1 / 23

VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU

VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG. Trình bày được hậu quả VT mạch máu Kể được các đặc điểm thương tổn ĐM Trình bày được các triệu chứng giúp chẩn đoán VT mạch máu Trình bày được nguyên tắc, mục tiêu điều trị Kể được chỉ định Garrot, chỉ định đoạn chi thì đầu Liệt kê được các BC sau mổ.

Download Presentation

VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU

  2. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG • Trình bày được hậu quả VT mạch máu • Kể được các đặc điểm thương tổn ĐM • Trình bày được các triệu chứng giúp chẩn đoán VT mạch máu • Trình bày được nguyên tắc, mục tiêu điều trị • Kể được chỉ định Garrot, chỉ định đoạn chi thì đầu • Liệt kê được các BC sau mổ

  3. ĐẠI CƯƠNG • VTMM khá thường gặp thời bình, thời chiến • Hậu quả - Mất máu  truỵ tim mạch  TV - Thiếu máu ngoại vi  hoại tử mô  nhiễm trùng, nhiễm độc  TV hoặc mất chi • KQ đ trị tuỳ: thời điểm can thiệp, cách và hiệu quả sơ cứu, tổn thương phối hợp... • Chỉ trình bày VT MM ngoại vi

  4. PHÂN LOẠI VT MẠCH MÁU • Theo ng nhân: hoả khí, bạch khí, đầu xương gãy, đụng dập, chụp ĐM, thông tim... • Theo tổn thương - ĐM, TM, mao mạch - Vị trí: trung tâm, ngoại vi; nơi cụ thể nào đó (lưu ý vòng nối) - Hình thái tổn thương: đứt đôi, VT bên, tróc nội mạc, xuyên thấu ĐTM...

  5. ĐẶC ĐIỂM THƯƠNG TỔN ĐM • Thành ĐM có 3 lớp: - Lớp ngoài: mô liên kết, chắc-dai, khó rách - Lớp giữa: cơ trơn  co theo chiều dọc - ngang - Lớp trong: tb lát (chống ngưng tập tiểu cầu), mỏng manh, dễ tổn thương  máu cục • Thương tổn - VT bên: co theo chiều dọc  rộng VT - Đứt đôi: 2 đầu co rút + máu cục  tự cầm - Dập: đứt lớp áo trong  máu cục  tắc-trôi

  6. ĐỘNG MẠCH TĨNH MẠCH Lớp ngoài Lòng TM Lòng ĐM Lớp giữa Lớp trong Lớp trong MAO MẠCH Chỉ 1 lớp tb nội mạc Nhân tb nội mạc

  7. ĐM nách TM nách TM nền TM cánh tay ĐM cánh tay TM đầu TM gian trụ TM nền ĐM quay ĐM trụ

  8. ĐỘNG MẠCH, TĨNH MẠCH CHI DƯỚI TM chậu ngoài ĐM bẹn TM bẹn ĐM khoeo TM xuyên ĐM chày trước TM hiển lớn TM hiển bé ĐM chày sau ĐM mác TM chày trước TM chày sau ĐM mu bàn chân Cung gan bàn chân Cung TM mu chân

  9. LÂM SÀNG Hình thái LS tuỳ thương tổn GP • VT chảy máu: VT hở, đứt 1 phần/hoàn toàn MM - Đỏ, thành tia (ĐM nông); đỏ, thấm ướt (ĐM sâu) - Đen, thấm ướt (TM) • VT không chảy máu: chỉ thấy VT phần mềm - Dấu thiếu máu ngoại vi: mất mạch, lạnh, tái... - Dễ bỏ sót  phình giả ĐM, rò ĐTM • Máu tụ dưới da: lớn dần, garrot trong (tím)

  10. CẬN LÂM SÀNG • Siêu âm Doppler: - Dọc theo đường đi của MM  dòng chảy - Không xâm hại, tại giường, làm nhiều lần • Chụp ĐM: bơm thuốc cản quang vào ĐM - Cần có trang thiết bị - Có tính xâm hại

  11. CHẨN ĐOÁN • Có hoặc không VT ngoài da • Dấu thiếu máu ngoại vi (5P): đau (pain), tái nhợt (pallor), dị cảm (paresthesia), mất mạch (pulseless), liệt (paralysis) • Vị trí VT, CT: trên đường đi của ĐM, gãy trên lồi cầu xương cánh tay, trên lồi cầu xương đùi • Doppler, chụp ĐM • Mổ thăm dò

  12. BIẾN CHỨNG – DI CHỨNG • TV: mất máu; truỵ mạch sau mở garrot • Hoại tử chi: hoại tử khô, bội nhiễm  ướt. Cắt chi • Chảy máu thứ phát (tự cầm, sau xử trí) - Sau 1-2 ngày: do HA   bung cục máu đông - Sau 1 tuần: do nhiễm trùng • Phình giả ĐM: khu trú bởi cấu trúc chung quanh, lớn dần, đau, có máu cục • Khác: rò ĐTM, hẹp ĐM (đau cách hồi)

  13. ĐIỀU TRỊ • Nguyên tắc - Cầm máu càng sớm càng tốt  cứu mạng - Tái lập lưu thông MM  cứu chi • Mục tiêu điều trị - Cầm máu - Hồi sức tuần hoàn - Chống nhiễm trùng - Tái lập lưu thông mạch máu - Xử trí thương tổn kèm: TK, cơ, da

  14. ĐIỀU TRỊ (tt) • Cầm máu: chỉ nhằm cầm máu tạm - Tốt nhất là băng ép (không nên garrot) - Chỉ garrot khi: * Cầm máu mỏm cụt * Chi đã dập nát không còn khả năng bảo tồn * Chờ mổ * Vận chuyển tuyến CK < 1 giờ - Bất đắt dĩ mới cột 2 đầu ĐM

  15. ĐIỀU TRỊ (tt) - Các phương pháp băng ép * Băng ép thường: ít hiệu quả (không đúng chỗ) * Băng ép có trọng điểm: dễ lệch khi di chuyển * Băng ép nút: khâu phủ da

  16. ĐIỀU TRỊ (tt) • HS tuần hoàn: máu, dung dịch thế máu, mặn • Chống nh trùng: KS càng sớm càng tốt + cắt lọc • Tái lập lưu thông mạch máu - Thắt MM nhỏ, không quan trọng - Khâu, vá VT bên - Khâu nối 2 đầu trực tiếp - Ghép mạch tự thân hay nhân tạo

  17. ĐIỀU TRỊ (tt) • Điều trị thương tổn phối hợp: gãy xương, VT phần mềm, VT thần kinh, chèn ép khoang... • Chỉ định đoạn chi thì đầu: - Tổn thương mô mềm nhiều (dập nát chi) - Thiếu máu chi không phục hồi (dấu hoại tử) - Nguy cơ sốc nhiễm trùng, nhiễm độc - Garrot gây tắc hoàn toàn ĐM > 5 giờ

  18. CHĂM SÓC HẬU PHẪU • Thuốc hậu phẫu - Tiếp tục bù đủ máu, thể tích tuần hoàn - Thuốc chống huyết khối (Heparin) • Theo dõi: phát hiện, xử lý kịp thời BC - Chảy máu sớm (lỗi kỹ thuật), muộn (nh trùng) - Tắc ĐM chi: lỗi kỹ thuật, huyết khối,  HA - Phù chi: thiếu O2 kéo dài, còn tổn thương TM, tổn thương mô mềm nhiều, tái tưới máu...

More Related