1 / 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA: THÚ Y

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA: THÚ Y. Đề tài: Bệnh ấu trùng túi (Sacbrood) GV hướng dẫn: Phạm Hồng Thái Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Hà Nội, tháng 9 năm 2011. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3. 1. Mai Thị Thu Huyền 2. Nguyễn Thị Huyền 3. Đới Duy Hưng 4. Lương Quốc Hưng

orsin
Download Presentation

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA: THÚ Y

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA: THÚ Y Đề tài: Bệnh ấu trùng túi (Sacbrood) GV hướng dẫn: Phạm Hồng Thái Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Hà Nội, tháng 9 năm 2011

  2. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 1. Mai Thị Thu Huyền 2. Nguyễn Thị Huyền 3. Đới Duy Hưng 4. Lương Quốc Hưng 5. Nguyễn Hải Hưng 6. Lý Ngọc Hưng 7. Ngô Mai Hương 8. Nguyễn Thị Hương 9. Phạm Phan Hướng 10. Cao Thị Khuyến

  3. MỤC LỤC 1. Khái quát chung về tình hình bệnh 2. Tác nhân gây bệnh 3. Triệu chứng bệnh 4. Chẩn đoán 5. Phòng và trị bệnh 6. Kết luận

  4. I. Khái quát chung về tình hình bệnh - Khi đàn ong có một số cá thể bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến cả đàn. - Đàn ong thưa không giữ được ấm, AT dễ bị lạnh dẫn đến bệnh thối AT.   - Khi AT bị bệnh, ong phải tăng cường vệ sinh, sau đó không có ong non ra đời  việc nuôi AT, đàn ong thu mật rất kém.   - Sự qua lại và giao lưu trên hoa, ong cướp mật  bệnh lây lan rất nhanh.   - Ong là côn trùng rất nhạy cảm với các loại thuốc và hóa chất.

  5. 1. Khái quát chung về tình hình bệnh - Bệnh có ở khắp nơi nuôi ong, không gây thiệt hại đáng kể với ong A.melifera (Borchert 1966, Poltrep 1972). - Đối với ong A.cerana xuất hiện dịch đầu tiên ở TQ 1972 (Huang Shuang Xiu 1989). - Ở TL, xuất hiện vào năm 1976 (Areekul 1982). Năm 1981 Bailey đã phân lập được chủng virus gây bệnh trên ong A.cerana là virus Thai sacbrood. - Năm 1974, dịch bệnh sacbrood đã bùng nổ ở nước ta. - Năm 1989, đã xác định sự có mặt của virus Thaisacbrood trên các đàn ong ở VN.

  6. 2. Tác nhân gây bệnh - Năm 1971, White (Mỹ) xác nhận tác nhân gây bệnh ấu trùng túi ở Ong A.mellifera là virus Morator aetatulae Holmes. - Năm 1981, Bailey xác định virus mới gây bệnh cho ong A.cerana là Thai Sacbrood. - Sacbrood là virus nhân ARN, kích thước 60 nm, thuộc nhóm Enterovirus. Bệnh xảy ra chủ yếu ở AT tuổi lớn, đặc biệt là thời kì tiền nhộng. - Khả năng lây nhiễm rất lớn. Bailey (1981) 1 mg virus trong dịch ấu trùng chết có thể lây bệnh cho toàn bộ ấu trùng ong thợ của 1000 đàn khỏe. - Sức chống chịu của virus không cao: mất khả năng gây bệnh ở 590C /10 ph; 3 tuần/ nhiệt độ phòng; ASMT chiếu trực tiếp 7 - 8h; ở các vẩy AT đã khô virus cũng bị tiêu diệt.

  7. 2. Tác nhân gây bệnh - Con đường truyền lây: +) Trong cùng 1 đàn qua ong nuôi dưỡng +) Khác đàn: + Ong cướp mật + Nhầm tổ + Lấy chung nguồn thức ăn (nguồn phấn hoa) - Điều kiện xuất hiện bệnh: thời tiết thay đổi đột ngột; thiếu thức ăn; thế đàn yếu làm giảm khả năng chống chịu của ấu trùng.

  8. 3. Triệu chứng bệnh - Bánh tổ bị bệnh, nắp vít tổ lõm xuống, bị ong thợ cắn thủng, có AT nhọn đầu nhô lên miệng lỗ tổ. - Phần lớn AT chết ở giai đoạn mới vít nắp; tiền nhộng; AT lớn tuổi chuẩn bị vít nắp. - Màu của AT bệnh từ trắng ngà  trắng bệch; màng ngăn đốt không rõ. + Phía đuôi ấu trùng có túi dịch trong suốt hoặc vàng nhạt. + Thân ấu trùng chuyển sang màu vàng nhạt  nâu nhạt (xám nâu). - Khi mới chết ấu trùng không có mùi, khi khô hanh thành vảy cứng, dễ lấy ra khỏi tổ. - Đàn ong bệnh nặng có tới 90% AT tuổi lớn chết, đàn ong sẽ bỏ tổ bốc bay.

  9. 3. Triệu chứng bệnh Diễn biến của bệnh có 5 giai đoạn: Gđ 1: AT đầu hơi cong xuống, màu vàng sáng, nếp nhăn dưới da, AT có hạt trong suốt.   Gđ 2: Đầu AT nhọn nhô ra khỏi nắp vít, màu AT sáng  màu nâu có ánh vàng, đầu trên sẫm hơn dưới, da căng do bị phù nước và đầu nhọn. Gđ 3: Đầu AT gục xuống, AT mất tính đàn hồi chuyển mầu nâu, nếp nhăn kém, da bị phá hủy dày lên, gắp ra có hình bọc có hạt trong suốt. Gđ 4: AT khô, đầu cong gục tách ra khỏi thành lỗ tổ, màu thẫm không rõ nếp nhăn, khô nước nhưng vẫn còn những hạt trong. Gđ 5: AT khô thành vảy nằm ở đáy lỗ tổ. Bệnh không có mùi.

  10. 4. Chẩn đoán bệnh - Dựa vào triệu chứng trên ong nghi mắc bệnh - Dựa vào mùi của đàn ong - Phòng thí nghiệm: PCR,…

  11. 5. Phòng trị bệnh - Đảm bảo mật độ ong phủ đều ở các bánh tổ, sự cân đối các lớp ong trong các đàn ong. Thức ăn, nước uống đầy đủ, hợp vệ sinh. - Chọn giống chống bệnh với ấu trùng túi - Đảm bảo đủ dự trữ thức ăn mật – phấn trong các bánh tổ. Thùng ong luôn sạch sẽ, kín, giữ ấm tốt và không bị nước mưa thấm. - Trước các đợt mưa lạnh kéo dài, chuyển mùa cần cho các ăn xi rô đường có pha thuốc KS phòng bệnh.

  12. 5. Phòng trị bệnh - Khi chia đàn, viện trợ, điều chỉnh các đàn ong, cho ong ăn, khai thác mật cần thực hiện đúng quy trình để tránh hiện tượng ong cướp mật. - Cần phát hiện sớm, nuôi cách ly và xử lý kịp thời các đàn ong bệnh, thường xuyên vệ sinh và khử trùng các dụng cụ dùng chung.

  13. 5. Phòng trị bệnh - Thay chúa đẻ đàn bệnh bằng chúa tơ hoặc mũ chúa, nhốt chúa đẻ đàn bệnh trong lồng dây thép nhỏ 7 – 8 ngày. Loại bỏ cầu bệnh cũ, để ong phủ kín các cầu ong còn lại. Cho ong ăn 3 – 4 tối, đến vít nắp hoặc chuyển ong đến nơi có nguồn mật mới dồi dào. - Để ngăn chặn các vi khuẩn kế phát: + Dùng KS điều trị: Tetracyline, Erythromycine, Furazolidone, Biomycine, Kanamycine, Ampicyline với liều 1g hoặc 1.000.000UI cho 50 cầu ong. + Dùng thuốc tím (KMnO4) 0,1% trong 1 lít nước đường để cho ăn mỗi cầu 100 ml hoặc phun vào bánh tổ.

  14. 6. Kết luận - Hạn chế việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh ong vì gây nên hiện tượng tồn dư chất kháng sinh trong mật ong. - Nên đầu tư vào công tác giống để nhanh chóng tạo ra giống ong có sức đề kháng bệnh cao, hoặc tổ chức các đàn ong khỏe trước mùa khai thác... - Trong trường hợp đàn ong bị bệnh, nên tiến hành điều trị triệt để và phải chấm dứt việc dùng thuốc kháng sinh trước mùa khai thác mật từ 30 - 40 ngày.

  15. THANKS YOU FOR YOU ATTENTION

More Related