1 / 22

CHĂM SÓC CỦA GIA ĐÌNH TRONG PHÒNG CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT Anne Briggs (RN, RM)

CHĂM SÓC CỦA GIA ĐÌNH TRONG PHÒNG CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT Anne Briggs (RN, RM). Sanh non gây áp lực cho những bậc làm cha mẹ Việc sanh non thường xảy ra đột ngột, không mong đợi, trẻ bị đau yếu, đây là biến cố lớn và làm ảnh hưởng đến cả gia đình.

mali
Download Presentation

CHĂM SÓC CỦA GIA ĐÌNH TRONG PHÒNG CHĂM SÓC ĐẶC BIỆT Anne Briggs (RN, RM)

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CHĂM SÓC CỦA GIAĐÌNH TRONG PHÒNG CHĂM SÓC ĐẶC BIỆTAnne Briggs (RN, RM)

  2. Sanh non gây áp lực cho những bậc làm cha mẹ • Việc sanh non thường xảy ra đột ngột, không mong đợi, trẻ bị đau yếu, đây là biến cố lớn và làm ảnh hưởng đến cả gia đình

  3. Hầu hết các đơn vị mong muốn cung cấp môi trường hỗ trợ cho bà mẹ và gia đình. Cha mẹ là trung tâm của lực lượng chăm sóc đứa trẻ. Các nhân viên cần nhớ rằng đứa trẻ thuộc về cha mẹ bé, những người được khuyến khích để luôn hiện diện và tham gia vào việc chăm sóc bé.

  4. Ở hầu hết các phòng chăm sóc trẻ em đặc biệt ở ÚC, cha mẹ có thể thăm trẻ bất cứ lúc nào và chia sẻ việc chăm sóc trẻ. Nếu bà mẹ được mổ sanh, nữ hộ sinh sẽ gởi bà mẹ hình của đứa bé và thường xuyên cập nhật về sự phát triển của trẻ đến khi mẹ có thể thăm bé. Các thành viên khác trong gia đình và người thân cũng có thể đến thăm bé. • Các cha mẹ thường hỏi nhiều câu hỏi khi con họ ở phòng chăm sóc đặc biệt. Họ nên được khuyến khích làm thế vì họ được thông tin càng nhiều, họ càng đối mặt với vấn đề tốt hơn.

  5. Cha mẹ bé cần biết một số tình trạng có thể ảnh hưởng đến con họ: • Vàng da • Tình trạng nhiễm trùng • Hạ đường huyết • Suy hô hấp

  6. Cha mẹ trẻ cần biết về cách điều trị, kiểm tra, xét nghiệm mà con họ có thể cần: • Kiểm tra mắt • Đo điện não đồ • Chụp CT Scan • Xét nghiệm máu

  7. Thông tin cho cha mẹ trẻ và để họ tham gia chăm sóc trẻ giúp họ đương đầu với việc xa trẻ. Việc giáo dục đóng một vai trò quan trọng vì những bậc cha mẹ được học nhiều thứ giúp họ biết cách chăm sóc trẻ và cảm thấy có ích.

  8. Việc thăm trẻ • Cùng với chăm sóc y khoa, trẻ rất cần tình thương và sự quan tâm từ gia đình. • Cha mẹ nên được khuyến khích đến thăm trẻ càng thường xuyên càng tốt. Cha hoặc mẹ nên tháp tùng với người đến thăm. Anh chị trẻ có thể đến thăm trẻ trong thời gian ngắn và phải được giám sát; không nên thăm trẻ khi đang bị nhiễm trùng • Không nên có hơn 2 người thăm trẻ. Cham mẹ và người thân phải rửa tay sạch trước khi vào phòng chăm sóc đặc biệt. Rửa tay giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng.

  9. Chămsóctheophươngpháp kangaroo • Khi trẻ không cần nằm lồng ấp nữa, trẻ sẽ được ở trên ngực mẹ. Phương pháp Kangaroo là cách bảo vệ trẻ non tháng nhờ vào sự tiếp xúc “da kề da” giữa trẻ và người ôm trẻ. Trẻ chỉ mặc 1 cái tã lót, được giữ chặt trên phần ngực trần của cha mẹ.

  10. Chăm sóc theo phương pháp kangaroo • Các nhà nghiên cứu thấy việc gần gũi, tiếp xúc cơ thể với cha mẹ giúp ổn định nhịp tim, thân nhiệt, nhịp thở trẻ non tháng. • Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng bà mẹ nuôi con theo PP Kangaroo sẽ nuôi con = sữa mẹ thành công và cải thiện được nguồn sữa. • Những nghiên cứu khác cũng cho thấy trẻ non tháng được chăm sóc theo PP Kangaroo thường có giấc ngủ sâu hơn, tăng cân nhanh, ít quấy khóc và được xuất viện sớm hơn. • Vì những lợi ích của phương pháp Kangaroo, phương pháp này cần được đẩy mạnh và ứng dụng rộng rãi ở các nước đã và đang phát triển.

  11. Tắm bé • Khi trẻ đủ lớn để nằm nôi, trẻ được tắm mỗi ngày. NHS giúp ba mẹ biết tắm và thay tã cho trẻ. Việc tắm trẻ có thể thực hiện bất cứ lúc nào phù hợp với thói quen của ba mẹ trẻ.

  12. Nuôi con bằng sữa mẹ • Việc nuôi con bằng sữa mẹ được khuyến khích và đặc biệt có lợi ở những trẻ bệnh hay nhỏ ký. Hỗ trợ nên được thực hiện khi nuôi trẻ bằng sữa mẹ hay sữa nhân tạo. • Bà mẹ cần biết về sữa mẹ và lợi ích của nó, cũng như việc thiết lập và duy trì nguồn sữa mẹ.

  13. Vắt sữa • Việc nuôi ăn có thể bằng bầu sữa mẹ, bằng ống hay bằng chai. Người mẹ cần nặn sữa để kích thích tạo sữa. Nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau sinh, nếu có thể nên bắt đầu trong vài giờ. Nên nặn sữa khoảng 8 lần/ngày, mỗi lần 20-30 phút.

  14. Vắt sữa Tay vắt sữa cho đến khi sữa chảy ra, sau đó dùng bơm hút sữa bằng tay hay bằng máy – Có thể làm điều này tại nhà hay cạnh nôi bé. Bà mẹ nên: • Rửa tay sạch trước khi bắt đầu, việc này rất quan trọng để ngăn nhiễm trùng • Tiệt trùng ống hút sữa • Mát-xa vú trước khi bắt đầu • Có thể vừa ăn hay uống gì đó trong khi làm • Thư giãn và nghĩ đến bé

  15. Bảoquảnvàsửdụngsữamẹ • Bảo quản sữa cẩn thận để ngăn vấy nhiễm • Sữa mẹ giữ được ở nhiệt độ phòng trong vòng 4h • Giữ được 3-5 ngày trong tủ lạnh • Giữ được 3 tháng trong ngăn lạnh mở • Giữ được 6 tháng nếu ở ngăn đông • Một khi đã rã đông, nên sử dụng sữa mẹ trong 24h • Nên cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ tươi

  16. Chămsócvúvàđềphòngviêmnhiễm • Các bà mẹ cần biết yếu tố nguy cơ gây bệnh về vú hay viêm vú, để biết ngăn chặn, nhận biết và xử trí khi gập vấn đề • Nguy cơ nhiễm trùng vú cao nhất trong khoảng tuần thứ 2-3 sau sinh

  17. Chăm sóc vú và đề phòng viêm nhiễm • Duy trì giữ vệ sinh tốt, như rửa tay trước khi chạm vào vú • Sử dụng kháng sinh nếu có nhiễm trùng • Nguồn sữa được lưu thông tốt rất cần thiết. Các bà mẹ phải được hướng dẫn cách nặn sữa đúng ngực không còn sữa.

  18. Nghỉ ngơi • Bà mẹ nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt là rất quan trọng. Thật tốt nếu có những người khác trong gia đình hỗ trợ. Bà mẹ có thể cần sự giúp đỡ cho đứa trẻ khác bú nhờ nếu cần. • Việc thường xuyên đến bệnh viện rất mệt, thế nên chợp mắt buổi trưa sẽ thật sự có ích

  19. Xuất viện Việc chăm sóc mỗi đứa trẻ khác nhau nhưng bác sĩ sẽ cho cha mẹ chúng biết khi nào bé được xuất viện. Họ cần có số điện thoại liên hệ trong trường hợp cấp cứu. Gia đình cần chuẩn bị để đón trẻ non tháng hay bé nhẹ cân về nhà. Họ cũng cần có nhận thức về việc trẻ đã ở trong BV trong lâu như thế nào. Cha mẹ trẻ phải được hướng dẫn rằng trẻ cần: • Tự thở được • Điều chỉnh được thân nhiệt cơ thể • Nuôi ăn được bằng sữa mẹ hay sữa bình • Tăng cân đều đặn

  20. Xuất viện • Tiếp tục hỗ trợ qua điện thoai và theo dõi trực tiếp là rất quan trọng. Uống cà phê sáng với với những người bạn mới từ phòng chăm sóc đặc biệt (những người mẹ khác) là rất có ích. Họ có thể nói chuyện với người nào đó khi nếu họ lo lắng, mệt mỏi hay xúc động. • Thông tin từ các đội nhóm, sách vỡ, đĩa CD hay DVD. Những tờ thông tin nêu bật những vấn đề liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ non tháng. • Cha mẹ có thể cần lời khuyên về chỗ ngồi trên xe hơi và nơi thích hợp nhất cho con họ. Đôi khi cần có chuông báo động cho trẻ, nhưng không phải trong mọi trường hợp.

  21. Kết luận • Quan tâm đến cha mẹ trẻ, đặc biệt là người mẹ, và hiều về những thay đổi, cả cơ thể và tinh thần có thể xảy ra sau khi sinh một trẻ non tháng, là một vài khía cạnh quan trọng trong vài tuần đầu như một gia đình mới • Đây cũng là thời điểm đặc biệt để cả nhà hiểu và yêu đứa trẻ mới. • Chăm sóc cha mẹ và hiểu người mẹ cảm thấy như thế nào sẽ hỗ trợ sự chăm sóc lấy gia đình làm trung tâm và cải thiện kết cục cho những gia đình có trẻ sinh non.

  22. Tham khảo • Royal Women’s hospital, Melbourne. • Frances Perry House Breastfeeding Handbook. • University of Ballarat. • Auckland District Health Board (parent information pamphlets).

More Related