1 / 6

HÀ NỘI MỘT VẺ ĐẸP

HÀ NỘI MỘT VẺ ĐẸP. Hà Nội – mảnh đất văn hoá. Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Ðại La và đổi tên Ðại La thành Thăng Long.

kyne
Download Presentation

HÀ NỘI MỘT VẺ ĐẸP

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. HÀ NỘI MỘT VẺ ĐẸP

  2. Hà Nội – mảnh đất văn hoá Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Ðại La và đổi tên Ðại La thành Thăng Long. Đời Trần, Thăng Long lại có tên là Trung Kinh. Năm 1230 được chia thành 61 phường. Ðến triều Hồ, kinh đô mới được xây dựng ở Thanh Hóa có tên gọi là Tây Ðô, Thăng Long được gọi là Ðông Ðô. Dưới thời Minh thuộc, chúng đổi Ðông Ðô thành Ðông Quan. Sang triều Lê xây dựng Lam Kinh còn được gọi là Tây Kinh, Thăng Long đổi thành Ðông Kinh. Ðến triều Mạc, Ðông Kinh trở lại tên gọi là Thăng Long. Năm 1802, Gia Long lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân, Thăng Long vẫn là thủ phủ của Bắc thành (có 11 trấn). Năm 1831, Minh Mạng lấy đất kinh thành cũ gộp với mấy huyện chung quanh của trấn Sơn Nam thượng và trấn Sơn Tây cũ lập thành tỉnh Hà Nội. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Nội đã chính thức trở thành Thủ đô của nước Việt Nam độc lập

  3. Hà Nội – mảnh đất văn hoá Bản đồ Hà Nội năm 1831 Bản đồ Hà Nội mở rộng 1979 Bản đồ Hà Nội năm 1956 – vẽ lại theo họa của Pháp Bản đồ Hà Nội năm 1873

  4. Người Hà Nội Người Hà Nội tự hào mình sống ở Thủ đô một nước "văn hiến", ở đất "nghìn năm văn vật". Các cụ sống theo nền nếp "lễ giáo" từ nghìn xưa để lại. Người nọ có nhiệm vụ với người kia. Vua được tôn vì chăm dân; nhưng giữa vua và dân thì dân là trọng. Sự mong mỏi của người dân có một thế giới "đại đồng", được "coi trẻ nhà khác như trẻ nhà mình, coi người già nhà khác như người già nhà mình". Ai cũng lo "dạy con" vì sợ rằng "nuôi mà không dạy, thì con gần như cầm, thú". Dạy con bắt đầu từ hiếu, rồi đễ, trung với nước, tín với bạn bè. Lễ là việc có tổ chức, sắp xếp lễ phép. Nghĩa là công bằng, bổn phận phải làm. Liêm là trong sạch. Sĩ là biết xấu hổ. Ngoài lối giáo dục cổ truyền ấy, người ta cũng học đạo đức "bác ái" của Phật và tính "thanh tao" của Lão.

  5. Người Hà Nội Người Tràng An cần cù, cứng rắn, vẻ thanh lịch đôi lúc hào hoa, yêu văn, yêu hoa, sành mỹ thuật, ăn mặc đơn sơ và trang nhã. Nói lời văn vẻ dễ nghe, dễ hòa hợp với bà con phường, xóm, hay động lòng vì việc nghĩa, tình người, ghét cay ghét đắng những chuyện tục tằn, kệch cỡm, hoạnh họe, lố lăng, đê tiện. Người Tràng An ở với nhau "biết nhịn", "biết nể", "biết ngượng", "biết suy bụng ta ra bụng người". Trong thôn phố có việc là chạy sang thăm hỏi ngay, ở với nhau chu tất, ăn ý không "bỏ được lòng nhau".

  6. Người Hà Nội nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: "Thanh lịch là chất cơ bản của người Hà Nội. Ðó là lối sống văn hóa. Từ trong ăn mặc, đối nhân, xử thế, từ cách nói năng cho đến hành động, từ trong gia đình đến ngoài xã hội... tất cả phải có văn hóa. Nói cụ thể như mặc thì không nhếch nhác, ăn thì không xô bồ, nói thì không tục tằn. Ngoài xã hội thì giữ chữ tín nghĩa, ứng xử uyển chuyển, mềm mại. Trong gia đình, gia tộc thì kính trên, nhường dưới...".

More Related