1 / 50

HỘI THẢO

HỘI THẢO. CLB NHÂN TƯỚNG HỌC LẦN 5 Trình bài: Hồ Hữu triết. Trong buổi hợp trước, 1 bạn đã đặt câu hỏi “Tại sao tâm tướng không đi đôi với hình tướng?”.

onella
Download Presentation

HỘI THẢO

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. HỘI THẢO CLB NHÂN TƯỚNG HỌC LẦN 5 Trình bài: Hồ Hữu triết

  2. Trong buổi hợp trước, 1 bạn đã đặt câu hỏi“Tại sao tâm tướng không đi đôi với hình tướng?” Có nghĩa là : mặt mày thì thấy hiền lành mà tánh thì chẵng có chút nào; hoặc là dáng thấy chậm chạp lù khù, thế mà thông minh kiến thức vượt bực, ... Câu hỏi nầy đưa đến vài câu hỏi khác : - Làm sao “cảm thấy” tâm tướng thông qua mắt, giọng nói, tư thế cử chỉ, hành vi của con người - Cái gì mình không thấy, tức là ẩn tướng, làm sao thấy được quý tướng và phá tướng trong ẩn tướng?

  3. Chương trình Định nghĩa Hình là gì Tâm là gì Quan niệm Âu, Á, Nho, Phật Dẫn chứng Test, phỏng vấn ứng tuyển

  4. Định nghiã: Âu Tây

  5. Định nghiã: Á Đông 彡Ba cái lông chim彡 sam, tiệm (3n) : lông dài. 形 hình (7n) : hình thể, hình dáng, hình dong, tưởng tượng ra rồi vẽ cho hệt hình trạng người hay vật nào mà mình đã biết ra, gọi là hình. Hình là dựa vào cái gì mình thấy ở bề ngoài.

  6. 目Con mắt 目 mục (5n) : con mắt, lườm, nhìn kỹ (trố mắt nhìn). 相tương, tướng (9n) : hình chất. tướng mạo, cách xem hình mạo người mà biết hay dở gọi là tướng thuật相術. Tướng được nhìn qua con mắt (mục)

  7. 心Tâm (4n) Tim : đời xưa cho tim là vật để nghĩ ngợi, cho nên cái gì thuộc về tư tưởng đều gọi là tâm, như tâm cảnh,tâm địa, v.v. Nghiên cứu về chỗ hiện tượng của ý thức người gọi là tâm lý học. Phật học cho muôn sự, muôn lẽ đều do tâm người tạo ra, gọi là phái duy tâm. Vn : Ruột, lòng : ảnh hưởng đến xúc cảm (nóng ruột, nóng lòng, buồn thúi ruột, mát ruột). Óc : là trụ sở của lý trí

  8. Hình và tâm từ đâu mà ra ? • Hình hài : hình thể đứa bé (hài nhi) thọ hưởng từ cha mẹ, tổ tiên, di truyền qua gen. • Lớn lên, vóc dáng một phần do hình hài (vốn cha mẹ cho), một phần do ăn uống, phát triển do môi trường, chuộng hay chê thể dục. • Tâm hay tâm tánh : « Cha mẹ sanh con, trời sanh tánh » đủ loại tâm tánh (hiền, thô lổ, nhu nhược, có ý chí, đam mê, hoài bảo). • Tâm là phần khó thấy khi chỉ nhìn hình

  9. Tâm Tướng là gì? A. THEO NHÂN TƯỚNG HỌC: Tâm tướng: là tâm tính, là lòng người Nó gắn chặt và song hành với thần khí vàcốt cách

  10. 1. Thần khí là tinh thần, là uy lực, sức mạnh của nội tâm Khí biểu lộ sức khỏe, thường thông qua giọng nói, sắc da Thần thường thông qua ánh mắt

  11. 2. Cốtcách bộc lộ qua tướngđi, thế ngồi, nói năng Tất cả thần khí và cốt cách kết hợp lại là tâm tướng của con người Cốt cách vững vàng, ổn trọng, hiên ngang

  12. Tuy nhiên có rất nhiều câu hỏi rằng: người này nhìn tướng thật nghèo hèn, tướng giàu sang, tướng ăn xin, bần tiện…v..v…mà sau khi biết được tường tận hơn thì hoàn toàn trái ngược. Vậy nguyên nhân do đâu? • Thứ nhất: vì ta chỉ xem về hình tướng, không xem về tâm tướng;  Nên không nhận ra chính nhân, quân tử hay tiểu nhân • Thứ nhì, người học tướng, có học cao đi chăng nữa, nhưng vì không có nhìn ra ẩn tướng hoặc phá tướngnên cũng lầm lạc.

  13. Có câu“Hữu tướng vô tâm, tướng tùng tâm diệt, Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sanh.” • Có tướng mà không có tâm, tướng tốt đó cũng bị tâm diệt đi • Có tâm, mà không có tướng, thì tướng quí lần lần hiện ra • Tướng do tâm sinh

  14. Trước hết, muốn hiểu TÂM ta cần:I – Tìm hiểu:TA LÀ GÌ? Tên tuổi: Nguyễn Văn A, Trần Văn B…, mấy tuổi, cao … Gia đình: cha mẹ, anh em, quê quán, gia đình Bằng cấp: bác sĩ, kỹ sư Chức vụ: tổng thống, bộ trưởng, tổng giám đốc … Công việc: giáo sư, tỉ phú, nhân viên, culi … Đức tính: hiền lành, gian xảo, ân cần, cố chấp, kiêu … Tình cảm: dễ vui, dễ buồn, ít giận … Năng khiếu: thích âm nhạc, vẽ, thể thao … Thân Xã hội Tâm

  15. TA = CON NGƯỜICON NGƯỜI = THÂN + TÂMTA = THÂN + TÂM • Thân là vật chất có hình tướng, là phần ngoại (sắc) • Tâm là phần vô hình, là phần nội • Tâm có khả năng hiểu biết, suy nghĩ, nhớ tưởng, tính toán, lo âu, yêu ghét, và điều khiển thân thể đi đứng, nói năng, hành động, v.v…

  16. Liên hệ giữa thân và tâm • Sự liên hệ giữa thânvà tâm cũng giống như chiếc xe và người lái. • Xe mà không người lái, thì xe không chạy được • Thân thể con người cũng vậy, nếu không có tâm bên trong điều khiển thì thân thể sẽ trở thành một xác (có xác, không hồn).

  17. Thông thường: TA = THÂN + TÂM • Nhưng trong đời sống hằng ngày, phân chia không đồng đều: • Ví dụ 1: sáng ngủ dậy soi gương, thấy mặt mình đẹp, bạn sẽ nói: “Hôm nay Ta (tôi, mình) đẹp”. Khi nói như vậy : Ta là cái mặt (thuộc thân thể). • TA = THÂN • Ví dụ 2: khi người khác nói xấu mình, bạn cảm thấy tức giận và nói: “Tôi tức lắm”. Nói như vậy tức là cho Ta chính là tâm, bởi vì cái thân đâu có biết tức!  TA = TÂM

  18. Có lúc ta phản ứng theo nhận thức của thân nhiềuCó lúc thì tâm hoàn toàn điều khiển taDo đó chúng ta có tới ba phương trình sau: Ta=thân Ta=tâm Ta = thân + tâm

  19. I - Ta là thân

  20. II – Ta là tâm – Tâm là gì ? • Âu tây hỏi : Ta là ai? Who am I? Qui suis je? Phân tích của âu tây không có liên quan đến nhân tướng học; • Á đông thì hỏi : Ta là gì? • Theo Nho học thì ta là kết tụ của ngũ thường: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Con người được định vị trong xã hội và cho xã hội. • Theo Phật học thì tất cả là từ tâm mà ra, cụ thể là ngũ uẩn, là 5 yếu tố thành tạo con người (uẩn : nhóm) • Suy nghĩ nầy gần gũi con người hơn.

  21. 1. Tâm thức • Tâm là cái hay biết, biết suy nghĩ, tưởng nhớ, biết buồn vui, lo lắng, thương yêu, giận hờn… Trước khi nói hay làm một việc gì, người ta đều có suy nghĩ tính toán. Mọi sự suy nghĩ tính toán, thương ghét, tình của con người đều do tâm làm chủ. • Cái hay biết (trí năng) , biết nhận thức, biết đây là cái bàn, kia là cái ghế, đây là đàn ông… Cái biết này trong đạo Phật gọi là thức, tức là sự biết nhận thức phân biệt. Hệ thần kinh. Mỗi khi biết, nhận thức thì đó là tâm biết  TÂM THỨC

  22. 2. Tâm tưởng • Cái hay tưởng tượng, tưởng nhớ những chuyện quá khứ, phác họa những chuyện tương lai, đạo Phật gọi là tưởng.Tưởng khác với hành. Hành chỉ là những ý nghĩ không có hình tướng, còn tưởng không phải suy nghĩ mà là hình dung, khi tưởng thì trong tâm hiện ra những hình ảnh quá khứ hoặc tương lai. • Mỗi khi tưởng nhớ, tưởng tượng, đó là  TÂM TƯỞNG

  23. 3. Tâm thọ • Là những cảm giác về thân thể được phát khởi lên dựa theo tâm tưởng, gồm có ba loại tổng quát: dễ chịu (lạc thọ) ; khó chịu (khổ thọ), xả thọ. • Cảm thọ có hai loaị liên quan đến thân hoặc tâm. • Cái biết đau nhức, nóng lạnh trên thân thể được gọi là thân thọ. • Cái biết đau khổ, yêu thương, ganh ghét, giận hờn được gọi là tình cảm hay tâm thọ. • Mỗi khi cảm giác vui buồn, sướng khổ đó là  TÂM THỌ

  24. 4. Tâm hành • Là hiện tượng tâm lý hay cảm xúc phát khởi lên dựa theo tâm thọ, đưa đến phản ứng hay suy nghĩ chuyện này chuyện nọ, tính toán lợi hại, mua cái này, bán cái kia, tính toán, làm sao được tăng lương, khi nào lập gia đình, mua nhà, mua xe, trả nợ… trong đạo Phật gọi là hành. • Mỗi khi suy nghĩ, đó là tâm suy nghĩ  TÂM HÀNHChuổi phản ứng THỨC --> TƯỞNG --> THỌ --> HÀNH • xảy ra vô cùng nhanh lẹ

  25. Tâm và Thân • Mặc dù không ai thấy được tâm ra sao, nhưng mọi người đều biết mình có “bốn cái biết” (thức, hành, tưởng, thọ) vừa kể ở trên. • Bốn cái biết này được gọi là tâm, hay đúng hơn là bốn công năng của tâm. • Con người chỉ là một hợp thể của năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). • Thân = sắc • Tâm = thọ, tưởng, hành, thức

  26. DẪN CHỨNG MINH HỌA 1/ Thân: (sắc) một người không hồn sẽ khó nhận biết

  27. DẪN CHỨNG MINH HỌA 2/ Tâm thức (nhận biết) a) Trẻ em: 1+1= (+) 1+1= 11 b) sinh viên: 1+1=2 c) Người trãi nghiệm: 1+1=3 hay ?  Mỗi người nhận thức khác nhau

  28. DẪN CHỨNG MINH HỌA 3/ Tâm tưởng (tưởng tượng) • Người mù sờ voi • Trò chơi đoán hình Rorschach • Cùng 1 hình, mỗi người sẽ tưởng tượng khác nhau • Tâm khác nhau

  29. DẪN CHỨNG MINH HỌA 1/ Tâm thọ (buồn, vui, giận, hờn) Chiếu phim: Cậu bé Mông cổ Cùng 1 đoạn phim: • Có người rất xúc độngChảy nước mắt • Có người mắt ráo hoảnh không xúc động • Có người cũng xúc động không thể hiện

  30. DẪN CHỨNG MINH HỌA 4/ Tâm hành: Ví dụ 1: Khi 1 người bị người khác chửi • Hành động tiêu cực: suy nghĩ ta phải trả thù,…. • Hành động tích cực: ta phải tự suy nghẫm về mình, tại sao người ta chửi ta?

  31. DẪN CHỨNG MINH HỌA 4/ Tâm hành: Ví dụ 2: Lượm bịt tiền: Có người mang trả, có người giữ luôn. Vậy tâm hành suy nghĩ như thế nào thì ta hành động như thế đó: • Nếu nghĩ đó là bịt tiền của người ta: mang trả • Nếu nghĩ bịt tiền của mình: lấy luôn • Nếu biết túi tiền của người ta, nhưng tâm Tưởng ra các thứ đồ cần mua sắm, ăn chơi... Và tâm Thọ thấy sướng, nó xúi giục tâm Hành: cứ giữ lấy của mình.

  32. Tóm tắt nguyên lý nhà Phật về Tâm TA = THÂN + TÂM= SẮC + TÂM = SẮC + ( THỨC, HÀNH, TƯỞNG, THỌ )

  33. Kết luận về Tâm TA = THÂN + TÂM= SẮC + TÂM = SẮC + ( THỨC, HÀNH, TƯỞNG, THỌ )

  34. BÀI TEST THỰC HÀNH • Bật nhạc: • Để gió cuốn đi • Một đời người, một rừng cây • Huyền Thoại nhậu • Tình yêu • Trống

  35. Phân tích 1 ví dụ: ĐỂ GIÓ CUỐN ĐI • Tâm thức: biết đó là bài hát • Tâm tưởng: nghĩ đến 1 đời người, nghĩ đến gió… • Tâm hành: tôi phải làm gì khi nghe bài hát này:  có người: sống có ích hơn  Có người: bình thường: đạo đức giả.. • Tâm thọ: có người thích, có người ghét, có người vui, có người buồn

  36. PHÁ TƯỚNG Nhất trọc phá cửu thanh 1 tướng xấu phá đi 9 tướng tốt (thần lộ: mắt)

  37. ẨN TƯỚNG Nhất thanh phá cửu trọc 1 tướng tốt phá đi 9 tướng xấu Golden voice baryton Ted Williams

  38. Ted Williams sa đọa vì rượu, phải đi ăn xin, mà vẫn giữ thái độ hiền hòa, lịch sự và nhân ái

  39. Ẩn tướng và tâm tướng Nếu hình tướng là photo, thì tâm tướng là vidéo (đa chiều) • Quan sát : • coi hết nguyên kịch bản • nét mặt, cử chỉ • Nghe • đối thoại hay độc thoại của "diễn viên«  (nội dung) • phần âm thanh : cấu trúc của giọng, hơi thở • Phỏng vấn với những câu hỏi hóc búa, bất ngờ

  40. Ẩn tướng và tâm tướng Khi tìm hiểu tâm tướng của người khác thì nên : • Lấy cái tâm làm trọng • Nhìn từ tổng quát đến chi tiết • Tránh đánh giá hình và tâm của người với cái tâm của mình • Kiểm kiến thức, lấy kinh nghiệm, nghiên cứu thêm

  41. Phỏng vấn

  42. Phỏng vấn

  43. Câu chuyện cuối giờĐường hầm

  44. Lời bình

  45. Câu chuyện Bùi Độ • Bấy giờ là thời triều đại nhà Đường, Bùi Độ thuở nhỏ sống cảnh nghèo khổ cơ cực. Một hôm, trên đường gặp một vị Thiền Sư Nhất Hạnh. Đại Sư nhìn tướng mạo Bùi Độ, thấy ánh mắt láo liên, đường gân chạy vào chỗ miệng; ấy là tướng ăn xin đầu phố, đói khổ mà chết; vì vậy bèn khuyên Bùi Độ nên nỗ lực tu khổ hạnh. • Mấy ngày sau, Bùi Độ nhặt được trên núi Hương Sơn một chiếc đai ngọc của nữ nhân và tìm trả cho người ta, nhờ thế mà cứu được tính mệnh cha mẹ cô gái ấy.

  46. Câu chuyện Bùi Độ • Hôm sau lại gặp Thiền Sư Nhất Hạnh. Đại Sư coi mặt Bùi Độ mục quang trong sáng, thần thái đã khác hẳn. • Ngạc nhiên quá, Đại Sư bèn hỏi chuyện, và sau khi nghe kể, ông cười lớn và nói: “Tấm thân bẩy thước chẳng bằng khuôn mặt bẩy tấc; khuôn mặt bẩy tấc chẳng bằng cái mũi ba tấc; cái mũi ba tấc chẳng bằng một khối tâm”. • Thiền Sư bèn khuyến khích Bùi Độ hành Thiện.

  47. Câu chuyện Bùi Độ • Quả nhiên Bùi Độ sau làm trọng thần của bốn đời vua Đường Hiến Tông, Đường Mục Tông, Đường Kính Tông, và Đường Văn Tông, là “danh tướng toàn tài”, đương thời đã thành danh “huân cao trung nguyên, vang danh biên ngoại”. • Trong sử sách nhìn nhận ông là “đức độ thuỷ chung suốt bốn đời vua”, “uy danh đức độ của ông sánh với Quách Phần Dương”. Bùi Độ có năm người con, đều có danh tiếng rạng rỡ, bản lãnh hơn người.

  48. TẤT CẢ DO TÂMMÀ RA

  49. CHÚC MỌI NGƯỜI THẬT BÌNH AN và HẠNH PHÚC Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe

More Related