếp khi khảo sát chính thức mà nhà trường cần chuẩn bị: • + Phỏng vấn cá nhân; • + Phỏng vấn theo nhóm; • + Phỏng vấn giảng viên; • + Phỏng vấn sinh viên; • + Phỏng vấn cựu sinh viên; • + Phỏng vấn các nhà tuyển dụng;… • Sẵn sàng các minh chứng phù hợp với Báo cáo Tự đánh giá và minh chứng bổ sung phù hợp với những bổ sung vào Báo cáo Tự đánh giá.

  5. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • Một số câu hỏi cụ thể là: 1. Đề nghị nhà trường cho xem kết quả khảo sát sinh viên (mẫu khảo sát, kết quả khảo sát,…) 2. Đề nghị nhà trường giải thích thêm về hệ thống cố vấn học tập trong trường đã giúp đỡ và tư vấn hiệu quả cho sinh viên như thế nào (về cách tổ chức, họ là ai, tính hiệu quả); có thể cho chuyên gia đánh giá ngoài tiếp xúc với một nhóm cố vấn học tập và một nhóm sinh viên được cố vấn,… 3. Đề nghị trường cho tiếp xúc với Bộ phận Công tác sinh viên, thủ lĩnh Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, một vài sinh viên năm cuối. 4. Đề nghị trường cho gặp sinh viên nước ngoài (Lào, Cămpuchia) để lấy thông tin về uy tín của trường trong khu vực.

  6. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • Kết quả khảo sát sơ bộ: Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài sẽ có thông báo chính thức và trao đổi về kết quả nghiên cứu hồ sơ. Đồng chí Phó Chủ tịch và Trưởng Ban Thư ký Hội đồng Tự đánh giá cần nắm rõ những vấn đề, những điểm trong Báo cáo Tự đánh giá mà Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài lưu ý cần làm rõ để chuẩn bị cho khảo sát chính thức.

  7. ĐÁNH GIÁ NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT SƠ BỘ CỦA ĐOÀN CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ NGOÀI TẠI ĐHTL • Thời gian: 10 giờ sáng ngày 10 tháng 04 năm 2009 • Địa điểm: Nhà trường • Thành phần tham dự: • Đại diện nhà trường: Hiệu trưởng, Hiệu phú, Chủ tịch/Thư ký và các thành viên của Hội đồng Tự đánh giá của trường; • Trưởng đoàn hoặc Thư ký đoàn chuyên gia đánh giá ngoài; • Đại diện Đơn vị tư vấn – liên danh nhà thầu IIG Việt Nam, CQAIE Việt Nam & CQAIE Hoa Kỳ.

  8. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • Chương trình khảo sát sơ bộ tại trường đại học Thủy lợi: 1. Giới thiệu tổng quan quy trình kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 2. Thông báo và trao đổi kết quả của Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài thực hiện nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá của nhà trường; 3. Thông báo và thống nhất kế hoạch và chương trình khảo sát chính thức của Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài tại nhà trường; 4. Hướng dẫn nhà trường chuẩn bị cho khảo sát chính thức; 5. Ký kết biên bản ghi nhớ ban đầu xác nhận nhà trường đó hoàn thành khảo sát sơ bộ và sẵn sàng bước vào khảo sát chính thức do Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài thực hiện.

  9. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • VII. Khảo sát chính thức tại trường: • 1) Điều kiện làm việc: • - Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài đến trường bằng phương tiện của đoàn; • - Trong thời gian khảo sát Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài ở tại khách sạn độc lập với trường, được đảm bảo các điều kiện đi lại, ăn ở, làm việc một cách an toàn và thuận lợi; • - Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài chỉ tiến hành khảo sát khi có ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn có mặt, trong đó có Trưởng đoàn và Thư ký đoàn.

  10. ĐÁNH GIÁ NGOÀI * Phòng làm việc của Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài • - 02 máy tính, máy in, điện thoại, photocoppy • - Các thông tin và các tài liệu bổ sung khác không nằm trong hồ sơ Báo cáo Tự • đánh giá. • Dưới đây là ví dụ một số tài liệu cần thiết: • + Sơ yếu lý lịch giảng viên, cán bộ quản lý cao cấp • + Thông tin về thành viên Hội đồng trường • + Danh mục và đề cương giáo trình của tất cả các khoá trường đào tạo • + Chương trình giảng dạy chi tiết, các bài kiểm tra và các minh chứng

  11. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • + Kế hoạch chiến lược • + Tài liệu và biên bản liên quan đến Báo cáo Tự đánh giá. • + Các văn bản đó ban hành về chính sách của Trường, các quy định, sổ tay sinh viên và giảng viên. • 2) Thực hiện các nội dung: • - Thảo luận với lãnh đạo nhà trường và Hội đồng Tự đánh giá; • - Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu do nhà trường cung cấp; • - Thăm và thảo luận tại các Khoa, Phòng, Ban, Thư viện, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, ký túc xá, câu lạc bộ sinh viên,… • - Quan sát các hoạt động chính khoá và ngoại khoá;

  12. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • - Thảo luận với các giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người học; • - Thăm và quan sát môi trường sư phạm, mức độ bảo vệ an toàn, cách phối cảnh phân bố các hoạt động ( sân chơi, nhà xe, công viên nhỏ,…), vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh,… • - Viết Báo cáo kết quả khảo sát chính thức tại trường. • 3) Sản phẩm của đợt khảo sát chính thức: a/ Các phiếu đánh giá tiêu chí sẽ được các thành viên của Đoàn ghi bổ sung những phát hiện mới thu được trong chuyến khảo sát chính thức, được thống nhất trong toàn đoàn về: mặt mạnh và các minh chứng khẳng định điều đó các tồn tại và đề xuất hướng khắc phục; những điểm chưa rõ; mức đạt được của mỗi tiêu chí.

  13. ĐÁNH GIÁ NGOÀI b/ Báo cáo kết quả khảo sát chính của Đoàn chuyên gia đánh giá ngoài. • Trước khi kết thúc đợt khảo sát, Trưởng đoàn chuyên gia đánh giá ngoài làm việc với lãnh đạo nhà trường để thông báo kết quả khảo sát bằng văn bản, đồng thời gửi cho Cục Khảo thí và Kiểm định hoặc đơn vị được uỷ quyền tổ chức đánh giá ngoài để báo cáo. • Chương trình khảo sát chính thức tại trường đại học Thủy lợi • (từ ngày 04 tháng 05 năm 2009 đến ngày 07 tháng 05 năm 2009) • VIII. Xin lưu ý một số câu hỏi có thể được đưa ra:

  14. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • 1) Câu hỏi phỏng vấn giảng viên: • 1. Thầy cô có ý kiến như thế nào về quy trình tuyển dụng giảng viân hiện nay ? • 2. Nhà trường đảm bảo quyền dân chủ cho giáo viên thế nào ? • 3. Nhà trường có chính sách khuyến khích hỗ trợ giảng viên phát triển chuyên môn thế nào ? • 4. Nhà trường cung cấp các phương tiện hỗ trợ giảng dạy cho giảng viên thế nào ? • 5. Theo thầy cô, đội ngũ giáo viên của trường/bộ môn mình dạy có đáp ứng yêu cầu dạy và học ? • 6. Thầy cô đánh giá như thế nào về đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay ở trường ? • 7. Thầy cô đánh giá thế nào về chất lượng giảng dạy ở bộ môn mình dạy ?

  15. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • 8. Thầy cô đánh giá thế nào về công tác NCKH của GV ? • 9. Nhà trường có những chính sách gì để khuyến khích GV tham gia NCKH ? • 10. Nhà trường có những chính sách hoặc giải pháp gì để giúp đỡ các GV trẻ ? • 11. Sự tham gia NCKH của GV trẻ được khuyên kích hỗ trợ thế nào ? • 12. Công tác quản lý, đánh giá năng lực của giảng viên có làm các thầy cô hài lòng ? • 13. Điều gì là điểm mạnh/điểm yếu của đội ngũ giáo viên hiện nay ? • 14. Giáo viên sử dụng thư viện thế nào ? • 15. Điều gì làm các thầy cô hài lòng/chưa hài lòng/lo lắng nhất về chất lượng đào tạo ? • 16. …????

  16. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • 2) Câu hỏi phỏng vấn SV • 1. Các bạn sinh viên đánh giá thế nào về chất lượng hoạt động giảng dạy ? • 2. Các bạn sinh viên đánh giá thế nào về hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy/dạy học tích cực ? • 3. Các phương pháp đánh giá giảng viên đang dùng có phù hợp có đánh giá khách quan năng lực của người học ? • 4. Công tác tư vấn hỗ trợ học tập từ giảng viên đối với sinh viên thì thế nào ? • 5. Các dịch vụ hỗ trợ SV được thực hiện thế nào (ký túc xá, nhà ăn sinh viên, chăm sóc y tế…) ? • 6. Sinh viên khai thác sử dụng thư viện, hệ thống mạng phục vụ học tập thế nào ? • 7. Chính sách và tiêu chí tuyển sinh ?

  17. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • 8. Thông tin về chương trình đào tạo được cung cấp cho SV thế nào ? • 9. Các thông tin về chế độ học bổng và những hỗ trợ sinh viên khó khăn ? • 10. Sự tham gia của SV vào đánh giá gia hoạt động giảng dạy của GV được thực hiện như thế nào ? • 11. Nhà trường có đội ngũ cố vấn học tập hỗ trợ SV đăng ký/chọn lựa môn học ? Hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập hiệu quả thế nào ? • 12. Những thông tin về kết quả sinh viên tốt nghiệp hàng năm của nhà trường ? • 13. Kết quả kỳ thi tuyển sinh ? • 14. Kết quả/thành tích học tập qua các học kỳ ở đơn vị đào tạo ?

  18. ĐÁNH GIÁ NGOÀI • 15. Mức độ tiến bộ của SV thể hiện trong kết quả học tập qua các học kỳ, qua từng năm học ? • 16. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp? Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm ; Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề ? … • 17. Nhà trường có áp dụng qui chế rèn luyện sinh viên ? • 18. Quy trình và tiêu chí xếp loại đạo đức sinh viên có hợp lí, có được công khai ? • 19. Tỉ lệ xếp loại đạo đức sinh viên qua các năm học ? • 20. …???

More Related