1 / 34

KỸ THUẬT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG

KỸ THUẬT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG. Mục tiêu. Nắm được mô hình tư vấn (cấu trúc) của một quá trình tư vấn. Hiểu được kỹ thuật tổ chức tư vấn cá nhân; Tư vấn nhóm. Bước đầu biết thiết kế và tổ chức một ca tư vấn cá nhân; Tư vấn nhóm. Vận dụng trong tư vấn cho HS lớp chủ nhiệm.

nevin
Download Presentation

KỸ THUẬT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. KỸ THUẬT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG

  2. Mục tiêu • Nắm được mô hình tư vấn (cấu trúc) của một quá trình tư vấn. • Hiểu được kỹ thuật tổ chức tư vấn cá nhân; Tư vấn nhóm. • Bước đầu biết thiết kế và tổ chức một ca tư vấn cá nhân; Tư vấn nhóm. • Vận dụng trong tư vấn cho HS lớp chủ nhiệm. • Có ý thức nghiệp vụ trong làm việc với học sinh lớp chủ nhiệm.

  3. KỸ THUẬT TIẾN HÀNH (tiếp) NHỮNG KỸ NĂNG TƯ VẤN CẦN SỬ DỤNG: • Kỹ năng lắng nghe tích cực • Kỹ năng đặt câu hỏi. • Kỹ năng khuyến khích, khích lệ; • Kỹ năng phản hồi; • Kỹ năng diễn đạt lại; • Kỹ năng phản ánh cảm xúc; • Kỹ năng thu thập thông tin và xâu chuỗi sự kiện; • Kỹ năng tóm tắt:

  4. KỸ THUẬT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN CÁ NHÂN

  5. Gồm hai phần Khái niệm chung về tư vấn cá nhân a) Khái niệm b) Mục đích, yêu cầu tư vấn cá nhân trong công tác chủ nhiệm Quy trình tư vấn cá nhân

  6. Khái niệm • TV cá nhân là hình thức tổ chức tư vấn trong đó nhà tư vấn hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn cho người cần tư vấn về những vấn đề của họ. TVCN trong công tác chủ nhiệm HSCTV (lớp CN) NTV_GVCN Người cần TV (tác nhân tiêu cực đến HS)

  7. Mục đích, yêu cầu tư vấn cá nhân trong công tác chủ nhiệm • Trợ giúp tâm lý cho HSCTV : • Nhận thức được vấn đề, khó khăn của em, • Có khả năng tự đối mặt với khó khăn. • Tự nhận thức tình huống của mình. • Hỗ trợ: • Tạo tình huống để HS suy nghĩ, trải nghiệm, từ đó tự thay đổi về ý thức, cảm xúc, hành vi và sự phát triển kỹ năng xã hội của cá nhân. • Hỗ trợ HS xử lý các vấn đề và mâu thuẫn trong cuộc sống của họ. Trợ giúp em tự ra quyết định và giải quyết vấn đề. • Hỗ trợ HS suy nghĩ và tìm các biện pháp thay đổi bản thân.

  8. Mục đích, yêu cầu tư vấn cá nhân trong công tác chủ nhiệm • Can thiệp: Trong một số trường hợp đặc biệt cần thiết, • Tư vấn, khuyên bảo • Can thiệp. • Phòng ngừa: • Thực hiện một số biện pháp giáo dục, tâm lý, • Tìm kiếm một số dịch vụ hỗ trợ khác (dịch vụ công tác xã hội, y tế, các tổ chức chăm sóc bảo vệ trẻ em…) nhằm phòng ngừa, can thiệp, tránh để HSCTV bị rối nhiễu tâm lý, phát triển lệch chuẩn, mất phương hướng sống,...

  9. Quy trình tư vấn cá nhân

  10. Bước 1: Thiết lập quan hệ giữa NTV và NCTV NTV giúp HSCTV hiểu rõ • Hiểu rõ những gì đang xảy ra, sẽ phải xảy ra trong cuộc tư vấn, và tại sao. • Có quyền gì và sự lựa chọn gì • NTV có trách nhiệm chia sẻ thông tin có ảnh hưởng đến HSCTV ngay cả khi họ khó có thể chấp nhận những thông tin đó. Mục đích: NTV giúp HSCTV học cách đối mặt với vấn đề, hoàn cảnh khó khăn của em theo cách có ích hơn, hiệu quả hơn, nhận thức đúng hơn.

  11. Bước 2: Xác định vấn đề của HSCTV Các kỹ thuật sử dụng: • Thu thập thông tin đầy đủ về HSCTV, qua giao tiếp, phiếu hỏi, trắc nghiệm, hồ sơ học sinh… • Xử lý thông tin: bằng cách phân tích, hệ thống hóa, Sử dụng kỹ thuật tóm tắt, phản ánh, phản hồi… • Giúp HSCTV nhận thức được vấn đề của mình: Sử dụng kỹ năng thuyết phục, xử lý tính huống.

  12. Bước 3: Cùng HS đánh giá vấn đề Các kỹ thuật sử dụng: • NTV hỗ trợ HS đánh giá vấn đề: Vấn đề gì, mức độ, ảnh hưởng đến cảm xúc, ấn tượng tâm lý, hành vi xã hội ra sao, hệ quả. • NTV giúp HS đối mặt với vấn đề. • Giúp HS liệt kê những nhu cầu không được đáp ứng, xếp thứ bậc các nhu cầu. • Cùng HS liệt kê những nguồn lực, biện pháp mà em có thể làm để vượt qua khó khăn.

  13. Bước 4: Giúp HS xác định mục đích, mục tiêu, định hướng sống • Nội dung: • Để HS tự nói ra những mục tiêu, mong muốn của mình. • Dẫn dắt để HS tự điều chỉnh những mục tiêu, mong muốn chưa phù hợp. • HS nêu những cách giải quyết vẫn làm để thực hiện các mục tiêu trên. • Để HS liên hệ mục tiêu với khả năng thực tế, những cách xử lý của em, hậu quả của nó. • Cuối cùng, giúp HS xác định lại định hướng sống cho phù hợp hơn. • Kỹ thuật sử dụng: • Kỹ năng đặt câu hỏi. • Sử dụng bảng hỏi cho HS viết ra. • Sử dụng tình huống giả định. • Với HS nhỏ hoặc HS gặp khó khăn trong giao tiếp, có thể sử dụng phương pháp vẽ, thiết kế mô hình. • Sử dụng phương pháp lập bản đồ tư duy. • Các kỹ năng bổ trợ: dẫn dắt, tóm tắt; • Thái độ: Sự thông cảm, khích lệ HS suy nghĩ,…

  14. Bước 5: Tìm kiếm các biện pháp thay thế • Mục tiêu: Thảo luận với HS những cách nào thực hiện mục tiêu không phù hợp, gây hậu quả không tốt, vì sao. Từ đó, trợ giúp HS tự tìm ra những biện pháp giải quyết vấn đề. • Kỹ thuật tiến hành: • Tóm tắt lại • Thảo luận cùng HS những biện pháp vẫn tiến hành nhưng để lại hậu quả không tốt. • NTV tìm kiếm các nguồn lực, hỗ trợ HS sử dụng hiệu quả đạt mục tiêu, phù hợp với chuẩn mực xã hội. • Hỗ trợ HS nhận diện những nhu cầu thiết yếu, xếp vị trí ưu tiên, tìm các biện pháp thực hiện. • Yêu cầu: Động viên; Khích lệ

  15. HOẠT ĐỘNG NHÓM: THỰC HÀNH KỸ NĂNG ỨNG XỬ TRONG TƯ VẤN Nhiệm vụ:Sau một thời gian được tư vấn, một HS đã xác định được mục tiêu, mong muốn song nghĩ mãi không ra cách nào để thực hiện mục tiêu. Em nói: Thôi, thầy / cô cứ nói cho con biết con phải làm gì, con sẽ làm. Con nghĩ mãi cũng không ra đâu ạ. Nếu là thầy / cô chủ nhiệm, đang tư vấn cho HS đó, thầy / cô sẽ làm thế nào? Hình thức: Hoạt động nhóm: xử lý tình huống Thời gian: 10 phút

  16. Bước 6: Lập kế hoạch thực hiện • Mục tiêu: hỗ trợ HS quyết tâm thay đổi bản thân, có kế hoạch thực hiện. • Kỹ thuật tiến hành: • Trên cơ sở mục tiêu đã xác định được và cần làm gì, cùng HSCTV lên kế hoạch cụ thể thực hiện. • Kiên nhẫn quan sát những thay đổi của HS. Khi có bất cứ một sự tiến bộ nhỏ nào, hãy khen ngợi và ghi nhận. • Kết thúc buổi cuối cùng, hãy nhắc lại những điều em đã làm được và đánh giá sự tiến bộ của em. Cung cấp sự hỗ trợ sau tư vấn.

  17. Bước 7: Hoàn thiện, lưu trữ hồ sơ tư vấn Kỹ thuật tiến hành: Hồ sơ TV gồm: • Bản mô tả chi tiết về hoàn cảnh sống của HSCTV. • Bản mô tả chi tiết chân dung của HSCTV • Bản mô tả các công cụ, kỹ thuật NTV sử dụng để làm việc với HS. • Các sản phẩm của HS trong quá trình tư vấn. • Biên bản ghi chép mỗi buổi tư vấn. • Ghi chép các mức độ đạt được, sự tiến bộ của HS sau mỗi tác động của NTV hoặc trong mỗi buổi. • Lưu trữ hồ sơ sao cho dễ tra cứu khi cần.

  18. KỸ THUẬT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN NHÓM

  19. Gồm hai phần Khái niệm chung về tư vấn nhóm a) Khái niệm, dấu hiệu b) Ưu thế của tư vấn nhóm c) Khi nào nên sử dụng TVN? Qui trình tiến hành tư vấn nhóm Yêu cầu tư vấn nhóm

  20. a) Khái niệm, Dấu hiệu • Khái niệm: TVN là một hình thức tổ chức tư vấn, trong đó đối tượng cần tư vấn là một nhóm người có cùng chung một vấn đề cần tư vấn, được tổ chức thành nhóm, tạo cơ hội trao đổi, chia sẻ vấn đề, chia sẻ các cảm xúc, trải nghiệm của bản thân; nhận được sự phản hồi, hỗ trợ tích cực từ các thành viên khác cũng như từ NTV. • Dấu hiệu: • NTV do NTV thành lập theo mục đích định trước. • Các thành viên trong NTV phải có cùng một “vấn đề”

  21. b) Ưu thế của tư vấn nhóm • Có sự tương tác đa chiều giữa các thành viên trong NTV • Có bầu không khí tâm lý tích cực trong NTV. • Nâng cao năng suất làm việc của NTV. • Có sự quan tâm, đồng cảm, khích lệ trong NTV. • Đối với lứa tuổi HS trung học, tư vấn nhóm phù hợp đặc điểm lứa tuổi (85% ảnh hưởng đầu đời của lứa tuổi HS trung học là tác động của bạn bè). • Đối với những học sinh bị bỏ rơi, ít được chăm sóc, trẻ yếu thế,… tư vấn nhóm giúp trẻ cảm thấy được chia sẻ, được thừa nhận, được có giá trị,… (thỏa mãn nhu cầu cấp cao trong thang nhu cầu của A. Maslow).

  22. c) Khi nào nên sử dụng TVN? • Khi muốn đánh giá thái độ và tính cách của HSCTV thông qua ứng xử với nhau. • Khi HS cần vượt qua khó khăn, khi khó khăn đưa ra quyết định • Khi HS cần đối mặt với những cảm xúc tiêu cực nặng nề.

  23. Qui trình tiến hành tư vấn nhóm • Bước 1: Thành lập nhóm tư vấn • Bước 2: Thiết lập một số công cụ làm việc với nhóm tư vấn • Bước 3: Thiết lập mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm. • Bước 4: Thu thập thông tin; Đánh giá vấn đề. • Bước 5: Xác định mục tiêu, mong muốn của nhóm. • Bước 6: Tổ chức hoạt động chia sẻ, tranh luận; Kiếm soát, quản lý các mối quan hệ. • Bước 7: Tìm tòi những biện pháp mới, những cách thức mới. • Bước 8: Tổng kết nhóm. Lập kế hoạch thực hiện • Bước 9: Hoàn thiện hồ sơ tư vấn nhóm.

  24. Bước 1: Thành lập nhóm tư vấn Kỹ thuật tiến hành: • Quy mô nhóm tư vấn: từ 6 đến 8, tối đa là 12 thành viên. • Cố gắng duy trì đủ số lượng thành viên nhóm trong suốt quá trình tư vấn. • Với HS trung học, thành viên trong một nhóm nên là người cùng giới. • NTV cử nhóm trưởng hoặc đưa ra các tiêu chí để HS bầu theo yêu cầu của NTV.

  25. Bước 2: Thiết lập một số công cụ, quy tắc làm việc với nhóm tư vấn • Thiết lập nội quy cho nhóm tư vấn: Yêu cầu: • Các điều khoản phải rõ ràng, dễ hiểu; Số lượng các điều khoản vừa đủ. Khoảng 5 đến 8 • Có thể cho phép HS tự đề ra một số điều khoản • Nội quy được ghi lên giấy trắng to, dán lên tường, chỗ dễ nhìn. Có thể kết hợp chữ viết và biểu tượng. • Cần có cam kết các thành viên tham gia đầy đủ các buổi tư vấn nhóm.

  26. Bước 2: (tiếp) • Thống nhất cách thức làm việc giữa NTV với nhóm TV: • Giải thích mục tiêu của tư vấn và NTV. • Thống nhất cách thức làm việc của NTV với các thành viên; • NTV thông báo cho nhóm tư vấn những biện pháp can thiệp mà NTV sẽ sử dụng để hỗ trợ nhóm. • Thống nhất quy tắc bảo mật; Tôn trọng; Bình đẳng. • Thống nhất thời gian và địa điểm tư vấn nhóm: • Địa điểm: Phòng tư vấn chuyên, đủ không gian nhóm 10 – 12 em hoạt động; Đủ ánh sáng; Chú ý màu tường và các đồ dùng văn phòng. • Trang trí, thiết bị phòng tư vấn: • Tạo môi trường tâm lý tích cực, thuận lợi để nhóm hoạt động.

  27. Bước 3: Thiết lập mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm. Kỹ thuật tiến hành: • Tự giới thiệu các thành viên; • Hoạt động khởi động. • Khuyến khích sự thể hiện tích cực của các thành viên. • Sử dụng trò chơi để lôi cuốn các thành viên. • Chú ý kiểm soát nhóm. • Sử dụng kỹ năng kết nối. • Cần phản ánh và ghi nhận kịp thời những biến đổi trong nhóm.

  28. Bước 4: Thu thập thông tin; Đánh giá vấn đề Kỹ thuật tiến hành: • Khuyến khích HS nói lên vấn đề; • Khích lệ HS trong nhóm chia sẻ, khám phá, phát hiện • Chú ý sự phản hồi, phản ánh. • Định hướng đến việc đánh giá những điểm mạnh, yếu của nhóm. • Định hướng và kiểm soát cuộc nói chuyện.

  29. Bước 5: Xác định mục tiêu, mong muốn của nhóm Mục tiêu đặc trưng của tư vấn nhóm: • Khích lệ các thành viên hỗ trợ lẫn nhau vượt qua vấn đề cá nhân. • Giúp HS thấy ý nghĩa của hợp tác và hỗ trợ, xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa các thành viên. • Hỗ trợ các thành viên trong nhóm ra quyết định và giải quyết vấn đề; thay đổi ý thức, cảm xúc, hành vi cá nhân, phát triển khả năng tự nhận thức của HS. • Hình thành những kỹ năng xã hội, những cách xử sự mới, hình thành cách giao tiếp hòa đồng, thân thiện, thích ứng trong nhóm. Kỹ thuật sử dụng • Kỹ năng khích lệ; • Sử dụng kỹ năng phản hồi (cả tích cực và tiêu cực). • Sử dụng tính hòa đồng của HS trong nhóm như một công cụ tác động. • Sử dụng kỹ năng tương tác nhóm

  30. Bước 6: Tổ chức các hoạt động chia sẻ, tranh luận; Kiếm soát, quản lý mối quan hệ trong nhóm • Tổ chức hoạt động: Tùy thuộc loại hình tư vấn mà tổ chức. • Quản lý và kiểm soát tốt các mối quan hệ trong nhóm: Tùy thuộc nhóm phát triển ở giai đoạn nào, NTV có phương pháp kiểm soát nhóm phù hợp.

  31. Bước 7: Tìm tòi những biện pháp mới, những cách thức mới. • Cách thức hành động mới: mục tiêu của tư vấn. Tuy nhiên trong TV nhóm: • Nhóm đưa ra nhiều biện pháp, cách thức mới. Nhưng mỗi cá nhân: lựa chọn một số cách thức phù hợp. (sử dụng chuỗi hành vi ABC để phân tích) • Động viên HS thay đổi phương thức hành vi.

  32. Bước 8: Tổng kết nhóm. Lập kế hoạch thực hiện • Tổng kết nhóm. • Lập kế hoạch thực hiện sau tư vấn • Thiết lập các công cụ hỗ trợ HS sau tư vấn

  33. Bước 9: Hoàn thiện hồ sơ tư vấn nhóm • Lập hồ sơ tư vấn • Hoàn thiện hồ sơ. • Lưu trữ hồ sơ.

  34. Yêu cầu tư vấn nhóm Để tư vấn nhóm có hiệu quả, cần chú ý: • Không chia sẻ cảm nghĩ hay kinh nghiệm của bản thân về vấn đề của HS. Cần tập trung vào các thành viên trong nhóm. • Khuyến khích sự chia sẻ tích cực; khuyến khích sự suy nghĩ, tìm tòi; khuyến khích các em mạnh dạn biểu lộ cảm xúc, sự thông cảm,.... • Chú ý không ép buộc bất kỳ HS nào nếu các em không muốn tham gia . • Cần bảo đảm bí mật các thông tin HS chia sẻ. • Vừa chủ động, vừa khách quan lắng nghe trong chia sẻ của HS. • Cần đánh giá từng biểu hiện tiến bộ của HS

More Related