1 / 21

BUỔI 8: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

BUỔI 8: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu là gì?. "Hôm nay cậu trình bày thế nào?" Chẳng có gì đặc biệt. Mọi người toàn khen!. Thực hành: Bình luận về báo cáo nghiên cứu giả định. Nguyên tắc 1: Độc giả. Báo cáo phù hợp với quan tâm và trình độ của độc giả

makan
Download Presentation

BUỔI 8: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. BUỔI 8: BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  2. Nghiên cứu là gì? • "Hôm nay cậu trình bày thế nào?" • Chẳng có gì đặc biệt. Mọi người toàn khen!

  3. Thực hành: Bình luận về báo cáo nghiên cứu giả định

  4. Nguyên tắc 1: Độc giả • Báo cáo phù hợp với quan tâm và trình độ của độc giả • Luận án thường diễn giải chi tiết vì ít bị hạn chế về độ dài • Bài báo trên các tạp chí hàn lâm nặng về ý nghĩa lý luận, phương pháp luận • Bài báo cho các nhà hoạt động thực tiễn nặng về ý nghĩa thực tiễn

  5. Nguyên tắc 2: Nội dungThể hiện rõ kết quả nghiên cứu • Câu hỏi nghiên cứu • Câu trả lời cho các câu hỏi (kết quả) • Ý nghĩa của nghiên cứu đối với thực tiễn – lý luận (kiến nghị) • Mức độ chi tiết phù hợp với đối tượng đọc • Bạn có thể tóm tắt toàn bộ luận án trong 5 câu hoặc 1 trang được không? • Trong 150 trang luận án – hãy đọc lại: • Trang câu hỏi nghiên cứu • Trang tóm tắt kết quả • Trang kết luận Bạn sẽ thấy mức độ ăn khớp của các phần này

  6. Nguyên tắc 3: Kết cấuĐảm bảo tính logic giữa các phần/chương • Phần giới thiệu: luận giải sự cần thiết và câu hỏi nghiên cứu • Phần tổng quan lý thuyết: định hướng cho nghiên cứu thực nghiệm (mô hình) • Phần phương pháp: mô tả thiết kế và quá trình nghiên cứu dựa vào mô hình/ khung nghiên cứu của lý thuyết • Phần kết quả nghiên cứu: hướng vào việc trả lời câu hỏi theo khung/ mô hình nghiên cứu • Phần kiến nghị: dựa vào kết quả nghiên cứu

  7. Nguyên tắc 4: Văn phongRõ ý là tiêu chuẩn số 1 • Rõ ý, rõ ràng • Xúc tích

  8. 1. Tính cấp thiết của đề tài (1) • Một số lý do “thiếu thuyết phục”: • Đảng/Chính phủ vừa có chính sách về vấn đề này nên cần nghiên cứu • Chưa có ai nghiên cứu ngành/địa phương/ công ty này

  9. 1. Tính cấp thiết của đề tài (2) • Một số lý do phù hợp: • Vấn đề mới nổi trong hoạt động thực tiễn/ Vấn đề đang được thực tiễn quan tâm • Là vấn đề có tính lan tỏa rộng/ và tồn tại lâu dài • Các nghiên cứu trước không cung cấp đủ cơ sở thông tin và tri thức giúp lý giải hoặc giải quyết vấn đề này

  10. 2. Mục tiêu nghiên cứu (1) • Một số mục tiêu “yếu”: • Tổng hợp lý thuyết về vấn đề này • Tìm hiểu thực trạng của vấn đề này (Đây là những hoạt động nghiên cứu bắt buộc phải làm – song bản thân chúng chưa nói lên giá trị sử dụng của đề tài)

  11. 2. Mục tiêu nghiên cứu (2) • Mục tiêu nghiên cứu cần được trình bày dưới dạng các tri thức mới sẽ được luận án phát hiện • Nhân tố mới (nhân tố tác động, điều kiện cho sự kiện A hình thành, v.v.) • Mối quan hệ mới giữa các nhân tố • Quá trình phát triển • Mục tiêu nghiên cứu có thể được bổ trợ bằng các câu hỏi nghiên cứu cụ thể • Không trình bày mục tiêu nghiên cứu dưới dạng hoạt động nghiên cứu

  12. 3. Tổng quan về lý thuyết • Tại thời điểm tốt nghiệp Tiến sỹ - anh/chị là chuyên gia về lĩnh vực chuyên sâu của luận án • Tính toàn diện: lý thuyết kinh điển – hiện đại – và quá trình phát triển • Tính phê phán: Chỉ rõ những khiếm khuyết và “khoảng trống” của các nghiên cứu trước • Tính phát triển: Đưa ra những lĩnh vực cần tiếp tục nghiên cứu • Tính lựa chọn: Lựa chọn hoặc phát triển mô hình nghiên cứu • Phải nắm rõ các bài báo và tác giả quan trọng – KHÔNG CÓ CÁCH NÀO KHÁC LÀ ĐỌC VÀ SUY NGHĨ

  13. 3. Nội dung của tổng quan • Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện • Những trường phái lý thuyết (cơ sở lý thuyết) đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này • Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng • Những kết quả nghiên cứu chính • Hạn chế của các nghiên cứu trước - những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

  14. 3. Vai trò của tổng quan • Xác định khoảng trống trong tri thức và luận giải • Tổng hợp thành mô hình lý thuyết mới (về vấn đề nghiên cứu) để kiểm định • Định hướng phát triển mô hình mới nếu chưa thể tổng hợp được mô hình (thường ứng dụng với nghiên cứu khai phá)

  15. 3. Điều kiện viết tổng quan • Phải tra cứu và đọc được sách và bài báo tiếng Anh • Phải đọc được những bài báo mang tính nghiên cứu (không chỉ là những bài báo dành cho người làm thực tiễn) • Phải có cơ hội được trao đổi tranh luận cùng giảng viên, các nhà nghiên cứu, đồng môn về các chủ đề liên quan • Phải liên tục viết tóm tắt các bài báo – tóm tắt nhiều bài báo cùng chủ đề • PHẢI SUY NGHĨ, SUY NGHĨ, SUY NGHĨ...

  16. 4. Phương pháp nghiên cứu • Kết quả nghiên cứu phụ thuộc cơ bản vào phương pháp nghiên cứu • Mức độ chấp nhận kết quả nghiên cứu phụ thuộc vào mức độ chấp nhận phương pháp nghiên cứu • Phương pháp nghiên cứu cần được mô tả rõ ràng và chi tiết để nếu ai đó lặp lại nghiên cứu này họ có thể làm đúng như bạn đã làm

  17. 4. Yêu cầu về phương pháp nghiên cứu • Chặt chẽ: đảm bảo kết quả nghiên cứu thể hiện đúng bản chất mối liên hệ của các biến trong mô hình • Khả thi: Làm được • Kế thừa: thừa hưởng những phương pháp nghiên cứu cùng lĩnh vực của người đi trước

  18. 4. Thế nào là một phương pháp “chặt chẽ” • Thiết kế nghiên cứu cho phép đưa ra kết luận của mối quan hệ giữa các biến trong mô hình • Không có biến bị bỏ quên • Cẩn thận với mối quan hệ ngược • Mẫu nghiên cứu được lựa chọn phù hợp, đủ lớn • Quy trình nghiên cứu chi tiết: • Thu thập đúng thông tin – thông tin đúng • Phân tích dữ liệu khách quan • Phần trình bày về phương pháp cần đủ chi tiết để người đọc đánh giá được tính chặt chẽ - thậm chí lặp lại nghiên cứu này trong môi trường khác

  19. 5. Báo cáo kết quả • Phần khung cảnh: • Mô tả về khung cảnh nghiên cứu • Cung cấp các số liệu thống kê mô tả • Phần kết quả chính: • Trả lời câu hỏi hoặc kiểm định mô hình (định lượng) • Xây dựng mô hình/ phát hiện nhân tố mới (định tính) • Nên có bảng biểu, hình vẽ, song phải bám sát câu hỏi nghiên cứu • Tham khảo cách trình bày thông dụng các chỉ số thống kê (kiểm định)

  20. 6. Kiến nghị • Có thể nêu rõ khung cảnh cụ thể: • Đường lối của Đảng và nhà nước • Hiện trạng nguồn lực của các đơn vị/ngành • Các kiến nghị phải dựa trên kết quả nghiên cứu • Nêu chú trọng vào các kiến nghị khác biệt với thông lệ chung/ cách làm thông thường

  21. Một vài ý kiến cá nhân • Luận án là công trình khoa học – không phải một bài viết dài về các ý kiến “thâm thúy” và “sâu sắc” của cá nhân và thầy hướng dẫn • Phát minh khoa học (kể cả những phát minh ngẫu nhiên) đều là kết quả của quy trình nghiên cứu có hệ thống và chặt chẽ • Nghiên cứu khoa học là thứ lao động vất vả nhất của loài người • Ai cũng thích được khen - nhà nghiên cứu còn đi tìm cả lời chê đúng

More Related