1 / 18

Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS kết cấu hạ tầng kỹ thuật hệ thống Đường bộ Việt Nam

CUỘC HỌP KỸ THUẬT LẦN THỨ NHẤT (5/2010) CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THẢO LUẬN VỀ LỊCH TRÌNH VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT CÁC VỊ TRÍ CHO VIỆC SƯU TẬP GIỮ LIỆU GIS VỀ ĐƯỜNG BỘ Viện Khoa học và Công nghệ GTVT.

leanne
Download Presentation

Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS kết cấu hạ tầng kỹ thuật hệ thống Đường bộ Việt Nam

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CUỘC HỌP KỸ THUẬT LẦN THỨ NHẤT(5/2010)CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUTHẢO LUẬN VỀ LỊCH TRÌNH VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KHẢO SÁT CÁC VỊ TRÍ CHO VIỆC SƯU TẬP GIỮ LIỆU GIS VỀ ĐƯỜNG BỘViện Khoa học và Công nghệ GTVT

  2. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG CHO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆN NAM

  3. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS kết cấu hạ tầng kỹ thuật hệ thống Đường bộ Việt Nam • Trên cơ sở kịch bản BĐKH, nước biển dâng Quốc gia để xây dựng mô hình dự báo ảnh hưởng, đánh giá tác động do biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với các khu vực nhạy cảm và đặc thù thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ.Từ cơ sở nghiên cứu trên, đánh giá mức độ tác động “ Phi tuyến tính” của “các kịch bản” • Nghiên cứu sự ảnh hưởng, tác đông của các giai đoạn triển khai dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ (từ quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đến khai thác dự án). • Nghiên cứu, xây dựng giải pháp thích ứng, giảm thiểu phù hợp cho từng “đối tượng công trình”, khu vực, vùng miền...

  4. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG VIỆT NAM

  5. KỊch bản biến đổi khí hậu với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam: • Tây Bắc Bộ • Đông Bắc Bộ • Đồng Bằng Bắc Bộ • Bắc Trung Bộ • Nam Trung Bộ • Tây Nguyên • Nam Bộ Thời kỳ dùng làm cơ sở so sánh là 1980 – 1999 Có thể tóm tắt các kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam như sau:

  6. Về nhiệt độ: • Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Cuối thế kỷ 21 nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng so với thời kỳ 1980 – 1999 khoảng từ 1,6 – 1,9oC, các vùng phía Nam tăng từ 1,1 – 1,4oC • Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,4oC ở Đồng Bằng Bắc Bộ, 2,8oC ở Bắc Trung Bộ, 1,9oC ở Nam Trung Bộ, 1,6oC ở Tây Nguyên và 2oC ở Nam Bộ • Theo kịch bản phát thải cao (A2): Nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 3,3oC ở Tây Bắc, 3,2oC ở Đông Bắc, 3,1oC ở Đồng Bằng Bắc Bộ, 3,6oC ở Bắc Trung Bộ, 2,4oC ở Nam Trung Bộ, 2,1oC ở Tây Nguyên và 2,6oC ở Nam Bộ

  7. Về lượng mưa: • Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Cuối thế kỷ 21 lượng mưa có thể tăng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; tăng từ 1 – 2% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ • Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Cuối thế kỷ 21 lượng mưa có thể tăng 7 -8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; tăng từ 2 - 3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ • Theo kịch bản phát thải cao (A2):Cuối thế kỷ 21 lượng mưa có thể tăng 9 -10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở Đồng Bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; tăng từ 4 - 5% ở Nam Trung Bộ; tăng 2% ở Tây Nguyên và Nam Bộ

  8. c) Kịch bản nước biển dâng: Kết quả tính toán theo các kịch bản cho thấy vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33 cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng lên từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980 - 1999

  9. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SỤT TRƯỢT VÀ THIÊN TAI TẠI VIỆT NAM

  10. Sụt trượt trên đường Hồ Chí Minh:

  11. Ngập lụt:

  12. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU KẾ HOẠCH KHẢO SÁT LẬP GIỮ LIỆU GIS MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

  13. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Viện Khoa học công nghệ GTVT đề ra chương trình nghiên cứu và khảo sát các vị trí cho việc sưu tập dữ liệu GIS về đường bộ: 1. Nghiên cứu tổng quan về biến đổi khí hậu và nước biển dâng: - Tổng quan về tác động của BĐKH và Nước biển dâng trong nước và thế giới; - Các nghiên cứu của Việt Nam về ứng phó với của BĐKH và Nước biển dâng; - Nghiên cứu dự báo ảnh hưởng của BĐKH và Nước biển dâng với Việt Nam (kịch bản BĐKH và Nước biển dâng).

  14. 2. Điều tra, khảo sát hiện trạng, qui hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển lĩnh vực giao thông đường bộ: - Thu thập tài liệu, dữ liệu liên quan đến quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông đường bộ (chủ yếu nghiên cứu hệ thống Quốc lộ trong phạm vi cả nước); - Hiện trạng địa hình, địa chất, khí tương thủy văn khu vực đại diện vùng miền thuộc mạng lưới Đường bộ Quốc gia; - Hiện trạngcơ sở hạ tầng kỹ thuật đường bộ. phương thức vận tải, nhu cầu vận tải, khả năng khai thác, công tác duy tu bảo dưỡng, quản lý, vận hành,.. - Hiện trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật công trình: Cầu, Hầm,.. - Hiện trạng hệ thống đường Quốc lộ; - Hiện trạng hoạt động vận tải đường bộ;

  15. 3. Điều tra, khảo sát, thống kê, phân loại các khu vực nhạy cảm với tác động biến đổi khí hậu và nước biển dâng: - Các khu vực dễ bị xói lở, sụt trượt; - Các khu vực ngập lụt đối với hiện trượng nước biển dâng. 4. Điều tra các số liệu liên quan đến các hiện tượng thời tiết bất thường, thời tiết nguy hiểm đã ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và các hoạt động lĩnh vực đường bộ (bão, lốc, hiện tượng nước dâng trong bão, biến đổi thủy triều, sụt trượt, địa chất, nền móng, ...), các số liệu liên quan đến thiệt hại kinh tế cũng như các biện pháp khắc phục trước các hiện tượng thời tiết trên.

  16. 5. Phân tích, dự báo các tác động do BĐKH và Nước biển dâng đối với một số các công trình GTĐB cụ thể có tính đặc trưng cho các vùng khí hậu: • Khảo sát, nghiên cứu, áp dụng kịch bản BĐKH và Nước biển dâng cho QL279; • Khảo sát, nghiên cứu, áp dụng kịch bản BĐKH và Nước biển dâng cho QL10; • Khảo sát, nghiên cứu, áp dụng kịch bản BĐKH và Nước biển dâng cho QL1A đoạn qua khu vực miền Trung; • Khảo sát, nghiên cứu, áp dụng kịch bản BĐKH và Nước biển dâng cho đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực miền Trung; • Khảo sát, nghiên cứu, áp dụng kịch bản BĐKH và Nước biển dâng cho đường Hồ Chí Minh đoạn Tp. Hồ Chí Minh - Cà Mau; 6. Một số giải pháp ứng phó, thích nghi với BĐKH và Nước biển dâng: - Công tác chuẩn bị nguồn lực để ứng phó với BĐKH và Nước biển dâng ngành giao thông đường bộ; - Bổ sung các biện pháp giảm thiểu tác động do BĐKH và Nước biển dâng trong các dự án quy hoạch mạng lưới giao th ông đường bộ; - Đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế trong công tác dự báo và nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu các tác động của BĐKH và Nước biển dâng; - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thông tin, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động của BĐKH và Nước biển dâng.

  17. 7. Xây dựng cơ sở dữ liệu dạng GIS lưu trữ các thông tin nói trên 8. Áp dụng kịch bản biến đổi khí hậu quốc gia, kết hợp phân tích cơ sở dữ liệu GIS và các mô hình toán chuyên môn đưa ra dự báo các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với giao thông Đường bộ

  18. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN

More Related