1 / 49

NỘI DUNG PHẦN CHUNG

NỘI DUNG PHẦN CHUNG. Kĩ năng lập kế hoạch/nội dung/chủ đề/chuyên đề SHCM Kĩ năng chủ trì, quản lý, điều hành thảo luận trong SHCM Kỹ năng chia sẻ, trao đổi giữa các đồng nghiệp trong SHCM trực tiếp Kỹ năng chia sẻ, trao đổi giữa các đồng nghiệp trong SHCM qua mạng

Download Presentation

NỘI DUNG PHẦN CHUNG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. NỘI DUNG PHẦN CHUNG Kĩ năng lập kế hoạch/nội dung/chủ đề/chuyên đề SHCM Kĩ năng chủ trì, quản lý, điều hành thảo luận trong SHCM Kỹ năng chia sẻ, trao đổi giữa các đồng nghiệp trong SHCM trực tiếp Kỹ năng chia sẻ, trao đổi giữa các đồng nghiệp trong SHCM qua mạng Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học Sinh hoạt chuyên môn về tổ chức các hoạt động giáo dục theo mô hình trường Tiểu học mới VNEN SHCM về vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học ở tiểu học

  2. ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP Chia nhóm: 4 nhómChủ tịch HĐTQ: Trần Thị QuyênPhó CT (Phụ trách Học tập): Nguyễn Thị TuyếtPhó CT (Phụ trách văn nghệ): Lê Thu Hà Nhóm1: Sơn ca Nhóm2: Chim cu Nhóm3: Chim câu Nhóm 4: Vàng anh 2

  3. A. KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ/NHÓM

  4. KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH SHCM TỔ/NHÓM Thảo luận về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc lập kế hoạch SHCM. Hoạtđộng 1: Trả lời 2 câu hỏi sau: 1. Nếu không SHCM thì sao? 2. Nếu SHCM không có kế hoạch thì sao? Traođổikinhnghiệm

  5. 1. Nếu không SHCM:- Không nắm được nội dung công việc phải làm.- Không kịp thời phản ánh được những khó khăn trong quá trình thực hiện.- Kết quả hoạt động của tổ không cao.2. SHCM không có kế hoạch:- Không đánh giá được quá trình làm việc.- Không đạt được mục tiêu.

  6. I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA LẬP KẾ HOẠCH SHCM Tầm quan trọng của SHCM: - Giúp GV có cơ hội chia sẻ, học tập lẫn nhau. - Giúp GV nâng cao năng lực SP và phát triển kiến thức, KN nghiệp vụ. - Giúp tạo được môi trường SP gần gũi trong nhà trường. - Giúp GV có thói quen chia sẻ ý kiến của mình. • Giúp GV có thể tiếp cận đổi mới PP dạy học, từ đó có thể nâng cao chất lượng dạy học. - Giúp GV tự đánh giá và đánh giá đồng nghiệp. Từ đó có thể điều chỉnh, phát triển, khẳng định bản thân.

  7. TẦM QUAN TRỌNG CỦA LẬP KẾ HOẠCH SHCM -Nếu không lập kế hoạch SHCM sẽ không có cơ hội cho GV thể hiện mình (chia sẻ, làm chủ....) - Không có kế hoạchsẽkhônglựachọn được phương pháp, biện pháp thực hiện phù hợp. • Không có kế hoạch không dự kiến được khó khăn, thuận lợi để có thể điều chỉnh. - Không có kế hoạchsẽkhông có sự phân công công việc nên hiệu quả không cao. - Có kế hoạch SHCM Giúp nhà quản lí có cái nhìn toàn diện. - Tạo điều kiện phát huy được mọi nguồn lực trong nhà trường. - Xác định được nội dung trọng tâm.

  8. TẦM QUAN TRỌNG CỦA LẬP KẾ HOẠCH SHCM - SHCM Tạo ra sự thống nhất, chia sẻ, học hỏi và phát triển bản thân. • SHCM Trao đổi kinh nghiệm, hướng đến cái mới trong chuyên môn. • SHCM giúp nhà trường hướng đến mục tiêu chung. • SHCM là kim chỉ nam cho hoạt động chuyên môn của nhà trường. - SHCM Giúp thống nhất được các vấn đề chung trong tổ / trường. Như vậy, có thể khẳng định SHCM là hoạt động cần thiết và quan trọng trong nhà trường tiểu học.

  9. CÁC LOẠI KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TCM • Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn - Kế hoạch học kỳ - Kế hoạch hàng tháng - Kế hoạch tuần • Kế hoạch hoạt động trong năm học của GV • Kế hoạch cho từng mặt hoạt động: - KH thực hiện các chuyên đề cải tiến phương pháp dạy học; - KH hội giảng; KH dự giờ, rút kinh nghiệm; - KH bồi dưỡng HS giỏi - phụ đạo HS kém; - KH tổ chức hoạt động ngoại khóa; - KH nâng cao CL chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV trong tổ …

  10. II. KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH SHCM TỔ / NHÓM Hoạtđộng 2: 1. Dựa vào kinh nghiệm thực tế, hãy mô tả lại cấu trúc nội dung và hình thức của kế hoạch SHCM. 2. Thảo luận nhóm về quy trình chung xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hiệu quả cao. Traođổikinhnghiệm

  11. Chia sẻ các nội dung sau -Nhóm Sơn ca, Chim cu : Nêu quy trình lập kế hoạch SHCM (phụ lục 2c tr 8) - Nhóm Chim câu: Nêu những căn cứ, nội dung chủ yếu để xây dựng kế hoạch năm học (phụ lục 3a – tr 10, 11) - Nhóm Vàng anh: Nêu hình thức thông thường, phổ biến của 1 bản kế hoạch SHCM (phụ lục 3a – tr 11, 12) 11

  12. LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TCM CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA MỘT BẢN KẾ HOẠCH

  13. LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TCM 1. Hình thức của kế hoạch SHCM Hình thức trình bày có tính truyền thống theo thể thức văn bản hành chính PHÊ DUYỆT TỔ TRƯỞNG (Hiệutrưởng (kýtên) kýtên, đóngdấu) • BAO GỒM: • Tên chủ thể của kế hoạch (Trường và TCM); • Quốc hiệu; • Thời gian; • tên văn bản; Tiêu ngữ Phần 1 • Cáccăncứpháplý • i. Đặc điểm tình hình • II. Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉtiêu cơ bản (của các nhiệm vụ) • III. Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ • IV. Xác định lịch trình thực hiện và cách thức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động chính của TCM • V. Những đề xuất của TCM Nội dung chính Phần 2 Chủ thể lập KH ký tên và Hiệu trưởng phê duyệt Phần 3

  14. Phần nội dungchính LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TCM 2. Nội dung của kế hoạch SHCM • Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ đã xác định, đối chiếu với hoàn cảnh thực tế cụ thể của tổ, TCM đưa ra một số đề xuất đối với lãnh đạo nhà trường hoặc các đơn vị, cá nhân có liên quan đê tăng cường sự hỗ trợ hoặc kết hợp hành động… • Những mục tiêu nào TCM cần đạt được trong năm học này? (Đâu là mục tiêu ưu tiên?) • Những nhiệm vụ trọng tâm TCM cần phải thực hiện năm học này là gì? (đâu là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên?) • Cần đưa ra những chỉ tiêu nào, xác định mức độ nào để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu và phù hợp với từng nhiệm vụ? Chỉ tiêu phải được định lượng và biểu thị cụ thể bằng những con số, tỷ lệ % ... • Lưu ý: việc đề ra hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu cần phải dựa trên căn cứ từ các cơ sở pháp lý nói trên để đảm bảo sự phù hợp với kế hoạch phát triển chung của nhà trường, của địa phương. • Nêu bối cảnh năm học: (bối cảnh năm học (của quốc gia, của nhà trường, của TCM), thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức của TCM); • Nêu tình hình thực tế của TCM (thống kê kết quả về tình hình thực hiện kế hoạch năm học trước; những điểm mạnh, điểm yếu và thuận lợi, khó khăn cơ bản của TCM trong năm học mới • Mục này cần trả lờirõ 2 câu hỏi: TCM của chúng ta đang ở đâu? TCM của chúng ta là tổ chức như thế nào? • Gồm các loại biện pháp pháp lý – hành chính, biện pháp nhận thức tư tưởng, biện pháp tâm lý, biện pháp huy động và hỗ trợ nguồn lực/điều kiện, biện pháp kiểm tra, đánh giá… • Phần này trả lời2câu hỏi: cần có hành động cụ thể nào (làm gì?) và làm như thế nào, theo những cách nào để thực hiện các nhiệm vụ đã đề xuất? • Trả lời câu hỏi: • Lộ trình/kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ/hoạt động chính trong năm học như thế nào? • Kiểm tra/ kiểm soát thực hiện kế hoạch thế nào? Đặc điểm tình hình Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản (của các nhiệm vụ) • Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ • Xác định lịch trình thực hiện và cách thức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động chính của TCM • Những đề xuất của TCM

  15. Phần Căncứ: LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TCM 2. Nội dung của kế hoạch SHCM Các loại nghị quyết của Đảng các cấp (liên quan đến giáo dục) Các chỉ thị của Nhà nước, của chính quyền các cấp • Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của ngành giáo dục • Nghị quyết Chi bộ, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường (nếu có). • Lưu ý: khi đưa vào phần mở đầu của kế hoạch, chỉ nên chọn những cơ sở pháp lý gần nhất với nhà trường để làm điểm tựa pháp lý trực tiếp cho việc đề xuất các nội dung của kế hoạch của TCM.

  16. - Căn cứ ….. - Căn cứ…….. Tổ …….. xây dựng kế hoạch hoạt động năm học …….như sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Bối cảnh năm học 2. Thuận lợi (mạnh/thời cơ) 3. Khó khăn (yếu/thách thức) II. CÁC MỤC TIÊU CHUNG III. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1.Nhiệm vụ 1: Giáo viên - Chỉ tiêu * Biện pháp thực hiện 2. Nhiệm vụ 2: Học sinh * Hạnh kiểm - Chỉ tiêu: - Biện pháp thực hiện * Học lực - Chỉ tiêu * Biện pháp thực hiện IV.  LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH Tháng 9 IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT: 16

  17. LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC CỦA TCM 3. Quy trình lập kế hoạch của TCM Bước 1: TTCM lập dự thảo kế hoạch năm học Bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể Việc 1: Thu thập, xửlýthông tin Việc 2: Xác định các mục tiêu, nhiệm Bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch Việc 3: Xâydựngyêucầu, cácchỉtiêu Việc 4: Xácđịnhcácbiệnpháp Bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng phê duyệt Việc 5: Dựkiếncôngviệcvàthờigian Bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch

  18. 3. Quy trình lập kế hoạch của TCM Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch của TCM Đạt Chưa đạt TTCM điều chỉnh kế hoạch SHCM TTCM xây dựng dự thảo kế hoạch SHCM TTCM hoàn thiện kế hoạch SHCM TTCM công bố và triển khai thực hiện KH SHCM Thông qua, lấy ý kiến của tập thể TCM Sơ đồ quy trình xây dựng kế hoạch TCM 18

  19. Gợi ý một số nhiệm vụ chủ yếu cần được TCM quan tâm khi xây dựng kế hoạch năm học của TCM: - Nhiệm vụ bồi dưỡng tư tưởng chính trị và phẩm chất đạo đức nhà giáo (gắn với việc thực hiện các cuộc vận động lớn của ngành); - Nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục: tổ chức dạy và học theo chương trình, kế hoạch, theo chuẩn KT- KN; tổ chức hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh… ; - Nhiệm vụ bồi dưỡng phát triển năng lực sư phạm của GV: (qua hoạt động nghề nghiệp thực tiễn, qua hoạt động học tập…) ; - Các nhiệm vụ khác: chủ nhiệm lớp, hoạt động của Đoàn, Đội… 19

  20. Gợi ý một số nhiệm vụ chủ yếu cần được TTCM quan tâm khi xây dựng kế hoạch năm học của TCM: - Chương trình hoạt động áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh; - Chương trình hoạt động dạy giá trị sống, kỹ năng sống… - Chương trình hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; - Chương trình hoạt động kiến thực tập sư phạm của TCM theo các chuyên đề phù hợp với tình hình và nhu cầu phát triển chuyên môn của tổ; - Các chương trình hoạt động khác … 20

  21. KĨ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH SHCM TỔ / NHÓM Hoạtđộng 3: • Thảo luận nhóm và thực hành để xây dựng một bản kế hoạch năm học của TCM • Lập kế hoạch SHCM theo năm học: (Nhóm ......) • Lập kế hoạch SHCM theo chuyên đề: (Nhóm ...........) • 2) Chia sẻ kết quả thảo luận (các bản kế hoạch sinh hoạt chuyên môn vừa lập) Traođổikinhnghiệm 21

  22. B. KĨ NĂNG CHỦ TRÌ, ĐIỀU HÀNH VÀ KĨ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SHCM

  23. KĨ NĂNG CHỦ TRÌ, ĐIỀU HÀNH VÀ KĨ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SHCM Hoạtđộng 1: 1. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ điều hành, chủ trì thảo luận trong SHCM, người chủ trì cần lưu ý gì? 2. Người chia sẻ, thảo luận trong SHCM tuân thủ những nguyên tắc nào? Traođổikinhnghiệm

  24. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ điều hành, chủ trì thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn, người chủ trì nên thực hiện tốt những điều gợi ý sau: 1. Cần tạo cơ hội cho tất cả người dự được phát biểu 2. Gợi ý thảo luận khi sinh hoạt chuyên môn 3. Kĩ năng ra quyết định là một trong những kĩ năng quan trọng của người chủ trì, điều hành sinh hoạt chuyên môn. 4. Không nhất thiết tổng kết buổi thảo luận mà khuyến khích mỗi GV tự phát triển khả năng tổng kết của mình

  25. Nguyên tắc trao đổi, chia sẻ trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học Nguyên tắc 1. Từ bỏ thói quen quan sát và đánh giá người dạy. Nguyên tắc 2. Nội dung trao đổi tập trung vào hoạt động học của HS. Nguyên tắc 3. Lắng nghe, tôn trọng sự khác biệt trong việc suy ngẫm bài học Nguyên tắc 4. Mỗi thành viên của tổ/nhóm chuyên môn đều có ý kiến riêng Nguyên tắc 5. Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong nghiên cứu bài học.

  26. KĨ NĂNG CHỦ TRÌ, ĐIỀU HÀNH VÀ KĨ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SHCM • Thực hành theo nhóm: • 1. Tổ chức SHCM theo kế hoạch chuyên đề đã lập (có thể trích đoạn) ở trên bằng cách: • - Chọn một học viên đóng vai người chủ trì, điều hành buổi sinh hoạt chuyên môn • - Các học viên còn lại: • + Tham gia chia sẻ, thảo luận trong nhóm • + Phản biện ra tình huống, đặt câu hỏi cho học viên đóng vai người chủ trì điều hành • Có thể lần lượt thay đổi vai của người chủ trì và người phản biện • 2. Đánh giá kĩ năng chủ trì điều hành buổi SHCM bằng Phiếu đánh giá Hoạtđộng 2: Traođổikinhnghiệm

  27. Đánh giá theo các mức độ 1. Tập sự 2. Mới vào nghề 3. Thành thạo 4. Chuyên gia 27

  28. C. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC 28

  29. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC • Mỗi nhómtìm hiểu một vấn đề sau: • Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là gì? Mục đích, ý nghĩa của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học? • 2) Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học • 3)Điều kiện đảm bảo cho sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học • 4) Các bước tiến hành một buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học • 5) Một số kĩ thuật sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học • 6) Các giai đoạn thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học Hoạtđộng 1: Traođổikinhnghiệm 29

  30. SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC Hoạtđộng 2: Trình bày kết quả thảo luận. Chia sẻ, thảo luận những ý kiến xung quanh các vấn đề của SHCM theo nghiên cứu bài học. Traođổikinhnghiệm 30

  31. D. SHCM VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI 31

  32. SHCM VỀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI • Chia sẻ cùng nhau các nội dung sau: • Những điều mình thích và không thích về mô hình trường tiểu học mới (VNEN) • Những kinh nghiệm SHCM về tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học theo mô hình trường tiểu học mới. Traođổikinhnghiệm 32

  33. Những điều thích và không thích về mô hình trường tiểu học mới • Thích • Được hưởng từ dự án một phần tài chính chi cho các hoạt động trong đó có SHCM • GV k phải soạn bài; HS được chủ động; Mqh thầy trò rất thân thiện; có thể điều chỉnh nội dung hoạt động của HS cho phù hợp. • Huy động được rất tốt nguồn lực từ PHHS • Sách HDH cấu trúc rất rõ ràng; GV,HS,PHHS đều nắm được kể cả mục đích của bài học • Coi trọng PP tự học của HS; lớp học được sắp xếp hấp dẫn, thân thiện; lớp trưởng (CT.HĐTQ) như người trợ giảng giúp đỡ cô giáo rất nhiều trong tiết học - Việc phân loại HS theo trình độ và nhịp độ trong giờ học rất tốt • HS tự tin hơn (HS tự mình tìm kiếm sự trợ giúp; mỗi HS đều có chức vụ trong lớp, nhóm) • HS được rèn luyện cả về năng lực và phẩm chất: các kĩ năng điều hành, hợp tác, chia sẻ • HS được tự đánh giá và đánh giá bạn một cách khách quan - Góc học tập vừa trang trí làm cho lớp học đẹp vừa là thiết bị dạy học

  34. Những điều thích và không thích về mô hình trường tiểu học mới 2. Không thích (Băn khoăn) • Nhóm trưởng phải điều khiển tốt, hiệu quả giờ học mới tốt, nếu k sẽ ngược lại • GV phải chuẩn bị tốt ĐDDH, phải làm rất nhiều phiếu BT cho một bài học • Nếu lớp học nhiều HS nhút nhát, GV mất nhiều thời gian hướng dẫn • Chỉ có tài liệu học tập cho buổi học chính • Không gian lớp học nếu hạn chế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của HS • Kĩ thuật dạy học theo nhóm của GV chưa thành thạo - Hiệu quả học tập phụ thuộc nhiều vào sự nhiệt tình và khả năng của GV (GV k phải soạn bài, nếu GV thiếu nhiệt tình sẽ lơ là, thiếu sự chuẩn bị…) • Tài liệu HDGV chỉ lấy minh họa vài bài (mong muốn là tất cả các bài) • Cách đánh giá rất vất vả cho GV. Nhiều GV k nhiệt tình sẽ đánh giá mang tính đối phó - Nhịp độ HS học tập k đồng đều

  35. Những điều thích và không thích về mô hình trường tiểu học mới 2. Không thích (Băn khoăn) • Nhóm trưởng phải điều khiển tốt, hiệu quả giờ học mới tốt, nếu không sẽ ngược lại • GV phải chuẩn bị tốt ĐDDH, phải làm rất nhiều phiếu BT cho một bài học • Nếu lớp học nhiều HS nhút nhát, GV mất nhiều thời gian hướng dẫn • Chỉ có tài liệu học tập cho buổi học chính • Không gian lớp học nếu hạn chế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của HS • Kĩ thuật dạy học theo nhóm của GV chưa thành thạo • TL học tập có sẵn kết quả nên hạn chế tư duy sáng tạo của HS • Phần ứng dụng trong TLHDH k phù hợp: PHHS và cộng đồng k hỗ trợ được - Nhật kí GV thực hiện chưa hiệu quả

  36. SH chuyên môn nhiều ảnh hưởng đến thời gian của GV- Nội dung SHCM chưa hiệu quả- Các loại máy photo… do dự án cấp chưa đảm bảo chất lượng- Trình độ GV chưa đồng đều, nhiều GV chưa chuẩn bị chu đáo nội dung bài khi lên lớp (ĐDHT…)

  37. Những kinh nghiệm SHCM về tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học theo mô hình trường tiểu học mới • Sử dụng phiếu học tập bằng bóng kính • Sau quá trình thực hiện GV đã có kĩ thuật dạy học theo nhóm • Có thể chia nhóm theo mức độ học tập của HS để HS hỗ trợ lẫn nhau (GV linh hoạt) - Ghi nhật kí giảng dạy chưa hiệu quả vì vậy nếu muốn điều chỉnh nội dung của hoạt động (logo) sử dụng bút chì viết ngay trong tài liệu.

  38. 38

  39. E. KĨ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SHCM THÔNG QUA MẠNG INTERNET

  40. KĨ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SHCM THÔNG QUA MẠNG INTERNET Hoạtđộng 1: Trải nghiệm bằng các câu hỏi: 1. Thầy, cô đã từng sử dụng mạng Internet trong quá trình giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn như thế nào? (Tìm như thế nào? Dùng như thế nào?....) 2. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng mạng Internet để sinh hoạt chuyên môn? Traođổikinhnghiệm

  41. Thực tiễn sử dụng mạng Internet để chia sẻ, thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn • Sử dụng mạng để tìm kiếm thông tin, lựa chọn những thông tin phù hợp • Đăng kí làm thành viên của các trang web, thư viện điện tử…. • Tham khảo các thông tư trên mạng, tải một cách nhanh chóng các văn bản, thông tư của các cấp • Đọc báo, trang mạng làm tăng vốn hiểu biết • Sử dụng gmail để chia sẻ • Vào các trang tư liệu giáo dục để chia sẻ, tải tài liệu, video phục vụ dh,gd • Sử dụng trang mạng của nhà trường để chia sẻ, học hỏi cùng đồng nghiệp • Thành lập hòm thư chuyên môn của nhà trường, dùng đó làm đ.chỉ chung để chia sẻ về các văn bản, công văn, điểm thi… và các vấn đề chuyên môn khác

  42. Thuận lợi, khó khăn khi chia sẻ, thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn thông qua mạng Internet • Thuận lợi • Khó khăn

  43. KĨ NĂNG CHIA SẺ, THẢO LUẬN TRONG SHCM THÔNG QUA MẠNG INTERNET Hoạtđộng 2: Thảo luận và chia sẻ theo nhóm: Làm thế nào để chia sẻ, thảo luận trong SHCM thông qua mạng Internet có hiệu quả? Traođổikinhnghiệm

  44. SHCM VỀ LẬP KẾ HOẠCH, QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY Ở TIỂU HỌC

  45. LẬP KẾ HOẠCH, QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY Ở TIỂU HỌC Hoạtđộng 1: • Trải nghiệm - Chia sẻ cùng nhau các nội dung sau: • Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dạy học cả ngày ở địa phương, ở trường của anh/chị • Những kinh nghiệm SHCM về lập kế hoạch, quản lí và tổ chức dạy học cả ngày ở trường tiểu học (Tổ chức theo hình thức nào? Kết quả ra sao?....) Traođổikinhnghiệm

  46. LẬP KẾ HOẠCH, QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CẢ NGÀY Ở TIỂU HỌC • Thảo luận nhóm: • Làm thế nào để nâng cao chất lượng SHCM về vấn đề dạy và học ở trường tiểu học FDS? • Gợi ý: • SHCM về vấn đề dạy và học ở trường tiểu học FDS theo những nội dung gì? • Với từng nội dung sinh hoạt đó, có thể lựa chọn hình thức SHCM nào? • Những lưu ý, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng SHCM về vấn đề dạy và học ở trường tiểu học FDS • ….. Hoạtđộng 2: Traođổikinhnghiệm

  47. Y. SHCM VỀ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC Hoạtđộng 1: • Trải nghiệm - Chia sẻ cùng nhau các nội dung sau: • Những thuận lợi và khó khăn của việc vận dụng các PPDH tích cực vào dạy học ở tiểu học. • 2) Những kinh nghiệm SHCM về việc vận dụng các PPDH tích cực vào dạy học ở tiểu học. Traođổikinhnghiệm 48

  48. SHCM VỀ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC • Thảo luận nhóm: • Làm thế nào để nâng cao chất lượng SHCM về vấn đề vận dụng các PPDH tích cực vào dạy học ở tiểu học? • Gợi ý: • Nội dung SHCM về vấn đề vận dụng PPDH tích cực và PP Bàn tay nặn bột • Các hình thức SHCM về vấn đề vận dụng PPDH tích cực và PP Bàn tay nặn bột • Những lưu ý, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng SHCM về vấn đề vận dụng PPDH tích cực và PP Bàn tay nặn bột • ….. Hoạtđộng 2: Traođổikinhnghiệm

More Related